Tóm tắt Luận văn - Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang

Trong những năm qua, dư nợ cho vay tiêu dùng tại NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Cái Bè Tiền Giang đã không ngừng được tăng trưởng và luôn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng dư nợ Trong những năm gần đây tình hình kinh tế khó khăn và sự can thiệp mạnh mẽ trong công tác điều hành của Ngân hàng nhà nước như tăng vốn điều lệ, tăng dự trữ bắt buộc dẫn đến tình trạng Ngân hàng nhà nước phải mua lại các Ngân hàng thương mại với giá 0 đồng và tình trạng sát nhập các Ngân hàng như hiện nay. Bên cạnh là việc gia nhập WTO đã tạo điều kiện cho các Ngân hàng 100% vốn nước ngoài, Ngân hàng liên doanh đã xâm nhập vào Việt Nam với các Ngân hàng lớn trình độ công nghệ thông tin hiện đại, sản phẩm dịch vụ Ngân hàng đa dạng đã gây không ít khó khăn cho các Ngân hàng thương mại trong nước. Gần đây nhu cầu mua sắm vật dụng sinh họat tiêu dùng gia đình, sửa chữa nhà ở tăng cao dẫn đến sự xuất hiện của các công ty tài chính với thủ tục vay vốn nhanh chóng, mua hàng trả góp, vì vậy cũng đã không ngừng làm tăng rủi ro trong cho vay tiêu dùng khi ngân hàng nhà nước ban hành thông tư 02 của Ngân hàng nhà nước về phân loại nợ.Bên cạnh những tiềm năng đã đạt được, cho vay tiêu dùng vẩn chứa ẩn nhiều rủi ro, nhất là trong hoàn cảnh nền kinh tế suy thoái, thất nghiệp gia tăng, hàng hóa sản xuất ra nhiều nhưng tiêu thụ không được, thu nhập của người dân bị giảm sút. Vì vậy đòi hỏi NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Cái Bè Tiền Giang phải có một cơ chế, một hệ thống quản trị rủi ro thích hợp để phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro là cấp bách. Chính vì vậy mà Tác giả lựa chọn đề tài “ Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh Agribank huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang” Với luận văn Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh Agribank huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang, tác giả xác định các mục tiêu nghiên cứu cu ̣thể như sau : Hệ thống hóa các lý thuyết cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại.

pdf10 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 658 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM TẮT LUẬN VĂN Trong những năm qua, dư nợ cho vay tiêu dùng tại NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Cái Bè Tiền Giang đã không ngừng được tăng trưởng và luôn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng dư nợ Trong những năm gần đây tình hình kinh tế khó khăn và sự can thiệp mạnh mẽ trong công tác điều hành của Ngân hàng nhà nước như tăng vốn điều lệ, tăng dự trữ bắt buộc dẫn đến tình trạng Ngân hàng nhà nước phải mua lại các Ngân hàng thương mại với giá 0 đồng và tình trạng sát nhập các Ngân hàng như hiện nay. Bên cạnh là việc gia nhập WTO đã tạo điều kiện cho các Ngân hàng 100% vốn nước ngoài, Ngân hàng liên doanh đã xâm nhập vào Việt Nam với các Ngân hàng lớn trình độ công nghệ thông tin hiện đại, sản phẩm dịch vụ Ngân hàng đa dạng đã gây không ít khó khăn cho các Ngân hàng thương mại trong nước. Gần đây nhu cầu mua sắm vật dụng sinh họat tiêu dùng gia đình, sửa chữa nhà ở tăng cao dẫn đến sự xuất hiện của các công ty tài chính với thủ tục vay vốn nhanh chóng, mua hàng trả góp, vì vậy cũng đã không ngừng làm tăng rủi ro trong cho vay tiêu dùng khi ngân hàng nhà nước ban hành thông tư 02 của Ngân hàng nhà nước về phân loại nợ. Bên cạnh những tiềm năng đã đạt được, cho vay tiêu dùng vẩn chứa ẩn nhiều rủi ro, nhất là trong hoàn cảnh nền kinh tế suy thoái, thất nghiệp gia tăng, hàng hóa sản xuất ra nhiều nhưng tiêu thụ không được, thu nhập của người dân bị giảm sút. Vì vậy đòi hỏi NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Cái Bè Tiền Giang phải có một cơ chế, một hệ thống quản trị rủi ro thích hợp để phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro là cấp bách. Chính vì vậy mà Tác giả lựa chọn đề tài “ Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh Agribank huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang” Với luận văn Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh Agribank huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang, tác giả xác định các mục tiêu nghiên cứu cu ̣thể như sau : Hệ thống hóa các lý thuyết cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại. Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Cái Bè Tiền Giang. Từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Cái Bè Tiền Giang là cần thiết và cấp bách trong giai đoạn khó khăn như hiện nay. Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là “Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại” Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng và quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Cái Bè Tiền Giang trong giai đoạn từ năm 2013 đến 2015, từ đó đề ra các giải pháp cụ thể để tăng cường quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng. Luận văn dựa trên phương pháp luận, quan điểm duy vật biện chứng đồng thời kết hợp với các phương pháp: Thu thập, thống kê, so sánh, phân tích số liệu trong giai đoạn 2013- 2015 đồng thời sử dụng các bảng, biểu đồđể minh họa cho đề tài. Qua đó chỉ rõ bản chất của các dữ liệu thu thập được nhằm đảm bảo độ tin cậy khoa học cho kết quả, công trình nghiên cứu. Kết cấu của luận văn bao gồm 03 chương. Chương 1: Rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại NHTM Thứ nhất - Trình bày tổng quan về tín dụng tiêu dùng tại NHTM - Từ đó nêu đã lên được tầm quan trọng của cho vay tiêu dùng là thất sự cần thiết đối với: +Đối với ngân hàng + Đối với khách hàng + Đối với nền kinh tế Và cụ thể hóa hơn bằng những đặc điểm của cho vay tiêu dùng, phân loại cho vay tiêu dùng theo hình thức có tài sản đảm bảo và cho vay tiêu dùng không có tài sản đảm bảo và các sản phẩm cho vay tiêu dùng đang được NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Cái Bè Tiền Giang đang cung cấp cho khách hàng. Thứ hai Cụ thể hơn là sự trình bày về rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng như sau: - Khái niệm rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng - Hậu quả của rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng làm ảnh hưởng đến: + Đối với nền kinh tế + Đối với Ngân hàng Để từ đó tìm ra được những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng là do: +Nguyên nhân từ phía khách hàng + Nguyên nhân từ phía ngân hàng + Nguyên nhân từ môi trường kinh tế - xã hội Qua đó thấy được mức độ gây ảnh hưởng, mức độ tổn thất và khả năng chấp nhận của rủi ro trong cho vay tiêu dùng bởi các chỉ tiêu, tiêu chí phản ánh rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng. Thứ ba Đi sâu nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại NHTM, trình bày cụ thể khái niệm về quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng và các biện pháp cơ bản trong quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng Và từ đó Luận văn đi vào trọng tâm là nội dung của quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng cụ thể qua 4 bước như sau: Bước 1: Nhận diện rủi ro trong cho vay tiêu dùng Bước 2: Đo lường mức độ rủi ro trong cho vay tiêu dùng Bước 3: Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng Bước 4: Xử lý rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng Bên cạnh đó là đưa ra các nhân tố tác động đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng bao gồm 2 nhân tố: Nhân tố khách quan và nhân tổ chủ quan. Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Cái Bè Tiền Giang. Qua quá trình phân tích, đánh giá Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Cái Bè Tiền Giang, luận văn đã phân tích, nghiên cứu những nội dung như sau: Thứ nhất, trình bày quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Cái Bè Tiền Giang, cơ cấu tổ chức, tình hình hoạt động kinh doanh gồm: + Hoạt động huy động vốn tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Cái Bè Tiền Giang + Hoạt động sử dụng vốn tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Cái Bè Tiền Giang + Kết quả hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Cái Bè Tiền Giang Thứ hai, Đi sâu vào trọng tâm phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Cái Bè Tiền Giang như sau: - Nhận diện rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Cái Bè Tiền Giang như sau: + Về tỷ lệ cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ + Nợ xấu tiêu dùng theo mụch đích sử dụng vốn vay + Nợ xấu theo tài sản bảo đảm + Nợ xấu tiêu dùng theo nhóm nợ + Nợ xấu và nợ tổn thất ngoại bảng - Đo lường rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Cái Bè Tiền Giang + Tỷ lệ nợ xấu cho vay tiêu dùng phản ánh mức độ rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại chi NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Cái Bè Tiền Giang + Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn trong cho vay tiêu dùng phản ánh tỷ lệ Chi nhánh thiệt hại do các khoản nợ có khả năng mất vốn mà chi nhánh phải trích lập dự phòng 100%. + Tỷ lệ khách hàng có nợ xấu trong cho vay tiêu dùng, tỷ số này phản ánh số lượng khách hàng có nợ xấu trong tổng số khách hàng có dư nợ vay tiêu dùng tại Chi nhánh. - Kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Cái Bè Tiền Giang như sau: + Xây dựng quy trình cho vay hợp lý, có biện pháp quản lý tiền vay an toàn và hiệu quả + Xây dựng chính sách cho vay tiêu dùng hiệu quả + Hoàn thiện mô hình quản trị điều hành + Kiểm soát rủi ro ở mức cho phép, đảm bảo an toàn tín dụng trong cho vay tiêu dùng + Chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng chuẩn hóa + Nâng cao đội ngũ cán bộ, thường xuyên luân chuyển cán bộ tín dụng để tránh hiện trạng tiêu cực + Hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin, dữ liệu khách hàng - Xử lý nợ xấu đánh giá kết quả thu hồi nợ xấu trong cho vay tiêu dùng qua các năm 2013 – 2015 đạt kết quả như thế nào. Thứ ba, Từ những phân tích làm rõ nội dung của công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại chi nhánh từ đó đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng qua: - Những kết quả đạt được 1/ Cán bộ nhân viên của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cái Bè Tiền Giang có nhiều kinh nghiệm, nghiệp vụ giỏi, tác phong làm việc chuyên nghiệp, tuân thủ đúng theo các quy định; đoàn kết và tương trợ nhau trong công việc. 2/ Sự chỉ đạo kịp thời, chính xác, đúng lúc, nhiều năm kinh nghiệm, có tầm nhìn xa của Ban giám đốc và sự nhiệt tình đóng góp nhiệt tình trong công tác của toàn thể cán bộ nhân viên trong NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Cái Bè Tiền Giang. 3/ NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Cái Bè Tiền Giang đã hoạt động trong thời gian dài và đạt hiệu quả nên đã tạo được niềm tin đối với khách hàng. 4/ NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Cái Bè Tiền Giang nhận được nhiều sự quan tâm của NHNo cấp trên, đặc biệt là vốn điều chuyển giúp Chi nhánh đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng; sự quan tâm của các cấp chính quyền đoàn thể địa phương trong công tác đầu tư tín dụng trên địa bàn ngày một nhiều hơn. 5/ Quy trình cho vay tín dụng tiệu dùng ngày càng hoàn thiện và nhanh chóng. Hồ sơ vay vốn được in mẫu sẵn và việc thành lập các tổ vay vốn tại các xã giúp khách hàng và NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Cái Bè Tiền Giang tiết kiệm được thời gian và chi phí cho Chi nhánh. 6/ Huyện Cái Bè có thế mạnh về phát triển kinh tế, NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Cái Bè Tiền Giang nằm trên vùng đất phù sa màu mỡ của vùng đồng bằng sông Cửu Long, sự tăng trưởng nền kinh tế của huyện trong sản xuất nông nghiệp, vừa là tiền đề, vừa là động lực cho hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng tiêu dùng của chi nhánh trên địa bàn. 7/ NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Cái Bè Tiền Giang đã đầu tư cho vay đến tận thôn, ấp, từng nhà của nông dân, góp phần giải quyết việc làm cho số đông lao động ở nông thôn, giúp nâng cao đời sống của người dân, đồng thời đẩy lùi tình trạng cho vay nặng lãi trong nông thôn. - Hạn chế và nguyên nhân + Hạn chế: 1/ Thẩm định cho vay chưa chặc chẽ và kiểm tra sau cho vay còn hạn chế 2/ Công tác xử lý nợ xấu chưa chặc chẽ và sự hợp tác của các cơ quan chính quyền còn chưa nhiệt quyết + Nguyên nhân 1/ Cán bộ tín dụng còn kiêm nhiệm nhiều công việc ngoại công việc cán bộ tín dụng còn kiêm nhiệm nhiều báo cáo... dẫn đến quá tải 2/ Chính sách giao chỉ tiêu cho cán bộ tín dụng còn chưa hợp lý Chương 3: Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Cái Bè Tiền Giang Từ thực trạng của quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng ở chương 2 trước khi đưa ra giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng ta tìm hiểu về mục tiêu và phương hướng phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Cái Bè Tiền Giang và định hướng phát triển cho vay tiêu dùng của Chi nhánh Trên cơ sở đó đề ra giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Cái Bè Tiền Giang như sau: 1/ Hoàn Thiện chính sách tín dụng và quy trình quản lý rủi ro tín dụng  Chú trọng tập trung đầu tư và nâng vốn đấu tư đối với khách hàng truyền thống của chi nhánh  Phân loại khách hàng để có chính sách cho vay tiêu dùng theo nhóm đối tượng 2/ Tăng cường kiểm tra, kiểm soát sau khi cấp tín dụng 3/ Tăng cường kết hợp với khách hàng để hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng 4/ Thành lập tổ xử lý nợ 5/ “Hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tín dụng” a/ Quy trình:  Nâng cao chất lượng công tác thẩm định trong cho vay tiêu dùng b/ Con người  Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực  Hòan thiện vai trò, trách nhiệm của phòng kiểm tra kiểm sóat nội bộ Sau khi đưa ra các giải pháp cụ thể tác giả đề xuất các kiến nghị với NH nhà nước Việt Nam, NH nhà nước tỉnh Tiền Giang, NHNo&PTNT tỉnh Tiền Giang, và các cơ quan ban ngành nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các NHTM nói chung và NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Cái Bè Tiền Giang nói riêng trong việc quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng trong thời gian tới, cụ thể: - Kiến nghị đối với NH nhà nước Việt Nam NH nhà nước Việt Nam cần thực hiện các chính sách tiền tệ linh hoạt phù hợp với biến động của thị trường Hoàn thiện chính sách lãi suất huy động và cho vay phù hợp diễn biến của thị trường Đổi mới chính sách tín dụng sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế - Kiến nghị đối với NHNo & PTNT Việt Nam - NHNo&PTNT Việt Nam cần sớm hoàn thiện và ban hành các văn bản pháp luật về hoạt động cho vay tiêu dùng. Ban hành văn bản về hướng dẫn cho vay tiêu dùng cụ thể, khắc phục tình trạng hướng dẫn manh mún, tránh tình trạng vừa ban hành xong, sau đó lại chỉnh sửa, tiếp đó một vài tháng lại hủy bỏ cái vừa chỉnh sửa, quay về thực hiện cái cũ trước đó.... - Trong thời gian sắp tới, NHNo&PTNT cần ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể hơn, xây dựng hành lang pháp lý đồng bộ đối với hoạt động ngân hàng nông nghiệp phù hợp với thông lệ quốc tế trên cơ sở áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế, tạo điều kiện củng cố và phát triển hoạt động kinh doanh tiền tệ. - Phải xây dựng một NHNo&PTNT phải luôn đủ mạnh về vốn, về công nghệ thông tin, hạ tầng kỹ thuật, về năng lực tài chính, năng lực quản lý - Phải xác định được chiến lược cụ thể phát triển tín dụng tiêu dùng một cách thận trọng tùy thuộc thị trường mục tiêu, khả năng, thế mạnh của NHNo&PTNT. - Nên cải cách cơ chế tiền lương hiện tại theo hướng gắn lương, thưởng với hiệu quả công việc - Kiến nghị đối với NH nhà nước tỉnh Tiền Giang NH nhà nước tỉnh Tiền Giang cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng tiêu dùng của các NH TMCP trong địa bàn Tỉnh - Kiến nghị với NHNo&PTNT Tiền Giang Chỉ đạo, thông báo kịp thời, chính xác, rõ ràng, cụ thể những chính sách, chủ trương của NHNN, Chính phủ và các ban ngành có liên quan... cho các chi nhánh kịp thời. Hướng dẫn thực hiện các quyết định của NHNo & PTNT VN nhằm tạo sự nhất quán và thực hiện chính xác trong quá trình thực hiện giữa các chi nhánh trong tỉnh. Cần phân bổ cán bộ tín dụng nhanh chóng nếu các chi nhánh có kiến nghị xin phân bổ thêm. Thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của các chi nhánh. “Thường xuyên mở các lớp huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng, quy trình xử lý nợ” - Kiến nghị đối với các cơ quan ban ngành Nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan công chứng, chứng thực nhằm giúp Ngân hàng xác minh tính hợp pháp của tài sản thé chấp Kiến nghị UBND huyện, UBND tỉnh tạo điều kiện phát triển kinh tế nhằm kích thích tiêu dùng, người dân có thu nhập trả nợ Ngân hàng tốt ít rủi ro “UBND huyện cần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hoàn thiện chính sách đầu tư nhằm thu hút đầu tư nâng cao mứ sống cho người dân trong huyện” UBND huyện cần xây dựng những dự án quy hoạch lớn trên quy mô tổng thể tùy theo đặc điểm của từng vùng Áp dụng công nghệ hiện đại tin học hóa giúp khách hàng đăng ký giấy tờ nhanh chóng, giúp khách hàng vay vốn kịp thời cho sinh hoạt tiêu dùng giảm chi phí thời gian. Tăng cường hỗ trợ của các cơ quan ban ngành như tòa án, thi hành án Kết luận NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Cái Bè Tiền Giang là NHTM có vai trò quan trọng trong việc huy động nguồn vốn để cho vay đặc biệt là cho vay trung – dài han để phát triển kinh tế của huyện, trong đó ưu tiên đầu tư cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn, mặc dù bộ mặt nền kinh tế của huyện có nhiều chuyển biến tích cực, thu nhập của người dân được nâng cao, đời sống ngày càng được ổn định nhưng vẫn tồn tại nhiều khó khăn như sản xuất nông nghiệp vẫn là hoạt động sản xuất chính, thiên tai, dịch bệnh, mất mùa, sự biến động của giá cả nông sản, chi phí sản xuất đầu vào tăng Do đó, hoạt động cho vay tiêu dùng của chi nhánh cũng gặp nhiều khó khăn. ““Qua quá trình phân tích cũng cho thấy hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Cái Bè Tiền Giang nói chung và sản phẩm cho vay tiêu dùng nói riêng hiện nay tại Chi nhánh đang rất có hiệu quả, trong cho vay, thu nợ, dư nợ cho vay tiêu dùng đều tăng, đây là tính hiệu khả quan cho việc phát triển sản phẩm này trong tương lai. Mặc dù còn một số khó khăn, thách thức từ các tác nhân bên ngoài như những vấn đề đặt ra về môi trường pháp lý, về quản lý nhà nước, đối thủ cạnh tranh, biến động lãi suất ... và các nhân tố nội tại như rủi ro, nợ quá hạn, nợ xấu... của khoản tiêu dùng tín chấp còn cao”, nhưng NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Cái Bè Tiền Giang đã luôn nổ lực tìm hướng để khắc phục các điểm yếu, tăng cường hơn nữa các mặt mạnh, tận dụng được các lợi thế, cơ hội bên ngoài để phát triển sản phẩm tín dụng tiêu dùng nhằm hạn chế rủi ro tín dụng đến mức thấp nhất” Cùng với xu thế phát triển kinh tế của cả nước, hoạt động tiêu dùng của người dân ngày càng phong phú, đa dạng, nhu cầu vay vốn tiêu dùng tăng cao, việc mở rộng đối tượng và phạm vi cho vay tiêu dùng là cần thiết, nhằm đa dạng hóa sản phẩm, góp phần kích cầu để phát triển kinh tế, từ đó nâng cao vị thế của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Cái Bè Tiền Giang trên thương trường. Tuy nhiên thực tế đã cho thấy, rủi ro của tín dụng tiêu dùng luôn cao hơn mặt bằng rủi ro chung trong hoạt động tín dụng của toàn chi nhánh, bên cạnh đó tín dụng tiêu dùng luôn tiềm ẩn rủi ro nhất là trong điều kiện nền kinh tế rơi vào suy thoái, thu nhập người dân giảm xúc, lao động không có việc làm, thất nghiệp gia tăng. Do đó, việc thực thi những giải pháp cấp bách nhằm tăng cường quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng là hết sức cần thiết, góp phần làm cho hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Cái Bè Tiền Giang ngày càng hiệu quả hơn.
Luận văn liên quan