Huyện Ngọc Hồi là một huyện có phần đông đồng bào dân
tộc thiểu số sinh sống. Trên địa bàn huyện có 17 dân tộc thiểu số,
đông nhất là dân tộc Xê Đăng và Giẻ Triêng, dân tộc có số dân ít
nhất là dân tộc Brâu. Mỗi dân tộc thiểu số ở huyện đều lưu giữ
được nét văn hoá đặc sắc lâu đời, cũng lưu giữ luôn những
phương thức sinh kế không bền vững.
Cách tiếp cận sinh kế bền vững đã được nghiên cứu bởi các
tổ chức phát triển quốc tế. Về cơ bản, cho đến nay đã hình thành
được khung phân tích sinh kế bền vững ở dạng tổng quát. Để vận
dụng khung phân tích này vào Việt Nam, nhất là vào các địa
phương đặc thù như huyện Ngọc Hồi, cần có sự hiệu chỉnh cho
phù hợp. Những năm gần đây, đã xuất hiện một số công trình
nghiên cứu lẻ tẻ và một vài dự án vận dụng khung phân tích sinh
kế bền vững để triển khai các hoạt động hỗ trợ giảm nghèo ở Việt
Nam. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đã có và các dự án đã
thực hiện chưa đi đến một cách tiếp cận hệ thống về hỗ trợ đồng
bào dân tộc thiểu số phát triển sinh kế bền vững. Trong khi đó,
các biện pháp hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo bằng tài trợ từ bên ngoài
đã bộc lộ rõ giới hạn. Chính vì vậy, cần tiến hành nghiên cứu một
cách cơ bản, có hệ thống chính sách hỗ trợ hộ gia đình dân tộc
thiểu số xóa đói, giảm nghèo theo cách phát triển sinh kế bền
vững. Tiến hành nghiên cứu đề tài này không chỉ cung cấp thông
tin tư vấn cho huyện Ngọc Hồi thiết kế đúng đắn chính sách đối
với đồng bào dân tộc thiểu số, mà còn cung cấp nguồn tài liệu
tham khảo cho các nhà khoa học, các nhà quản lý trong thực thi
và đánh giá sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số, bổ sung về lý
luận và kinh nghiệm đánh giá chương trình xóa đói, giảm nghèo2
tại huyện Ngọc Hồi nói riêng, tỉnh Kon Tum nói chung.
Từ đó việc tác giả chọn đề tài: “ Sinh kế bền vững cho đồng
bào dân tộc thiểu số huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum” để làm luận
văn, đóng góp một phần những đòi hỏi thực tiễn về phát triển sinh
kế bền vững ở huyện Ngọc Hồi trong giai đoạn tới.
26 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 432 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ngọc hồi - Tỉnh Kontum, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
VÕ THỊ NGỌC ANH
SINH KẾ BỀN VỮNG CHO ĐỒNG BÀO
DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN NGỌC HỒI - TỈNH KONTUM
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60.34.04.10
Đà Nẵng – 2018
Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Mạnh Toàn
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Quản lý Kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế,
Đại học Đà Nẵng vào ngày 12 tháng 08 năm 2018
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Huyện Ngọc Hồi là một huyện có phần đông đồng bào dân
tộc thiểu số sinh sống. Trên địa bàn huyện có 17 dân tộc thiểu số,
đông nhất là dân tộc Xê Đăng và Giẻ Triêng, dân tộc có số dân ít
nhất là dân tộc Brâu. Mỗi dân tộc thiểu số ở huyện đều lưu giữ
được nét văn hoá đặc sắc lâu đời, cũng lưu giữ luôn những
phương thức sinh kế không bền vững.
Cách tiếp cận sinh kế bền vững đã được nghiên cứu bởi các
tổ chức phát triển quốc tế. Về cơ bản, cho đến nay đã hình thành
được khung phân tích sinh kế bền vững ở dạng tổng quát. Để vận
dụng khung phân tích này vào Việt Nam, nhất là vào các địa
phương đặc thù như huyện Ngọc Hồi, cần có sự hiệu chỉnh cho
phù hợp. Những năm gần đây, đã xuất hiện một số công trình
nghiên cứu lẻ tẻ và một vài dự án vận dụng khung phân tích sinh
kế bền vững để triển khai các hoạt động hỗ trợ giảm nghèo ở Việt
Nam. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đã có và các dự án đã
thực hiện chưa đi đến một cách tiếp cận hệ thống về hỗ trợ đồng
bào dân tộc thiểu số phát triển sinh kế bền vững. Trong khi đó,
các biện pháp hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo bằng tài trợ từ bên ngoài
đã bộc lộ rõ giới hạn. Chính vì vậy, cần tiến hành nghiên cứu một
cách cơ bản, có hệ thống chính sách hỗ trợ hộ gia đình dân tộc
thiểu số xóa đói, giảm nghèo theo cách phát triển sinh kế bền
vững. Tiến hành nghiên cứu đề tài này không chỉ cung cấp thông
tin tư vấn cho huyện Ngọc Hồi thiết kế đúng đắn chính sách đối
với đồng bào dân tộc thiểu số, mà còn cung cấp nguồn tài liệu
tham khảo cho các nhà khoa học, các nhà quản lý trong thực thi
và đánh giá sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số, bổ sung về lý
luận và kinh nghiệm đánh giá chương trình xóa đói, giảm nghèo
2
tại huyện Ngọc Hồi nói riêng, tỉnh Kon Tum nói chung.
Từ đó việc tác giả chọn đề tài: “ Sinh kế bền vững cho đồng
bào dân tộc thiểu số huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum” để làm luận
văn, đóng góp một phần những đòi hỏi thực tiễn về phát triển sinh
kế bền vững ở huyện Ngọc Hồi trong giai đoạn tới.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của sinh kế bền vững,
điều kiện phát triển sinh kế bền vững của đồng bào thiểu số trên
địa bàn huyện Ngọc Hồi và đề xuất giải pháp phát triển sinh kế
bền vững của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh trong
giai đoạn tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về sinh kế bền vững và điều
kiện phát triển sinh kế bền vững của đồng bào dân tộc thiểu số
trên địa bàn huyện Ngọc Hồi.
- Phân tích, đánh giá thực trạng sinh kế và điều kiện thực tế
ảnh hưởng đến phát triển sinh kế bền vững của đồng bào dân tộc
thiểu số trên địa bàn huyện Ngọc Hồi trong giai đoạn từ năm 2010
đến nay.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sinh kế
bền vững của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ngọc
Hồi trong giai đoạn đến tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong luận văn là sinh kế hộ gia đình
dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ngọc Hồi đặt trong mối quan
hệ với các yếu tố nguồn lực đầu vào, những yếu tố ảnh hưởng đến
sinh kế bền vững và phát triển sinh kế bền vững, các giải pháp
3
phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa
bàn huyện Ngọc Hồi.
Câu hỏi nghiên cứu
1. Nhóm hộ đồng bào dân tộc thiểu số bị hạn chế trong việc
tiếp cận các nguồn lực sinh kế như thế nào?
2. Yếu tố chính nào ảnh hưởng đến cách tiếp cận sinh kế của
các nhóm hộ dân tộc thiểu số huyện Ngọc Hồi?
3. Chính quyền địa phương cần trợ giúp, làm gì để giúp các
hộ đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận các nguồn vốn sinh kế?
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi về nội dung
Đề tài tiếp cận sinh kế bền vững của đồng bào dân tộc thiểu
số trên địa bàn huyện Ngọc Hồi theo khung phân tích về sinh kế
bền vững do Tổ chức phát triển quốc tế Anh (DFID) đưa ra vào
năm 1998 với mô hình sinh kế hộ gia đình là trung tâm sử dụng
5 loại nguồn lực đầu vào (nguồn lực con người, nguồn lực tự
nhiên, nguồn lực xã hội, nguồn lực vật chất và nguồn lực tài
chính), đặt trong bối cảnh có thể gây tổn thương cho các hộ gia
đình, các chính sách tác động tới sinh kế hộ gia đình để đánh giá
tiến trình hiện thực hóa sinh kế, các chiến lược sinh kế theo kết
quả sinh kế.
3.2.2. Phạm vi về không gian
Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Ngọc Hồi, tập trung
nghiên cứu sâu ở một số địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu
số tại huyện Ngọc Hồi.
3.2.3. Phạm vi về thời gian
Thời gian nghiên cứu đề tài: từ năm 2013 – 2017.
Thời gian thu thập số liệu: từ năm 2005 đến 2017.
Giải pháp đưa ra cho giai đoạn đến năm 2020.
4
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu định tính: Các nghiên cứu định tính được sử
dụng nhằm tìm hiểu thực trạng hoạt động sinh kế của các hộ gia
đình dân tộc thiểu số tại huyện Ngọc Hồi; Thu thập thông tin từ
các nguồn tài liệu có sẵn như niên giám thống kê, các báo cáo
khoa học, dự án, tham luận qua các hội thảo, hội nghị, báo chí,
Internet... từ các phòng, an ngành cấp huyện về tình hình sinh kế
của bà con các xã thuộc huyện Hồi.
Nghiên cứu định lƣợng: Đối với nhóm phương pháp định
lượng, nghiên cứu áp dụng các công cụ phân tích định lượng hoạt
động sinh kế của các hộ được khảo sát.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiến đề tài
5.1. Về lý luận
Hình thành khung phân tích sinh kế bền vững thích hợp với
hộ gia đình dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.
Xây dựng một số mô hình sinh kế bền vững phù hợp với hộ
gia đình dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.
5.2. Về thực tiễn
Mô tả trung thực, khách quan thực trạng sinh kế, nguồn lực
sinh kế và các tác nhân ảnh hưởng cũng như kết quả sinh kế của
hộ gia đình dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.
Đề xuất hệ thống các giải pháp phát triển sinh kế bền vững
của hộ gia đình dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn được
chia thành 3 chương với nội dung như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về sinh kế
bền vững của đồng bào dân tộc thiểu số.
Chương 2: Thực trạng nguồn lực và hoạt động sinh kế của
5
đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ngọc Hồi.
Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sinh kế
bền vững của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ngọc
Hồi.
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Tác giả đã kế thừa và chọn lọc những công trình đã nghiên
cứu trước đây, tham khảo các bài viết về phát triển nông nghiệp
và các nghiên cứu khác để thực hiện đề tài này.
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SINH KẾ BỀN VỮNG CHO
ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
1.1. KHÁI NIỆM
1.1.1. Sinh kế
Sinh kế là những hoạt động cần thiết mà cá nhân hay hộ gia
đình phải thực hiện dựa trên các khả năng và nguồn lực sinh kế
để kiếm sống.
1.1.2. Sinh kế bền vững
1.1.3. Sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số
1.2. NGUỒN LỰC SINH KẾ
1.2.1. Nguồn lực về con ngƣời
1.2.2. Nguồn lực về xã hội
1.2.3. Nguồn lực về tự nhiên
1.2.4. Nguồn lực về vật chất
1.2.5. Nguồn lực về tài chính
1.3. KHUNG PHÂN TÍCH SINH KẾ
1.4. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG
SINH KẾ CỦA ĐỒNG BÀO DTTS NHƢ
1.5. CHIẾN LƢỢC SINH KẾ CỦA ĐỒNG BẢO DÂN TỘC
6
THIỂU SỐ
1.5.1. Mục tiêu của chiến lƣợc sinh kế
1.5.2. Phát triển nguồn lực con ngƣời
1.5.3. Phát triển nguồn lực tự nhiên của hộ gia đình dân
tộc thiểu số
1.5.4. Phát triển nguồn lực xã hội trong sinh kế hộ gia
đình dân tộc thiểu số
1.5.5. Phát triển nguồn lực vật chất trong sinh kế hộ gia
đình dân tộc thiểu số
1.5.6. Phát triển nguồn lực tài chính trong sinh kế hộ gia
đình dân tộc thiểu số
1.5.7. Quan hệ giữa các nguồn lực sinh kế của hộ gia đình
dân tộc thiểu số
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC VÀ HOẠT ĐỘNG SINH KẾ
CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN NGỌC HỒI
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN
NGỌC HỒI
2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên
Vị trí địa lí
Địa hình
Khí hậu
2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội
2.1.3. Hệ thống chính sách và thể chế hỗ trợ sinh kế hộ
dân tộc thiểu số huyện Ngọc Hồi
2.2. THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC SINH KẾ CỦA ĐỒNG
BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN NGỌC HỒI
2.2.1. Thực trạng nguồn lực sinh kế
7
a. Nguồn lực con người
Nguồn lực con người của đồng bào DTTS Ngọc Hồi được
đánh giá trên các mặt: qui mô hộ gia đình và số lao động, trình độ
văn hóa và trình độ đào tạo nghề.
Trình độ văn hóa
Trình độ văn hóa của các thành viên hộ gia đình DTTS được
chia làm 4 nhóm: không biết chữ, tiểu học, trung học cơ sở và
trung học phổ thông. Kết quả điều tra cho thấy, tỷ lệ không biết
chữ của các hộ DTTS huyện khá cao.
Trình độ nghề nghiệp
Theo kết quả điều tra, tỷ lệ gia đình các hộ dân tộc thiểu số
có thành viên được đào tạo nghề rất thấp.
Bên cạnh đó, về chất lượng nguồn nhân lực, các số liệu điều
tra cho thấy chất lượng nguồn nhân lực thể hiện qua chỉ tiêu trình
độ học vấn và trình độ đào tạo nghề của nhóm các hộ gia đình
DTTS là rất thấp so với nhóm hộ người Kinh.
b. Nguồn lực tự nhiên
Tài nguyên Đất đai
Đối với các hộ DTTS, hầu như tất cả các nguồn lực hiện có
đều không có tác dụng mạnh trong việc hỗ trợ hoạt động sinh kế
có hiệu quả cho gia đình.
Nguồn nước và hệ thống thủy lợi
c. Nguồn lực xã hội
Quan hệ xã hội cộng đồng
Hỗ trợ của chính quyền thôn, xã và khuyến nông
Tiếp cận các dịch vụ xã hội
d. Nguồn lực vật chất
Nguồn lực vật chất bao gồm các cơ sở hạ tầng cơ bản và các
tài sản vật chất cần thiết cho sinh kế. Nguồn lực này ảnh hưởng
8
trực tiếp đến các nguồn lực sinh kế khác như nguồn lực tự nhiên,
nguồn lực xã hội, nguồn lực con người, nguồn lực tài chính.
Nhìn chung, nguồn lực vật chất của các hộ gia đình, bao gồm
các công trình hạ tầng và tài sản cơ bản đáp ứng nhu cầu sinh hoạt
và sản xuất của hộ. Hệ thống giao thông, điện, đã đáp ứng cơ bản
các nhu cầu giao thương, sản xuất, sinh hoạt. Các hộ gia đình
DTTS đã bước đầu tích lũy được tài sản phục vụ cho sản xuất và
sinh hoạt.
e. Nguồn lực tài chính
Nhìn chung, các hộ gia đình DTTS có tích lũy tài chính hạn
chế do thu nhập còn thấp. Tuy nhiên, nhiều hộ DTTS đã có thể
tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng mặc dù qui mô vốn có thể
vay không lớn, đặc biệt là với các DTTS bản địa. Bên cạnh nguồn
tín dụng ngân hàng, các hộ DTTS có thể tiếp cận các nguồn tín
dụng từ người thân, bạn bè hoặc các hội, nhóm tín dụng cộng
đồng.
2.2.2. Đánh giá chung về nguồn lực sinh kế của đồng bào
dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ngọc Hồi
Nguồn
lực
sinh
kế
Điểm mạnh Điểm yếu
Con
người
- Nguồn nhân lực khá dồi dào
do qui mô hộ gia đình lớn, đa
số có ý thức tìm hiểu, học tập
thêm kỹ thuật sản xuất, kinh
doanh
- Qui mô gia đình lớn.
- Tỷ lệ người được đào tạo nghề
thấp.
Đất
đai
- Có diện tích đất nông
nghiệp phù hợp để phát
triển nhiều loại cây trồng
có giá trị cao, đặc biệt là
các loại cây công nghiệp
- Điều kiện giao thông khó khăn.
- Khó khăn trong việc đảm bảo
nước tưới vào mùa khô.
9
Nguồn
lực
sinh
kế
Điểm mạnh Điểm yếu
như cao su, cà phê, hồ
tiêu,
Nguồn
lực xã
hội
- Các quan hệ cộng đồng như
quan hệ láng giềng, dòng họ
khá tốt, giúp cho các hộ gia
đình có thể nhận được sự hỗ
trợ về nhiều mặt từ láng
giềng và dòng họ, trong đó
có hỗ trợ phát triển sinh kế.
- Các cơ quan chính quyền,
cơ quan đoàn thể thường
xuyên hỗ trợ thông tin, kỹ
thuật, tiếp cận tài chính và
nhiều hỗ trợ khác cho đồng
bào dân tộc thiểu số.
- Các dịch vụ xã hội cơ bản
như thông tin văn hóa,
trường học, trạm y tế, chợ đã
được hình thành ở nhiều địa
bàn, đáp ứng được cơ bản
nhu cầu của các hộ gia đình.
- Tiếp cận dịch vụ xã hội vẫn
còn thiếu thốn, đặc biệt là thiếu
chợ và trạm y tế. Thiếu chợ là
cản trở lớn đối với sản xuất hàng
hóa và sinh kế của đồng bào dân
tộc thiểu số. Thiếu trạm y tế sẽ
ảnh hưởng tới sức khỏe và đời
sống của đồng bào, làm hạn chế
khả năng sinh kế của họ.
- Hỗ trợ của chính quyền và các
tổ chức đoàn thể mới chủ yếu
tập trung vào một vài lĩnh vực
như về thông tin, về kỹ thuật và
vốn vay. Trong khi đó, nhiều
nhu cầu khác của hộ chưa được
hỗ trợ hoặc hỗ trợ còn hạn chế,
trong đó quan trọng là tiếp cận
thị trường và dạy nghề.
- Vẫn còn có nhiều hộ dân tộc
thiểu số chưa tiếp cận được các
dịch vụ xã hội cũng như hỗ trợ
từ chính quyền và các tổ chức
đoàn thể.
Nguồn
lực vật
chất
Phần lớn các hộ có đất ở,
trong đó các hộ dân tộc thiểu
số bản địa nhìn chung có
nhiều đất ở hơn các hộ di cư
từ nơi khác tới
Nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu
số hiện nay thiếu đất canh tác,
đặc biệt là đất trồng cây công
nghiệp. Thậm chí có nhiều hộ
không còn đất phải đi làm thuê
cho người khác. Điều này khiến
sinh kế của các hộ dân tộc thiểu
số vốn chủ yếu dựa vào nông
nghiệp trở nên khó khăn mà còn
tiềm ẩn những bất ổn xã hội, dân
10
Nguồn
lực
sinh
kế
Điểm mạnh Điểm yếu
tộc tại địa phương.
Còn nhiều diện tích đất chưa có
chứng nhận quyền sử dụng đất.
Điều này khiến cho việc sử dụng
đất bị hạn chế.
Hệ thống cung cấp nước sinh
hoạt và thủy lợi cung cấp nước
sản xuất chưa đáp ứng được yêu
cầu tại nhiều nơi.
Nguồn
lực tài
chính
Hộ dân tộc thiểu số đã có thể
tiếp cận nguồn vốn tín dụng
ngân hàng với tỷ lệ khá cao.
Tuy nhiên, qui mô vốn có thể
vay không lớn, đặc biệt là với
các dân tộc thiểu số trên địa
bàn.
Bên cạnh nguồn tín dụng
ngân hàng, các hộ dân tộc
thiểu số có thể tiếp cận các
nguồn tín dụng từ người
thân, bạn bè hoặc các hội,
nhóm tín dụng cộng đồng.
Nguồn lực tài chính tự có của
các hộ gia đình dân tộc thiểu số
rất thấp, thậm chí nhiều hộ
không có nguồn tài chính tiết
kiệm. Điều này hạn chế khả
năng đầu tư phát triển sản xuất
kinh doanh, mở rộng sinh kế của
đồng bào dân tộc thiểu số.
Mặc dù có thể tiếp cận tín dụng
từ các nguồn ngân hàng hay phi
ngân hàng, tuy nhiên, số vốn vay
được cũng không nhiều nên hạn
chế khả năng đầu tư của các hộ
dân tộc thiểu số.
2.3. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SINH KẾ
CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN NGỌC HỒI
Hoạt động sinh kế chính của hộ dân tộc thiểu số huyện là
trồng trọt kết hợp một phần với chăn nuôi. Cây trồng chính là cà
phê, cao su, ngô, sắn, bơi lời. Con vật nuôi chính là trâu, bò, heo
và gia cầm. Các hoạt động sinh kế này phụ thuộc rất nhiều vào
điều kiện tự nhiên.
11
Mặt khác, thị trường sản phẩm nông nghiệp trên thế giới và
trong nước cũng thường xuyên có biến động rất mạnh, làm ảnh
hưởng rất lớn tới tiêu thụ sản phẩm và thu nhập của hộ gia đình
sản xuất nông nghiệp. Được mùa mất giá là vấn đề nhức nhối
trong nông nghiệp. Đây chính là hai yếu tố gây rủi ro tổn thương
lớn nhất với sinh kế của hộ gia đình các DTTS Ngọc Hồi nói
riêng và nông dân Việt Nam nói chung.
2.3.1. Ảnh hƣởng của thiên tai và dịch bệnh tới sinh kế
của hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Ngọc Hồi
Vừa chịu ảnh hưởng của cả nền khí hậu nhiệt đới gió mùa,
vừa chịu ảnh hưởng của gió khô, nóng nền khí hậu chia thành hai
mùa mưa, nắng rõ rệt; mức độ ảnh hưởng của thiên tai là khá lớn
với tần xuất xuất hiện hạn hán, mưa lũ khá thường xuyên.
Kết quả đánh giá của hộ dân tộc thiểu số huyện Ngọc Hồi về
tần suất gặp phải các thiên tai ảnh hưởng tới sinh kế của họ trong
5 năm gần đây. Số liệu điều tra cho thấy, có tới 1/3 số hộ thường
xuyên gặp phải thiên tai gây mất mùa. 41% các hộ thường xuyên
gặp các dịch bệnh chăn nuôi như cúm gà, lợn tai xanh, lở mồm
long móng. 22,7% hộ thường xuyên gặp phải hạn hán và 14,2%
thường xuyên gặp lũ lụt.
Tất cả những yếu điểm và nguy cơ đó làm cho mức độ tổn
thương của hộ DTTS khá lớn, khả năng hồi phục chậm. Thể hiện
trên thực tế là tốc độ giảm nghèo của vùng có nhiều đồng bào
DTTS thường chậm, mức độ tái nghèo cao, tỷ lệ người vươn lên
làm giàu thấp hơn dân tộc đa số.
2.3.2. Rủi ro, tổn thƣơng từ biến động thị trƣờng nông
sản
Đối với hộ nông dân DTTS nói riêng, xác suất rủi ro từ biến
động giá còn cao hơn do có những tác nhân đi kèm sau:
12
Thứ nhất, hộ gia đình DTTS không có tích lũy nên không có
tiền đầu tư, họ đành bỏ mặc vườn cây để đi làm thuê hoặc vào
rằng săn bắt, hái lượm sống qua ngày. Tình cảnh này dẫn đến
nguy cơ bị đói nếu không có cứu trợ và gia đình quá đông con;
Thứ hai, nếu đã vay ngân hàng bằng cầm cố đất thì họ có
nguy cơ mất đất sản xuất và rơi xuống hộ nghèo, đói.
Thứ ba, do không còn kế sinh nhai, hộ DTTS có thể phải di
cư sâu vào rừng làm rẫy bất hợp pháp, con cái sẽ phải bỏ học và
việc tiếp cận các dịch vụ cơ bản do xã hội cung ứng bị ngắt
quãng, nguy cơ bị bệnh tăng lên.
2.4. PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU TRONG PHÁT
TRIỂN SINH KẾ CỦA HỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN
NGỌC HỒI
2.4.1. Điểm mạnh
Một là, đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất kinh doanh
thành công của người dân tộc thiểu số.
Hai là, đồng bào DTTS ở huyện Ngọc Hồi đã có thể tiếp cận
các nguồn lực một cách dễ dàng hơn
Ba là các cấp chính quyền và đoàn thể quan tâm hỗ trợ hộ
gia đình phát triển sinh kế để thoát nghèo
Bốn là bà con đã được trang bị kiến thức, có nguồn lực, hoạt
động sinh kế đa dạng hơn và nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn từ Nhà
nước và chính quyền địa phương để phục hồi kinh tế sau rủi ro.
Nguyên nhân tạo nên những điểm mạnh đó là:
- Sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kon Tum và của
huyện Ngọc Hồi;
- Đảng và Nhà nước cũng như chính quyền địa phương và
các tổ chức chính trị - xã hội đã có sự quan tâm, hỗ trợ với nhiều
chính sách, chương trình để đồng bào DTTS trên địa bàn phát
13
triển nguồn lực, cải thiện sinh kế, vươn lên làm giàu và tạo sinh
kế bền vững.
- Bản thân các hộ đồng bào DTTS cũng đã nâng cao được
nhận thức và kinh nghiệm, từ đó có khả năng cải thiện sinh kế cho
mình và giúp đỡ cải thiện sinh kế cho người khác.
- Công tác tuyên truyền, quảng bá thông tin được thực hiện
ngày càng hiệu quả hơn. Theo số liệu điều tra của tác giả, đa số số
hộ tham gia điều tra cho rằng họ có điều kiện thuận lợi để tiếp cận
dịch vụ văn hóa, dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục. Chỉ có dịch vụ
thương mại là còn khó khăn.
2.4.2. Điểm yếu
Mặc dù có nhiều cải thiện nhưng nhìn chung, sinh kế của một
bộ phận không nhỏ đồng bào DTTS trên địa bàn còn chưa ổn
định, thiếu bền vững, thể hiện trên các giác độ sau đây:
Một là, thu nhập của các hộ đồng bào DTTS ở huyện Ngọc
Hồi có tăng lên nhưng tốc độ cải thiện chậm hơn mặt bằng chung
và không bền vững. Hơn nữa, tích lũy tài chính của đồng bào rất
thấp, thậm chí rất nhiều hộ không có tích lũy nên khó có khả năng
đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp ở quy mô lớn, hiệu quả cao.
Hai là, dịch vụ giáo dục, y tế, văn hóa cung ứng cho đồng bào
DTTS đã được tăng về số lượng, cải thiện một bước về chất lượng
nhưng vẫn còn thua kém so với thành thị và vùng đông người Kinh.
Vì thế, trình độ của đồng bào DTTS còn thấp hơn mặt bằng chung.
Dịch vụ y tế chất lượng cao chưa vươn tới được các vùng sâu, vùng
xa, giá cả vượt quá khả năng chi trả của hộ gia đình DTTS.
Ba là, khả năng thích ứng và ứng phó với các thiên tai và
biến động thị trường của hộ gia đình DTTS có được cải thiện,
nhưng về cơ bản, c