Tóm tắt Luận văn Tái cấu trúc vốn tại tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam

Sự phát triển của các TĐKTNN (‘Tập đoàn”) đã có đóng góp rất lớn cho nền kinh tế, tuy nhiên trong thời gian qua thực tế đã cho thấy còn tồn tại khá nhiều bất cập trong quản lý và vận hành tài chính tại các Tập đoàn, đặc biệt là tồn tại những sự bất hợp lý trong cấu trúc vốn. Tạo ra sự cân bằng hợp lý giữa phát huy hiệu quả của cơ cấu vốn với việc đảm bảo an toàn cho hoạt động của doanh nghiệp là một vấn đề hết sức quan trọng tại mỗi Tập đoàn. Với vai trò đầu tàu kinh tế trong xây dựng và phát triển đất nước, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (TĐDKQGVN) đang thực hiện tái cấu trúc để phát triển một cách lành mạnh, ổn định và vững chắc trong đó tái cấu trúc vốn là một nhiệm vụ trọng tâm. Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu “Tái cấu trúc vốn tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam” đã được lựa chọn để đáp ứng yêu cầu lý luận và thực tiễn đó. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, danh mục các bảng biểu, đồ thị, biểu đồ, sơ đồ, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu bao gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu Chương 2: Những vấn đề lý luận về cấu trúc vốn và tái cấu trúc vốn của doanh nghiệp trong Tập đoàn kinh tế Chương 3: Thực trạng cấu trúc vốn tại TĐDKQGVN Chương 4: Các giải pháp thực hiện tái cấu trúc vốn tại TĐDKQGVN

pdf20 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 501 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Tái cấu trúc vốn tại tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr­êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n  Vò thÞ ngäc lan T¸i cÊu tróc vèn t¹i tËp ®oµn dÇu khÝ quèc gia viÖt nam Chuyªn ngµnh: tµi chÝnh - ng©n hµng Mà SỐ: 62340201 \ Hµ néi, n¨m 2014 C«ng tr×nh ®­îc hoµn thµnh t¹i Tr­êng ®¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n Ng­êi h­íng dÉn khoa häc: Gs.ts. cao cù béi Ph¶n biÖn 1: GS.TS. PGs.ts. TRẦN THỊ HÀ P §ç Kim Chung Ph¶n biÖn 2: PGS. T ts. NguyỄN NGỌC SỰVịnh Ph¶n biÖn 3: PGS.TStts. PHẠM PHAN DŨNGh¸nh Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án cấp Trường họp tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Vào hồi..h..ngày tháng năm. Cã thÓ t×m hiÓu luËn ¸n t¹i - Thư viện Quốc gia Việt Nam. - Thư viện Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân. 1 LỜI MỞ ĐẦU Sự phát triển của các TĐKTNN (‘Tập đoàn”) đã có đóng góp rất lớn cho nền kinh tế, tuy nhiên trong thời gian qua thực tế đã cho thấy còn tồn tại khá nhiều bất cập trong quản lý và vận hành tài chính tại các Tập đoàn, đặc biệt là tồn tại những sự bất hợp lý trong cấu trúc vốn. Tạo ra sự cân bằng hợp lý giữa phát huy hiệu quả của cơ cấu vốn với việc đảm bảo an toàn cho hoạt động của doanh nghiệp là một vấn đề hết sức quan trọng tại mỗi Tập đoàn. Với vai trò đầu tàu kinh tế trong xây dựng và phát triển đất nước, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (TĐDKQGVN) đang thực hiện tái cấu trúc để phát triển một cách lành mạnh, ổn định và vững chắc trong đó tái cấu trúc vốn là một nhiệm vụ trọng tâm. Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu “Tái cấu trúc vốn tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam” đã được lựa chọn để đáp ứng yêu cầu lý luận và thực tiễn đó. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, danh mục các bảng biểu, đồ thị, biểu đồ, sơ đồ, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu bao gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu Chương 2: Những vấn đề lý luận về cấu trúc vốn và tái cấu trúc vốn của doanh nghiệp trong Tập đoàn kinh tế Chương 3: Thực trạng cấu trúc vốn tại TĐDKQGVN Chương 4: Các giải pháp thực hiện tái cấu trúc vốn tại TĐDKQGVN 1.1. Đối tượng nghiên cứu: Với mô hình TĐKT, không có một cấu trúc vốn chung cho cả Tập đoàn do vậy tái cấu trúc vốn tại TĐDKQGVN chính là tái cấu trúc vốn tại từng DN thuộc Tập đoàn. Như vậy, đối tượng nghiên cứu là cấu trúc vốn của các DN thuộc TĐDKQGVN. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: (i) Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về cấu trúc vốn, các nhân tố ảnh hưởng bao gồm các nhân tố đặc thù cho mô hình TĐKTNN; lý 2 luận về tái cấu trúc vốn trong đó nhấn mạnh mục tiêu của tái cấu trúc vốn: hướng tới cấu trúc vốn tối ưu (bao gồm các lý thuyết và hệ thống tiêu chí đánh giá cấu trúc vốn tối ưu); (ii) Đánh giá thực trạng và kiểm định mô hình kinh tế lượng đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các DN tại TĐDKQGVN; (iii) Đưa ra quan điểm và đề xuất các giải pháp, điều kiện để thực thi các giải pháp nhằm thực hiện tái cấu trúc vốn các DN tại TĐDKQGVN. 1.3. Phạm vi nghiên cứu: Ngiên cứu được thực hiện trên giác độ quản trị nội bộ Tập đoàn, trên giác độ của nhà quản lý DN. Về thời gian: Số liệu nghiên cứu sẽ được giới hạn trong thời kỳ 2007 – 2012; Về không gian: các DN thuộc TĐDKQGVN. 1.4. Những đóng góp và kết quả dự kiến của đề tài * Về phát triển khoa học: Bổ sung và hoàn thiện cơ sở lý luận về cấu trúc vốn. Cách tiếp cận mới của đề tài là từ các cấu thành của cấu trúc vốn, chỉ ra được các đặc trưng và tính chất của cấu trúc vốn và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Đặc biệt đưa ra mô hình kinh tế lượng để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp tại TĐDKQGVN, trong đó có điểm mới là kiểm định ảnh hưởng của một số nhân tố đặc thù cho tính chất hoạt động và mô hình Tập đoàn kinh tế Nhà nước đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp thuộc TĐDKQGVN. Ngoài ra, điểm mới nữa của đề tài là đã đưa ra một hệ thống các tiêu chí tương đối hoàn chỉnh cả về định lượng và định tính để đánh giá một cấu trúc vốn là cấu trúc vốn tối ưu, từ đó xác định mục tiêu và cách thức, phương thức tiến hành tái cấu trúc vốn. * Về thực tiễn: Trên cơ phân tích thực trạng, xác lập những quan điểm và đưa ra các giải pháp cũng như các điều kiện để thực thi các giải pháp cho quá trình tái cấu trúc vốn tại TĐDKQGVN hiện nay, nhằm hướng tới cơ cấu vốn hợp lý và hiệu quả phù hợp với mô hình Tập đoàn kinh tế, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tiễn ở Việt Nam. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan các nghiên cứu về cấu trúc vốn 1.1.1. Các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài (i) Nhóm các nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và kiểm chứng trên thực tế để giải thích việc DN thích tài trợ bằng nợ hơn VCSH (Sheridan Titman và Roberto Wessls - 1988, Harris - 1991); (ii) Nhóm các nghiên cứu để xuất các mô hình nghiên cứu nhằm chỉ ra một hay vài nhân tố có mối liên hệ đến cơ cấu vốn của DN (Federick H. Harris, Mỹ (1988); Gentrry - 1994, Graham – 2003, Reinte Gropp (1995), Fischer - 1989, Michaely và Thaler – 1995, Baker và Wurgler - 2002); (iii) Nhóm các nghiên cứu mối quan hệ giữa giá trị thị trường/ giá trị sổ sách của DN, của cổ phiếu và mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính (Rajan, Zingales - 1995; Barclay, Smith và Watts - 1995); (iv) Nhóm các nghiên cứu xu hướng vận động của cơ cấu vốn của DN (Francis Cai và Arvin Ghosh - 2003; Lisa A. Keister - 2004). 1.1.2. Các nghiên cứu của các tác giả trong nước Hệ thống các công trình nghiên cứu về quản lý tài chính, cơ cấu và tái cơ cấu tài chính tại các TĐKT của tác giả Phạm Quang Trung; Các công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thu Thủy (2005 – 2008) về cấu trúc vốn; Một số công trình của các tác giả Bùi Văn Thi (2001) và Lê Thu Thuỷ (2004) về cơ cấu vốn tại một DN; Nghiên cứu của tác giả Đàm Văn Huệ (2005) về điều kiện xác lập cơ cấu vốn của các DN Việt Nam; Luận án tiến sĩ của tác giả Trần Thị Thanh Tú (2006) với đề tài "Hoàn thiện cơ cấu vốn tại các DNNN ở Việt Nam hiện nay". 1.1.3. Khoảng trống trong nghiên cứu Một số vấn đề chưa được làm rõ tại các nghiên cứu trước: (i) hệ thống tiêu chí đánh giá cấu trúc vốn tối ưu bao gồm cả các tiêu chí có thể định lượng; (ii) những nhân tố “đặc thù” cho mô hình Tập đoàn tác động 4 tới cấu trúc vốn và quá trình tái cấu trúc vốn tại TĐDKQGVN, mô hình kinh tế lượng để đánh giá đầy đủ các nhân tố đó; (iii) Đánh giá thực trạng cấu trúc vốn tại TĐDKQGVN; Những quan điểm, giải pháp và điều kiện để thực thi các giải pháp nhằm tái cấu trúc vốn thành công tại TĐDKQGVN. 1.2. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng kết hợp phương pháp định lượng và định tính. Về định lượng, mẫu nghiên cứu là toàn bộ các đơn vị trong TĐDKQGVN đến thời điểm năm 2012 (Công ty mẹ, 150 doanh nghiệp cấp 1 và 2), thu thập số liệu và các phiếu khảo sát cho thời kỳ nghiên cứu là giai đoạn từ 2007 - 2012, với sự hỗ trợ của các phần mềm SPSS, EXCEL tiến hành kiểm định mô hình hồi quy tương quan (sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu thông thường (Ordinary Least of Squares – OLS) để ước lượng mô hình) các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính theo mô hình lý thuyết dự kiến sau: 5 CHƯƠNG 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẤU TRÚC VỐN, TÁI CẤU TRÚC VỐN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM 2.1. Khái quát về Tập đoàn kinh tế 2.1.1. Mô hình Tập đoàn Kinh tế: TĐKT có những đặc điểm sau: (i) là tổ hợp các DN có tư cách pháp nhân độc lập liên kết với nhau một cách tự nguyện có cùng mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận; (ii) mối liên kết của các thành viên trong tập đoàn hết sức đa dạng (về vốn, công nghệ, hoạt động); (iii) phạm vi hoạt động rất đa dạng (iv) có quy mô lớn về vốn, lao động, doanh thu; (v) có tổ chức đa dạng và đa sở hữu; (vi) hầu hết đều có trung tâm nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ (R&D); (vii) được tổ chức, quản lý theo thứ bậc rõ ràng và được điều hành tập trung. 2.1.2. Cấu trúc của Tập đoàn kinh tế: Tùy theo đặc điểm hoạt động, TĐKT có cấu trúc khác nhau ở mỗi quốc gia. Cơ cấu tổ chức TĐKT bao gồm: (i) Một công ty mẹ; (ii) Các công ty thành viên; (iii) Các công ty liên kết. 2.2. Cấu trúc vốn của doanh nghiệp thuộc Tập đoàn kinh tế 2.2.1. Khái niệm về vốn và cấu trúc vốn của doanh nghiệp Cấu trúc vốn là tỷ lệ giữa Nợ dài hạn và VCSH của DN. 2.2.2. Các cấu thành của cấu trúc vốn (i) VCSH: (*) Khái niệm: là các nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ DN, (*) Huy động: vốn góp ban đầu, tăng vốn góp, phát hành cổ phiếu, giữ lại lợi nhuận; (ii) Nợ dài hạn: (*) Khái niệm: “Nợ” trong phạm trù “Cấu trúc vốn” là các khoản phải trả dài hạn có phát sinh chi phí, “Nợ tài chính (Nợ vay) dài hạn” mà loại bỏ các khoản phải trả hoạt động khác, (*) Huy động: vay dài hạn ngân hàng, thuê tài sản, phát hành trái phiếu. 2.2.3. Đặc trưng, tính chất của cấu trúc vốn (i) Cấu thành bởi vốn dài hạn, ổn định; (ii) là các nguồn vốn dùng để tài trợ cho đầu tư dài hạn; (iii) Ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động và an 6 toàn của DN; (iv) không có một cơ cấu vốn tối ưu cho mọi DN, trong mọi chu kỳ sản xuất kinh doanh. 2.2.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp 2.2.4.1. Các yếu tố bên ngoài: Bao gồm 5 yếu tố: (i) GDP đầu người; (ii) tăng trưởng của nền kinh tế; (iii) lạm phát; (iv) lãi suất; (v) thuế suất. Ngoài ra còn phải kể đến 2 điều kiện vĩ mô hết sức quan trọng khác tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp đó là (i) sự phát triển của thị trường tài chính; (ii) các chính sách vĩ mô như: chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế vĩ mô khác. 2.2.4.2. Các yếu tố nội tại của Doanh nghiệp (i) Sự tăng trưởng của DN: Khi DN tăng trưởng, niềm tin của các nhà đầu tư sẽ cao, vì vậy khả năng tiếp cận các nguồn vốn bên ngoài càng lớn. Cấu trúc vốn tỷ lệ thuận với tăng trưởng; (ii) Qui mô của DN càng lớn thì khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay dễ hơn, đồng thời theo lý thuyết “Trade – off” làm giảm khả năng phá sản của DN. Cấu trúc vốn tỉ lệ thuận với qui mô DN. (iii) Rủi ro kinh doanh làm giảm niềm tin của ngưởi cho vay, khả năng tiếp cận các nguồn vốn bên ngoài thấp. Cấu trúc vốn có quan hệ tỉ lệ nghịch với rủi ro kinh doanh; (iv) Cấu trúc tài sản (hữu hình): DN có tài sản cố định hữu hình lớn thì người cho vay giảm được rủi ro do có tài sản thế chấp, DN dễ vay vốn hơn. Mối quan hệ giữa cấu trúc tài sản (hữu hình) và cấu trúc vốn là tỷ lệ thuận; (v) Nhân tố trình độ quản lý và thói quen sử dụng các nguồn vốn của nhà quản lý DN. Nhà quản lý chấp nhận rủi ro, có trình độ quản lý tốt, sẽ mạnh dạn sử dụng vốn vay nhiều hơn. Cấu trúc vốn có quan hệ tỷ lệ thuận với trình độ quản lý và sự ưa thích “Nợ” của nhà quản lý DN; (vi) Nhân tố mức độ liên quan đến lĩnh vực hoạt động chính của Tập đoàn: Đây là nhân tố "đặc thù" cho mô hình Tập đoàn hoạt động đa ngành. Các DN có mức độ liên quan đến lĩnh vực kinh doanh chính chặt hơn sẽ tận dụng được thương hiệu, uy tín, lợi thế hoạt động...của Tập đoàn do vậy dễ tiếp cận và huy động vốn vay hơn; (vii) Nhân tố cấu 7 trúc VCSH: Đây là nhân tố "đặc thù" trong mô hình TĐKTNN. DN có tỷ lệ vốn Nhà nước trong VCSH cao hấp dẫn bên cho vay hơn, do vậy cấu trúc vốn có quan hệ thuận chiều với cấu trúc VCSH của DN. 2.2.4.3. Mô hình nghiên cứu định lượng ảnh hưởng của các yếu tố nội tại của DN tới cấu trúc vốn Cấu trúc vốni = αt + β1* Gi + β2 * Si + β3* Ri+ β4*Ai + β5*Mi+ β6*Ei+ β7*Ci (CT 2.14) trong đó: (1) Cấu trúc vốn: Tỷ lệ Nợ/ VCSH của DN i; (2) Gi: tốc độ tăng trưởng đo bằng tốc độ tăng bình quân của tổng tài sản của DN i trong giai đoạn nghiên cứu; (3) Si: quy mô đo bằng của doanh thu bình quân của DN i; (4) Ri: rủi ro kinh doanh đo lường thông qua độ lệch chuẩn của lợi nhuận của DN i trong giai đoạn nghiên cứu; (5) Ai: cấu trúc tài sản đo bằng tài sản dài hạn bình quân trên tổng tài sản bình quân của DN i trong giai đoạn nghiên cứu; (6) Mi: Chỉ tiêu mức độ chấp nhận rủi ro của nhà quản lý của DN i; (7) Ei: Cấu trúc VCSH là tỉ lệ giữa vốn Nhà nước trên VCSH của DN i; (8) Ci: Chỉ tiêu mức độ liên quan đến lĩnh vực kinh doanh chính. 2.3. Tái cấu trúc vốn của DN trong Tập đoàn kinh tế 2.3.1. Cấu trúc vốn tối ưu của doanh nghiệp 2.3.1.1. Các trường phái lý thuyết về cấu trúc vốn tối ưu - Lý thuyết cấu trúc vốn của Modigliani and Miller (M&M) (i) Mô hình M&M (1958) không có tác động của Thuế, không có chi phí giao dịch và các thông tin bất cân xứng thì giá trị của DN không phụ thuộc vào cơ cấu vốn; (ii) Mô hình M&M có tác động của Thuế (1963): Các DN sẽ mong muốn sử dụng 100% vốn vay nhằm tối đa lợi ích của việc khấu trừ thuế. - Lý thuyết "Pecking order" (Trật tự phân hạng) (Stewart C. Myers và Nicolas Majluf - 1984): DN sử dụng nguồn vốn nội bộ trước, tiếp đến là vay, cuối cùng là vốn cổ phần. - Lý thuyết "Signaling" (Lý thuyết "Tín hiệu "): khi DN hoạt động tốt, chủ DN sẽ sử dụng vốn vay để chỉ phải trả lãi cố định nhỏ hơn thay vì 8 chia xẻ lợi nhuận cho các cổ đông khác và ngược lại họ sẽ huy động vốn cổ đông để chia xẻ các tổn thất và giảm rủi ro do việc không trả được nợ. - Mô hình Trade - off (Lý thuyết "cân bằng"): DN lựa chọn cấu trúc vốn phụ thuộc vào sự cân bằng giữa lợi ích của việc tiết kiệm chi phí do thuế mang lại khi vay nợ và "cái giá" phải trả cho việc vay nợ đó là rủi ro và chi phí phá sản. 2.3.1.2. Khái niệm về cấu trúc vốn tối ưu Giá trị của DN dùng vốn vay sẽ tăng thêm nhờ giảm trừ thuế và DN sẽ gánh rủi ro tài chính khi nợ tăng. Giá trị này sẽ tăng đến một ngưỡng nhất định rồi giảm dần do rủi ro tài chính tăng dần. Cấu trúc vốn tối ưu là cấu trúc vốn đạt được khi tại đó giá trị DN lớn nhất, chi phí vốn thấp nhất. 2.3.1.3. Các tiêu chí đánh giá cấu trúc vốn tối ưu a) Cấu trúc vốn tối ưu làm tối thiểu chi phí sử dụng vốn WACC = * kd(1-t) + * ke (Với WACC: Chi phí sử dụng vốn trung bình có trọng số; D: Nợ, E: VCSH, tổng giá trị thị trường của DN V = D+E, chi phí Nợ là kd, chi phí VCSH là ke, thuế thu nhập DN: t) - Trong đó chi phí VCSH bao gồm: (1) Chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi: Kp = D/Po (D - Cổ tức hàng năm cho cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu tiên; Po - Giá của cổ phiếu ưu tiên); (2) Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường: (Po là giá cổ phiếu hiện tại, Dt là cổ tức năm thứ t, R là lãi suất yêu cầu thị trường, n là số năm tồn tại của cổ phiếu); (3) Chi phí sử dụng lợi nhuận giữ lại (Kre): Kre = D1/Po +g (D1- cổ tức nhận được năm nay; g - tỷ lệ tăng trưởng cổ tức dự tính; Po - Giá cổ phiếu hiện tại) (Phương pháp mô hình DGM); hoặc Kre = rf + (rm - rf) β (rm - lãi suất thị trường; β - hệ số rủi ro) (Phương pháp CAPM) - Chi phí sử dụng vốn tài trợ bằng Nợ: là chi phí DN bỏ ra để vay vốn. Khác với VCSH, nếu DN sử dụng nợ thì với chi phí nợ Kd thực tế DN chỉ phải trả aKd = Kd - T Kd = Kd x (1-T) do tiết kiệm thuế. 9 b) Phù hợp với chính sách quản trị rủi ro của doanh nghiệp: Cơ cấu vốn chỉ tối ưu khi đảm bảo DN kiểm soát được rủi ro do việc sử dụng nợ mang lại, có khả năng thực hiện các nghĩa vụ nợ. DN gia tăng nợ đến khi giá trị từ “tấm chắn thuế” vừa đủ bù trừ gia tăng các chi phí kiệt quệ tài chính, đó là điểm cấu trúc vốn đạt tối ưu (D/E)* (Đồ thị 2.1) c) Tính khả thi trong việc huy động vốn để đạt được cấu trúc vốn tối ưu. 2.3.2. Khái niệm tái cấu trúc vốn: Là quá trình thay đổi nguồn vốn hợp lý nhằm đạt được “cấu trúc vốn tối ưu”. 2.3.3. Nội dung của tái cấu trúc vốn của DN trong TĐKT: (i)Thay đổi tỷ trọng giữa VCSH và nợ của DN để hướng tới cấu trúc vốn tối ưu; (ii) Tái cấu trúc VCSH: thực hiện cơ cấu lại tỷ trọng giữa vốn Nhà nước và vốn cổ đông khác; làm “lành mạnh” hóa VCSH, giảm dần và tiến tới xóa bỏ sở hữu chéo giữa các DN trong Tập đoàn; (iii) Tái cấu trúc nợ: thực hiện cơ cấu lại nợ của DN, đa dạng hóa các kênh huy động nợ, nâng cao “chất lượng” các khoản nợ của DN. Kết luận chương 2 Hướng tiếp cận khoa học và toàn diện nhất về cấu trúc vốn là tiếp cận theo hệ thống 3 vấn đề cơ bản, đó là: (i) Các cấu thành của cấu trúc vốn: VCSH – vốn vay dài hạn, (ii) Các đặc trưng của cấu trúc vốn và (iii) Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của DN trong đó nhấn mạnh các yếu tố nội tại mang tính đặc thù của các DN trong TĐKTNN. Sau khi hệ thống hóa các trường phái lý thuyết về cấu trúc vốn tối ưu và đưa ra khái niệm về cấu trúc vốn tối ưu, điểm mới của đề tài là đã đưa ra một hệ thống các tiêu chí đánh giá cấu trúc vốn là cấu trúc vốn tối ưu, đó là (i) Tối thiểu chi phí sử dụng vốn của DN; (ii) Phù hợp với chính sách quản trị rủi ro của DN và (iii) Có tính khả thi trong việc tiếp cận/ huy động các nguồn vốn cấu thành nên cấu trúc vốn tối ưu. Nghiên cứu làm rõ khái niệm về tái cấu trúc vốn tại các DN trong TĐKT và đặc biệt chỉ ra các nội dung chủ yếu của quá trình tái cấu trúc vốn tại các DN trong TĐKT đó là (i)Thay đổi tỷ trọng giữa VCSH và nợ của DN để hướng tới cấu trúc vốn tối ưu; (ii) Tái cấu trúc VCSH; và (iii) Tái cấu trúc nợ. 10 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CẤU TRÚC VỐN TẠI TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM 3.1. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của Tập đoàn 3.1.1. Đặc điểm về chức năng, nhiệm vụ và mô hình tổ chức - quản lý của TĐDKQGVN ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của Tập đoàn: Hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, giữa công ty mẹ và các công ty con có mối quan hệ liên kết chặt chẽ. 3.1.2. Đặc điểm tình hình hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của Tập đoàn 3.1.2.1. Giữ vị trí chủ đạo và tầm quan trọng đặc biệt trong nền kinh tế quốc dân: hàng năm đóng góp khoảng từ 23 – 30% tổng thu ngân sách nhà nước; tổng doanh thu của Tập đoàn chiếm 18 – 20% GDP cả nước. Có vai trò bảo đảm an ninh năng lượng và bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền quốc gia. 3.1.2.2. Tốc độ và quy mô đầu tư lớn (giai đoạn 2006 – 2012, tổng giá trị đầu tư của các năm đều tăng trưởng cao, bình quân 20%/năm), dẫn đến nhu cầu vốn, quy mô vốn của các DN thuộc Tập đoàn rất lớn 3.1.2.3. Tập đoàn hoạt động đa lĩnh vực, đa ngành nghề trong đó lĩnh vực hoạt động chính của Tập đoàn thuộc lĩnh vực Nhà nước ưu tiên nắm giữ/đầu tư vốn 3.2. Thực trạng cấu trúc vốn của các doanh nghiệp tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam 3.2.1. Khái quát về cấu trúc vốn tại các DN thuộc TĐDKQGVN Cấu trúc vốn có sự khác biệt rất lớn giữa các DN trong TĐDKQGVN trong những năm qua (Bảng 3.4), chia làm 5 nhóm: (+) Nhóm có tỷ lệ Nợ/VCSH cao (100% đến trên 200%), (+) Nhóm trung bình (30%-60%); (+) Nhóm thấp dưới 20% nhưng do quy mô VCSH quá lớn; (+) Nhóm thấp dưới 20% do sử dụng nhiều nợ ngắn hạn; (+) Nhóm thấp dưới 20% do hầu như không vay 11 3.2.2. Vốn chủ sở hữu tại các DN thuộc TĐDKQGVN 3.2.2.1. Quy mô VCSH: Quy mô vốn chủ sở hữu tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có sự khác biệt rất lớn (bên cạnh những DN có VCSH trên 40.000 tỷ thì có DN VCSH chỉ dưới 10 tỷ đồng) (Bảng 3.5). Quy mô VCSH giai đoạn 2007 – 2012 tăng rất nhanh. Tốc độ tăng 5 năm hầu hết trên 300%, có những DN tăng trên 500%. 3.2.2.2. Tỷ lệ VCSH trên tổng vốn: khá cao phản ánh mức độ tự chủ về tài chính của các DN (Bảng 3.10) 3.2.2.3. Huy động vốn chủ sở hữu: Bao gồm vốn nhà nước và vốn của các cổ đông khác. (i) Vốn Nhà nước gồm 3 nhóm 100% (11 DN), từ 51 – 100% (54 DN), dưới 51% (86 DN), về xu hướng, mức độ nắm giữ vốn của Nhà nước tại các DN đang giảm dần cùng với quá trình cổ phần hóa tại Tập đoàn; (ii) Vốn cổ phần khác: cùng với quá trình cổ phần hóa các DN từ năm 2001 đến nay TĐDKQGVN đã huy động được trên 33.000 tỷ đồng vốn cổ phần từ các cổ đông khác (ngoài vốn Nhà nước) tuy nhiên vẫn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng VCSH toàn Tập đoàn (7,75%). 3.2.3. Nợ tại các DN thuộc TĐDKQGVN 3.2.3.1. Quy mô nợ tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam: Tổng nợ vay toàn Tập đoàn tăng rất nhanh theo sự phát triển của Tập đoàn (Bảng 3.13). Quy mô nợ vay nói chung và quy mô nợ dài
Luận văn liên quan