Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Kon Tum là tỉnh biên giới, miền núi, nằm ở cực Bắc Tây nguyên, có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển nông nghiệp. Hiện nay, diện tích đất nông nghiệp chiếm hơn 90% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng, khu dược liệu, khu công nghệ cao. Bên cạnh đó, còn có những vùng rộng lớn phù hợp với việc phát triển đàn gia súc, gia cầm, góp phần khai thác thế mạnh của tỉnh. Mặc dù, có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp nhưng trong những năm vừa qua, tỉnh Kon Tum vẫn chưa khai thác triệt để các thế mạnh này, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp còn chậm, nền nông nghiệp phát triển với quy mô nhỏ lẻ, manh mún, vẫn còn để tình trạng hoang hóa, phát triển nông nghiệp thiếu chiến lược, . Xuất phát từ những hạn chế, bất cập vừa nêu trên, để tăng cường hơn nữa việc quản lý nhà nước đối với vấn đề phát triển nông nghiệp của tỉnh, tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình.

pdf27 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 420 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VĂN THỊ PHƯƠNG MAI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 60 34 04 10 Đà Nẵng - Năm 2019 Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ng ng n : GS TS NGU N TRƯỜNG SƠN Phản biện 1: PGS. TS. Đặng Văn Mỹ Phản biện 2: PGS. TS. Trần Nhuận Kiên . Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày . tháng . năm 2019. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng; - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kon Tum là tỉnh biên giới, miền núi, nằm ở cực Bắc Tây nguyên, có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển nông nghiệp. Hiện nay, diện tích đất nông nghiệp chiếm hơn 90% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng, khu dược liệu, khu công nghệ cao. Bên cạnh đó, còn có những vùng rộng lớn phù hợp với việc phát triển đàn gia súc, gia cầm, góp phần khai thác thế mạnh của tỉnh. Mặc dù, có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp nhưng trong những năm vừa qua, tỉnh Kon Tum vẫn chưa khai thác triệt để các thế mạnh này, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp còn chậm, nền nông nghiệp phát triển với quy mô nhỏ lẻ, manh mún, vẫn còn để tình trạng hoang hóa, phát triển nông nghiệp thiếu chiến lược, ... Xuất phát từ những hạn chế, bất cập vừa nêu trên, để tăng cường hơn nữa việc quản lý nhà nước đối với vấn đề phát triển nông nghiệp của tỉnh, tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu, xác lập các tiền đề khoa học và thực tiễn để đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp. - Làm rõ thực trạng công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp 2 tại tỉnh Kon Tum thời gian qua. - Xây dựng các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum thời gian đến. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Nội hàm của công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp là gì? - Thực trạng công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp tỉnh Kon Tum thời gian qua như thế nào? - Những thành công, hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp ở Kon Tum thời gian qua như thế nào? - Giải pháp nào nâng cao hiệu quả, hiệu lực của quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp vận dụng vào điều kiện cụ thể của một địa phương. Ngành nông nghiệp được đề cập trong luận văn bao gồm các nhóm ngành: trồng trọt và chăn nuôi. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian nghiên cứu: Các hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum. - Thời gian nghiên cứu: Các dữ liệu thứ cấp trong thời gian 5 năm: từ năm 2013 đến năm 2017. - Ngành nông nghiệp được đề cập trong luận văn bao gồm các nhóm ngành: Trồng trọt, chăn nuôi. - Nội dung nghiên cứu: Các giải pháp đề xuất ở góc độ cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh. 5. Phương pháp nghiên cứu 3 - Phương pháp khảo sát, thu thập dữ liệu: + Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Thông qua các thông tin từ Cục Thống kê tỉnh, các báo cáo nông nghiệp của y ban nhân dân tỉnh, ở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum. Bên cạnh đó, đề tài còn s dụng các kết quả đ được công bố như sách, báo, tài liệu, các website liên quan đến quản lý nhà nước ngành nông nghiệp. + Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Khảo sát, phỏng vấn các cá nhân về công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn qua các phiếu phỏng vấn chuẩn bị sẵn. ối tượng khảo sát: chọn 150 cá nhân trên địa bàn để phỏng vấn, thăm dò ý kiến của họ về tình hình thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn. - Phương pháp x lý, phân tích số liệu: + Phương pháp so sánh: so sánh sự phát triển nông nghiệp qua các năm. + Phương pháp thống kê mô tả: Mô tả và trình bày thực trạng quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum trên cơ sở những số liệu về nguồn lực, về trình độ phát triển, về các điều kiện phát triển, từ đó phân tích và tổng hợp số liệu làm rõ những ưu điểm và hạn chế của vấn đề để có thể đưa ra giải pháp quản lý hữu hiệu nhất. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Hệ thống cơ sở lý luận của công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp. - ánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp ở tỉnh trong thời gian qua; phân tích những thành công, hạn chế và nguyên nhân. 4 - ề xuất giải pháp tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về nông nghiệp ở tỉnh Kon Tum trong tương lai. 7. Bố cục của đề tài - Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp. - Chương 2: Thực trạng công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum thời gian qua. - Chương 3: Các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum. 8. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước về nông nghiệp Qua nghiên cứu các công trình được công bố chính thức trên sách, báo, tạp chí liên quan đến QLNN về nông nghiệp, tác giả nhận thấy các công trình đều có giá trị lớn về lý luận và thực tiễn trong phát triển nông nghiệp và quản lý nông nghiệp cũng như đánh giá thực trạng nông nghiệp của nước ta nói chung và ở một số vùng cụ thể nói riêng; đồng thời đưa ra được những lý giải, quan điểm, những giải pháp phát triển tất cả các mặt của nông nghiệp, nông thôn; trong đó, tầm quan trọng của nông nghiệp và công tác quản lý nông nghiệp đều được các công trình thừa nhận. Tuy nhiên, tùy theo đặc điểm, đặc thù riêng của địa phương mà có những giải pháp cho phù hợp để nâng cao công tác QLNN về nông nghiệp đối với tỉnh Kon Tum, tỉnh có điều kiện rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp lại chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu cụ thể vấn đề QLNN về nông nghiệp trên địa bàn. Vì vậy, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum” không trùng lặp với các công trình và bài viết khoa học đ công bố. 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NÔNG NGHIỆP 1.1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NÔNG NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về nông nghiệp Quản lý nhà nước về nông nghiệp là hoạt động sắp xếp tổ chức, chỉ huy, điều hành, hướng dẫn, kiểm tra của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương tới địa phương đối với lĩnh vực nông nghiệp trên cơ sở nhận thức vai trò, vị trí và đặc điểm kinh tế - kỹ thuật, chuyên môn của ngành Nông nghiệp để khai thác và s dụng các nguồn lực trong và ngoài nước, nhằm đạt được mục tiêu xác định với hiệu quả cao nhất. 1.1.2. Vai trò của quản lý nhà nước về nông nghiệp a. Định hướng chiến lược cho sự phát triển nông nghiệp, phù hợp cho từng giai đoạn phát triển kinh tế đất nước b. Bảo đảm môi trường thuận lợi cho phát triển nông nghiệp c. Nhà nước đảm nhận những mặt, những khâu hay một số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp bằng thực lực của nền kinh tế Nhà nước 1.1.3. Sự cần thiết quản lý nhà nước đối với nông nghiệp 1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NÔNG NGHIỆP 1.2.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp Quy hoạch phát triển nông nghiệp là cụ thể hóa chiến lược phát triển nông nghiệp, là việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động sản xuất, kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp gắn với phát triển 6 kết cấu hạ tầng nông nghiệp, s dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên l nh thổ xác định để chủ động s dụng hiệu quả các nguồn lực phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho từng thời kỳ xác định. Kế hoạch phát triển nông nghiệp là một bộ phận của kế hoạch phát triển kinh tế - x hội, phải nằm trong kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế - x hội của cả nước và của địa phương, là định hướng phát triển nông nghiệp trong từng thời kỳ (hằng năm và 05 năm). 1.2.2. Xây dựng, ban hành và tổ chức triển khai chính sách tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của nông nghiệp. Chính sách nông nghiệp là tổng thể các giải pháp và công cụ do nhà nước với tư cách là chủ thể quản lý x hội xây dựng và tổ chức thực hiện để giải quyết những vấn đề chính sách nhằm thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp. Dựa trên tình hình thực tế của nông nghiệp, nông thôn nước ta cũng như địa phương nghiên cứu, luận văn sẽ tập trung vào nghiên cứu một số chính sách sau: - Chính sách tổ chức sản xuất và thị trường. - Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. - Chính sách hỗ trợ về tài chính, tín dụng. - Chính sách hỗ trợ về khoa học, công nghệ. - Chính sách đào tạo nguồn nhân. 1.2.3. Công tác kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực nông nghiệp Kiểm tra, giám sát và x lý các vi phạm lĩnh vực nông nghiệp gồm có các hoạt động: - Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về vật tư 7 nông nghiệp, an toàn thực phẩm. - Thanh tra việc chấp hành pháp luật về kiểm soát giết mổ, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật và kiểm tra vệ sinh thú y. 1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NÔNG NGHIỆP 1.3.1. Điều kiện tự nhiên 1.3.2. Điều kiện kinh tế - văn hóa xã hội 1.3.3. Nhận thức của các chủ thể tham gia sản xuất nông nghiệp, chủ thể quản lý nhà nước về nông nghiệp 1.3.4. Khoa học công nghệ 1.3.5. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước 1.4. KINH NGHIỆM CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NÔNG NGHIỆP 1.4.1. Kinh nghiệm của các địa phương trong nước a. Tỉnh Đăk Lăk b. Tỉnh Gia Lai 1.4.2. Bài học rút ra cho tỉnh Kon Tum - Cần nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch phát triển nông nghiệp. - Nâng cao chất lượng quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết cho từng huyện, từng x , đảm bảo phải đồng bộ, có tầm nhìn, phát huy được các lợi thế tự nhiên, kinh tế x hội của địa bàn. - Tạo môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp mà trước hết là đầu tư phát triển cơ sở vật chất hạ tầng. - ẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung. - Phát triển nguồn nhân lực đủ về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp, gắn với đào tạo, chuyển giao 8 khoa học kỹ thuật. - Làm tốt công tác tuyên truyền, thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ quy định hiện hành của Nhà nước. - Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành liên quan ở các cấp. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 9 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM THỜI GIAN QUA 2.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 2.1.2. Đặc điểm xã hội 2.1.3. Đặc điểm kinh tế 2.1.4. Đặc điểm văn hóa – xã hội 2.1.5. Đánh giá chung về thực trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh a. Những lợi thế b. Những hạn chế và thách thức 2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRONG 05 NĂM (2013- 2017) 2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM 2.3.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp Nhằm mục đích khai thác hiệu quả, phát huy tiềm năng thế mạnh, ở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức rà soát, điều chỉnh và xây dựng các quy hoạch mới phục vụ tái cơ cấu; các quy hoạch được xây dựng trên cơ sở phát huy lợi thế của địa phương, theo nhu cầu thị trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Thực hiện chủ trương đẩy mạnh việc phát triển diện tích các loại cây trồng có lợi thế 10 và giá trị kinh tế cao như: cao su, cà phê, rau, hoa xứ lạnh, âm Ngọc Linh. Giai đoạn năm 2013-2017, ở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đ tham mưu y ban nhân dân tỉnh xây dựng và triển khai thực hiện các quy hoạch như: - Quy hoạch tổng thể nông nghiệp, nông thôn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020. - Quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ lực như âm Ngọc Linh, Rau, hoa quả xứ lạnh, cafe, sắn..... Thực tiễn cho thấy, nông dân sản xuất, trồng trọt còn đang theo hướng tự phát, không theo quy hoạch, hay còn gọi là “phá rào quy hoạch”. Mấy năm trở lại đây, giá sắn (củ mì), cà phê tăng cao, luôn ở mức ổn định, nông dân có l i, cho nên việc mở rộng diện tích trồng sắn, cà phê ở tỉnh Kon Tum đang phá vỡ quy hoạch cơ cấu cây trồng dẫn đến nhiều hệ lụy là: Phá vỡ quy hoạch chung của ngành nông, lâm nghiệp ở địa phương; ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên rừng, đất bị r a trôi năng suất... Nội dung quy hoạch, kế hoạch chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, những biến động lớn của nền kinh tế và thị trường, công tác cảnh báo tín hiệu thị trường còn chưa được quan tâm, chưa kịp thời và mức độ chính xác chưa cao, điều này khiến cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch bị giảm tính khả thi, có sự điều chỉnh trong quá trình triển khai thực hiện. Việc thực hiện quy hoạch thường liên quan đến nhiều cấp, ngành ở nhiều lĩnh vực vì vậy đòi hỏi phải có cơ chế quản lý và tổ chức thực hiện chặt chẽ trong nhiều năm. ể làm được điều này trên cơ sở quy hoạch đ được duyệt, y ban nhân dân tỉnh cần xây dựng các chương trình mục tiêu phát triển cụ thể, giao cho các cấp các ngành thực hiện. 11 2.3.2. Xây dựng, ban hành và tổ chức triển khai chính sách tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của nông nghiệp. Trong hành trình tìm lối thoát cho nông nghiệp phát triển, bằng sự quyết tâm đổi mới, phá rào cản của tư duy sản xuất nông nghiệp lạc hậu, Chính quyền địa phương đ ban hành những chính sách nông nghiệp mới phù hợp để đưa tỉnh Kon Tum trở thành vùng kinh tế trọng điểm của Tây Nguyên. Vận dụng sáng tạo các chính sách hỗ trợ của Trung ương, giai đoạn 2013-2017, tỉnh đ ban hành một số chính sách như: - Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản; - Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp; - Chính sách hỗ trợ tài chính - tín dụng; - Chính sách hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ... Nhìn chung, qua thực trạng công tác triển khai các chính sách và kết quả điều tra, đ cho thấy có sự chỉ đạo tập trung của tỉnh trong việc chỉ đạo thực hiện. Trong những năm qua, các cấp ủy ảng, chính quyền ở tỉnh Kon Tum đ quán triệt chủ trương, chính sách, pháp luật về nông nghiệp, vận dụng vào địa phương một cách hợp lý, tăng cường tuyên truyền chính sách, pháp luật cho người dân nhận thức rõ hơn về các chính sách phát triển nông nghiệp. Mặc dù định hướng của chính sách rất phù hợp, đáp ứng đúng nhu cầu, mong muốn của đối tượng tham gia sản xuất nông nghiệp, nhưng khi đưa vào thực tiễn triển khai thì vẫn chưa mang lại kết quả như mong đợi. Thiếu chính sách đủ mạnh, có tính đột phá trong sản xuất nông nghiệp. Một số chính sách tuy đ ban hành nhưng khó hoặc không đi 12 vào cuộc sống (do chưa phù hợp với thực tiễn, nhiều tiêu chí quy định quá cao cũng như thiếu nguồn lực để thực thi, cách tiếp cận xây dựng chính sách vẫn chưa theo kịp xu hướng phát triển, chưa thực sự chú trọng đến việc lấy ý kiến tham gia góp ý của người dân và doanh nghiệp, chưa tổ chức việc đánh giá độc lập do các chuyên gia thực hiện sau khi chính sách được triển khai, thủ tục hành chính phức tạp, rườm rà...). Hầu hết các đối tượng nhận được hỗ trợ tập trung ở trung tâm của tỉnh như thành phố Kon Tum và các huyện gần thành phố; các huyện, x xa trung tâm đều không nhận được hỗ trợ. 2.3.3. Công tác kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực nông nghiệp a. Công tác kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum Thực hiện nhiệm vụ kế hoạch công tác thanh tra, kiểm tra. Những năm qua, ở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Thanh tra ở, các đơn vị thanh tra chuyên ngành tổ chức triển khai công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực quản lý của ngành. Tổ thanh tra hoạt động thường xuyên theo kế hoạch hoặc không thường xuyên khi có dấu hiệu vi phạm do các địa phương, Trạm Thú y, Trạm bảo vệ thực vật báo cáo thì Tổ kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra. - ối với công tác kiểm tra vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm trên lĩnh vực nông nghiệp: Mỗi năm tỉnh tổ chức 01 đợt kiểm tra thường xuyên theo kế hoạch và các đợt kiểm tra không thường xuyên. Trong 05 năm đ tổ chức kiểm tra 214 cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp. - ối với công tác kiểm tra hoạt động kiểm soát giết mổ và vệ sinh thú y: Qua 05 năm triển khai, tỉnh tổ chức 10 đợt kiểm tra, số 13 lượng cơ sở kiểm tra có xu hướng tăng. Tỷ trọng cơ sở bị phát hiện vi phạm tăng qua các năm. Năm 2013 tỷ trọng vi phạm là 30% tăng dần đến năm 2017 tỷ trọng vi phạm lên đến 77%. c. Đánh giá tình hình thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực nông nghiệp Từ thực trạng trong quá trình triển khai công tác kiểm tra, giám sát và x lý các vi phạm trong lĩnh vực nông nghiệp và qua kết quả điều tra của tác giả,cho thấy tỉnh Kon Tum đ có sự chỉ đạo đối với cơ quan chuyên môn và phối hợp với các ngành liên quan, các công tác được triển khai đ đem lại hiệu quả về nâng cao nhận thức và sự tuân thủ các quy định pháp luật của các cơ sở sản xuất, kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp, đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh dần đi vào nề nếp. Với những kết quả đạt được trong công tác kiểm tra, giám sát và x lý các vi phạm; trong những năm qua đ góp phần thiết thực trong việc bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, các hộ nông dân. Tuy nhiên, hoạt động kiểm tra, giám sát và x lý các vi phạm vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn hiện nay; công tác thanh tra, kiểm tra chưa thường xuyên dẫn đến tỷ lệ xảy ra vi phạm tương đối cao và tăng theo các năm, tình trạng vi phạm các quy định an toàn thực phẩm tại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm; sản xuất kinh doanh giống cây trồng không rõ nguồn gốc, chất lượng... vẫn đang là vấn đề hết sức báo động. Công tác hướng dẫn, phổ biến, tuyên truyền chính sách pháp luật và tổ chức thực hiện chưa được chú trọng, chưa áp dụng các chế tài đủ mạnh để kiểm soát và x lý vi phạm. Các đợt kiểm tra chỉ tập trung nhắc nhở, hướng dẫn, chưa x lý nghiêm theo quy định đối với các cơ sở vi phạm nhiều lần, dẫn đến các cơ sở chai lì, xem nhẹ. 14 2.4. NHỮNG THÀNH CÔNG, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM 2.4.1. Thành công Trong những năm gần đây, công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp của tỉnh Kon Tum đ đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - x hội, quy hoạch phát triển ngành; bước đầu đ có sự đổi mới để phù hợp với sự chuyển đổi nền kinh tế. Quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp có đủ cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học, chấp hành các văn bản pháp luật về trình tự, nội dung, hồ sơ lập quy hoạch; các số liệu, tư liệu có mức độ tin cậy cao. Chính quyền địa phương đ ban hành những chính sách nông nghiệp mới phù hợp để đưa tỉnh Kon Tum trở thành vùng kinh tế trọng điểm của Tây Nguyên; đến nay nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông nghiệp đang được rà soát, s a đổi bổ sung và ban hành kịp thời nhằm tạo môi trường pháp lý để phát huy lợi thế so sánh của nông nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, thu hút đầu tư nước ngoài, tranh thủ sự viện trợ, vốn vay ưu đ i, để phá
Luận văn liên quan