Tài nguyên thiên nhiên và môi trường đóng một vai trò quan
trọng trong quá trình phát triển KT - XH. Thực tế cho thấy, tốc độ
phát triển kinh tế đã mang lại rất nhiều lợi ích cho người dân như:
mức sống được nâng cao, công tác giáo dục và sức khoẻ tốt hơn, tuổi
thọ được kéo dài. Tuy nhiên, đi kèm theo đó là sự suy kiệt về nguồn
tài nguyên và sự suy thoái môi trường. Hiện nay, những vấn đề liên
quan đến môi trường đã được được nhà nước, ban ngành, đoàn thể
chú trọng và quan tâm hơn.
Đà Nẵng đang thực hiện quá trình đô thị hóa một cách mạnh
mẽ. Trong đó, quận Thanh Khê có đóng góp một phần không nhỏ
vào sự nghiệp xây dựng và phát triển của thành phố. Song, trong quá
trình đô thị hóa hiện nay của quận Thanh Khê cũng đã làm nảy sinh
nhiều điểm nóng về môi trường.
Đề tài: “Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận
Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng” sẽ đưa ra cái nhìn tổng quát về thực
trạng quản lý môi trường ở quận Thanh Khê; phân tích những thành
tựu và hạn chế của QLNN về môi trường tại quận Thanh Khê. Từ đó,
đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện về công tác QLNN đối với môi
trường, nâng cao hiệu quả BVMT, góp phần xây dựng quận Thanh
Khê trở thành “Quận kiểu mẫu về phát triển bền vững”.
26 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 604 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Thanh khê, thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
HUỲNH THỊ HỒNG LÝ
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ MÔI TRƢỜNG
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60.34.04.10
Đà Nẵng – Năm 2019
Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNGĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Người hướng dẫn khoa học: TS. NINH THỊ THU THỦY
Phản biện 1: TS. Nguyễn Hồng Cử
Phản biện 2: TS. Trần Thị Bích Hạnh
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc
sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào
ngày 24 tháng 02 năm 2019
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Trung tâm Thông tin- Học liệu, Đại học Đà Nẵng
Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tài nguyên thiên nhiên và môi trường đóng một vai trò quan
trọng trong quá trình phát triển KT - XH. Thực tế cho thấy, tốc độ
phát triển kinh tế đã mang lại rất nhiều lợi ích cho người dân như:
mức sống được nâng cao, công tác giáo dục và sức khoẻ tốt hơn, tuổi
thọ được kéo dài. Tuy nhiên, đi kèm theo đó là sự suy kiệt về nguồn
tài nguyên và sự suy thoái môi trường. Hiện nay, những vấn đề liên
quan đến môi trường đã được được nhà nước, ban ngành, đoàn thể
chú trọng và quan tâm hơn.
Đà Nẵng đang thực hiện quá trình đô thị hóa một cách mạnh
mẽ. Trong đó, quận Thanh Khê có đóng góp một phần không nhỏ
vào sự nghiệp xây dựng và phát triển của thành phố. Song, trong quá
trình đô thị hóa hiện nay của quận Thanh Khê cũng đã làm nảy sinh
nhiều điểm nóng về môi trường.
Đề tài: “Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận
Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng” sẽ đưa ra cái nhìn tổng quát về thực
trạng quản lý môi trường ở quận Thanh Khê; phân tích những thành
tựu và hạn chế của QLNN về môi trường tại quận Thanh Khê. Từ đó,
đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện về công tác QLNN đối với môi
trường, nâng cao hiệu quả BVMT, góp phần xây dựng quận Thanh
Khê trở thành “Quận kiểu mẫu về phát triển bền vững”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến môi trường và
QLNN về môi trường.
- Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về môi trường trên địa
bàn quận Thanh Khê; chỉ ra thành công, tồn tại và nguyên nhân.
2
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN
về môi trường trên địa bàn quận Thanh Khê trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý
luận và thực tiễn của công tác QLNN về môi trường tự nhiên.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: tập trung nghiên cứu công tác QLNN về môi
trường tự nhiên tại quận Thanh Khê, dưới góc độ về công tác triển
khai thực hiện các hoạt động quản lý của nhà nước về BVMT.
+ Về không gian: nghiên cứu trên địa bàn quận Thanh Khê.
+ Về thời gian: giai đoạn từ năm 2012 đến 2017.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài kết hợp sử dụng nhiều
phương pháp như: Phương pháp thu thập số liệu, Phương pháp thống
kê mô tả, Phương pháp tham vấn chuyên gia, Phương pháp dự báo,
Phương pháp tổng hợp phân tích.
5. Bố cục đề tài: gồm 03 chương:
Chương 1.Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về môi trường.
Chương 2.Thực trạng quản lý nhà nước về môi trường tại quận
Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.
Chương 3.Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về môi
trường tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
- Các công trình nghiên cứu, dự án trong nước về quản lý nhà
nước trong lĩnh vực môi trường
- Các luận án, luận văn, bài viết tạp chí về nước về quản lý nhà
nước trong lĩnh vực môi trường.
3
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ MÔI TRƢỜNG
1.1. KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ MÔI
TRƢỜNG
1.1.1. Những vấn đề chung về môi trƣờng
a. Khái niệm môi trường
“Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân
tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh
vật” (Luật BVMT Việt Nam 2014).
b. Phân loại môi trường
- Một là, môi trường tự nhiên.
- Hai là, môi trường xã hội.
- Ba là, môi trường nhân tạo.
c. Chức năng cơ bản của môi trường
Một là, môi trường là không gian sống của con người và các
loài sinh vật.
Hai là, môi trường cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc
sống và hoạt động sản xuất của con người.
Ba là, môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con
người tạo ra.
Bốn là, môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của
thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất.
Năm là, môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho
con người.
1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng
a. Khái niệm quản lý
4
Quản lý là sự tác động có định hướng và tổ chức của chủ thể
quản lý lên đối tượng quản lý bằng các phương thức nhất định để đạt
tới những mục tiêu nhất định.
b. Khái niệm quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do
các cơ quan nhà nước tiến hành đối với tất cả mọi cá nhân và tổ chức
trong xã hội, trên tất cả các mặt của đời sống xã hội bằng cách sử
dụng quyền lực nhà nước có tính cưỡng chế đơn phương nhằm mục
tiêu phục vụ lợi ích chung của cả cộng đồng, duy trì ổn định, an ninh
trật tự và thúc đẩy xã hội phát triển theo một định hướng thống nhất
của nhà nước.
c. Khái niệm quản lý nhà nước về môi trường
Quản lý nhà nước về môi trường là xác định rõ chủ thể là nhà
nước, bằng chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của mình đưa ra các
biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật và xã hội thích hợp
nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững.
d. Đối tượng và mục tiêu quản lý môi trường
- Đối tượng quản lý môi trường: điều tiết các lợi ích sao cho
hài hòa trên nguyên tắc ưu tiên lợi ích của quốc gia, của toàn xã hội.
- Mục tiêu của quản lý môi trường:
Một là, khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi
trường trong hoạt động sống của con người.
Hai là, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, ban hành chính
sách về phát triển KT-XH gắn với BVMT.
Ba là, tuân theo các nguyên tắc của một xã hội bền vững
Bốn là, thực hiện xây dựng công cụ quản lý môi trường có
hiệu lực quốc gia và quốc tế.
5
1.1.3. Các nguyên tắc quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng
Thứ nhất, bảo đảm tính hệ thống.
Thứ hai, bảo đảm tính tổng hợp.
Thứ ba, bảo đảm tập trung dân chủ.
Thứ tư, kết hợp công tác quản lý theo ngành và theo lãnh thổ.
Thứ năm, kết hợp hài hòa các lợi ích.
Thứ sáu, kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa quản lý môi trường với
quản lý kinh tế, quản lý xã hội.
Thứ bảy, bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả.
1.1.4. Vai trò của quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng
Thứ nhất, Nhà nước trực tiếp cung cấp dịch vụ môi trường như
là những hàng hóa công cộng cần thiết.
Thứ hai, Nhà nước có thể vận dụng các công cụ khác nhau
nhằm thực hiện công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Thứ ba, Nhà nước có thể quản lý môi trường một cách gián
tiếp hơn thông qua việc định rõ các quyền đối với tài sản.
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ MÔI TRƢỜNG
1.2.1. Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn về bảo vệ môi
trƣờng
Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường là việc
làm cấp thiết và rất quan trọng ở mỗi quốc gia. Ban hành và áp dụng
hệ thống tiêu chuẩn môi trường là một trong những hình thức pháp lý
quan trọng nhất để kiểm soát ô nhiễm môi trường. Tiêu chuẩn môi
trường là cơ sở khoa học để xác định chất lượng môi trường sống của
con người, xác định mức độ ô nhiễm đối với từng thành phần cụ thể
của môi trường, xác định các biện pháp ngăn chặn và khắc phục hiện
trạng môi trường bị ô nhiễm.
6
1.2.2. Giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp
luật về bảo vệ môi trƣờng
Công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật
về bảo vệ môi trường có vai trò rất quan trọng. Đây là cầu nối để đưa
chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với
mọi tầng lớp nhân dân. Mỗi quốc gia, địa phương triển khai thực
hiện các chiến lược, chương trình hành động về bảo vệ môi trường
có thành công hay không cũng phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp
thực hiện và hiệu quả của công tác giáo dục môi trường.
1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng
Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về môi trường là một trong
những nhiệm vụ quan trọng của công tác bảo vệ môi trường. Việc tổ
chức bộ máy quản lý sẽ ảnh hưởng lớn đến sự thành công hay thất
bại của hoạt động bảo vệ môi trường tại các quốc gia, địa phương.
Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về môi trường phải đảm bảo
các thành phần cấu thành nên nhân tố bên trong đó là: Tổ chức bộ
máy; cơ chế hoạt động; nguồn nhân lực quản lý; nguồn nhân lực cho
quản lý.
1.2.4. Cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép, chứng nhận về môi
trƣờng
Hoạt động cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép, chứng nhận về môi
trường là một trong những nội dung quan trọng trong quản lý nhà
nước về bảo vệ môi trường. Việc thực hiện cấp, gia hạn, thu hồi giấy
phép, giấy chứng nhận về bảo vệ môi trường theo thẩm quyền cho
các tổ chức, cá nhân là trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường của Ủy ban nhân dân các cấp.
7
1.2.5. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật và xử
lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng
Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi
trường và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường luôn được
xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của quản lý nhà
nước về môi trường. Hoạt động này được thực hiện song song với
việc hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên
và môi trường. Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, công tác thanh tra,
kiểm tra hàng năm được các cơ quản chức năng quản lý nhà nước về
môi trường quan tâm để triển khai một cách sâu rộng, toàn diện.
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN
LÝ NHÀ NƢỚC VỀ MÔI TRƢỜNG
1.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phƣơng
a. Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên bao gồm các yếu tố như: vị trí địa lý, không
khí, khí hậu, đất đai, cảnh quan thiên nhiên, sông biển, các nguồn tài
nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng biển,... đã tác động mạnh mẽ
đến công tác QLNN về môi trường tại các địa phương. Thực tế đã
cho thấy, điều kiện tự nhiên xét trong nhiều trường hợp đã trở thành
cơ sở để xây dựng các chiến lược mục tiêu, chính sách cụ thể đối với
hoạt động quản lý môi trường ở địa phương.
b. Điều kiện kinh tế - xã hội
Kinh tế - xã hội của một địa phương có tác động rất lớn đến công tác
quản lý nhà nước về môi trường. Quản lý nhà nước về môi trường
chính là để giúp cho sự phát triển kinh tế cũng như xã hội được bền
vững. Kinh tế - xã hội phát triển giúp địa phương có đủ điều kiện để
đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ vững an ninh trật tự. Góp phần,
8
duy trì ổn định chính trị xã hội để địa phương thực hiện kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội.
1.3.2. Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực thực hiện công
tác bảo vệ môi trƣờng
Tổ chức bộ máy và xây dựng nguồn nhân lực để thực hiện
công tác quản lý và bảo vệ môi trường là một trong những nhân tố
quan trọng, có những ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quản lý nhà
nước về môi trường trong phạm vi cả nước và của từng địa phương.
1.3.3. Sự phát triển của khoa học công nghệ
Khoa học và công nghệ góp phần thiết lập các cơ sở lý luận,
khoa học và thực tiễn đúng đắn để các cơ quan chức năng thực hiện
việc xây dựng các cơ chế, các chính sách, các văn bản quy phạm
pháp luật; là cơ sở để đưa ra các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về môi trường hay là tiền đề để đưa ra các giải pháp về công
nghệ, về kỹ thuật phục vụ cho công tác QLNN về môi trường.
1.3.4. Nhận thức của doanh nghiệp và ngƣời dân về vấn đề
bảo vệ môi trƣờng
Nhận thức của doanh nghiệp và người dân đối với vấn đề bảo
vệ môi trường một cách đúng đắn và đầy đủ hay không đầy đủ sẽ
góp phần thúc đẩy hiệu quả hoặc cản trở đến công tác quản lý nhà
nước về môi trường hiện nay.
1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ MÔI
TRƢỜNG CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG
1.4.1. Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội
1.4.2. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh
1.4.3. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dƣơng
1.4.4. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ninh
9
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ MÔI TRƢỜNG
TẠI QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA QUẬN
THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Thanh Khê nằm ở phía Tây Bắc thành phố Đà Nẵng. Quận có
diện tích tự nhiên là 9,47 km2. Quận có ranh giới giáp quận Hải Châu
về phía Đông, giáp quận Cẩm Lệ và quận Liên Chiểu về phía Tây,
giáp quận Cẩm Lệ về phía Nam, giáp Vịnh Đà Nẵng về phía Bắc.
b. Khí hậu và địa hình
Địa hình của quận là bằng phẳng và tương đối thấp về phía
Bắc. Trung tâm quận có một số vùng trũng và các ao hồ.
Quận có khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt là mùa
mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình khoảng 260C; độ ẩm không khí
trung bình là 83,4%; lượng mưa trung bình là 1.355mm.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
a. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của nền kinh tế quận
là 10,32%.
b. Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế của quận chủ yếu là các ngành: thương mại -
dịch vụ, công nghiệp - xây dựng và thủy sản.
c. Dân số và mật độ dân số
Dân số của Thanh Khê hiện nay là 191.541 ngườivới mật độ là
20.226 người/km2
10
d. Lao động và trình độ lao động
Hiện nay, dân số trong độ tuổi lao động của Thanh Khê là
117.300 người, chiếm khoảng 61,24% tổng số dân của quận. Chất
lượng lao động được nâng cao về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
e. Hệ thống y tế
Trên địa bàn Thanh Khê hiện có: 01 bệnh viện chuyên khoa,
01 Trung tâm y tế, 02 bệnh viện tư nhân, 10 trạm y tế phường và 350
cơ sở y tế khác.
f. Giáo dục và đào tạo, an sinh xã hội
Giáo dục và đào tạo đã có những bước chuyển mạnh mẽ về số
lượng và chất lượng. Quận đã hoàn thành phổ cập Trung học cơ sở.
Việc chăm lo cho gia đình chính sách, gia đình có công với
cách mạng , hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo được quan tâm chu đáo.
2.1.3. Tình hình môi trƣờng tại quận Thanh Khê
a. Môi trường nước
Tài nguyên nước ở Thanh Khê bao gồm tài nguyên nước mặt
và nước ngầm. Chất lượng nước ngầm hiện tại chưa có dấu hiệu ô
nhiễm, đảm bảo dùng cho sinh hoạt và công nghiệp. Tuy nhiên, ô
nhiễm nước mặt diễn ra khá nghiêm trọng tại sông Phú Lộc và các ao
hồ đã làm ảnh hưởng đến việc sản xuất và sinh hoạt của người dân.
b. Môi trường đất
Ô nhiễm môi trường đất chủ yếu diễn ra ở một số nơi như các
lô đất trống, khu vực ven Sân bay Đà Nẵng. Tuy nhiên, mức độ ô
nhiễm và tác động đến môi trường và con người như thế nào, vẫn
chưa được nghiên cứu và đánh giá cụ thể.
c. Môi trường không khí
11
Môi trường không khí ở Thanh Khê tương đối tốt, chưa có dấu
hiệu ô nhiễm CO2; NO2 và SO2. Các tác nhân có khả năng gây ô
nhiềm môi trường không khí trên địa bàn quận được tập hợp gồm có:
Khí thải từ các hoạt động giao thông; Nguồn thải từ hoạt động xây
dựng và tác nhân khác.
d. Các vấn đề môi trường khác
Vấn đề ô nhiễm môi trường do các đợt ngập úng, thiên tai và
biến đổi khí hậu hay vấn đề ô nhiễm tiếng ồn trên địa bàn quận
Thanh Khê cũng là một nội dung đáng quan tâm.
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ MÔI TRƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ
2.2.1. Thực trạng xây dựng và ban hành tiêu chuẩn về bảo
vệ môi trƣờng
Xuất phát từ quan điểm xây dựng Thanh Khê thành quận môi
trường vì lợi ích của người dân, đảm bảo cho người dân được sống
trong một môi trường trong lành. Thanh Khê đã xây dựng và ban
hành các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường trên địa bàn để mọi người
dân thực hiện.
Hiện nay, tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường trên địa bàn quận
Thanh Khê, bao gồm: Tiêu chuẩn “Xanh - sạch - đẹp” và Tiêu chuẩn
“Tổ dân phố không rác”.
2.2.2. Thực trạng công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến
kiến thức, pháp luật về bảo vệ môi trƣờng
Công tác giáo dục pháp luật, tuyên truyền, phổ biến kiến thức
về bảo vệ môi trường tại quận Thanh Khê thời gian qua được triển
khai một cách phong phú về hình thức và đảm bảo về chất lượng và
quy mô tổ chức.
12
Bảng 2.12. Thống kê công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến
kiến thức, pháp luật về BVMT ở Thanh Khê giai đoạn 2012 - 2017
Hình thức
Năm Tổng
cộng 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Tập huấn
(lớp)
02 02 03 03 02 02 14
Phong
trào, chiến
dịch
01 01 03 02 03 02 12
Băng rôn,
Pano, áp
phích (cái)
150 160 220 240 140 120 1.030
Mô hình
BVMT
01 02 05 08 05 04 25
Ra quân vệ
sinh MT
(lượt)
25 30 45 55 50 40 245
Xe cổ
động (lượt)
05 08 09 12 06 07 47
Tờ rơi (tờ) 4.000 7.000 5.000 9.000 8.000 6.000 39.000
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường Quận Thanh Khê)
2.2.3. Thực trạng công tác tổ chức bộ máy quản lý nhà
nƣớc về môi trƣờng
Tại quận Thanh Khê, hoạt động quản lý nhà nước về môi
trường được giao cho phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện.
Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc
UBND quận Thanh Khê, có chức năng tham mưu, giúp UBND quận
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: tài nguyên đất, tài nguyên
nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng, thuỷ văn, đo
đạt, bản đồ; vệ sinh môi trường; rác thải và văn phòng đăng ký quyền
sử dụng đất. Phòng Tài nguyên và Môi trường quận có tư cách pháp
nhân, con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức,
13
biên chế và công tác của UBND quận, đồng thời chịu sự chỉ đạo,
hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài nguyên
và Môi trường thành phố Đà Nẵng.
Hình 2.11.Sơ đồ bộ máy QLNN về môi trường tại Thanh Khê
Nguồn nhân lực làm công tác quản lý môi trường trên địa bàn
quận Thanh Khê hiện nay gồm các cán bộ chuyên trách và kiêm
nhiệm ở cấp quận đến cấp phường. Trong đó, phòng Tài nguyên và
Môi trường quận hiện có 10 người gồm 01 trưởng phòng, 02 phó
trưởng phòng và 07 chuyên viên). Tại cấp phường có 10 cán bộ kiêm
nghiệm đang làm việc.
UBND TP. ĐÀ NẴNG
SỞ, NGÀNH
KHÁC
UBND QUẬN
THANH KHÊ
SỞ TN&MT
TP. ĐÀ NẴNG
CÁN BỘ TN&MT
XÃ/PHƯỜNG
CÁC PHÒNG
BAN KHÁC
n
g
à
n
h
k
h
á
c
PHÒNG
TN&MT QUẬN
UBND
PHƯỜNG/XÃ
GHI CHÚ:
Có mối liên hệ trực
tiếpQLNN về MT
Phối hợp trong
công tác BVMT
14
Bảng 2.14. Số lượng cán bộ làm công tác quản lý và BVMT theo
trình độ đào tạo trên địa bàn Thanh Khê năm 2017
(Đơn vị tính: Người)
Trình độ
Phòng
TN&MT
Phường/xã
Cảnh sát
môi trường
Tổng
cộng
Chuyên
ngành
môi
trường
Chuyên
ngành
khác
Chuyên
ngành
môi
trường
Chuyên
ngành
khác
Chuyên
ngành
môi
trường
Chuyên
ngành
khác
Thạc sỹ 02 01 0 0 0 0 03
Đại học 07 0 01 09 01 0 18
Cao đẳng 0 0 0 0 0 01 01
Trung cấp 0 0 0 0 0 0 0
Tổng cộng 09 01 01 09 01 01 22
(Nguồn: Phòng TN&MT Quận Thanh Khê, năm 2017)
2.2.4.Thực trạng cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép, chứng
nhận về môi trƣờng
Việc cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép, chứng nhận về môi
trường trên địa bàn các quận, huyện là thẩm quyền của Sở Tài
nguyên và Môi trường Thành phố Đà Nẵng. Quận Thanh Khê đã chủ
động trong công tác tham mưu cho cấp trên thực hiện đầy đủ, kịp
thời, đúng quy định việc cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép, chứng nhận
về môi trường đối với các tổ chức, cá nhân và các cơ sở sản xuất,
kinh doanh trên địa bàn. Công tác thẩm định hồ sơ đăng ký bản cam
15
kết bảo vệ môi trường kế hoạch bảo vệ môi trường của các dự án và
hồ sơ đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản của các cơ sở sản
xuất kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn quận theo đúng quy trình thủ
tục hành chính.
Bảng 2.15. Thống kê số lượng cấp phép, thẩm định đánh giá tác
động môi trường trên địa bàn Thanh Khê giai đoạn 2012 - 2017
TT Lĩnh vực
Nhận
mới
Xác
nhận
Tham
mưu
cấp
Trả
lại
1
Dự án đánh giá tác động môi
trường (Dự án)
15 0 15 0
2
Đề án môi trường đơn giản;
cam kết bảo vệ môi trường;
kế hoạch bảo vệ môi