Tóm tắt Luận văn Tăng cường công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng

Công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB trên toàn quốc cũng như trên địa bàn Đà Nẵng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần cho việc sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả NSNN. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế. Trong điều kiện cả nước đang đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới chi tiêu công, thực hành tiết kiệm, chống thất thoát lãng phí thì việc tăng cường quản lý kiểm soát chi tiêu công nói chung và kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN nói riêng là một yêu cầu cấp thiết. Nghiên cứu về kiểm soát thanh toán vốn đầu tư đã được nhiều tác giả quan tâm. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây được thực hiện trong bối cảnh chưa thực hiện cơ chế một cửa. Ngoài ra, những thay đổi về môi trường kinh tế - xã hội trong thời gian qua ở nước ta cũng đòi hỏi phải tiếp tục tìm hiểu về cơ chế kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB, góp phần nâng cao hiệu quả của đầu tư công. Vì vậy, tôi chọn đề tài: ‘‘Tăng cường công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc Nhà nước Đà Nẵng’’ để làm luận văn tốt nghiệp của mình.

pdf26 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 222 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Tăng cường công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -------------- HUỲNH BÁ QUANG TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC ĐÀ NẴNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN Mã số: 60.34.03.01 Đà Nẵng – Năm 2019 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Đình Khôi Nguyên Phản biện 1: GS.TS. Trƣơng Bá Thanh Phản biện 2: TS. Hồ Văn Nhàn Luận văn đã được bảo vệ trước hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kế toán họp tại Trường Đại Học Kinh Tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 24 tháng 2 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thông tin – học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB trên toàn quốc cũng như trên địa bàn Đà Nẵng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần cho việc sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả NSNN. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế. Trong điều kiện cả nước đang đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới chi tiêu công, thực hành tiết kiệm, chống thất thoát lãng phí thì việc tăng cường quản lý kiểm soát chi tiêu công nói chung và kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN nói riêng là một yêu cầu cấp thiết. Nghiên cứu về kiểm soát thanh toán vốn đầu tư đã được nhiều tác giả quan tâm. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây được thực hiện trong bối cảnh chưa thực hiện cơ chế một cửa. Ngoài ra, những thay đổi về môi trường kinh tế - xã hội trong thời gian qua ở nước ta cũng đòi hỏi phải tiếp tục tìm hiểu về cơ chế kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB, góp phần nâng cao hiệu quả của đầu tư công. Vì vậy, tôi chọn đề tài: ‘‘Tăng cường công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc Nhà nước Đà Nẵng’’ để làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn hướng đến những mục tiêu cơ bản sau: - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN Đà Nẵng trong những năm gần đây, đặc biệt từ khi thực hiện cơ chế một cửa. - Định hướng các giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XCDB tại KBNN Đà Nẵng phù hợp với điều kiện hiện nay. 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Hoạt động kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN cả trên góc độ lý luận và thực tiễn ở KBNN Đà Nẵng . 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB trên địa bàn thành phố Đà Nẵng qua KBNN Đà Nẵng. - Về thời gian: Đánh giá thực trạng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB trong thời gian qua, số liệu và thông tin thu thập từ thời điểm năm 2015 đến năm 2017. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chủ đạo của luận văn là phương pháp nghiên cứu định tính trên cơ sở các phương pháp cụ thể như sau: Phương pháp điều tra, thu thập; Phương pháp thống kê, phân tích. 5. Kết cấu của luận văn Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước Chương 2: Thực trạng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc Nhà nước Đà Nẵng Chương 3: Một số giải pháp tăng cường công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng 6. Tổng quan tình hình nghiên cứu: Để thực hiện nghiên cứu này, luận văn đã tổng quan nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực kiểm soát chi tại kho bạc. Qua các nghiên cứu trên có thể tổng hợp thành các khoảng trống nghiên cứu sau: - Các nghiên cứu trên chưa chỉ ra được đâu là khâu yếu kém trong công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN. Mặt khác, trong giai đoạn hiện nay cần có những đánh giá mang tính cập nhật hơn khi KBNN đã triển khai đề án Thống nhất đầu mối kiểm soát chi NSNN qua KBNN từ tháng 10 năm 2017. 3 - Quy trình kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN các tác giả nêu chưa sát thực tế nên chưa nhận diện được hết các nguy cơ dẫn đến rủi ro trong thực tế tác nghiệp cũng như đề xuất các giải pháp phù hợp. Xuất phát từ những lý do trên, đề tài tiếp tục nghiên cứu vấn đề cấp thiết này. Tác giả đã kế thừa và phát huy có chọn lọc các nghiên cứu của các tác giả trước đó để làm rõ hơn một số vấn đề về kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN, đề ra các giải pháp nhằm góp phần thực hiện tốt hơn công tác này tại KBNN Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC 1.1. ĐẦU TƢ XDCB VÀ KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƢ XDCB QUA KBNN 1.1.1. Đầu tƣ XDCB khái niệm và đặc điểm a. Khái niệm Đầu tư XDCB là quá trình sử dụng các nguồn lực vào hoạt động sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tài sản cố định, nhằm từng bước tăng cường và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế. Xây dựng mới hay tái xây dựng (còn gọi là sửa chữa lớn) cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình trọng điểm của đất nước, các tài sản cố định của doanh nghiệp. b. Đặc điểm Đầu tư XDCB đòi hỏi vốn lớn, ứ đọng thời gian dài; Thời gian dài với nhiều biến động; Có giá trị sử dụng lâu dài; Cố định; Liên quan đến nhiều ngành. 4 1.1.2. Kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB qua KBNN a. Khái niệm Kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN là việc KBNN thực hiện kiểm tra, xem xét các căn cứ, các điều kiện cần và đủ theo quy định của pháp luật để xuất quỹ NSNN chi trả theo yêu cầu của chủ đầu tư các khoản chi thực hiện dự án đầu tư XDCB, phát hiện và ngăn chặn các khoản chi không đủ các điều kiện quy định. b. Mục đích Kiểm soát có nghĩa là xem xét để phát hiện, ngăn chặn những gì trái với quy định. Kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB nhằm đảm bảo sử dụng vốn NSNN cho đầu tư XDCB đúng mục đích, đúng nguyên tắc, đúng tiêu chuẩn, chế độ và có hiệu quả cao. c. Nguyên tắc kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB - CĐT được mở tài khoản tại KBNN nơi thuận tiện cho giao dịch - KBNN căn cứ hồ sơ, các điều khoản thanh toán được quy định để thanh toán cho đơn vị thụ hưởng. - Số vốn thanh toán không được vượt dự toán được duyệt; tổng số vốn thanh toán cho dự án không được vượt tổng mức đầu tư. Số thanh toán trong năm không được vượt kế hoạch vốn cả năm. - Trong thời hạn 07 ngày làm việc, KBNN kiểm soát, cấp vốn thanh toán cho dự án và thu hồi vốn tạm ứng theo quy định. - Chỉ được tạm ứng đến ngày 31 tháng 12 năm kế hoạch. - Chỉ thanh toán cho khối lượng hoàn thành được nghiệm thu đến ngày 31 tháng 12 năm kế hoạch; thời hạn thanh toán khối lượng hoàn thành đến hết ngày 31 tháng 01 năm sau. - KBNN không chịu trách nhiệm về hình thức lựa chọn nhà thầu; về tính chính xác đơn giá, khối lượng, giá trị đề nghị thanh toán. 5 1.2. NỘI DUNG KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƢ XDCB QUA KBNN 1.2.1. Phạm vi kiểm soát Công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN được thực hiện đối với các dự án đầu tư XDCB sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; 1.2.2. Nội dung kiểm soát a. Các hồ sơ cần kiểm soát a1. Hồ sơ ban đầu - Hồ sơ để mở tài khoản - Hồ sơ dự án đối với dự án chuẩn bị đầu tư: + Quyết định phê duyệt dự toán chuẩn bị đầu tư và dự toán; + Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu; + Hợp đồng giữa CĐT với nhà thầu. - Hồ sơ dự án đối với dự án thực hiện đầu tư: + Quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền kèm theo dự án đầu tư xây dựng công trình (hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật); + Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu hoặc văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép tự thực hiện dự án; + Hợp đồng giữa CĐT và nhà thầu hoặc văn bản giao việc; + Dự toán và quyết định phê duyệt dự toán đối với công việc được chỉ định thầu hoặc tự thực hiện. - Hồ sơ bổ sung hàng năm a2. Hồ sơ chứng từ từng lần thanh toán - Hồ sơ tạm ứng + Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư; + Chứng từ thanh toán; + Bảo lãnh khoản tiền tạm ứng của nhà thầu. - Hồ sơ thanh toán khối lượng hoàn thành + Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành; 6 + Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư; + Chứng từ thanh toán. a3. Hồ sơ chứng từ khi dự án đã được phê duyệt quyết toán - Quyết định phê duyệt quyết toán kèm báo cáo quyết toán; - Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư; - Chứng từ thanh toán và giấy nộp trả vốn đầu tư (nếu có). b. Quy trình kiểm soát Ghi chú : Hướng đi của hồ sơ, chứng từ; Hướng trả chứng từ cho CĐT Sơ đồ 1.1: Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ 1.2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB qua KBNN a. Văn bản pháp lý KBNN có nhiệm vụ kiểm soát, thanh toán các khoản chi của ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác được giao theo quy định của pháp luật; KBNN có quyền từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. b. Quan điểm, phong cách điều hành của lãnh đạo Tổ chức tốt công tác quản lý đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động nghiệp vụ; Công khai đầy đủ, kịp thời đến các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch các thủ tục hành chính và các thông tin có 7 liên quan; Chấp hành và triển khai thực hiện hiệu quả các hoạt động nghiệp vụ theo đúng phạm vi, chức năng, quyền hạn được giao. c. Cơ cấu tổ chức và sắp xếp, bố trí nhân sự Là một cơ quan thuộc Bộ Tài chính, tiêu chuẩn về nghề nghiệp và đạo đức khi tuyển dụng tuân thủ các quy định của Bộ, ngành. d. Công tác đánh giá rủi ro của KBNN d1. Thiết lập mục tiêu Giúp cho các đơn vị trong hệ thống KBNN nhận biết được các loại rủi ro, đánh giá và đo lường mức độ, chủ động các biện pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro. d2. Nhận diện rủi ro Trong hoạt động nghiệp vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN, có thể phân ra 3 loại như sau: - Rủi ro trong quá trình kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ - Rủi ro trong quá trình kiểm tra sự logic về thời gian của hồ sơ - Rủi ro trong quá trình kiểm tra về điều kiện thanh toán, mức khống chế từng lần thanh toán, đối tượng thụ hưởng d3. Đo lường rủi ro Các rủi ro trong hoạt động kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB, đa phần liên quan đến trách nhiệm tuân thủ pháp luật của KBNN, trường hợp các đơn vị cá nhân lợi dụng, sử dụng tiền không đúng mục đích, hoặc làm thất thoát tiền, tài sản của Nhà nước có khả năng cán bộ KBNN phải bồi thường, chịu xử lý kỷ luật hoặc nghiêm trọng hơn là chịu trách nhiệm hình sự. d4. Quản lý rủi ro Tùy theo loại hình, các rủi ro sẽ được quản lý cụ thể theo các bước: - Những yếu tố dẫn đến rủi ro - Đánh giá mức độ ảnh hưởng của rủi ro - Xác định khả năng phòng, tránh - Biện pháp khắc phục nếu xảy ra rủi ro 8 e. Ứng dụng công nghệ thông tin Nghiệp vụ Kiểm soát thanh toán VĐT sử dụng các ứng dụng sau: - Chương trình Thanh toán vốn đầu tư (ĐTKB-Lan) - Chương trình tổng hợp báo cáo (THBC-ĐTKB-LAN). - Hệ thống Thông tin Quản lý Ngân sách và Kho bạc (Tabmis) - Một số chương trình phụ trợ khác f. Công tác giám sát các kiểm soát Bao gồm các hoạt động: - Tự kiểm tra tại các phòng nghiệp vụ, các KBNN quận huyện - Kiểm tra định kỳ do phòng Thanh tra kiểm tra thực hiện tại các phòng nghiệp vụ, các KBNN quận huyện - Kiểm tra chuyên đề công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB tại các KBNN quận do phòng Kiểm soát chi NSNN tổ chức - Kiểm tra đột xuất theo đơn thư khiếu nại, tố cáo - Thực hiện đánh giá nội bộ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 định kỳ. - Lấy ý kiến đánh giá chất lượng dịch vụ hành chính công. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Luận văn đã hệ thống hóa khung lý thuyết về kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN. Đồng thời đưa ra các khái niệm, chỉ rõ mục đích, ý nghĩa, nguyên tắc, nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN. Chương này làm cơ sở lý luận cho việc phân tích đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN Đà Nẵng được trình bày trong các chương tiếp theo. 9 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC ĐÀ NẴNG 2.1. TỔNG QUAN VỀ KBNN ĐÀ NẴNG 2.1.1. Sự hình thành và phát triển của KBNN Đà Nẵng Cùng với sự thành lập thành phố Đà Nẵng trực thuộc trung ương trên cơ sở tách ra từ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ) theo Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; ngày 01/01/1997, KBNN Đà Nẵng được thành lập trên cơ sở tách ra từ KBNN Quảng Nam - Đà Nẵng. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của KBNN Đà Nẵng Hiện nay, KBNN thành phố Đà Nẵng gồm có 7 phòng nghiệp vụ và 07 KBNN quận, huyện trực thuộc. Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy KBNN Đà Nẵng 2.1.3. Những đặc điểm đặc thù của KBNN Đà Nẵng tác động đến công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB - Tuân thủ nghiêm các quy định về công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB do Chính phủ, Bộ Tài chính, KBNN ban hành, đồng thời thực hiện theo một số văn bản về quản lý đầu tư XDCB riêng có do UBND thành phố Đà Nẵng ban hành. 10 - Vốn đền bù giải tỏa chiếm một tỷ trọng lớn. - Có sự phối hợp tốt với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính. - Các Ban quản lý dự án trên địa bàn có tính chuyên nghiệp cao, đủ năng lực và trình độ để quản lý dự án. 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƢ XDCB QUA KBNN ĐÀ NẴNG 2.2.1. Quan điểm, phong cách điều hành và công tác tổ chức sắp xếp nhân sự của Ban Giám đốc KBNN Đà Nẵng - Quan điểm, phong cách điều hành: + Tổ chức tốt công tác quản lý đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động nghiệp vụ; thực hiện thu NSNN và kiểm soát thanh toán các khoản chi NSNN chặt chẽ, đúng quy định, kịp thời. + Công khai đầy đủ, kịp thời đến các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch các thủ tục hành chính và các thông tin có liên quan. + Chấp hành và triển khai thực hiện hiệu quả các hoạt động nghiệp vụ theo đúng phạm vi, chức năng, quyền hạn được giao; - Cơ cấu tổ chức và sắp xếp nhân sự : Sắp xếp, bố trí hợp lý và sử dụng có hiệu quả số lượng công chức do đơn vị quản lý; quan tâm đầu tư và thực hiện tốt công tác đào tạo. 2.2.2. Thực trạng về đánh giá rủi ro trong quá trình kiểm soát a. Đánh giá rủi ro trong quá trình kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ - Những yếu tố dẫn đến rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ: tài liệu chưa đầy đủ, chưa đúng quy định. - Đánh giá mức độ ảnh hưởng: có thể thanh toán sai quy định do tài liệu bị làm sai lệch hoặc không có cơ sở để kiểm tra, đối chiếu. - Xác định khả năng phòng, tránh: Thực hiện công khai các thủ tục, hồ sơ, tài liệu cần gởi đến KBNN; kiểm tra kỹ hồ sơ, tài liệu. - Biện pháp khắc phục nếu xảy ra rủi ro: Yêu cầu CĐT bổ sung hoàn thiện, trả lại những hồ sơ thừa, tăng cường tự kiểm tra. b. Đánh giá rủi ro trong quá trình kiểm tra sự logic về thời gian các văn bản, tài liệu 11 - Những yếu tố dẫn đến rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ: hồ sơ, tài liệu không theo đúng trình tự thời gian. - Đánh giá mức độ ảnh hưởng: thanh toán sai quy định - Xác định khả năng phòng, tránh: kiểm tra kỹ hồ sơ; yêu cầu CĐT giải trình rõ lý do bằng văn bản. - Biện pháp khắc phục nếu xảy ra rủi ro: Có văn bản đề nghị CĐT hoàn thiện, bổ sung; đề nghị CĐT có văn bản giải trình và chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hồ sơ để lưu hồ sơ dự án. c. Đánh giá rủi ro trong quá trình kiểm tra về điều kiện thanh toán, mức khống chế từng lần thanh toán, đối tượng thụ hưởng: - Những yếu tố dẫn đến rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ: thanh toán vượt quy định; sai đơn vị thụ hưởng. - Đánh giá mức độ ảnh hưởng: phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, bồi thường thiệt hại. - Xác định khả năng phòng, tránh: Cập nhật đầy đủ vào chương trình; định kỳ đối chiếu. - Biện pháp khắc phục nếu xảy ra rủi ro: yêu cầu điều chỉnh hồ sơ; báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý 2.2.3. Thực trạng về các hoạt động kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB qua KBNN Đà Nẵng a. Kiểm soát hồ sơ ban đầu Hình 2.3. Lưu đồ quy trình kiểm soát hồ sơ ban đầu 12 b. Kiểm soát hồ sơ chứng từ từng lần thanh toán Quy trình kiểm soát được thể hiện qua lưu đồ ở hình 2.4 c. Kiểm soát hồ sơ chứng từ khi dự án đã được phê duyệt quyết toán Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi cán bộ kiểm soát chi nhận được đầy đủ hồ sơ của chủ đầu tư, KBNN Đà Nẵng hoàn thành thủ tục tạm ứng hoặc thanh toán vốn. Quy trình kiểm soát được thể hiện qua lưu đồ ở hình 2.4 2.2.4. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác KSNB tại KBNN Đà Nẵng a. Trong tra cứu văn bản và báo cáo b. Trong truyền thông - Truyền thông trong nội bộ: - Truyền thông ra bên ngoài: 2.2.5. Thực trạng hoạt động giám sát tại KBNN Đà Nẵng Căn cứ vào định hướng kiểm tra hàng năm của KBNN, KBNN Đà Nẵng đã xây dựng kế hoạch, đề cương kiểm tra hàng năm, quý và thực hiện đầy đủ các cuộc kiểm tra theo đề cương được duyệt. 2.3. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƢ XDCB 2.3.1. Kết quả giải ngân vốn đầu tƣ XDCB Kết quả giải ngân qua các năm được thể hiện chi tiết ở bảng 2.1 2.3.2. Các hồ sơ bị từ chối thanh toán tại KBNN Đà Nẵng Trong 03 năm qua KBNN Đà Nẵng đã từ chối thanh toán từ nguốn vốn đầu tư XDCB hơn 163 tỷ đồng, chủ yếu từ những lý do: Quyết định phê duyệt dự án sau ngày 31/10 năm kế hoạch; Hồ sơ không đảm bảo tính logic về mặt thời gian; Hồ sơ thiếu dự toán phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền; Tổng các Quyết định phê duyệt giá trị đền bù của các dự án có đền bù giải tỏa vượt tổng mức đầu tư Ngoài ra, còn có những lý do khác như: Dự án chưa được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn; thiếu quyết định đầu tư; Thẩm quyền phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu không đúng quy định... 13 Hình 2.4. Lưu đồ quy trình kiểm soát hồ sơ chứng từ từng lần thanh toán và khi dự án đã được phê duyệt quyết toán 14 Bảng 2.1. Kết quả giải ngân vốn đầu tư XDCB qua các năm (ĐVT: tỷ đồng) STT Nguồn vốn Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Kế hoạch Giải ngân Tỷ lệ % Kế hoạch Giải ngân Tỷ lệ % Kế hoạch Giải ngân Tỷ lệ % TỔNG SỐ (I+II) 7.351 6.077 82,7 7.018 6.332 90,2 7.033 6.027 85,7 I Ngân sách Trung ƣơng 1.632 1.061 65,0 1.228 1.067 86,9 1.095 1.013 92,5 1 Nguồn XDCB tập trung 463 461 99,6 527 513 97,3 650 622 95,7 2 Nguồn vốn ODA và tài trợ nước ngoài 191 159 83,2 239 230 96,2 126 118 93,7 3 Vốn Trái phiếu chính phủ (TPCP) 883 358 40,5 249 118 47,4 197 159 80,7 4 Nguồn khác 95 83 87,4 213 206 96,7 122 114 93,4 II Ngân sách thành phố 5.719 5.016 87,7 5.790 5.265 90,9 5.938 5.014 84,4 1 Nguồn XDCB tập trung 1.511 1.220 80,7 2.000 1.885 94,3 1.983 1.651 83,3 2 Nguồn thu tiền sử dụng đất 1.432 1.287 89,9 1.742 1.436 82,4 1.697 1.333 78,6 3 Nguồn Xổ số kiến thiết 183 144 78,7 130 108 83,1 148 141 95,3 4 Nguồn TW bổ sung có mục tiêu 425 416 97,9 457 457 100,0 371 365 98,4 5 Nguồn vốn TW hỗ trợ khắc phục thiên tai 7 4 57,1 2 2 100,0 1 1 100,0 6 Nguồn phát hành trái phiếu chính quyền địa phương 404 389 96,3 0 0 - 0 0 - 7 Nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi 122 63 51,6 18 18 100,0 12 12 100,0 8 Nguồn tạm ứng tồn ngân Kho bạc 500 462 92,4 200 200 100,0 250 245 98,0 9 Nguồn TPCP do địa phương quản lý 299 297 99,3 339 271 79,9 412 354 85,9 10 Nguồn chi XDCB năm trước chuyển sang 406 378 93,1 300 289 96,3 663 550 83,0 11 Nguồn tăng thu ngân sách 0 0 - 250 247 98,8 213 182 85,4 12 Nguồn khác (bán nhà công sở, cải cách tiền lương...) 430 356 82,8 352 352 100,0 188 180 95,7 15 2.4. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƢ XDCB QUA KBNN ĐÀ NẴNG 2.4.1. Ƣu điểm a. Về thực hiện Quy trình kiểm soát thanh toán - Tránh được sự chồng chéo trách nhiệm giữa các cơ quan. - Quy trình kiểm soát rõ ràng, minh bạch, công khai. - Kiểm soát được số lượng hồ sơ, tiến độ, quy trình xử lý hồ sơ. b. Về chất lượng phục vụ Kết quả khảo sát được thể hiện c
Luận văn liên quan