Tóm tắt Luận văn Quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam

Công tác thu thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam thời gian qua đã đạt được những thành tích đáng khích lệ. Để phát huy được tác dụng tích cực đối với đời sống KT-XH thì cần phải thực hiện tốt hơn nữa công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh, đặc biệt là phải đẩy mạnh công tác phòng, chống gian lận thuế nhằm đảm bảo hiệu lực và hiệu quả của luật thuế, góp phần tăng thu NS cho thành phố. Qua tìm hiểu công tác thu thuế tại Chi cục thuế thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam tôi xin chọn đề tài “Quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam.” Đề tài tập trung phân tích thực trạng quản lý thu thuế từ đó chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những bất cập còn tồn tại, đề xuất hướng giải quyết và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu thuế đối với hộ kinh doanh nhằm đạt được hiệu quả cao hơn trong thực tiễn quản lý

pdf26 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 466 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐẶNG THỊ TRIỀU QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 60.34.04.10 Đà Nẵng - 2019 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: TS. NGUYỄN HIỆP Phản biện 1: GS.TS VÕ XUÂN TIẾN Phản biện 2: TS. TRẦN THỊ BÍCH HẠNH Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 24 tháng 02 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công tác thu thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam thời gian qua đã đạt được những thành tích đáng khích lệ. Để phát huy được tác dụng tích cực đối với đời sống KT-XH thì cần phải thực hiện tốt hơn nữa công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh, đặc biệt là phải đẩy mạnh công tác phòng, chống gian lận thuế nhằm đảm bảo hiệu lực và hiệu quả của luật thuế, góp phần tăng thu NS cho thành phố. Qua tìm hiểu công tác thu thuế tại Chi cục thuế thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam tôi xin chọn đề tài “Quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam.” Đề tài tập trung phân tích thực trạng quản lý thu thuế từ đó chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những bất cập còn tồn tại, đề xuất hướng giải quyết và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu thuế đối với hộ kinh doanh nhằm đạt được hiệu quả cao hơn trong thực tiễn quản lý. 2. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn tổng hợp những cơ sở lý luận, cơ sở kinh nghiệm và cơ sở thực tiễn liên quan đến công tác QLTT đối với HKD. Phân tích thực trạng QLTT đối với HKD trên địa bàn thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại; khảo sát ý kiến của HKD, đánh giá sự hài lòng, mức độ tuân thủ thuế của HKD. Sau đó đề xuất gải pháp nhằm tăng cường công tác QLTT phù hợp với đặc thù của địa bàn. Để đạt được những mục tiêu trên, các câu hỏi nghiên cứu đặt ra: Đã có những công trình nghiên cứu nào liên quan đến phạm vi nghiên cứu của đề tài? Luận văn tiếp cận nghiên cứu theo hướng nào? QLTT bao gồm những gì? Thực trạng công tác QLTT đối với 2 HKD trên địa bàn thành phố Tam Kỳ có những đặc điểm, khó khăn, hạn chế, nguyên nhân nào? Tăng cường công tác QLTT đối với HKD theo quan điểm, định hướng nào? Các giải pháp nhằm tăng cường công tác QLTT trên địa bàn thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam? 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Công tác QLTT đối với HKD - Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam. Thời gian: từ năm 2013 đến năm 2017. 4. Nguồn dữ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1 Dữ liệu nghiên cứu - Dữ liệu thứ cấp: Thu thập từ các báo cáo thống kê, kế toán thuế, báo cáo tổng kết công tác thuế của Chi cục thuế thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam. - Dữ liệu sơ cấp: Khảo sát ý kiến của 50 HKD bằng bảng câu hỏi gồm các nội dung liên quan để khảo sát về sự hiểu biết chính sách thuế, nhu cầu giải đáp vướng mắc về thuế và thái độ phục vụ của cơ quan thuế; Phỏng vấn có định hướng: phỏng vấn trực tiếp cán bộ Chi cục thuế thành phố Tam Kỳ. 4.2 Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài nghiên cứu của mình, tác giả sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để giải quyết các vấn đề nghiên cứu trên quan điểm phát triển và toàn diện với các cách tiếp cận vĩ mô, tiếp cận lịch sử và tiếp cận hệ thống. Công cụ phân tích: Trên cơ sở các dữ liệu đã được thu thập và xử lý, tổng hợp, đề tài sử dụng các công cụ phân tích thống kê kinh tế để đánh giá thực trạng công tác QLTT; phân tích nhân tố ảnh hưởng đến QLTT. Cụ thể, đề tài sử dụng các công cụ phân tổ thống 3 kê để hệ thống hóa và tổng hợp tài liệu theo các tiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu. Trong phân tích, đề tài sử dụng các công cụ so sánh, đánh giá sự tương quan giữa các số liệu, sử dùng đồ thị, biểu đồ để phân tích đánh giá một cách khách quan, khoa học về các nội dung nghiên cứu. Để hỗ trợ các đánh giá, đề tài sử dụng phương pháp chuyên gia thông qua hỏi ý kiến cán bộ thuế để đưa ra một cách xác đáng, có căn cứ khoa học, từ đó nghiên cứu đề xuất các giải pháp có sức thuyết phục, có tính khả thi, phù hợp với thực tiễn của địa bàn. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh. Chương 2: Thực trạng quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam. Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam. 6. Tổng quan nghiên cứu 4 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH 1.1 TỔNG QUAN VỀ THUẾ VÀ HỘ KINH DOANH 1.1.1 Khái niệm, chức năng và phân loại thuế a. Khái niệm về thuế b. Chức năng của thuế c. Phân loại thuế - Phân loại theo khả năng chuyển giao thuế: có thuế trực thu và thuế gián thu - Phân loại thuế theo đối tượng đánh thuế. 1.1.2 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của hộ kinh doanh a. Khái niệm về hộ kinh doanh HKD là tất cả các hộ SXKD chưa đủ điều kiện thành lập DN, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xây dựng, vận tải, khai thác tài nguyên, nuôi trồng thủy sản, kinh doanh thương nghiệp, ăn uống, phục vụ sữa chữa và các dịch vụ khác có doanh số bán hàng theo quy định của BTC đối với từng ngành nghề cụ thể” b. Đặc điểm của hộ kinh doanh HKD được biết đến là một thành phần kinh tế năng động, hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận. HKD có những đặc điểm riêng và đây được xem như những thách thức, khó khăn cho công tác QLTT hơn là thuận lợi. Môi trường hoạt động và đặc điểm của HKD về qui mô, tính phức tạp trong giao dịch kinh doanh, đa ngành nghề kinh doanh, mức độ hiểu biết về thuế, thời gian hoạt động SXKDlà những yếu tố có tác động đến biện pháp QLTT. c. Vai trò của hộ kinh doanh - HKD tạo việc làm, sử dụng số lượng lớn lao động, góp phần 5 tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo.. - HKD huy động được một khối lượng lớn vốn, khai thác tiềm năng, sức sáng tạo trong dân, thúc đảy sản xuất phát triển. - HKD góp phần thúc đẩy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn. - HKD hoạt động khắp các địa bàn, là mạng lưới phân phối lưu thông, hàng hóa về tận những vùng sâu, vùng xa góp phần cân đối thương mại và phát triển kinh tế địa phương. 1.2 QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH 1.2 .1 Khái niệm, mục đích, yêu cầu và sự cần thiết của quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh a. Khái niệm quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh Quản lý thu thuế nói chung và QLTT đối với HKD nói riêng là hoạt động tổ chức, điều hành và giám sát của cơ quan thuế nhằm đảm bảo người nộp thuê (NNT) chấp hành nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN theo quy định của pháp luật về thuế mà ĐTNT ở đây tác giả muốn đề cập đến là HKD. b. Mục đích, yêu cầu của quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh * Mục đích công tác quản lý thu thuế đối với HKD *Yêu cầu của công tác quản lý thu thuế đối với HKD: c. Sự cần thiết phải quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh 1.2.2 Các sắc thuế áp dụng đối với hộ kinh doanh Theo quy định của luật thuế, hiện nay HKD nộp 03 loại thuế phổ biến: Thuế môn bài, thuế GTGT và thuế TNCN. Ngoài ra, HKD phải nộp thuế TTĐB, thuế tài nguyên nếu hoạt động ở các lĩnh vực chịu thuế. Chính sách thuế đơn giản, hợp lý, rõ ràng tạo điều kiện cho cơ quan thuế dễ dàng thực hiện QLTT, HKD hiểu rõ, chấp hành 6 đúng. Ngược lại, chính sách thuế phức tạp, không đồng bộ làm giảm hiệu quả, hiệu lực trong công tác QLTT, tổ chức thực hiện gặp nhiều trở ngại, tốn kém, làm giảm tinh thần chấp hành luật thuế của NNT. a. Thuế môn bài Bảng 1.1. Qui định về thu nhập, bậc và mức thuế môn bài. Bậc MB Thu nhập bình quân 1 tháng (đồng) Mức thuế MB (đồng) 1 Trên 1.500.000 1.000.000 2 Trên 1.000.000 đến 1.500.000 750.000 3 Trên 750.000 đến 1.000.000 500.000 4 Trên 500.000 đến 750.000 300.000 5 Trên 300.000 đến 500.000 100.000 6 =< 300.000 50.000 Nguồn: Thông tư số 96/2002/TT-BTC b.Thuế giá trị gia tăng - Thuế GTGT được tính theo phương pháp khấu trừ đối với HKD thực hiện đầy đủ sổ sách kế toán, có cơ sở để xác định GTGT đầu ra, đầu vào. c.Thuế thu nhập cá nhân Thu nhập chịu thuế trong kỳ = Doanh thu do CQT ấn định x Tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu 1.2.3 Nội dung quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh Quản lý thuế nói chung và QLTT đối với HKD nói riêng đều phải thực hiện theo các nội dung qui định trong Luật quản lý thuế. Theo điều 3, Luật quản lý thuế có 08 nội dung QLT, được phân thành 03 nhóm: Nhóm 1 - Quản lý các thủ tục hành chính thuế, đảm bảo các 7 điều kiện cho NNT thực hiện đầy đủ nghĩa vụ kê khai, nộp thuế đầy đủ, đúng hạn. Nhóm 2 - Giám sát việc tuân thủ pháp luật thuế bao gồm: Quản lý thông tin về NNT, kiểm tra thuế, thanh tra thuế. Nhóm 3 - Các chế tài đảm bảo các chính sách thuế được thực thi có hiệu lực, hiệu quả bao gồm các nội dung: cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, xử lý vi phạm pháp luật về thuế, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế. Bên cạnh đó cơ quan thuế còn có các hoạt động hỗ trợ QLTT như: (1) Lập dự toán thu thuế, (2) Tổ chức bộ máy, quản lý các nguồn lực, (3) Tuyên truyền, hỗ trợ về thuế [7]. 1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả công tác thu thuế đối với hộ kinh doanh Trong qua trình cải cách, hiện đại hóa công tác QLTT, cơ quan thuế phải xây dựng các chỉ tiêu để đánh giá kết quả QLTT đồng thời phải luôn xem xét lại các chỉ tiêu đó để cũng cố hoạt động của mình. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả này luôn hướng theo các nội dung QLTT, có khả năng đánh giá toàn diện hoạt động của hệ thống QLTT. - Kết quả thực hiện dự toán thu thuế - Quản lý người nộp thuế, doanh thu, thu nhập chịu thuế - Chỉ tiêu nợ đọng thuế - Chỉ tiêu thanh tra, kiểm tra thuế - Chỉ tiêu thể hiện sự hài lòng của NNT 1.3 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH 1.3.1 Nhân tố thuộc về chính sách, cơ chế và môi trƣờng quản lý thu thuế 8 a. Hệ thống chính sách thuế b. Cơ chế quản lý thuế c. Môi trường quản lý thu thuế 1.3.2 Nhân tố thuộc về cơ quan thuế 1.3.3 Nhân tố thuộc về hộ kinh doanh 1.4 MỘT SỐ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ THU THUẾ 1.4.1 Kinh nghiệm quản lý thu thuế của một số địa phƣơng trong nƣớc và một số quốc gia a. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước b. Kinh nghiệm của một số quốc gia 1.4.2 Những bài học kinh nghiệm về QLTT đối với HKD CHƢƠNG 2 THỰC TRANG QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TAM KỲ TỈNH QUẢNG NAM 2.1 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QLTT ĐỐI VỚI HKD TRÊN ĐỊA THÀNH THÀNH PHỐ TAM KỲ TỈNH QUẢNG NAM 2.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam a. Đặc điểm tự nhiên b. Tình hình kinh tế - xã hội * Tăng trưởng kinh tế Trong giai đoạn 2013-2017, tốc độ tăng trưởng GDP của thành phố đạt khá, tăng bình quân 11,5%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2014 là 2.106 USD/người/năm, đến năm 2015 thu nhập bình quân đầu người đã tăng lên 2.305 USD/người/năm. Gía trị tổng sản 9 phẩm tăng đều qua các năm, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2013 - 2017 là 29,24 %/ năm. Năm 2013 giá trị tổng sản phẩm là 9.005 tỷ đồng, tăng lên 16.512 tỷ đồng năm 2017. Tốc độ tăng trưởng kinh tế những năm qua có sự biến động không đáng kể, năm 2014 là 13,14% nhưng đến năm 2015 tăng lên 16,53%, qua năm 2017 tốc độ tăng trưởng có sự biến đổi lớn là 17,93%. Tổng thu ngân sách và tổng chi ngân sách trên địa bàn lại tăng lên. Tổng thu ngân sách những năm gần nhất biến động như sau: 2016 là 1.087 tỷ đồng tăng lên 1.329 tỷ đồng năm 2017 (+ 242 tỷ đồng), tổng chi ngân sách cũng được cân đối phù hợp với tình hình của địa phương, tạo sự ổn định cho ngân sách, tác động tích cực đến sự phát triển của thành phố. Về cơ cấu chuyển dịch kinh tế, thành phố Tam Kỳ đang chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng giá trị ngành thương mại, dịch vụ và công nghiệp trong khi tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản tuy giảm dần qua các năm nhưng chiếm tỷ trọng khá nhỏ. ta thấy tỷ trọng ngành thương mại và dịch vụ chiếm tỷ lệ khá cao và biến động không đều qua các năm, năm 2013 chiếm 71,66% đến năm 2016 chiếm 72,15% và biến đổi giảm đột ngột vào năm 2017 xuống còn 71,2% trong nền kinh tế; ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 24,89% năm 2013 và tăng lên 26,53% vào năm 2017, trong khi đó tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản chỉ chiếm 3,4% năm 2013 và giảm xuống 2,27% vào năm 2017. 2.1.2 Tình hình hoạt động của HKD trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam a. Đặc điểm của HKD trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Địa bàn thành phố Tam Kỳ gồm 13 đơn vị hành chính là: 9 10 phường gồm An Mỹ, An Phú, An Sơn, An Xuân, Hòa Hương, Hòa Thuận, Phước Hòa, Tân Thạnh, Trường Xuân và 4 xã gồm Tam Ngọc, Tam Phú, Tam Thăng, Tam Thanh. Với tổng diện tích đất tự nhiên là 100,26 km2. b. Quy mô phát triển của HKD trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Theo số liệu thống kê, đến cuối năm 2017, toàn thành phố trên 13.000 HKD. Với sự phát triển mạnh cả về số lượng và qui mô, thời gian gần đây, HKD đã góp một phần đáng kể vào tổng thu NSNN trên địa bàn, giải quyết công ăn việc làm cho một số lượng lớn lao động, là khởi đầu cho sự ra đời của nhiều doanh nghiệp, công ty lớn hoạt động trong địa bàn, qua đó góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương ngày càng phát triển. Qua số liệu bảng 2.6 cho thấy HKD trên địa bàn thành phố Tam Kỳ tập trung chủ yếu vào các ngành nghề thương mại - dịch vụ vào thời điểm cuối năm 2017 chiếm 86,1% trên tổng số hộ ĐKKD và tổng vốn kinh doanh. 2.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TAM KỲ TỈNH QUẢNG NAM 2.2.1 Thực trạng quản lý các thủ tục hành chính thuế a. Đăng ký thuế: Tính đến ngày 31/12/2017, Theo báo cáo của Chi cục thuế thành phố Tam Kỳ thì Chi cục đã tiếp nhận và hoàn thành thủ tục cấp MST cho 4.364 trường hợp. Trong đó HKD cá thể có đến 1.357 trường hợp đã được cấp MST trong năm 2013 là 15 hộ , năm 2014 là 19 hộ , năm 2015 là 23 hộ , năm 2016 là 26 hộ và năm 2017 là 29 hộ. Tất cả MST của các HKD là loại mã 10 số. 11 Bảng 2.7. Thống kê tình hình cấp mã số thuế ĐVT: Đơn vị nộp thuế Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Lũykế đến 31/12/2017 Tổng cộng 49 48 63 2.598 317 4.364 1.Cá nhân có thu nhập cao 25 19 11 2.445 254 2.710 2.Công ty cổ phần 1 1 7 9 12 30 3.Doanh nghiệp tư nhân 5 10 7 8 63 4.Hộ kinh doanh cá thể 15 19 23 26 29 1.357 Hợp tác xã 1 0 1 2 3 12 6.Công ty TNHH 3 2 8 6 7 45 7.Tổ chức KT, tổ chức chính trị 2 6 2 10 8.Tổ hợp tác 1 1 9.Đơn vị sự nghiệp, đv vũ trang 1 1 73 1 104 10.Khác 3 2 1 23 2 32 Nguồn: Đội KK&KTT - Chi cục thuế thành phố Tam Kỳ Như vậy nếu tính trong giai đoạn 5 năm 2013 - 2017, trên địa bàn thành phố Tam Kỳ có 935 HKD phát sinh mới được cấp giấy chứng nhận ĐKKD nhưng chỉ có 112 HKD trong số đó được cấp MST để quản lý thu thuế, đạt 12% trên tổng số HKD mới phát sinh, số còn lại 823 HKD chưa được cấp MST để quản lý thu thuế. Đây là con số rất lớn đáng quan tâm của Chi cục thuế. 12 b. Kê khai - ấn định thuế: Số lượng tờ khai thuế mà chi cục đã tiếp nhận và xử lý của năm luôn cao hơn năm trước. Qua đây thể hiện sự nổ lực đáng kể của Chi cục thuế trong công tác đôn đốc và xử lý tờ khai thuế đối với HKD. Tờ khai thuế do NNT lập và đây là một trong những cơ sở đầu tiên để cơ quan thuế tính toán và xác định số thuế phải nộp trong kỳ. Chính vì vậy việc đôn đốc NNT nộp đầy đủ tờ khai thuế có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý thu thuế đối với HKD. Tuy nhiên kết hợp số liệu 2 bảng 2.6 và 2.8 cho thấy số lượng tờ khai thuế đối với HKD nộp thuế theo hình thức khoán còn hạn chế so với số lượng tờ khai phải thực hiện theo quy định. Cụ thể, năm 2013 Chi cục thuế tiếp nhận và xử lý 2.373/2.936 tơ khai, đạt 80,1 %; năm 2014 tiếp nhận và xử lý 2.610/3.106 tờ khai, đạt 84 %; năm 2015 tiếp nhận và xử lý 2.634/3.305 tờ khai, đạt 79,7 %; năm 2016 tiếp nhận và xử lý 2.804/3.512 tờ khai, đạt 80 %; năm 2017 tiếp nhận và xử lý 3.005/3.710 tờ khai, đạt 81%. c. Tình hình thu nộp thuế: Giai đoạn từ 2013 đến 2017, các loại thuế chủ yếu áp dụng đối với HKD trên địa bàn thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam gồm có: Thuế môn bài, thuế GTGT, thuế TNCN Qua báo cáo tổng kết của Chi cục thuế thành phố Tam Kỳ cho thấy những năm gần đây Chi cục thuế đã có những nổ lực trong việc thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách. Kết quả thực hiện thu Ngân sách NN hằng năm luôn đạt và vượt so với dự toán được giao, và năm sau luôn cao hơn năm trước. Nếu xét tổng thu ngân sách chung trên toàn địa bàn thành phố thì kết quả thực hiện năm sau luôn cao hơn năm trước. Cụ thể năm 2014 so với năm 2013 tăng 3,8%; năm 2015 so với 2014 tăng 6,9%: 13 năm 2016so với 2015 tăng 4,5% và năm 2017 so với năm 2016 tăng 12,8%. Tuy nhiên nếu không tính chỉ tiêu thu từ tiền sử dụng đất thì tổng các khoản thu từ tiền thuế, phí và lệ phí năm 2014 bằng 104,5% so với năm 2013; năm 2015 bằng 100,1% so với năm 2014, năm 2016 bằng 102,4% so với năm 2015 và năm 2017 bằng 121,7% so với năm kề trước 2016. Nếu tính riêng số thu từ HKD thì năm 2014 thu bằng 107,2% của năm 2013; năm 2015 thu bằng 102,2% của năm 2014; năm 2016 thu bằng 107,9% năm 2015 và đặc biệt năm 2017 thu bằng 116,8% năm 2016. Điều này cho thấy sự nổ lực của cán bộ thuế tạ Chi cục thuế thành phố Tam Kỳ trong việc theo dõi và đôn đốc thu nộp thuế. d. Giải quyết miễn giảm - xóa nợ tiền thuế, tiền phạt. Theo báo cáo của Chi cục thuế thành phố Tam Kỳ trong các năm giai đoạn từ 2013-2017, ngoài việc thực hiện miễn giảm thuế theo cacschur trương của Chính phủ đưa ra nhằm kích cầu nền kinh tế thì đối với các HKD chủ yếu trường hợp được xét mễn giảm thuế như: hộ xin ngưng, nghỉ kinh doanh. Việc xem xét và quyết định miễn, giảm thuế cho các HKD nhìn chung đã được thực hiện theo đúng quy trình của Quyết định số 528/QĐ – TCT ngày 29/5/2008 của Tổng cục thuế. Bảng 2.11. Kết quả miễn, giảm thuế đối với HKD Qua bảng số liệu bảng 2.10 và bảng 2.11 cho thấy, Cụ thể năm 2013 có 5003 lượt hộ nộp đơn, năm 2014 có 547 lượt hộ, năm 2015 có 588 lượt hộ, năm 2016 có 641 lượt hộ và năm 2017 có đến 676 lượt hộ. Trong khi đó số HKD ngưng, nghỉ giả được phát hiện qua công tác kiểm tra, xác minh là: năm 2013 là 8; năm 1014 là 5; năm 2015 là 6; năm 2016 là 7 và gần đây nhất năm 2017 là 24 lượt hộ. Điều này cho thấy có thể sẽ có một số hộ nộp đơn ngưng, nghỉ kinh 14 doanh nhưng là giả vẫn được giải quyết miễn, giảm thuế. Đây là điểm hạn chế lớn trong công tác quản lý thuế tại Chi cục thuế thành phố Tam Kỳ cần quan tâm xem xét khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế đối với HKD. 2.2.2 Thực trạng giám sát việc tuân thủ pháp luật thuế a. Quản lý thông tin về người nộp thuế: Tại Chi cục thuế thành phố Tam Kỳ, công tác quản lý HKD do Đội thuế liên xã phường quản lý trực tiếp. Sau khi hướng dẫn chủ hộ lập thủ tục kê khai, cán bộ quản lý thuế tại địa bàn lập bảng kê và chuyển hồ sơ số HKD phát sinh về đội KK-KKT để kiểm tra và nhập thông tin vào CSDL của Chi cục thuế. Bảng 2.12. Tình hình quản lý hộ Năm Số hộ theo thống kê đến 31/12 Số hộ có nộp thuế Tỷ lệ (%) Môn bài Thuế GTGT, TNCN Số hộ có nộp thuế MB/TK Số hộ có nộp thuế GTGT, TNCN/TK (1) (2) (3) (4) (5 = 3/2) (6 = 4/2) 2013 3.
Luận văn liên quan