Tóm tắt Luận văn Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn quận Sơn trà, thành phố Đà Nẵng

Quận Sơn Trà là địa bàn có hoạt động du lịch diễn ra sôi động. Hàng năm, Sơn Trà đóng góp hơn 400 tỷ đồng vào NSNN, trong đó nguồn thu từ lĩnh vực du lịch chiếm 25% trong tổng thu ngân sách toàn quận. Việc áp dụng cơ chế “tự khai, tự nộp thuế” dưới sự kiểm soát của cơ quan thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 đã trao quyền cho DN nói chung và DN du lịch nói riêng được tự quyết định trong việc kê khai, tính và nộp thuế. Tuy nhiên, tình hình kê khai và nộp thuế GTGT của các DN du lịch là quá thấp, chưa phản ánh đúng quy mô, thực tế hoạt động kinh doanh của DN. Tình trạng gian lận thuế, trốn thuế dưới nhiều hình thức tinh vi, khó phát hiện dẫn đến thất thoát về thuế GTGT ngày càng lớn. Với lý do đó, đề tài “Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng” có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn

pdf26 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 435 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn quận Sơn trà, thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -------------- NGUYỄN MỸ NHUNG QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KNIH TẾ Mã số: 60.34.04.10 Đà Nẵng - Năm 2018 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : GS.TS. VÕ XUÂN TIẾN Phản biện 1: TS. Nguyễn Hồng Cử Phản biện 2: GS.TS Nguyễn Văn Song Luận văn được bảo vệ trước hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý Kinh tế họp tại Trường Đại Học Kinh Tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 12 tháng 08 năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thông tin – học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quận Sơn Trà là địa bàn có hoạt động du lịch diễn ra sôi động. Hàng năm, Sơn Trà đóng góp hơn 400 tỷ đồng vào NSNN, trong đó nguồn thu từ lĩnh vực du lịch chiếm 25% trong tổng thu ngân sách toàn quận. Việc áp dụng cơ chế “tự khai, tự nộp thuế” dưới sự kiểm soát của cơ quan thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 đã trao quyền cho DN nói chung và DN du lịch nói riêng được tự quyết định trong việc kê khai, tính và nộp thuế. Tuy nhiên, tình hình kê khai và nộp thuế GTGT của các DN du lịch là quá thấp, chưa phản ánh đúng quy mô, thực tế hoạt động kinh doanh của DN. Tình trạng gian lận thuế, trốn thuế dưới nhiều hình thức tinh vi, khó phát hiện dẫn đến thất thoát về thuế GTGT ngày càng lớn. Với lý do đó, đề tài “Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng” có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu tổng quát: Trên cơ sở phân tích thực trạng để đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT đối với các DN du lịch trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng trong thời gian đến. - Mục tiêu cụ thể: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý thuế GTGT; Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế GTGT đối với các DN du lịch trên địa bàn quận Sơn Trà, giai đoạn 2013 – 2017; Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT đối với các DN du lịch trên địa bàn quận Sơn Trà trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác quản lý thuế GTGT đối với các DN du lịch trên địa bàn quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng. b. Phạm vi nghiên cứu - Về mặt nội dung: Đề tài nghiên cứu những vấn đề cơ bản về công tác quản lý thuế GTGT đối với các DN du lịch trên địa bàn quận Sơn Trà. - Về mặt không gian: Các nội dung trên được nghiên cứu trên địa bàn quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng. - Về mặt thời gian: Giai đoạn 2013-2017 và các giải pháp được đề xuất trong luận văn có ý nghĩa trong 5 năm tới. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu: Luận văn sử dụng thông tin số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo về nhiệm vụ thu NSNN các năm, giai đoạn 2013-2017. - Phương pháp phân tích: Tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp: Phương pháp thống kê mô tả và phương pháp kế thừa. 5. Bố cục đề tài: Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý thuế. Chương 2: Thực trạng quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ THUẾ 1.1. KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 1.1.1. Một số khái niệm a. Thuế Giá trị gia tăng Thuế GTGT là loại thuế gián thu tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa và dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được thu ở khâu tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ. b. Quản lý thuế Giá trị gia tăng Quản lý thuế GTGT là hoạt động quản lý Nhà nước của cơ quan thuế tác động đến để đảm bảo thực thi pháp luật về thuế GTGT với mục đích thu đúng, thu đủ, thu kịp thời thuế GTGT cho NSNN. 1.1.2. Đặc điểm của các doanh nghiệp du lịch Đặc điểm quản lý thuế đối với các doanh nghiệp du lịch: - Hoạt động kinh doanh du lịch mang tính thời vụ, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội. - Đối tượng phục vụ của doanh nghiệp du lịch luôn di động và phức tạp hơn so với các ngành khác. - Giá thành của sản phẩm du lịch mà các doanh nghiệp cung cấp thường xuyên thay đổi theo thời vụ. - Du lịch là một ngành mang tính tổng hợp cao, bao gồm nhiều ngành nghề khác nhau, hoạt động hiện nay trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, dịch vụ hết sức phong phú. Các hoạt động này có quy trình công nghệ khác nhau, doanh thu và chi phí kinh doanh cũng không giống nhau. - Sản phẩm của hoạt động du lịch và dịch vụ nói chung không có hình thái vật chất, không có quá trình nhập, xuất kho. - Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch của các doanh nghiệp được tiến hành đồng thời, ngay cùng một địa điểm. 1.1.3. Ý nghĩa của quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp du lịch - Đảm bảo nguồn thu thuế GTGT ổn định cho NSNN. - Nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng của NNT. - Bảo vệ quyền lợi, sự công bằng về thuế GTGT giữa các DN, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, làm tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước, góp phần hoàn thành các mục tiêu kinh tế xã hội. 1.2. NỘI DUNG CỦA QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 1.2.1. Tuyên truyền, hỗ trợ ngƣời nộp thuế - Tuyên truyền pháp luật về thuế là hoạt động nhằm phổ biến, truyền bá những tư tưởng, quan điểm, nội dung cơ bản của chính sách thuế, quản lý thuế đến NNT. - Hỗ trợ NNT là công tác hướng dẫn cụ thể các Luật thuế, cung cấp và giải đáp vướng mắc về thủ tục và nội dung các sắc thuế. - Công tuyên truyền, hỗ trợ NNT nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm và tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế của NNT. - Các hình thức tuyên truyền như qua hệ thống tuyên giáo; tờ rơi; áp-phích; các phương tiện thông tin đại chúng; trang thông tin điện tử Hình thức hỗ trợ cho NNT như tập huấn, đối thoại, giải đáp qua điện thoại, trực tiếp tại CQT, bằng văn bản Các tiêu chí đánh giá: Số bài viết tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; Số lượt NNT được giải đáp vướng mắc tại CQT trên số cán bộ của bộ phận tuyên truyền hỗ trợ; Số lượt NNT được giải đáp vướng mắc qua điện thoại trên số cán bộ của bộ phận tuyên truyền hỗ trợ; Tỷ lệ văn bản trả lời NNT đúng hạn; Số cuộc đối thoại, lớp tập huấn đã tổ chức trên số cán bộ của bộ phận tuyên truyền hỗ trợ. 1.2.2. Lập dự toán thu thuế Lập dự toán thu thuế là việc xác định các chỉ tiêu dự toán và xây dựng các biện pháp để thực hiện các chỉ tiêu đề ra. Trên cơ sở xây dựng dự toán thu hàng năm, Cơ quan thuế thực hiện quản lý thu các khoản theo dự toán, đảm bảo đạt và vượt dự toán. Dự toán thu thuế thường được chia làm ba loại: dự toán năm, dự toán quý, và dự toán tháng. Các tiêu chí đánh giá công tác lập dự toán thu thuế: Tổng thu thuế GTGT qua các năm; Tỷ lệ thực hiện thu so với dự toán; Tỷ lệ thực hiện thu so với năm trước. 1.2.3. Tổ chức thu thuế a. Tổ chức bộ máy quản lý thuế Bộ máy quản lý thuế được tổ chức hợp lý, thực hiện đầy đủ các chức năng QLT sẽ phát huy được tối đa hiệu lực của toàn bộ hệ thống thuế và ngược lại sẽ kìm hãm và hạn chế tác dụng của bộ máy. Các tiêu chí đánh giá: Tỷ lệ cán bộ làm việc tại 4 chức năng quản lý thuế chính (gồm: đội KK-KTT&TH, đội QLN-CCN, đội KT- KTNB và đội TT-HT-NV-DT); Tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học trở lên; Số cán bộ giảm hàng năm trên tổng số cán bộ của CQT; Số cán bộ được tuyển dụng mới trên tổng số cán bộ của cơ quan thuế. b. Đăng ký, kê khai, nộp thuế - Đăng ký thuế: là việc NNT kê khai những thông tin của NNT theo mẫu quy định và nộp tờ khai cho cơ quan thuế để bắt đầu thực hiện nghĩa vụ về thuế với nhà nước theo quy định của pháp luật. - Kê khai, tính thuế: là việc NNT tự kê khai và tự xác định số thuế phải nộp phát sinh trong kỳ tình thuế theo quy định của Luật thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành. - Nộp thuế là việc NNT thực hiện nộp tiền thuế vào NSNN (trực tiếp hoặc theo phương thức điện tử) theo đúng thời hạn quy định. Các tiêu chí đánh giá: Tỷ lệ DN khai thuế qua mạng trên số DN đang hoạt động; Số tờ khai thuế bình quân trên một cán bộ bộ phận kê khai và kế toán thuế; Số tờ khai thuế nộp đúng hạn trên số tờ khai thuế đã nộp; Số tờ khai thuế đã nộp trên số tờ khai thuế phải nộp; Số tờ khai thuế không có lỗi số học trên số tờ khai thuế đã nộp. 1.2.4. Hoàn thuế Hoàn thuế GTGT là việc NSNN trả lại cho cơ sở kinh doanh hoặc tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ số tiền thuế đầu vào đã trả khi mua hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh còn chưa được khấu trừ trong kỳ tính thuế hoặc hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp tiêu dùng của tổ chức, cá nhân đó không thuộc diện chịu thuế. Các tiêu chí đánh giá công tác hoàn thuế: Số hồ sơ hoàn thuế được giải quyết đúng hạn trên số hồ sơ hoàn thuế phải giải quyết; Sự hài lòng của NNT đối với công tác quản lý hoàn thuế của CQT. 1.2.5. Kiểm tra thuế, thanh tra thuế và xử lý vi phạm pháp luật về thuế a. Kiểm tra thuế, thanh tra thuế Kiểm tra thuế, thanh tra thuế là hoạt động giám sát của CQT đối với các hoạt động, giao dịch liên quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hình thực hiện thủ tục hành chính thuế, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế, nhằm đảm bảo pháp luật thuế được thực thi nghiêm chỉnh. - Kiểm tra thuế được thực hiện dưới hai hình thức: Kiểm tra tại trụ sở CQT và Kiểm tra tại trụ sở NNT - Thanh tra thuế được tiến hành trong các trường hợp: thanh tra theo kế hoạch; thanh tra đột xuất khi phát hiện NNT có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế; Các tiêu chí đánh giá công tác kiểm tra thuế, thanh tra thuế: Tỷ lệ DN đã thanh tra, kiểm tra; Tỷ lệ DN thanh tra, kiểm tra phát hiện có sai phạm; Số thuế truy thu bình quân một cuộc thanh tra,kiểm tra; Số doanh nghiệp đã thanh tra, kiểm tra trên số cán bộ của bộ phận thanh tra, kiểm tra. b. Xử lý vi phạm pháp luật về thuế của NNT Xử lý vi phạm pháp luật về thuế là các hoạt động của chủ thể có thẩm quyền căn cứ và các quy định hiện hành áp dụng các biện pháp xử lý hành chính hoặc hình sự đối với các tổ chức cá nhân vi phạm pháp luật về thuế. Cơ quan thuế phải xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật thuế, tránh trường hợp người bị xử lý, người không, gây bất công bằng trong hiện nghĩa vụ thuế. Các tiêu chí đánh giá công tác xử lý vi phạm pháp luật về thuế của NNT: Tỷ lệ số quyết định xử lý vi phạm đã ban hành trên số quyết định phải xử lý, Số tiền phạt vi phạm, Số lỗ giảm và số thuế khấu trừ giảm sau kiểm tra. c. Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế Cưỡng chế là biện pháp hành chính mà cơ quan quản lý thuế áp dụng nhằm đảm bảo nghĩa vụ nộp thuế của NNT khi NNT không thực hiện, trốn tránh trách nhiệm nộp thuế của mình theo quy định của pháp luật. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế: trích tiền từ trong tài khoản của người nộp thuế, thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp... và các biện pháp khác theo quy định của pháp luật. Các tiêu chí đánh giá công tác cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế: Tỷ lệ tiền nợ thuế GTGT với số thực hiện thu thuế GTGT, Tỷ lệ tiền thuế GTGT đã nộp NSNN đang chờ điều chỉnh; Tỷ lệ hồ sơ gia hạn nộp thuế được giải quyết đúng hạn. 1.2.6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế - Khiếu nại: Là việc công dân, cơ quan, tổ chức đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. - Tố cáo: là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 1.3.1. Nhân tố về điều kiện kinh tế - xã hội 1.3.2. Nhân tố từ cơ quan quản lý nhà nƣớc a. Chính sách và pháp luật về Thuế b. Công tác phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước 1.3.3. Nhân tố thuộc về đối tƣợng nộp thuế 1.3.4. Các nhân tố khác CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH 2.1.1. Đặc điểm xã hội Quận Sơn Trà có diện tích: 59,32 km2, chiếm 4,62% diện tích toàn thành phố; dân số (năm 2016) đạt 162.342 người; gồm 07 đơn vị hành chính cấp phường. Hiện nay, Sơn Trà là quận loại 1 thứ ba của thành phố Đà Nẵng, sau các quận Liên Chiểu và Hải Châu. Hạ tầng đô thị phát triển, liên thông với các quận huyện khác tạo điều kiện thúc đẩy kết nối giao thương, phát triển du lịch. Diện mạo đô thị văn minh hiện đại được hình thành khá rõ nét; các lĩnh vực văn hóa, giáo dục được chú trọng đầu tư. Tuy nhiên, Sơn Trà hiện nay cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn: Hạ tầng đô thị đang trong quá trình khớp nối, nhiều điểm nóng về môi trường chưa được xử lý triệt để, công tác quản lý trật tự đô thị còn bất cập, hạn chế. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế Trong một vài năm gần đây, lĩnh vực du lịch của quận đã có nhiều khởi sắc theo hướng tích cực đã thu hút khách du lịch đến tham quan, nghỉ ngơi. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, trong đó, ngành dịch vụ có tỷ trọng lớn nhất và tăng lên nhanh. Kinh tế quận duy trì được tốc độ tăng trưởng khá. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn tăng bình quân 16,88%/năm. Tổng thu Ngân sách toàn quận tăng dần qua các năm từ 2012-2016. Kết quả thu ngân sách trên địa bàn quận Sơn Trà hằng năm luôn đạt và vượt chỉ tiêu đề ra 2.1.3. Đặc điểm của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng Số lượng các DN du lịch ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng số doanh nghiệp trên địa bàn, từ 21.71% năm 2012 lên 28.26% năm 2016. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh du lịch của các DN là một ngành kinh doanh dịch vụ đặc thù, rất khó kiểm soát về việc kê khai thuế, phần lớn các DN du lịch trên địa bàn có đặc điểm: Mang tính nhỏ lẻ, hình thức kinh doanh chưa chuyên nghiệp; quy mô nhỏ, số vốn đầu tư thấp; lao động ít; đội ngũ lao động có tay nghề không đồng đều, phần lớn chưa qua đào tạo; công tác kế toán thuế chưa được coi trọng; phần đa các DN thiếu tự giác trong việc thực hiện nghĩa vụ kê khai, nộp thuế đối với Nhà nước. Trong những năm gần đây, nhờ công tác quản lý thuế được chú trọng, ý thức chấp hành pháp luật thuế của NNT ngày càng được nâng cao. NNT đã tự giác hơn trong việc khai thuế, nộp thuế.Tuy nhiên, còn những DN lợi dụng lỗ hỏng của pháp luật để trốn thuế. 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN SƠN TRÀ 2.2.1. Công tác tuyên truyền, hỗ trợ ngƣời nộp thuế - Về công tác tuyên truyền: Chi cục thuế Sơn Trà đã triển khai công tác tuyên truyền ở tất cả các khâu, các bộ phận dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Một số kết quả cụ thể: Bảng 2.1. Kết quả công tác tuyên truyền đối với các doanh nghiệp du lịch giai đoạn 2013 - 2017 Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 Số bài đăng trên trang thông tin điện tử ngành (Số) 15 22 30 40 52 Số biển báo, pano, áp phích (biển) 1.054 1.168 2.500 3.790 6.064 Số buổi đối thoại, lớp tập huấn đã tổ chức (buổi) 11 13 16 18 22 Số buổi đối thoại, lớp tập huấn đã tổ chức/Số cán bộ của bộ phận tuyên truyền, hỗ trợ (buổi) 4 4 4 5 6 (Nguồn: Các báo cáo tổng kết của Chi cục Thuế quận Sơn Trà từ 2013 đến 2017) - Về công tác hỗ trợ: Chi cục thuế đã thực hiện hỗ trợ người nộp thuế thông qua nhiều hình thức: Hỗ trợ trực tiếp, qua điện thoại hoặc giải đáp chính sách bằng văn bản Số lượt NNT được giải đáp vướng mắc trên số cán bộ của bộ phận tuyền truyền, hỗ trợ NNT tăng lên qua các năm, từ 40 lượt năm 2017 tăng lên 66 lượt năm 2016. Tỷ lệ văn bản trả lời đúng hạn năm 2017 cũng tăng gần 6% so với thời điểm năm 2013 cho thấy công tác hỗ trợ NNT càng ngày càng được chú trọng về chất lượng. 2.2.2. Công tác lập dự toán thu thuế Dự toán thu thuế GTGT, cụ thế đối với các DN du lịch cũng được Chi cục thuế giao chỉ tiêu cụ thể. Kết quả thực hiện dự toán thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp du lịch thể hiện ở bảng 2.2. Bảng 2.2. Kết quả thực hiện dự toán thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp du lịch giai đoạn 2013-2017 Năm Tổng thu thuế GTGT đối với các DN du lịch tại Chi cục thuế Dự toán (tr.đ) Thực hiện (tr.đ) Tỷ lệ thực hiện so với dự toán (%) Tỷ lệ thực hiện so với năm trước (%) 2013 25.435 23.556 92,61 154,52 2014 25.109 21.354 85,05 90,65 2015 23.315 28.315 121,44 132,60 2016 26.420 29.735 112,55 105,02 2017 28.581 34.242 119,81 115,16 (Nguồn: Các báo cáo tổng kết của Chi cục Thuế quận Sơn Trà từ 2013 đến 2017) Kết quả thu thuế GTGT đối với các DN du lịch luôn đạt trên 85% so với dự toán được giao. Tuy nhiên, công tác lập dự toán vẫn chưa hợp lý, chưa thực sự bám sát thực tế, thời gian xây dựng dự toán thường quá sớm nên số ước thực hiện thường không chính xác. 2.2.3. Công tác tổ chức thu thuế a. Tổ chức bộ máy quản lý thuế: Chi cục được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng gồm: Ban lãnh đạo và 10 Đội chức năng. Chất lượng nguồn nhân lực ngày càng được chú trọng. Cơ sở vật chất tiện nghi và đầy đủ trang thiết bị hỗ trợ cho công tác QLT. b. Đăng ký, kê khai, nộp thuế - Đăng ký thuế: Số lượng DN kinh doanh du lịch đăng ký hoạt động kinh doanh tăng dần qua các năm từ 2013-2017 (từ 399 đơn vị năm 2013 lên đến 721 đơn vị năm 2017). Tuy nhiên, tỷ lệ DN du lịch đóng MST tăng từ 7,52% năm 2013 lên 9,99% năm 2017. - Kê khai, nộp thuế + Về kê khai thuế: Đến ngày 31/12/2017, 100% số doanh nghiệp tại Chi cục đã thực hiện việc kê khai thuế điện tử. Số lượng tờ khai phải nộp, đã nộp, nộp đúng hạn tăng lên cả về số lượng và chất lượng, thể hiện qua bảng 2.3. Bảng 2.3. Tình hình nộp tờ khai GTGT của các doanh nghiệp du lịch giai đoạn 2013-2017 Năm Số tờ khai thuế phải nộp (tờ khai) Số tờ khai thuế đã nộp Số tờ khai thuế nộp đúng hạn Số lượng (tờ khai) Tỷ lệ tờ khai thuế đã nộp (%) Số lượng (tờ khai) Tỷ lệ tờ khai nộp đúng hạn (%) 2013 1.715 1.539 89,70 1.437 93,42 2014 1.943 1.788 92,03 1.685 94,26 2015 2.248 2.139 95,15 2.020 94,45 2016 2.580 2.488 96,42 2.398 96,38 2017 2.957 2.894 97,87 2.847 98,38 (Nguồn: Các báo cáo tổng kết của Chi cục Thuế quận Sơn Trà từ 2013 đến 2017) + Về nộp thuế: Tính đến 31/12/2017, số DN du lịch đăng ký nộp thuế điện tử đạt 96,26%. Tỷ lệ thuế GTGT đã nộp luôn đạt trên 85% cho thấy các giải pháp QLT được triển khai mạnh mẽ thời gian qua đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành nghĩa vụ thuế của NNT. 2.2.4. Công tác hoàn thuế Công tác hoàn thuế GTGT cho DN được Chi cục thực hiện chặt chẽ theo các quy định của Luật Thuế, hạn chế tối đa việc DN kê khai thuế không đúng để trục lợi từ NSNN, thể hiện ở bảng 2.4. Bảng 2.4. Kết quả giải quyết hồ sơ đề nghị hoàn thuế đối với các doanh nghiệp du lịch giai đoạn 2013-2017 Năm Số lượng hồ sơ tiếp nhận (hồ sơ) Số hồ sơ đã giải quyết cho NNT (hồ
Luận văn liên quan