Tóm tắt Luận văn Quản trị hoạt động logistics tại Công ty Cổ phần phục vụ mặt đất Sài Gòn chi nhánh Đà Nẵng

Trong môi trường kinh doanh hiện nay, hoạt động logistics là một trong những nhân tố quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ cùng ngành. Doanh nghiệp nào xây dựng được hệ thống logistics hợp lý, nhanh nhạy, sáng tạo sẽ chiếm ưu thế lớn. Quản trị tốt hoạt động logistics giúp doanh nghiệp đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, từ đó gia tăng lợi nhuận một cách đáng kể. Ngành hàng không là một ngành kinh tế đặc thù. Việc quản trị hoạt động logistics hiệu quả sẽ góp phần giúp gia tăng chất lượng phục vụ, vốn được đòi hỏi ở mức rất cao từ khách hàng, do đó tôi lựa chọn đề tài “Quản trị hoạt động logistics tại Công ty Cổ phần Phục vụ mặt đất Sài Gòn – Chi nhánh Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu của mình.

pdf26 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 1202 | Lượt tải: 8download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản trị hoạt động logistics tại Công ty Cổ phần phục vụ mặt đất Sài Gòn chi nhánh Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ DƢƠNG NGỌC HẢI QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHỤC VỤ MẶT ĐẤT SÀI GÕN CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 60.34.01.02 Đà Nẵng - Năm 2017 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS.TS. NGUYỄN PHÚC NGUYÊN Phản biện 1: PGS. TS. Nguyễn Thanh Liêm Phản biện 2: TS. Lê Kim Long Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 19 tháng 8 năm 2017 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong môi trường kinh doanh hiện nay, hoạt động logistics là một trong những nhân tố quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ cùng ngành. Doanh nghiệp nào xây dựng được hệ thống logistics hợp lý, nhanh nhạy, sáng tạo sẽ chiếm ưu thế lớn. Quản trị tốt hoạt động logistics giúp doanh nghiệp đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, từ đó gia tăng lợi nhuận một cách đáng kể. Ngành hàng không là một ngành kinh tế đặc thù. Việc quản trị hoạt động logistics hiệu quả sẽ góp phần giúp gia tăng chất lượng phục vụ, vốn được đòi hỏi ở mức rất cao từ khách hàng, do đó tôi lựa chọn đề tài “Quản trị hoạt động logistics tại Công ty Cổ phần Phục vụ mặt đất Sài Gòn – Chi nhánh Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý luận có liên quan đến hoạt động quản trị hoạt động logistics trong lĩnh vực dịch vụ hàng không. Phân tích thực trạng quản trị logistics tại Công ty, từ đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị chuỗi. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác quản trị hoạt động logistics tại Công ty SAGS Đà Nẵng. Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động sản xuất kinh doanh của SAGS Đà Nẵng nói chung và hoạt động liên quan đến hoạt động logistics nói riêng. 2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp mô tả, thống kê, phân tích dựa trên các số liệu và tình hình thực tế để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu. 5. Bố cục đề tài Đề tài gồm có 03 phần chính: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị logistics Chương 2: Thực trạng quản trị hoạt động logistics tại Công ty SAGS Đà Nẵng Chương 3: Các giải pháp nâng cao chất lượng quản trị hoạt động logistics tại Công ty SAGS Đà Nẵng 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 3 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ LOGISTICS 1.1. TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS 1.1.1. Khái niệm về logistics Có rất nhiều khái niệm khác nhau về logistics trên thế giới và được xây dựng căn cứ trên ngành nghề và mục đích nghiên cứu về dịch vụ logistics khác nhau, tuy nhiên, có thể nêu một số khái niệm chủ yếu sau: Theo tài liệu của Liên Hiệp Quốc (UNESCAP), khái niệm “logistics” được giải thích như sau: Logistics được hiểu là việc quản lý dòng chu chuyển và lưu kho nguyên vật liệu, quá trình sản xuất, thành phẩm và xử lý các thông tin liên quan từ nơi xuất xứ đến nơi tiêu thụ cuối cùng theo yêu cầu của khách hàng. Theo Hội đồng quản trị logistics Hoa Kỳ (CLM), nay đổi tên thành Hội đồng các nhà quản trị chuỗi cung ứng chuyên nghiệp (The Council of Supply Chain Management Professionals – CSCMP), logistics là một bộ phận của dây chuyền cung ứng tiến hành lập ra kế hoạch, thực hiện và kiểm soát công việc chu chuyển, lưu kho hàng hóa, xử lý thông tin, cùng với các dịch vụ liên quan từ địa điểm xuất phát đến nơi tiêu dùng một cách hiệu lực, hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Logistics là một quá trình xây dựng kế hoạch, cung cấp và quản lý việc chu chuyển và lưu kho có hiệu quả hàng hóa, dịch vụ và các thông tin liên quan từ nơi xuất xứ đến nơi tiêu thụ vì mục tiêu đáp ứng nhu cầu của khách hàng (Đại học Hàng Hải thế giới - World Maritime University, D. Lambert 1998). Ngoài ra, còn có các cách định nghĩa khác về logistics. Tuy nhiên, qua các khái niệm trên, có thể thấy logistics không phải là một 4 hoạt động đơn lẻ mà là một chuỗi các hoạt động bao trùm mọi yếu tố tạo nên sản phẩm, đó là quá trình lưu kho, sản xuất ra sản phẩm và phân phối tới tay người tiêu dùng. 1.1.2. Phân loại các hoạt động logistics a. Theo phạm vi và mức độ quan trọng - Logistics kinh doanh (Bussiness logistics) - Logistics quân đội (Military logistics) - Logistics sự kiện (Event logistics) - Dịch vụ logistics (Service logistics) b. Theo vị trí của các bên tham gia - Logistics bên thứ nhất (1PL- First Party Logistics). - Logistics bên thứ hai (2PL - Second Party Logistics). - Logistics bên thứ ba (3PL - Third Party Logistics). c. Theo quá trình nghiệp vụ (logistical operations) chia thành 3 nhóm cơ bản - Hoạt động mua (Procurement) - Hoạt động hỗ trợ sản xuất (Manufacturing support) - Hoạt động phân phối ra thị trường (Market distribution) d. Theo hướng vận động vật chất - Logistic đầu vào (Inbound logistics) - Logistic đầu ra (Outbound logistics) - Logistic ngược (Logistics reverse) e. Theo đối tượng hàng hóa - Logistic hàng tiêu dùng ngắn ngày - Logistic ngành ô tô - Logistic ngành hóa chất - Logistic hàng điện tử - Logistic ngành dầu khí - v.v 5 1.1.3. Vị trí và vai trò của logistics - Logistics là công cụ liên kết các hoạt động kinh tế trong một quốc gia và toàn cầu qua việc cung cấp nguyên liệu, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị trường. - Tối ưu hóa chu trình lưu chuyển của sản xuất, kinh doanh từ khâu đầu vào đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng. - Tiết kiệm và giảm chi phi phí trong lưu thông phân phối. - Mở rộng thị trường trong buôn bán quốc tế, góp phần giảm chi phí, hoàn thiện và tiêu chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh đặc biệt trong buôn bán và vận tải quốc tế. - Logistics nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí sản trong quá trình sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. - Logistics tạo ra giá trị gia tăng về thời gian và địa điểm. - Logistics cho phép doanh nghiệp di chuyển hàng hóa và dịch vụ hiệu quả đến khách hàng - Logistics có vai trò hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinh doanh, là một nguồn lợi tiềm tàng cho doanh nghiệp. 1.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUẢN TRỊ LOGISTICS 1.2.1. Khái niệm và mô hình quản trị logistics Trong phạm vi một doanh nghiệp, quản trị logistics được hiểu là một bộ phận của quá trình chuỗi cung ứng, bao gồm việc hoạch định, thực hiện và kiểm soát có hiệu lực, hiệu quả các dòng vận đông và dự trữ hàng hóa, dịch vụ cùng các thông tin có liên quan từ điểm khởi đầu đến các điểm tiêu thụ theo đơn đặt hàng nhằm thoả mãn yêu cầu của khách hàng. Logistics không phải là một hoạt động đơn lẻ mà là một chuỗi 6 các hoạt động liên tục, có quan hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau, bao trùm mọi yếu tố tạo nên sản phẩm từ các nhập lượng đầu vào cho đến giai đoạn tiêu thụ sản phẩm cuối cùng. 1.2.2. Mục tiêu và quan điểm của quản trị logistics kinh doanh a. Cung ứng mức dịch vụ khách hàng có tính chiến lược Là mức dịch vụ thỏa mãn nhu cầu dịch vụ cho của các nhóm khách hàng mục tiêu và có ưu thế so với đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp. Mức dịch vụ này được lượng hóa qua 3 tiêu chuẩn: - Tính sẵn có của hàng hóa/dịch vụ - Khả năng cung ứng dịch vụ - Độ tin cậy dịch vụ b. Chi phí logistics và quan điểm quản trị logistics Tổng chi phí logisics được hình thành từ chi phí của các hoạt động cấu thành, bao gồm 6 loại chi phí chủ yếu: - Chi phí dịch vụ khách hàng - Chi phí vận tải - Chi phí kho bãi - Chi phí xử lí đơn hàng và hệ thống thông tin - Chi phí thu mua - Chi phí dự trữ Giữa các loại chi phí logistics có mối quan hệ tương hỗ, tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau, chi phí nọ ràng buộc hữu cơ với chi phí kia. 1.2.3. Các nội dung cơ bản của quản trị logistics a. Dịch vụ khách hàng Dịch vụ khách hàng là quá trình diễn ra giữa người mua và người bán và bên thứ ba là nhà thầu phụ. Kết quả của quá trình này 7 tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm hay dịch vụ được trao đổi, được đo bằng hiệu số giá trị đầu ra và giá trị đầu vào của một loạt các hoạt động kinh tế có quan hệ tương hỗ với nhau và thể hiện qua sự hài lòng của khách hàng. b. Hệ thống thông tin Để quản trị logistics thành công, đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý được hệ thống thông tin phức tạp, bao gồm thông tin trong nội bộ từng tổ chức (doanh nghiệp, nhà cung cấp, khách hàng), thông tin trong từng bộ phận chức năng của doanh nghiệp, thông tin giữa các khâu trong dây chuyền cung ứng (kho tàng, bến bãi, vận tải) và sự phối hợp thông tin giữa các tổ chức, bộ phận và công đoạn ở trên. c. Quản trị dự trữ Dự trữ là sự tích luỹ sản phẩm, hàng hoá tại các doanh nghiệp trong quá trình vận động từ điểm đầu đến điểm cuối của mỗi dây chuyền cung ứng, tạo điều kiện cho quá trình tái sản xuất diễn ra liên tục, nhịp nhàng, thông suốt. d. Quản trị vận tải Là việc sử dụng các phương tiện chuyên chở để khắc phục khoảng cách về không gian của sản phẩm và dịch vụ trong hệ thống logistics theo yêu cầu của khách hàng. e. Quản trị kho hàng Bao gồm việc thiết kế mạng lưới kho tàng (Số lượng, vị trí và quy mô). Tính toán và trang bị các thiết bị nhà kho; Tổ chức các nghiệp vụ kho. Quản lý hệ thống thông tin giấy tờ chứng từ; Tổ chức quản lý lao động trong khoGiúp cho sản phẩm được duy trì một cách tối ưu ở những vị trí cần thiết xác định trong hệ thống logistics nhờ đó mà các hoạt động được diễn ra một cách bình thường. 8 f. Quản trị vật tư và mua hàng hoá Hoạt động này bao gồm: Xác định nhu cầu vật tư, hàng hoá; tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp; Tiến hành mua sắm; Tổ chức vận chuyển, tiếp nhận và lưu kho, bảo quản và cung cấp cho người sử dụng CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ LOGISTICS TẠI CÔNG TY SAGS ĐÀ NẴNG 2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Phục vụ mặt đất Sài Gòn – Chi nhánh Đà Nẵng (SAGS Đà Nẵng) được thành lập ngày 01/5/2015, tách ra từ Trung tâm Khai thác ga Đà Nẵng – Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng. Đây là chi nhánh đầu tiên và trực thuộc Công ty Cổ phần Phục vụ mặt đất Sài Gòn. 2.1.2. Thông tin chung về Công ty 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ Cung cấp dịch vụ mặt đất cho các hãng hàng không, bao gồm dịch vụ phục vụ hành khách, phục vụ hành lý, phục vụ hàng hóa, phục vụ sân đỗ. Ngoài ra, công ty còn cung cấp một số dịch vụ đặc biệt như dịch vụ dành cho khách VIP/CIP của các chuyến bay không thường lệ 2.1.4. Cơ cấu tổ chức SAGS Đà Nẵng có cơ cấu tổ chức khá đơn giản, gọn nhẹ, với hai Phòng trực thuộc: Phòng Hành chính tổng hợp, là bộ phận gián 9 tiếp. Phòng Khai thác phục vụ mặt đất, là bộ phận trực tiếp sản xuất, bao gồm 05 Đội trực thuộc: Đội Điều hành, Đội Phục vụ hành khách, Đội Phục vụ sân đỗ, Đội Phục vụ hành lý ga – phục vụ trên tàu, Đội Sửa chữa trang thiết bị. 2.1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Năm 2016, tổng sản lượng phục vụ của Công ty đạt kế hoạch đề ra với 101,88%. Mặc dù sản lượng phục vụ chuyến bay quốc nội chỉ đạt 93,32% nhưng sản lượng quốc tế vượt xa kế hoạch, với 130,3%, nhờ đó đạt kế hoạch tổng. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2016 của Công ty khá khả quan. Lợi nhuận năm 2016 là hơn 23 tỷ đồng, đạt 147,39% kế hoạch năm. Tuy nhiên, có thể thấy doanh thu cũng như lợi nhuận vẫn còn ở mức khiêm tốn so với quy mô của Công ty. 2.1.5. Thuận lợi và khó khăn của công ty a. Thuận lợi Được thừa hưởng nền tảng của công ty mẹ về hệ thống quản lý, các tài liệu, quy trình, chính sách cũng như nền tảng về tài chính. Ngành du lịch của thành phố đang phát triển, nhu cầu đi lại của hành khách tăng cao trong thời gian gần đây, dẫn đến kết quả ngày càng nhiều hãng hàng không triển khai hoạt động khai thác tại Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng. b. Khó khăn Tần suất bay phân bổ không đều trong ngày, tập trung nhiều vào một số thời điểm cao điểm dẫn đến việc thiếu hụt nhân sự ở một số thời điểm. Trong thời gian thấp điểm, nguồn lực lao động nhàn rỗi bị lãng phí. Các yếu tố liên quan đến cơ sở hạ tầng, mặt bằng phụ thuộc 10 nhiều vào các đơn vị bên ngoài, chủ yếu là Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, dẫn đến khó khăn trong công tác hoạch định vị trí. Hiện nay, Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng đang trong giai đoạn triển khai xây dựng nhà ga hành khách quốc tế mới và các công trình phụ cận, do đó một số cơ sở hạ tầng như nhà xưởng, bãi tập kết trang thiết bị sân đỗ chưa ổn định. 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ LOGISTICS TẠI CÔNG TY SAGS ĐÀ NẴNG 2.2.1. Mô tả chuỗi cung ứng của Công ty 2.2.2. Dự báo nhu cầu, lập kế hoạch và thu mua a. Dự báo nhu cầu và lập kế hoạch Hằng tháng, bộ phận kế hoạch tổng hợp kế hoạch kinh phí tháng từ các đội, kiểm tra, rà soát và trình Giám đốc phê duyệt. Sau đó, kế hoạch được trình lên Phòng Kế hoạch, Phòng Tài chính của công ty mẹ và cuối cùng là Tổng Giám đốc. Kế hoạch doanh thu, chi phí hằng năm được lập trước tháng 12 của năm trước đó trên cơ sở tình hình thực tế của năm cũ và lịch bay kế hoạch của các hãng hàng không. Sản lượng phục vụ có sự thay đổi theo từng thời điểm trong năm. Các nguồn lực của Công ty phải được chuẩn bị để đáp ứng nhu cầu phục vụ trong các thời gian cao điểm nhất. b. Thu mua Sau khi Tổng Giám đốc phê duyệt kế hoạch kinh phí tháng, quá trình mua sắm được triển khai thực hiện. Quá trình tìm kiếm và lựa chọn nhà cung ứng trang thiết bị, nguyên vật liệu được thực hiện kỹ càng trên cơ sở các yếu tố về chất lượng, giá cả, chế độ hậu mãi Quy trình mua sắm được xây dựng chặt chẽ và bài bản, quy định chi tiết cách thức thực hiện với từng loại nguyên vật liệu và mức giá. 11 Bộ phận kế hoạch căn cứ vào kế hoạch kinh phí tháng của các bộ phận, đối chiếu số lượng tồn kho thực tế. Sau khi kế hoạch kinh phí tháng được Tổng Giám đốc phê duyệt, bộ phận kế hoạch phân công người thực hiện từng hạng mục trong kế hoạch và triển khai mua sắm. Các đơn vị theo dõi tiến độ thực hiện các hạng mục mình đăng ký trên phần mềm kế hoạch. Định kỳ hằng năm, bộ phận kế hoạch tiến hành rà soát, đánh giá nhà cung ứng để có cơ sở quyết định việc tiếp tục hợp tác với nhà cung ứng trong tương lai hay không. 2.2.3. Tồn kho Do đặc thù là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, SAGS Đà Nẵng không có hệ thống kho hàng hóa phức tạp như các doanh nghiệp sản xuất. Quản lý tồn kho chủ yếu thực hiện trên kho vật tư, công cụ. a. Thực trạng mặt bằng kho Hiện công ty có hai loại kho tách biệt với nhau: kho vật tư do bộ phận kế hoạch quản lý và kho hàng hóa do bộ phận phục vụ hàng hóa quản lý. Tuy nhiên kho hàng hóa dùng để phục vụ dịch vụ xử lý, vận chuyển hàng hóa. Theo đánh giá, diện tích của 02 kho chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng của đơn vị, đặc biệt là kho tại khu vực văn phòng. Kho luôn trong tình trạng thiếu chỗ chứa, do đó hàng hóa, vật tư thường sắp xếp trong kho khá tùy tiện nhằm tối đa hóa diện tích. Trong kho chưa có sự bố trí riêng biệt từng loại vật tư như vật tư chờ nhập kho, vật tư đã nhập kho Hiện nay, công tác quản lý kho còn khá đơn giản, thô sơ, chưa thực sự chuyên sâu và hiệu quả. Thời gian lưu kho của các loại vật tư có sự chênh lệch lớn. Nhiều loại vật tư được lưu kho lâu, gây lãng phí cho đơn vị. 12 b. Quy trình nhập kho đối với vật tư, hàng hóa c. Quy trình xuất kho, cấp phát vật tư, hàng hóa 2.2.4. Hệ thống thông tin SAGS Đà Nẵng có hệ thống thông tin tương đối phức tạp, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin ở mức khá cao. Mỗi phòng ban đều có hệ thống thông tin riêng biệt và mang tính đặc thù, cụ thể: Để theo dõi lịch bay và hầu hết thông tin liên quan đến các chuyến bay, Công ty có hệ thống SMIS (SAGS Management Information System). Liên quan đến bộ phận hành chính tổng hợp có các phần mềm: Phần mềm về kế hoạch (Planning), Phần mềm quản lý nhân sự HRM (Human Resource Management), Phần mềm quản lý công tác đào tạo STMS (SAGS Training Management System), Phần mềm quản lý tài chính kế toán, Phần mềm quản lý văn thư, Phần mềm quản lý vật tư, nguyên vật liệu, Phần mềm quản lý chất lượng QMS (Quality Management System). Riêng các bộ phận phục vụ mặt đất có hệ thống thông tin khá phức tạp và được chuẩn hóa cao. Một trong những hệ thống quan trọng là SDCS (SITA Departure Control System) – hệ thống tích hợp đa năng dùng trong quá trình làm thủ tục cho hành khách, boarding và hướng dẫn chất xếp. Đối với bộ phận phục vụ hành khách, mỗi hãng hàng không đòi hỏi áp dụng hệ thống làm thủ tục riêng của họ. Quá trình đào tạo để nhân viên nắm vững và sử dụng thành thạo hệ thống thông tin của các hãng hàng không thường có thời gian dài, trung bình từ 3-4 tuần. Ngoài ra, mỗi bộ phận đều có những hệ thống thông tin đặc thù khác nhau như CHS (Cargo Handling System – Hệ thống phục vụ hàng hóa), GEMS (Ground Equipment Management System – Hệ 13 thống quản lý trang thiết bị sân đỗ) Do bộ phận IT của SAGS Đà Nẵng còn mới mẻ và ít nhân lực (02 người), nên tất cả những hệ thống này đều được quản lý, theo dõi chủ yếu bởi bộ phận IT của công ty mẹ. 2.2.5. Dịch vụ khách hàng Do đặc thù là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nên sản phẩm được phân phối là sản phẩm vô hình. Dịch vụ do công ty cung cấp khá đa dạng nhưng tổng thể được chia thành hai loại: dịch vụ phục vụ chuyến bay đến và dịch vụ phục vụ chuyến bay đi. a. Phục vụ hành khách Quy trình phục vụ đối với chuyến bay đến Quy trình này bao gồm các bước: Nhân viên đón khách ở cửa máy bay, hướng dẫn khách vào khu vực ga đến và nhận hành lý. Tại cửa ga đến, nhân viên đảm bảo khách lấy đúng hành lý bằng việc kiểm tra nhãn dán trên hành lý có trùng với nhãn trên thẻ lên tàu hay không. Tại quầy hành lý thất lạc (Lost & Found), nhân viên tiếp nhận thông tin về hành lý thất lạc của khách nếu có và tiến hành xử lý, tìm hành lý và gửi đến địa chỉ của khách. Quy trình phục vụ đối với chuyến bay đi Gồm các công đoạn làm thủ tục trước chuyến bay cho hành khách. Hiện nay, SAGS đang phục vụ cho 01 hãng quốc nội (Vietjet Air) và 08 hãng quốc tế. Xét về cơ sở hạ tầng, đối với chuyến bay đi quốc nội, VJ có từ 08-10 quầy thủ tục theo dạng common check-in, có nghĩa mỗi quầy có thể làm thủ tục cho nhiều chuyến khác nhau. Đối với các chuyến bay quốc tế, do đặc thù tần suất thấp nên mỗi chuyến bay có từ 3-5 quầy làm thủ tục cố định. 14 Bảng 2.7. Cơ cấu nhân sự Đội Phục vụ hành khách hiện nay và tần suất bay trong năm Số lượng nhân sự (người) Tần suất bay (chuyến/tháng) Thấp điểm (08 tháng/năm) Cao điểm (04 tháng/năm) Bộ phận PVHK quốc nội 53 650-750 chuyến 750-900 chuyến Bộ phận PVHK quốc tế 36 250-350 chuyến 350-450 chuyến Nhìn chung hiện nay lượng nhân sự đáp ứng vừa đủ tần suất phục vụ. Tuy nhiên vào thời gian cao điểm, lượng khách tăng cao, công tác phục vụ thường bị quá tải. b. Phục vụ hàng hóa Tiếp nhận, xử lý và vận chuyển hàng hóa theo yêu cầu của các hãng hàng không. Sản lượng hàng hóa phục vụ hầu hết là hàng hóa đi (chiếm 99,52%). Hiện nay, Công ty có 04 kho hàng hóa tách biệt: kho hàng xuất quốc nội và quốc tế, kho hàng nhập quốc nội và quốc tế. 04 kho hàng này có diện tích tương đương nhau, từ 40 – 45 m2. Tuy nhiên, lượng hàng hóa nhập quốc nội và quốc tế rất ít, do đó công suất sử dụng kho hàng hóa nhập khá thấp. Hiện trong các kho hàng chưa có hệ thống giá để hàng hoàn chỉnh. Hàng hóa được để trên các pallet nhựa theo từng chủng loại hàng Công tác phục vụ hàng hóa hiện nay nhìn chung được thực hiện tương đối tốt, hiếm khi xảy ra tình trạng mất hàng, nhầm hàng. 15 c. Phục vụ hành lý Hành lý sau khi làm
Luận văn liên quan