Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn quận Sơn trà, thành phố Đà Nẵng

Trong cơ chế thị trường, sự quản lý điều hành của nhà nước là vô cùng cần thiết, nhất là đối với ngành du lịch, một ngành kinh tế có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Sau hơn 20 năm thành lập quận Sơn Trà đã từng bước “thay da đổi thịt”. Từ một “Quận 3” với xuất phát điểm kinh tế thấp, dân cư sống chủ yếu bằng nghề chài lưới, sống tạm bợ trên những căn nhà chồ thì nay Sơn Trà đã trở nên khang trang, đời sống nhân dân được cải thiện, kinh tế phát triển ổn định. Đó là những thành công bước đầu của quận khi quyết định tập trung phát triển dịch vụ, du lịch. Theo đó, công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn đã đạt được những thành công bước đầu, nhưng cũng còn những một số mặt hạn chế như trong Kết luận 89-KL/TU đã chỉ ra, buộc công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh du lịch phải luôn đổi mới hơn, hoàn thiện hơn từ đảm bảo mục tiêu phát triển du lịch theo hướng bền vững. Xuất phát từ lý do trên, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng”

pdf26 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 483 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn quận Sơn trà, thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ THANH LONG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 60.34.04.10 Đà Nẵng - 2018 Công trình đƣợc hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: TS. LÊ BẢO Phản biện 1: GS.TS. NGUYỄN TRƢỜNG SƠN Phản biện 2: PGS.TS. BÙI THỊ TÁM Luận văn đã đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 03 tháng 02 năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thƣ viện trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong cơ chế thị trƣờng, sự quản lý điều hành của nhà nƣớc là vô cùng cần thiết, nhất là đối với ngành du lịch, một ngành kinh tế có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Sau hơn 20 năm thành lập quận Sơn Trà đã từng bƣớc “thay da đổi thịt”. Từ một “Quận 3” với xuất phát điểm kinh tế thấp, dân cƣ sống chủ yếu bằng nghề chài lƣới, sống tạm bợ trên những căn nhà chồ thì nay Sơn Trà đã trở nên khang trang, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện, kinh tế phát triển ổn định. Đó là những thành công bƣớc đầu của quận khi quyết định tập trung phát triển dịch vụ, du lịch. Theo đó, công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn đã đạt đƣợc những thành công bƣớc đầu, nhƣng cũng còn những một số mặt hạn chế nhƣ trong Kết luận 89-KL/TU đã chỉ ra, buộc công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh du lịch phải luôn đổi mới hơn, hoàn thiện hơn từ đảm bảo mục tiêu phát triển du lịch theo hƣớng bền vững. Xuất phát từ lý do trên, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận của quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh lịch, phân tích thực trạng của công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh lịch, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh lịch trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. 2 2.2. Mục tiêu cụ thể: - Tổng hợp một số vấn đề cơ bản về hoạt động kinh doanh du lịch, quản lý nhà nƣớc về du hoạt động kinh doanh lịch, từ đó làm rõ vai trò, nội dung của quản lý nhà nƣớc về du hoạt động kinh doanh lịch trên địa bàn quận. - Đánh giá tình hình phát triển hoạt động kinh doanh du lịch và thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về du hoạt động kinh doanh lịch trên địa bàn quận Sơn Trà giai đoạn 2012-2016. - Chỉ ra những thành công, những tồn tại hạn chế cũng nhƣ nguyên nhân trong công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh lịch trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. - Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh lịch trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh lịch trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nội dung công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh lịch của chính quyền cấp quận (huyện); Phân tích, đánh giá công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. - Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng từ năm 2012-2016. - Về không gian: Địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Sử dụng kết hợp các phƣơng pháp nghiên cứu: Phƣơng pháp 3 tổng hợp, phƣơng pháp quan sát, phƣơng pháp phỏng vấn, phƣơng pháp phân tích hệ thống, phƣơng pháp phân tích thống kê. 5. Bố cục luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm có 3 chƣơng: Chƣơng 1. Cơ sở lý luận công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh du lịch Chƣơng 2. Thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng Chƣơng 3. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH 1.1. KHÁI QUÁT QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến hoạt động kinh doanh du lịch a. Du lịch b. Khách du lịch c. Tài nguyên du lịch d. Phát triển du lịch bền vững e. Hoạt động kinh doanh du lịch 1.1.2. Một số khái niệm liên quan đến quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh du lịch a. Khái niệm quản lý nhà nước Là hoạt động thực thi quyền lực nhà nƣớc do các cơ quan Nhà nƣớc tiến hành đối với tất cả mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội, trên tất cả các mặt của đời sống xã hội bằng cách sử dụng quyền lực nhà nƣớc có tính cƣỡng chế đơn phƣơng nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích chung của cả cộng đồng, duy trì ổn định, an ninh trật tự và thúc đẩy xã hội phát triển theo một định hƣớng thống nhất của nhà nƣớc. b. Khái niệm về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch Quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh du lịch là thông qua các công cụ quản lý vĩ mô, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau hoạt động trên 5 lĩnh vực kinh tế du lịch, nhằm đƣa du lịch phát triển theo định hƣớng chung của tiến trình phát triển của đất nƣớc. c. Vai trò của quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh du lịch 1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP QUẬN (HUYỆN) 1.2.1. Xây dựng kế hoạch, đề án phát triển hoạt động kinh doanh du lịch Căn cứ vào các chủ trƣơng, chính sách, phát triển kinh tế nói chung của Đảng, Nhà nƣớc và các điều kiện cụ thể của địa phƣơng mà xác định phƣơng hƣớng, xây dựng chính sách, kế hoạch cụ thể. Theo Luật tổ chức chính quyền địa phƣơng số năm 2015, quận (huyện) không xây dựng chiến lƣợc quy hoạch mà công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh du lịch bao gồm: cụ thể hóa chiến lƣợc, quy hoạch, thành các kế hoạch, đề án phù hợp với thực tế tại địa phƣơng và xây dựng phƣơng án bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trƣờng tại khu du lịch, điểm du lịch.... Tiêu chí đánh giá: - Mức độ phù hợp - Xác định rõ các chỉ tiêu cụ thể cần đạt đƣợc - Mức độ ủng hộ của ngƣời dân 1.2.2. Thực hiện kế hoạch, đề án phát triển hoạt động kinh doanh du lịch Cụ thể hóa kế hoạch, đề án phù hợp với thực tế tại địa phƣơng và có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trƣờng tại khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch. 6 Tiêu chí đánh giá: - Tính công khai, minh bạch. - Tốc độ và thời gian để thực hiện thủ tục hành chính. - Mức độ hài lòng của ngƣời dân về thực hiện thủ tục hành chính. 1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh du lịch Tổ chức bộ máy nhà nƣớc là một hệ thống cơ cấu các mối quan hệ trong hoạt động thực hiện chức năng của nền hành chính nhà nƣớc - hoạt động thực thi quyền hành pháp, bảo đảm mối quan hệ ổn định, vững chắc và thông suốt từ trung ƣơng đến tận các đơn vị hành chính cơ sở thấp nhất. Tiêu chí đánh giá: - Sự phối hợp của nhiều đơn vị - Tổ chức và quản lý đội ngũ cán bộ đảm bảo có chuyên môn, trình độ để nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ 1.2.4. Tuyên truyền, vận động, hƣớng dẫn, hỗ trợ nhân dân, du khách Tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về du lịch cho cán bộ, công nhân viên chức, các tổ chức, cá nhân Hƣớng dẫn, hỗ trợ nhân dân thực hiện các chủ trƣơng, đƣờng lối chính sách, chiến lƣợc, định hƣớng phát triển của địa phƣơng và tham gia các chƣơng trình phát triển du lịch. Tiêu chí đánh giá: - Nội dung tuyên truyền đơn giản, thiết thực và gần gũi - Các hoạt động hỗ trợ ngƣời dân và du khách phải kịp thời và 7 phù hợp với từng đối tƣợng cụ thể. 1.2.5. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh du lịch Phối hợp với sở, ban, ngành, đoàn thể, đảm bảo tính chính xác, minh bạch, đúng thẩm quyền quy định. Tổ chức, duy trì thƣờng xuyên đối với các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch và cộng đồng cƣ dân địa phƣơng. Thiết lập các đƣờng dây nóng tiếp nhận ý kiến phản ánh, đóng góp của cƣ dân địa phƣơng, khách du lịch để có hƣớng xử lý phù hợp, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các bên liên quan. Tiêu chí đánh giá: - Tính chính xác, minh bạch, đúng thẩm quyền. - Tính hợp lý, kịp thời của các đợt thanh tra, kiểm tra. - Giảm tỷ lệ tái vi phạm - Thái độ và hành vi của cán bộ thanh tra văn minh, tận tình hƣớng dẫn giải pháp khắc phục sau khi kiểm tra. 1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH 1.3.1. Tài nguyên du lịch Là một trong những yếu tố cơ bản để phát triển hoạt động kinh doanh du lịch và công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh du lịch. Bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. 1.3.2. Yếu tố chính trị, xã hội Sự bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh tạo môi trƣờng ổn định cho đất nƣớc và khách tới tham quan. Cộng đồng dân cƣ và lao động: là lực lƣợng sản xuất quan 8 trọng của xã hội. Có vai trò to lớn trong việc bảo tồn tài nguyên, môi trƣờng và văn hóa địa phƣơng, hạn chế các tệ nạn xã hội. 1.3.3. Yếu tố kinh tế Sự phát triển kinh tế làm xuất hiện nhu cầu du lịch và biến nhu cầu của con ngƣời thành hiện thực. Trình độ phát triển kinh tế có vai trò quan trọng trong việc trang bị cơ sở vật chất k thuật, cung cấp các hàng hóa, dịch vụ, bảo đảm cho du lịch phát triển. 1.3.4. Yếu tố pháp luật Đƣa ra những bƣớc đi đúng hƣớng sẽ tạo cho ngành du lịch có những bƣớc đột phá, ngƣợc lại, sẽ trở thành nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của ngành du lịch nói chung và các hoạt động kinh doanh du lịch nói riêng. 9 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1.1. Tài nguyên du lịch a. Tài nguyên du lịch tự nhiên - Bán đảo Sơn Trà. - Bãi tắm M Khê. b. Tài nguyên du lịch nhân văn * Các địa điểm: - Các lăng miếu cổ, đình làng cổ - Hai ngọn hải đăng, trạm rada, đài chỉ huy và đài quan sát - Đỉnh Bàn Cờ, Bảo tàng Đồng Đình, Chùa Linh Ứng, Công viên Biển Đông, Cảng Tiên Sa * : - Nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản - Nghề làm mắm, làm mực khô, cá khô. * i i : - Lễ hội Đình làng n Hải - Lễ hội Cầu ngƣ, lễ hội Nghinh ông - Cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế - Chƣơng trình Điểm hẹn mùa hè 2.1.2. Yếu tố văn hóa, chính trị, xã hội 10 a. Chính trị Chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội luôn đƣợc đảm bảo. b. Xã hội Dân số tăng nhanh 97.204 ngƣời (1997) lên đến 159.689 ngƣời (2016), tạo nguồn lực lao động tại địa phƣơng khá dồi dào. 2.1.3. Yếu tố kinh tế a. Phát triển kinh t Quá trình đô thị hóa nhanh, mức thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng gấp 5,4 lần kể từ năm 1997. Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hƣớng giảm ngành nông nghiệp, tăng dần ngành công nghiệp- xây dựng và dịch vụ. Năm 2016: dịch vụ chiếm 65,5%, công nghiệp- xây dựng chiếm 29,75%, nông-lâm-ngƣ nghiệp chiếm 4,75%. b. Cơ sở vật chất kỹ thuật: đƣợc đầu tƣ khá đồng bộ. 2.1.4. Yếu tố pháp luật Quận Sơn Trà đã thực hiện mô hình một cửa hiện đại tại 7/7 phƣờng. Tại trung tâm hành chính quận Sơn Trà, mô hình một cửa cũng đƣợc đầu tƣ hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, đảm bảo phục vụ cho nhân dân. 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.2.1. Thực trạng cơ sở kinh doanh lƣu trú, dịch vụ phục vụ du lịch Trong những năm qua, số lƣợng các cơ sở lƣu trú của Sơn Trà tăng với tốc độ khá nhanh từ 127 cơ sở năm 2012 lên cơ sở năm 2016, tăng %. Trong đó, khách sạn là loại hình lƣu trú có tốc độ tăng nhanh nhất và chiếm tỷ trọng cao nhất. Số lƣợng các cơ sở lƣu trú đạt chuẩn phục vụ du khách cao, 11 nhƣng chủ yếu là vừa và nhỏ, chƣa có nhiều cơ sở chất lƣợng cao. Có một thực trạng hiện nay, đó là các cơ sở lƣu trú không chú trọng đến việc nâng cao chất lƣợng, và cấp hạng khách sạn của doanh nghiệp. 2.2.2. Thực trạng cơ sở kinh doanh nhà hàng, quán ăn phục vụ du lịch Các cơ sở dịch vụ ăn uống trên địa bàn quận tuy nhiều nhƣng chất lƣợng chƣa cao, kinh doanh rời rạc, thiếu đồng bộ. 2.2.3. Thực trạng cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm, phục vụ du lịch Dịch vụ mua sắm chƣa đƣợc đầu tƣ, quan tâm nhiều, phần lớn chỉ là các chợ địa phƣơng, buôn bán tự phát, nhỏ lẻ. 2.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch Lƣợng khách du lịch đến với quận Sơn Trà tăng lên đáng kể, năm 2016 khách du lịch đã vƣợt ngƣỡng 500.000 lƣợt khách. Trong đó, khách nội địa chiếm gần 90%. Mặc dù khách quốc tế chiếm tỷ trọng rất nhỏ đối với số khách lƣu trú nhƣng với tốc độ tăng trƣởng khá. Mặc dù số lƣợng khách du lịch đều tăng qua các năm, nhƣng lƣợng khách đến tham quan, thƣởng ngoạn, nghỉ ngơi tắm biển tập trung cao điểm trong quý I và quý II, một phần do sức hút lan tỏa của Cuộc thi trình diễn pháo hoa, chƣơng trình Điểm hẹn mùa hè. Số các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn quận tăng mạnh. Số doanh nghiệp hoạt động dịch vụ - du lịch chiếm tỷ trọng cao nhất với 69,73% vào năm 2016. Hoạt động kinh doanh du lịch phát triển trong những năm qua đã nâng cao thu nhập của lao động trong ngành nói riêng và cộng 12 đồng địa phƣơng nói chung, góp phần vào sự phát triển chung toàn quận. 2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG, GIAI ĐOẠN 2012- 2016 2.3.1. Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch, đề án phát triển du lịch Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận Sơn Trà lần thứ V, nhiệm kỳ 2015-2020 đã đề ra mục tiêu “phát triển dịch vụ trở thành ngành kinh tế chủ lực, trong đó du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, bao gồm du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch ẩm thực, du lịch thể thao, du lịch tâm linh, du lịch lễ hội... trên cơ sở khai thác hợp lý tiềm năng, lợi thế của quận” . Trên cơ sở đó, chính quyền quận Sơn Trà đã chủ động xây dựng nhiều đề án, chính sách thu hút đầu tƣ cho hoạt động kinh doanh du lịch. Đồng thời, xây dựng đề án đảm bảo tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội nhằm tạo môi trƣờng ổn định tạo điều kiện cho du lịch phát triển. Cụ thể: - Xây dựng Đề án “Phát triển sản phẩm phục vụ du lịch trong năm 2012”. - Xây dựng đề án dài hạn “Nâng cao chất lƣợng dịch vụ du lịch, xây dựng môi trƣờng du lịch an toàn, thân thiện quận Sơn Trà giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo”. - Kế hoạch “Nâng cao chất lƣợng và thái độ phục vụ tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch. - Tuyên truyền Bộ quy tắc ứng xử trong du lịch; chƣơng trình 13 “Vì một Sơn Trà xanh” - Xây dựng đề án Bảo tồn văn hóa miền biển. - Đề án hình thành “ Phố chợ đêm”. - Đề xuất quy hoạch khu vực công viên Cầu Rồng, vừa làm công viên vƣờn dạo, vừa xã hội hóa hạng mục sân khấu ngoài trời. - Tổ chức và duy trì chƣơng trình “Vũ hội đƣờng phố” vào tối thứ bảy tuần cuối cùng của tháng, chƣơng trình “Bài chòi”. - Chủ trƣơng xã hội hóa, thu hút các đơn vị đầu tƣ các thiết chế văn hóa. 2.3.2. Thực trạng công tác thực hiện kế hoạch, đề án phát triển du lịch Trên cơ sở các chiến lƣợc, cơ chế chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch đã đƣợc hoạch định, triển khai đồng bộ đến các phòng, ban ngành, địa phƣơng. Đề án “Nâng cao chất lƣợng dịch vụ du lịch, xây dựng môi trƣờng du lịch an toàn, thân thiện trên địa bàn quận Sơn Trà, giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo” bƣớc đầu đã thực hiện có kết quả nhƣ: hỗ trợ xây dựng nhà hàng, quán ăn đạt chuẩn phục vụ; xây dựng tuyến phố chuyên doanh ẩm thực hải sản, phê duyệt phƣơng án Chợ đêm Triển khai thực hiện tuyến đƣờng “văn minh đô thị”, xây dựng “chợ văn minh thƣơng mại”, chỉ đạo các đơn vị kinh doanh du lịch thực hiện niêm yết giá Chỉ đạo cho các phƣờng xây dựng đội tuần tra 8394 phối hợp 3 lực lƣợng công an, dân quân và dân phòng cơ động, tuần tra khép kín trên địa bàn từng phƣờng hằng đêm. Triển khai đề án phố chuyên doanh trên địa bàn quận: Phố ẩm 14 thực hải sản, Phố dịch vụ du lịch và trung tâm mua sắm. Cụ thể hóa đề án “Xây dựng Đà Nẵng – Thành phố môi trƣờng”, chƣơng trình thành phố “4 an”. 2.3.3. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh du lịch Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng chịu trách nhiệm quản lý, khai thác, quy hoạch, kiểm tra, đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ công cộng, các hoạt động kinh doanh du lịch tại bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Chính quyền quận Sơn Trà có trách nhiệm phối hợp với Ban quản lý thực hiện công tác đảm bảo tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội tại các khu vực các bãi biển trên địa bàn quận và khu vực bán đảo Sơn Trà. Tuy nhiên đến nay, vẫn chƣa có cơ chế phối hợp rõ ràng giữa UBND quận Sơn Trà và Ban Quản lý Bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng. Phòng Kinh tế, Phòng Văn hóa và Thông tin là hai cơ quan chính tham mƣu về hoạt động du lịch cho Chủ tịch UBND quận, trong đó Phòng Kinh tế quận là cơ quan chuyên trách quản lý đối với các cơ sở hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn quận Sơn Trà. 2.3.4. Thực trạng công tác tuyên truyền, vận động, hƣớng dẫn, hỗ trợ nhân dân, du khách Hiện nay hình thức tuyên truyền các chủ trƣơng chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch và phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa quận Sơn Trà khá đa dạng: tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử, báo chí, loa đài truyền thanh, hội nghị tuyên truyền, xét xử lƣu động, các phiên tòa giả định, các tổ, đội trợ giúp pháp lý 15 Phối hợp với UBMT và các Hội đoàn thể chính trị, xã hội quận cũng nhƣ chỉ đạo cho các UBND 7 phƣờng lồng ghép trong chƣơng trình công tác năm tuyên truyền trong nhân dân cũng nhƣ là trong hội viên, đoàn viên kiến thức pháp luật, cũng nhƣ gắn với triển khai thực hiện Đề án “Năm văn hóa, văn minh đô thị” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cƣ”. Phối hợp với các tổ chức tổ chức các khóa đào tạo nghề miễn phí cho các em thanh thiếu niên trên địa bàn quận. Đặc biệt, hỗ trợ công ty TNHH MTV Phát Việt Vƣơng tham gia thực hiện Đề án “Xây dựng sản phẩm phục vụ du lịch quận Sơn Trà” với số tiền là 40.000.000 đồng để sản xuất sản phẩm lƣu niệm. 2.3.5. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh du lịch Thành lập các đội kiểm tra liên ngành nhằm tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát các đơn vị kinh doanh du lịch và hƣớng dẫn du lịch trên địa bàn. Hoạt động của tổ, đội Quy tắc đô thị từ quận đến phƣờng, đảm bảo trật tự vỉa hè, cấm bán hàng rong, xin ăn biến tƣớng, chèo kéo khách du lịch đƣợc duy trì thƣờng xuyên. Các ý kiến, phản ánh của nhân dân và du khách đc tiếp nhận thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử, báo chí, đƣờng dây nóng 1022, 2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG 2.4.1. Thành công - Chủ trƣơng, chính sách phát triển du lịch đã đƣợc công khai rộng rãi và đƣợc đông đảo bà con nhân dân đồng tình, ủng hộ. - Có sự đổi mới cả về nội dung, phƣơng pháp và tổ chức thực 16 hiện công khai. - Công tác tuyền truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và tổ chức hƣớng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nƣớc trong lĩnh vực du lịch đƣợc chú trọng. - Bộ máy quản lý nhà nƣớc về du lịch trên địa bàn từng bƣớc đƣợc sắp xếp lại, công tác quản lý các khu du lịch, điểm du lịch đã có