Quản trị chuỗi cung ứng là một nội dung quan trọng trong các
doanh nghiệp. Quản trị chuỗi cung ứng tốt sẽ giúp doanh nghiệp sống
khỏe hơn trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, gia tăng lợi nhuận và
phục vụ tốt hơn cho người tiêu dùng và đó cũng là điều quan trọng nhất
của doanh nghiệp.
DN tư nhân dịch vụ nông nghiệp Ea Kmat tỉnh Đắk Lắk là DN
hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp. Trong đó, kinh
doanh giống cây cà phê là hoạt động kinh doanh chủ lực của DN.
Xác định tầm quan trọng trong công tác quản trị cung ứng giống cây
cà phê quyết định đến mục tiêu xã hội, mục tiêu kinh tế mà DN đã đề
ra cho nên trong những năm qua, DN đã chú trọng vào việc quản trị
cung ứng giống cây cà phê. Tuy nhiên, công tác quản trị cung ứng
giống cây cà phê đã được DN quan tâm, chú trọng nhưng vẫn còn
nhiều vấn đề khó khăn. Một trong những vấn đề đó là về nguồn cung
cấp giống cây cà phê cho DN vì trong thời gian gần đây, hộ gia đình,
vườn ươm, CT cung ứng giống cây cà phê đang có xu hướng cung
cấp lượng hàng không đúng tiêu chuẩn làm ảnh hưởng khá lớn đến
hình ảnh, uy tín và hoạt động kinh doanh của DN. Chính vì vậy, tìm
và lựa chọn nhà cung cấp giống cây cà phê là hoạt động quan trọng
trong quản trị cung ứng giống cây cà phê của DN. Cho nên trong đề
này tập trung vào vấn đề là làm thế nào để tìm và lựa chọn nhà cung
cấp giống cây cà phê chất lượng cho DN. Nhận thức được tầm quan
trọng của hoạt động này tôi xin chọn đề tài: "Quản trị cung ứng
giống cây cà phê tại doanh nghiệp tư nhân dịch vụ nông nghiệp
Ea Kmat tỉnh Đắk Lắk" làm hướng nghiên cứu cho luận văn tốt
nghiệp của mình
27 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 404 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản trị cung ứng giống cây cà phê tại doanh nghiệp tư nhân dịch vụ nông nghiệp Ea Kmat tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN THANH HẢI
QUẢN TRỊ CUNG ỨNG GIỐNG CÂY CÀ PHÊ TẠI
DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP
EA KMAT TỈNH ĐẮK LẮK
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60.34.01.02
Đà Nẵng - 2017
Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS. TS. NGUYỄN PHÚC NGUYÊN
Phản biện 1: TS. LÊ THỊ MINH HẰNG
Phản biện 2: TS. LÊ ĐỨC NIÊM
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Trường Đại học Tây
Nguyên vào ngày 13 tháng 8 năm 2017
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết đề tài
Quản trị chuỗi cung ứng là một nội dung quan trọng trong các
doanh nghiệp. Quản trị chuỗi cung ứng tốt sẽ giúp doanh nghiệp sống
khỏe hơn trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, gia tăng lợi nhuận và
phục vụ tốt hơn cho người tiêu dùng và đó cũng là điều quan trọng nhất
của doanh nghiệp.
DN tư nhân dịch vụ nông nghiệp Ea Kmat tỉnh Đắk Lắk là DN
hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp. Trong đó, kinh
doanh giống cây cà phê là hoạt động kinh doanh chủ lực của DN.
Xác định tầm quan trọng trong công tác quản trị cung ứng giống cây
cà phê quyết định đến mục tiêu xã hội, mục tiêu kinh tế mà DN đã đề
ra cho nên trong những năm qua, DN đã chú trọng vào việc quản trị
cung ứng giống cây cà phê. Tuy nhiên, công tác quản trị cung ứng
giống cây cà phê đã được DN quan tâm, chú trọng nhưng vẫn còn
nhiều vấn đề khó khăn. Một trong những vấn đề đó là về nguồn cung
cấp giống cây cà phê cho DN vì trong thời gian gần đây, hộ gia đình,
vườn ươm, CT cung ứng giống cây cà phê đang có xu hướng cung
cấp lượng hàng không đúng tiêu chuẩn làm ảnh hưởng khá lớn đến
hình ảnh, uy tín và hoạt động kinh doanh của DN.. Chính vì vậy, tìm
và lựa chọn nhà cung cấp giống cây cà phê là hoạt động quan trọng
trong quản trị cung ứng giống cây cà phê của DN. Cho nên trong đề
này tập trung vào vấn đề là làm thế nào để tìm và lựa chọn nhà cung
cấp giống cây cà phê chất lượng cho DN. Nhận thức được tầm quan
trọng của hoạt động này tôi xin chọn đề tài: "Quản trị cung ứng
giống cây cà phê tại doanh nghiệp tư nhân dịch vụ nông nghiệp
Ea Kmat tỉnh Đắk Lắk" làm hướng nghiên cứu cho luận văn tốt
nghiệp của mình.
2
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về chuỗi cung ứng và quản
trị chuỗi cung ứng nhằm vận dụng vào việc tìm và lựa chọn nhà cung
cấp giống cây cà phê tốt cho DN tư nhân dịch vụ nông nghiệp Ea
Kmat tỉnh Đắk Lắk.
- Đánh giá thực trạng công tác tìm và lựa chọn nhà cung cấp
trong việc quản trị cung ứng giống cây cà phê tại DN tư nhân dịch vụ
nông nghiệp Ea Kmat tỉnh Đắk Lắk.
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác tìm và lựa chọn
NCU nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị cung ứng giống cây
cà phê tại DN tư nhân dịch vụ nông nghiệp Ea Kmat tỉnh Đắk Lắk.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về việc tìm và lựa chọn nhà cung cấp trong hoạt
động quản trị cung ứng giống cây cà phê của DN tư nhân dịch vụ
nông nghiệp Ea Kmat tỉnh Đắk Lắk.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về việc tìm và lựa
chọn nhà cung cấp giống cây cà phê trong hoạt động quản trị cung
ứng giống cây cà phê tại DN tư nhân dịch vụ nông nghiệp Ea Kmat
tỉnh Đắk Lắk.
- Về không gian: Đề tài thực hiện nghiên cứu trong không gian
DN tư nhân dịch vụ nông nghiệp Ea Kmat tỉnh Đắk Lắk.
- Về thời gian: Hoạt động quản trị cung ứng tại DN từ năm 2014
đến năm 2016.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: thu thập các nguồn tài liệu từ
sách, các luận văn đã bảo vệ thành công, các đề tài khoa học về quản
3
trị chuỗi cung ứng, tìm và lựa chọn nhà cung cấp để hình thành một
hệ thống cơ sở lý luận đầy đủ về hoạt động này.
- Phương pháp thống kê mô tả: thu thập số liệu về kết quả hoạt
động kinh doanh của DN tư nhân dịch vụ nông nghiệp Ea Kmat giai
đoạn 2014 – 2016 để tổng hợp, so sánh, phân tích và thể hiện các số
liệu đó trên các bảng biểu, biểu đồ để có được cái nhìn tổng quát về
nhu cầu giống cây cà phê trong các năm qua phục vụ cho việc xác
định nguồn cung ứng và thực trạng cung ứng giống cây cà phê của
DN.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: xem xét tính thực tiễn
công tác tìm và lựa chọn nhà cung cấp của DN đã thực hiện để đạt
được mục tiêu trong hoạt động kinh doanh của mình, từ đó đề xuất
những giải pháp cho công tác tìm và lựa chọn nhà cung cấp để nâng
cao hiệu quả công tác quản trị cung ứng giống cây cà phê tại DN.
5. Bố cục và kết cấu đề tài
Chương 1: Lý luận cơ bản về quản trị chuỗi cung ứng, tìm và
lựa chọn nhà cung cấp
Chương 2: Thực trạng công tác quản trị cung ứng giống cây cà
phê tại DN tư nhân dịch vụ nông nghiệp Ea Kmat tỉnh Đắk Lắk
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị cung
ứng giống cây cà phê tại DN tư nhân dịch vụ nông nghiệp Ea Kmat
tỉnh Đắk Lắk.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
4
CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG, TÌM
VÀ LỰA CHỌN NHÀ CUNG CẤP
1.1. QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
1.1.1. Cung ứng và chuỗi cung ứng
Theo quan điểm trước đây, cung ứng được hiểu bao gồm hai
chức năng bộ phận là mua và quản lý dự trữ (tồn kho). Đến giai đoạn
hiện nay thì “cung ứng” không còn gói gọn trong hai bộ phận chức
năng mua và dự trữ nữa mà đã phát triển rộng hơn với nhiều nội
dung và xuất hiện thuật ngữ “chuỗi cung ứng” (supply chain) từ
những năm 60 của thế kỉ XX.
Hình 1.1. Chuỗi cung ứng điển hình
(Nguồn: TS. Nguyễn Phúc Nguyên và TS. Lê Thị Minh Hằng,
Quản Trị Chuỗi Cung Ứng, NXB Đà Nẵng, 2016)
Trong một chuỗi cung ứng điển hình, nguyên vật liệu có thể
được mua từ một hoặc nhiều nhà cung cấp khác nhau; đối với những
Nhà
cung cấp
Nguyên
vật liệu
Chi phí
Nguyên
vật liệu
Chi phí
vận
chuyển
Nhà sản
xuất linh
kiện
trung
gian
Nhà sản
xuất sản
phẩm
cuối cùng
Khách
hàng
Chi phí
tồn kho
Nhà kho
và trung
tâm phân
phối
5
sản phẩm có cấu tạo phức tạp thì các bộ phận có thể được sản xuất ở
các nhà sản xuất linh kiện trung gian. Sản phẩm sản xuất ra có thể
phải lưu kho hoặc thông qua các nhà bán buôn, bán lẻ,... rồi mới đến
khách hàng cuối cùng.
Lợi ích của chuỗi cung ứng
- Lợi ích của chuỗi cung ứng là giảm bớt các trung gian.
- Vì có các nhà phân phối trung gian, do vậy nhà sản xuất có thể
bố trí cơ sở sản xuất tại vị trí tốt nhất, mà không phải phụ thuộc nhiều
vào vị trí của khách hàng cuối cùng.
- Thông qua việc tập trung hoạt động sản xuất ở một cơ sở lớn,
nhà sản xuất hưởng lợi từ tính kinh tế nhờ quy mô.
Cấu trúc chuỗi cung ứng
1.1.2. Quản trị chuỗi cung ứng
Trong một chuỗi cung ứng điển hình, doanh nghiệp mua nguyên
vật liệu từ một hoặc nhiều nhà cung cấp; các bộ phận, chi tiết hoặc
thậm chí sản phẩm sau đó được sản xuất ở một số nhà máy và được
vận chuyển đến nhà kho để lưu trữ ở giai đoạn trung gian, cuối cùng
đến nhà bán lẻ và khách hàng. Do đó, quản trị chuỗi cung ứng là vấn
đề cần bàn.
Nội dung của quản trị chuỗi cung ứng
- Thu mua - Tổ chức quá trình sản xuất
- Phân phối - Tồn kho.
- Vận tải - Thông tin.
1.2. QUẢN TRỊ CUNG ỨNG
1.2.1. Hoạch định nhu cầu
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của
nhiều nhân tố khác nhau nhưng có hai nhân tố tác động đến kế hoạch
kinh doanh của DN là hoạch định nhu cầu và tìm, lựa chọn NCU.
6
- Dự báo nhu cầu
- Các nguồn thông tin cho dự báo
- Phương pháp dự báo
1.2.2. Thu mua
- Khái niệm thu mua
- Vai trò
- Nội dung của thu mua
+ Xác định nhu cầu thu mua:
+ Tìm và lựa chọn nhà cung cấp:
+ Thương lượng và đặt hàng:
+ Theo dõi và kiểm tra giao nhận hàng:
+ Đánh giá kết quả thu mua:
1.2.3. Xác định nguồn cung ứng
1. Các nhà cung cấp hiện tại
2. Đại diện bán hàng.
3. Thông tin cơ sở dữ liệu
4. Kinh nghiệm.
5. Thư mục Thương mại
6. Triển lãm.
7. Bên thứ hai hoặc thông tin gián tiếp.
8. Nguồn nội bộ
9. Truy cập Internet
Mục đích:
Xác định nguồn cung ứng (nhận diện NCU) là nhằm xác định số
lượng các NCU có sẵn trên thị trường, lên danh sách các NCU mà công
ty mua cần quan tâm và thu thập thông tin về các NCU này nhằm làm cơ
sở để đánh giá NCU.
7
1.2.4. Đánh giá các nhà cung ứng tiềm năng
Đánh giá khả năng thực hiện của các NCU, theo dõi quá trình
thực hiện đơn đặt hàng của các NCU nhằm tìm ra ưu, nhược điểm
của từng NCU. Hầu hết các tổ chức đều đánh giá các NCU của họ để
đảm bảo rằng họ tiếp tục cung cấp dịch vụ làm thỏa mãn mình. Hoạt
động này được gọi là đánh giá các NCU.[16]
1.2.5. Lựa chọn nhà cung ứng
Lựa chọn nhà cung cấp là một hoạt động diễn ra liên tục để xác
định những khả năng cung ứng cần thiết để thực hiện kế hoạch và
vận hành mô hình kinh doanh của công ty. Đây là hoạt động có tầm
quan trọng đặc biệt liên quan đến lựa chọn của năng lực nhà cung
cấp: mức phục vụ, thời gian giao hàng đúng thời hạn, hoạt động hỗ
trợ kỹ thuật.[16]
1.2.6. Chính sách hỗ trợ các nhà cung ứng
Hỗ trợ nhà cung cấp là bất kỳ hoạt động nào được thực hiện bởi
một người mua để cải thiện hiệu suất của một nhà cung cấp hoặc khả
năng để đáp ứng nhu cầu của người mua trong ngắn hạn và dài hạn.
- Tổ chức mối quan hệ với các NCU
- Những vấn đề thường gặp phải khi hỗ trợ NCU
8
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CUNG ỨNG GIỐNG
CÂY CÀ PHÊ TẠI DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN DỊCH VỤ
NÔNG NGHIỆP EA KMAT
2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN
DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP EA KMAT ẢNH HƢỞNG ĐẾN
CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CUNG ỨNG GIỐNG CÂY CÀ PHÊ
2.1.1. Khái quát về doanh nghiệp tƣ nhân dịch vụ nông
nghiệp Ea Kmat
2.1.2. Các yếu tố nguồn lực của DN
Lao động:
Tính đến nay, tổng số cán bộ, nhân viên, lao động của DN là
106 người, trong đó văn phòng và các bộ phận nghiệp vụ tại DN là
34 cán bộ, bộ phận sản xuất có 72 công nhân. Trong đó: Thạc sỹ: 01
người; Đại học, kỹ sư: 14 người; Cao đẳng, trung cấp: 19 người;
Công nhân sản xuất là lao động phổ thông cư trú tại địa phương.
Trong giai đoạn từ năm 2014 - 2016, DN đã tuyển dụng 15
người để đáp ứng yêu cầu kinh doanh giống cây cà phê. Cụ thể: năm
2015 tuyển dụng thêm 7 người, năm 2016 tuyển dụng thêm 8 người.
Nguồn vốn
Tổng số vốn chủ sở hữu của DN khoảng 30 tỷ đồng. Tài sản
ngắn hạn là 21,8 tỷ đồng, tài sản dài hạn là 18,2 tỷ (tài sản cố định).
Nguồn vốn chủ sở hữu liên tục gia tăng trong giai đoạn từ năm 2014
- 2016, từ 41,26% (năm 2014) lên 69,11% (năm 2015) lên 73,56%
(năm 2016). Hiện nay, tỷ trọng vốn chủ sở hữu của DN ở mức cao
chứng tỏ DN có khả năng tự chủ về mặt tài chính. Mặt khác, nguồn
vốn vay có xu hướng giảm làm cho năng lực tự chủ tài chính của DN
càng thêm mạnh.
9
Chiến lƣợc kinh doanh của DN
Trong giai đoạn 2015 - 2020, phấn đấu trở trành một doanh nghiệp
có uy tín, danh tiếng trên thị trường cung cấp giống cây cà phê. Đồng
thời, tăng cường năng lực của DN trong việc cung cấp giống cây cà phê
cho người mua. Đảm bảo khả năng cung cấp 4 triệu cây/năm, giảm tỷ lệ
giống cây cà phê không đạt tiêu chuẩn dưới 3%. Phấn đấu doanh thu
hằng năm khoảng 16 tỷ đồng.
2.1.3. Hoạt động kinh doanh giống cây cà phê của DN
Hoạt động kinh doanh giống cây cà phê của DN
Hiện nay, để phù hợp với thổ nhưỡng trên địa bàn và nhu cầu
của khách hàng, DN tập trung vào kinh doanh giống cây cà phê TR4,
TR5 và TR9. Trong đó, giống cây cà phê TR4 là nguồn giống được
nhiều khách hàng lựa chọn nhất.
Hình 2.2. Quy trình kinh doanh giống cây cà phê
(Nguồn: phòng Kế hoạch - Kinh doanh)
Tiêu chuẩn cây cà phê xuất vƣờn bán cho ngƣời mua
Cây cà phê đủ tiêu chuẩn xuất vườn thì tiến hành xuất bán cho
người mua. Tiêu chuẩn xuất vườn do DN căn cứ các quy định của cơ
quan chức năng.
CT NHH
Quốc Cường
Vườn ươm
Hộ gia đình
Giống cây cà
phê
Chăm sóc
Khảo sát tiêu
chuẩn
Thay bầu đất
Chăm sóc
Khảo sát tiêu
chuẩn
Cà phê xuất
vườn
Khách hàng
10
Bảng 2.4. Tiêu chuẩn cà phê xuất vườn
TT Chỉ tiêu Yêu cầu Ghi chú
1 Lá Từ 6 cặp lá trở lên
Lá xanh đậm, không có
vàng lá, sâu bệnh
2 Bầu đất
Bầu 0,5Kg
Thông tin về DN
Thông tin DN: đơn vị, địa
chỉ, số điện thoại, email)
3 Rể
Tỷ lệ không có hai rể
đạt trên 99%
Tỷ lệ rể thẳng đạt 99%
Phương pháp chọn mẫu
ngẫu nhiên và kiểm tra
4 Thân Thân thẳng đứng
(Nguồn: phòng Kỹ thuật - Vật tư)
2.1.4. Kết quả kinh doanh giống cây cà phê của DN
Thu mua giống cây cà phê
Trong kinh doanh, thu mua giống cây cà phê là một trong những
hoạt động quan trọng đóng góp vào thành công kinh doanh giống cây
cà phê của DN. Những năm gần đây, khi tình hình kinh doanh của
DN ngày càng mở rộng thì hoạt động thu mua ngày càng được DN
chú trọng và quan tâm hơn.
Trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016, bình quân hằng
năm DN thu mua hơn 3,5 triệu cây giống cà phê. Từ bảng số liệu cho
thấy, những năm qua, với NCU là hộ gia đình, vườn ươm thì DN
luôn ký hợp đồng cung ứng với số lượng cố định. Với NCU là CT thì
trong giai đoạn 2014 - 2016 có số lượng cung ứng khác nhau. Điều
này xuất phát từ những yếu tố về thời tiết, khí hậu, giá cả thị trường
.... dẫn đến sự biến động về số lượng. Trong giai đoạn 2014 - 2016
thì hộ gia đình là NCU giống cà phê chính cho DN với tỷ lệ trên 50%
trong tổng số giống cây thu mua của DN, còn lại là các NCU vườn
ươm và CT.
11
Giống cây cà phê không đạt tiêu chuẩn trong giai đoạn 2014
- 2016
Giống cây cà phê không đạt tiêu chuẩn là những cây không đảm
bảo tiêu chuẩn để xuất vườn bán cho người mua hoặc những cây cà
phê đảm bảo tiêu chuẩn nhưng người mua không đồng ý mua do
nhận thấy cây cà phê không có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt.
Trong giai đoạn 2014 - 2016, cây giống cà phê sau khi thu mua
từ các NCU và tiến hành chăm sóc để xuất bán thì có rất nhiều cây
giống cà phê không đảm bảo tiêu chuẩn làm cho DN phải chịu một
khoản chi phí khá lớn và ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh
doanh của DN.
Năm 2014, tỷ lệ giống cây cà phê thu mua từ các vườn ươm
không đạt tiêu chuẩn xuất vườn chiếm tỷ lệ cao nhất với 7,05%, tiếp
theo là đến hộ gia đình với 6,47% và cuối cùng là CT với tỷ lệ là
3,94%. Với tỷ lệ này, cho thấy các đơn vị cung ứng một lượng giống
cây cà phê không đạt tiêu chuẩn chiếm tỷ lệ rất lớn.
Bảng 2.6. Số lượng cây cà phê không đạt tiêu chuẩn năm 2014
Chỉ tiêu Thu mua
Xuất bán (cà phê
đạt tiêu chuẩn xuất
vườn)
Cà phê không đạt
tiêu chuẩn
SL Tỷ lệ (%)
Giống cây cà phê 3.650.000 3.430.580 219.420 6,01
- Hộ gia đình 2.000.000 1.870.470 129.530 6,47
- Vườn ươm 800.000 743.584 56.416 7,05
- CT 850.000 816.526 33.474 3,94
(Nguồn: phòng Kế hoạch - Kinh doanh)
Năm 2015, tỷ lệ giống cây cà phê thu mua từ các hộ gia đình
không đạt tiêu chuẩn chiếm tỷ lệ cao với 7,71%, tiếp theo là đến CT
với 5,17% và cuối cùng là vườn ươm với tỷ lệ là 4,96%. Như vậy, hộ
12
gia đình đang có xu hướng cung ứng giống cà phê kém chất lượng
ngày càng tăng.
Năm 2016, tỷ lệ giống cây cà phê thu mua từ các hộ gia đình
không đạt tiêu chuẩn xuất vườn chiếm tỷ lệ cao nhất với 8,86%, tiếp
theo là đến vườn ươm với 7,19% và cuối cùng là CT với tỷ lệ là
4,36%. Các chỉ số trên cho thấy NCU hộ gia đình, vườn ươm có xu
hướng cung cấp giống cây cà phê kém chất lượng ngày càng tăng.
Nhìn chung những năm qua, tình hình cà phê không đạt chuẩn
có tỷ lệ khá cao. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản
xuất kinh doanh, uy tín của DN. Thực tế hiện nay, không chỉ DN mà
các đơn vị kinh doanh giống cây cà phê khác vẫn gặp phải tình trạng
cây cà phê kém chất lượng, nên việc quản trị cung ứng giống cây cà
phê nhằm tìm kiếm và lựa chọn NCU giống cây cà phê chất lượng
được nhiều đơn vị quan tâm và đặt lên hàng đầu.
Bảng 2.9. So sánh tỷ lệ % cây cà phê không đủ tiêu chuẩn xuất
vườn giai đoạn 2014 - 2016
Chỉ tiêu
Tỷ lệ %
năm
2014
Tỷ lệ %
năm
2015
Tỷ lệ %
năm
2016
Năm
2015/2014
Năm
2016/2015
Tỷ lệ %
(+/-)
Tỷ lệ %
(+/-)
Giống cây
cà phê
6,01 6,48 7,54 0,47 1,06
- Hộ gia
đình
6,47 7,71 8,86 1,24 1,15
- Vườn
ươm
7,05 4,96 7,19 -2,09 2,23
- CT 3,94 5,17 4,36 1,23 - 0,81
(Nguồn: phòng Kế hoạch - Kinh doanh)
13
Như vậy, tình hình NCU của DN trong giai đoạn từ năm 2014 -
2016 có tỷ lệ giống cà phê kém chất lượng khá lớn, chất lượng không
đảm bảo làm cho DN mất khoản chi phí khá lớn và ảnh hưởng trực
tiếp đến hoạt động kinh doanh của DN. Về dài hạn, chất lượng giống
cà phê không đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của DN;
vì vậy vấn đề lựa chọn nhà cung cấp luôn là vấn đề đặt ra để đảm
bảo uy tín, thương hiệu của DN.
Kết quả kinh doanh giống cây cà phê của DN
Trong những năm qua, khách hàng chủ yếu của DN là nông dân
trên địa bàn tỉnh tiêu thụ với tỷ lệ ưu thế. Dù rằng, DN còn xuất bán
cho các doanh nghiệp sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh nhưng không
đáng kể. Vì KH chủ yếu của DN là những người nông dân, nên DN
đặc biệt quan tâm và chú trọng đến chất lượng cây giống cà phê trên
cơ sở phải có được những NCU giống cây cà phê uy tín, chất lượng.
Bảng 2.10. Tình hình tiêu thụ giống cây cà phê của DN
giai đoạn 2014 - 2016
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Tổng cây cà
phê tiêu thụ
3.430.580 3.506.718 3.282.420
Nông dân 3.347.980 3.430.318 3.190.320
Doanh nghiệp 82.600 76.400 92.100
Doanh thu 13.722.320.000 14.026.872.000 13.129.680.000
(Nguồn: phòng Kế hoạch - Kinh doanh)
Qua bảng trên cho ta thấy: giai đoạn 2014 - 2016 khách hàng
thu mua giống cây cà phê của DN chủ yếu là người nông dân với
mức bình quân hằng năm chiếm trên 97,1%, còn lại là các doanh
nghiệp sản xuất cà phê chiếm không đáng kể. Với kết quả như vậy
cho thấy, DN đã từng bước tạo dựng lòng tin của người nông dân
14
vào chất lượng sản phẩm giống cây cà phê của DN và cũng qua đó
uy tín, thương hiệu của DN cũng từng bước nâng lên.
So sánh kết quả kinh doanh giống cây cà phê của DN giai
đoạn 2014 - 2016
Trong những năm qua, tình hình kinh doanh giống cây cà phê
tương đối ổn định. Cụ thể, kết quả kinh doanh của DN giai đoạn
2014 - 2016 luôn khả quan, bình quân doanh thu đạt hơn 13 tỷ
đồng/năm (Bảng 2.11). Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận của DN đạt
trên 4 tỷ đồng/năm. Như vậy, với kết quả kinh doanh của DN ở giai
đoạn này đã góp phần việc tạo dựng được uy tín, danh tiếng trên thị
trường. Tuy số lượng cà phê không đạt chuẩn vẫn còn, song người
mua hàng vẫn có niềm tin vào chất lượng giống cây cà phê của DN.
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CUNG ỨNG GIỐNG CÂY CÀ
PHÊ TẠI DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN DỊCH VỤ NÔNG
NGHIỆP EA KMAT
2.2.1. Hoạch định nhu cầu giống cây cà phê
Hiện nay, công tác hoạch định nhu cầu giống cây cà phê của DN
về cơ bản là chưa được DN quan tâm. DN chưa có kế hoạch rõ ràng
cho việc thu mua theo từng tháng, từng thời điểm trong năm.
Trong giai đoạn 2014 - 2016, DN chủ yếu dựa vào nguồn thông
tin thứ cấp được lấy từ kết quả kinh doanh trong các năm để xác định
nhu cầu giống cây cà phê cho các năm tiếp theo.
2.2.2. Tình hình nguồn cung ứng giống cây cà phê của DN
Nguồn cung ứng giống cây cà phê tập trung trên địa bàn xã Hòa
Thắng - tp. Buôn Ma Thuột - tỉnh Đắk Lắk với tổng diện tích các
vườn ươm cà phê vào khoảng 500.000 m2 - 700.000 m2. Trên địa bàn
có nhiều đơn vị ươm giống cây cà phê như: hộ gia đình, vườn ươm,
doanh nghiệp, công ty sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông
15
nghiệp, nên nguồn cung ứng giống cây cà phê cho DN rất dồi dào và
có nhiều NCU để lựa chọn.
Tuy nhiên, do sản phẩm đặc thù dù ở cùng địa bàn, cùng khí hậu
nhưng chất lượng giống cây cà phê ở các vườn ươm hiện đang khác
nhau, thậm chí trong một vườn ươm thì chất lượng giống cây cà phê
vẫn khác nhau. Như vậy, nguồn cung ứng giống cây cà phê cho DN
tuy có nhiều nhưng vấn đề đáng quan tâm là chất lượng giống