Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, thời gian qua, Chính phủ
đã thí điểm thành lập 13 tập đoàn kinh tế nhà nước trên cơ sở cơ cấu lại một số tổng công
ty nhà nước. Các tập đoàn kinh tế nhà nước được nắm giữ và ưu tiên các nguồn lực quan
trọng về vốn, lĩnh vực hoạt động, với vai trò là đầu tàu kinh tế của cả nước, thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, điều tiết kinh tế vĩ mô, ổn định giá cả, cung cấp nhiều sản phẩm thiết yếu
cho nền kinh tế. Đến nay, các tập đoàn kinh tế nhà nước đã có điều kiện huy động vốn,
mở rộng ngành nghề kinh doanh, khai thác tốt hơn cơ sở vật chất kỹ thuật trên nguyên tắc
gắn với ngành kinh doanh chính, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định được
vị thế và thương hiệu trong quá trình hội nhập quốc tế. Cùng với việc thực hiện các mục
tiêu kinh tế, các tập đoàn cũng bảo đảm thực hiện các mục tiêu khác về an ninh- quốc
phòng, an sinh xã hội cho đất nước.
Tuy nhiên, sau thời gian thực hiện thí điểm, mô hình tập đoàn kinh tế đang bộc lộ
những bất cập về mô hình tổ chức và phân cấp quản lý. Các quy định về tổ chức và hoạt động
của tập đoàn kinh tế còn những điểm chưa nhất quán dẫn đến sự chồng chéo, làm giảm hiệu
quả hoạt động của các doanh nghiệp thành viên nói riêng và của cả tập đoàn nói chung. Bên
cạnh đó, các tập đoàn kinh tế sử dụng vốn, tài sản Nhà nước cũng chưa thật sự hiệu quả, chưa
tương xứng với sứ mệnh được trao; tỷ lệ vốn đầu tư ra ngoài lĩnh vực chính còn cao và tiềm
ẩn nhiều rủi ro. Một số sai phạm tại một số tập đoàn kinh tế nhà nước đã gây ra những tổn
thất lớn, gây bức xúc trong xã hội.
Theo quy định tại các văn bản luật hiện hành, sử dụng vốn Nhà nước phải theo sự điều
chỉnh của Luật Ngân sách Nhà nước và một số văn bản pháp luật có liên quan. Chính phủ, các
cơ quan Chính phủ chịu trách nhiệm về việc sử dụng nhưng việc phân bổ, giám sát phần vốn
này là do Quốc hội, các cơ quan Quốc hội thực hiện. Vị trí và vai trò quan trọng của tập đoàn
kinh tế nhà nước đối với nền kinh tế đã được khẳng định nhưng hiện nay, giám sát của Quốc
hội, các cơ quan của Quốc hội đối với các tập đoàn này để bảo đảm các hoạt động của tập đoàn
theo đúng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước còn gặp nhiều khó khăn do đây là mô
hình thực hiện thí điểm, có nhiều vấn đề mới đối với cả cơ quan lập pháp và hành pháp. Đồng
thời, hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn chưa
được hoàn thiện. Việc giám sát của Quốc hội vẫn chủ yếu dựa theo báo cáo của cơ quan kiểm
toán nhà nước, của Chính phủ, các Bộ, ngành có liên quan và các tập đoàn. Hơn nữa, với cơ
cấu đại biểu Quốc hội như hiện nay, khả năng nắm bắt, hiểu và phân tích thông tin tài chính
chưa đồng đều, gặp nhiều khó khăn. Đây là các nguyên nhân khiến cho hoạt động giám sát của
Quốc hội đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước chưa đạt được như mong muốn.
Hiện nay, với số lượng đã được thành lập lên tới 13 tập đoàn kinh tế nhà nước nhưng
đều dưới hình thức thí điểm, chưa có chế định ở tầm luật để điều chỉnh các hoạt động của tập
đoàn, trong khi hoạt động giám sát của Quốc hội chỉ mức độ khiêm tốn, hiệu lực giám sát
không cao. Thực tế từ khi bắt đầu thí điểm thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước vào năm
2005, Quốc hội chỉ thực hiện duy nhất giám sát tối cao vào năm 2009, sau đó ban hành Nghị
quyết với các yêu cầu cụ thể để Chính phủ thực hiện và báo cáo việc thực hiện với Quốc hội
vào năm 2010. Từ đó đến nay, Quốc hội chưa thực hiện thêm đợt giám sát tối cao hay chuyên
đề về thành phần kinh tế này. Tác động sau giám sát là vấn đề đáng quan tâm bởi sau khi
Quốc hội ban hành Nghị quyết, việc Chính phủ thực hiện đến đâu và hiệu quả ra sao cũng
chưa được Quốc hội quan tâm đúng mức. Chính vì vậy, việc hoàn thiện, nâng cao hiệu lực2
giám sát của Quốc hội đang là yêu cầu cấp thiết đặt ra vì Quốc hội có vai trò quan trọng
trong việc tạo lập các khuôn khổ pháp lý cho TĐKT hoạt động; đồng thời giám sát chặt chẽ
quá trình hình thành, vận hành và thực hiện các chức năng của TĐKT, bảo đảm các TĐKT
hoạt động có hiệu quả.
Xuất phát từ phân tích như trên, nghiên cứu sinh xin được lựa chọn đề tài: Tăng cường
hoạt động giám sát của Quốc hội đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước.
24 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 418 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Tăng cường hoạt động giám sát của Quốc hội đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, thời gian qua, Chính phủ
đã thí điểm thành lập 13 tập đoàn kinh tế nhà nước trên cơ sở cơ cấu lại một số tổng công
ty nhà nước. Các tập đoàn kinh tế nhà nước được nắm giữ và ưu tiên các nguồn lực quan
trọng về vốn, lĩnh vực hoạt động, với vai trò là đầu tàu kinh tế của cả nước, thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, điều tiết kinh tế vĩ mô, ổn định giá cả, cung cấp nhiều sản phẩm thiết yếu
cho nền kinh tế. Đến nay, các tập đoàn kinh tế nhà nước đã có điều kiện huy động vốn,
mở rộng ngành nghề kinh doanh, khai thác tốt hơn cơ sở vật chất kỹ thuật trên nguyên tắc
gắn với ngành kinh doanh chính, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định được
vị thế và thương hiệu trong quá trình hội nhập quốc tế. Cùng với việc thực hiện các mục
tiêu kinh tế, các tập đoàn cũng bảo đảm thực hiện các mục tiêu khác về an ninh- quốc
phòng, an sinh xã hội cho đất nước.
Tuy nhiên, sau thời gian thực hiện thí điểm, mô hình tập đoàn kinh tế đang bộc lộ
những bất cập về mô hình tổ chức và phân cấp quản lý. Các quy định về tổ chức và hoạt động
của tập đoàn kinh tế còn những điểm chưa nhất quán dẫn đến sự chồng chéo, làm giảm hiệu
quả hoạt động của các doanh nghiệp thành viên nói riêng và của cả tập đoàn nói chung. Bên
cạnh đó, các tập đoàn kinh tế sử dụng vốn, tài sản Nhà nước cũng chưa thật sự hiệu quả, chưa
tương xứng với sứ mệnh được trao; tỷ lệ vốn đầu tư ra ngoài lĩnh vực chính còn cao và tiềm
ẩn nhiều rủi ro. Một số sai phạm tại một số tập đoàn kinh tế nhà nước đã gây ra những tổn
thất lớn, gây bức xúc trong xã hội.
Theo quy định tại các văn bản luật hiện hành, sử dụng vốn Nhà nước phải theo sự điều
chỉnh của Luật Ngân sách Nhà nước và một số văn bản pháp luật có liên quan. Chính phủ, các
cơ quan Chính phủ chịu trách nhiệm về việc sử dụng nhưng việc phân bổ, giám sát phần vốn
này là do Quốc hội, các cơ quan Quốc hội thực hiện. Vị trí và vai trò quan trọng của tập đoàn
kinh tế nhà nước đối với nền kinh tế đã được khẳng định nhưng hiện nay, giám sát của Quốc
hội, các cơ quan của Quốc hội đối với các tập đoàn này để bảo đảm các hoạt động của tập đoàn
theo đúng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước còn gặp nhiều khó khăn do đây là mô
hình thực hiện thí điểm, có nhiều vấn đề mới đối với cả cơ quan lập pháp và hành pháp. Đồng
thời, hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn chưa
được hoàn thiện. Việc giám sát của Quốc hội vẫn chủ yếu dựa theo báo cáo của cơ quan kiểm
toán nhà nước, của Chính phủ, các Bộ, ngành có liên quan và các tập đoàn. Hơn nữa, với cơ
cấu đại biểu Quốc hội như hiện nay, khả năng nắm bắt, hiểu và phân tích thông tin tài chính
chưa đồng đều, gặp nhiều khó khăn. Đây là các nguyên nhân khiến cho hoạt động giám sát của
Quốc hội đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước chưa đạt được như mong muốn.
Hiện nay, với số lượng đã được thành lập lên tới 13 tập đoàn kinh tế nhà nước nhưng
đều dưới hình thức thí điểm, chưa có chế định ở tầm luật để điều chỉnh các hoạt động của tập
đoàn, trong khi hoạt động giám sát của Quốc hội chỉ mức độ khiêm tốn, hiệu lực giám sát
không cao. Thực tế từ khi bắt đầu thí điểm thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước vào năm
2005, Quốc hội chỉ thực hiện duy nhất giám sát tối cao vào năm 2009, sau đó ban hành Nghị
quyết với các yêu cầu cụ thể để Chính phủ thực hiện và báo cáo việc thực hiện với Quốc hội
vào năm 2010. Từ đó đến nay, Quốc hội chưa thực hiện thêm đợt giám sát tối cao hay chuyên
đề về thành phần kinh tế này. Tác động sau giám sát là vấn đề đáng quan tâm bởi sau khi
Quốc hội ban hành Nghị quyết, việc Chính phủ thực hiện đến đâu và hiệu quả ra sao cũng
chưa được Quốc hội quan tâm đúng mức. Chính vì vậy, việc hoàn thiện, nâng cao hiệu lực
2
giám sát của Quốc hội đang là yêu cầu cấp thiết đặt ra vì Quốc hội có vai trò quan trọng
trong việc tạo lập các khuôn khổ pháp lý cho TĐKT hoạt động; đồng thời giám sát chặt chẽ
quá trình hình thành, vận hành và thực hiện các chức năng của TĐKT, bảo đảm các TĐKT
hoạt động có hiệu quả.
Xuất phát từ phân tích như trên, nghiên cứu sinh xin được lựa chọn đề tài: Tăng cường
hoạt động giám sát của Quốc hội đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trên thế giới, mô hình tập đoàn kinh tế đã được một số quốc gia áp dụng. Để có
thêm cơ sở so sánh, luận án sẽ nghiên cứu về mô hình hoạt động, cơ cấu tổ chức và việc
quản lý, giám sát các tập đoàn tại Cộng hòa Pháp, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Tại Việt Nam, do đây là mô hình thực hiện thí điểm nên cần phân tích, làm rõ cơ
sở pháp lý liên quan đến hoạt động của tập đoàn, xem xét các quy định hiện hành đối với
hoạt động của tập đoàn, so sánh với hoạt động thực tiễn để phân tích những mặt được và
hạn chế. Các quy định pháp lý về công tác giám sát của Quốc hội về việc quản lý, sử dụng
vốn Nhà nước, quy định tại Hiến pháp, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Tổ chức Quốc
hội, Luật Giám sát của Quốc hội, và các văn bản luật khác.
Luận án tập trung thu thập tài liệu các báo cáo các nội dung về vai trò, quy mô hoạt
động, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính và ngoài ngành, quản lý và sử dụng vốn, cơ chế
quản lý, việc thực hiện các mục tiêu xã hội của các tập đoàn kinh tế nhà nước dựa trên các
báo cáo tài chính (được bảo đảm bằng kết quả kiểm toán) và kết hợp nguồn thông tin khác
(các báo cáo giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội; các công trình nghiên cứu
của các nhà khoa học, chuyên gia kinh tế); hoạt động giám sát của Quốc hội sẽ được tìm
hiểu và phân tích theo phương thức, mức độ giám sát, các nội dung cần phải hoàn thiện chủ
yếu dựa trên hệ thống báo cáo, các nội dung trao đổi và thực tiễn công tác giám sát của Quốc
hội đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước trong thời gian vừa qua.
Trên cơ sở này, nghiên cứu sinh cũng sẽ tổng luận theo các nội dung chính như trên,
tuy nhiên, để có những đánh giá sát thực về tình hình nghiên cứu cũng như phù hợp với phạm
vi nghiên cứu, tác giả sẽ tóm lược theo hai nhóm nghiên cứu: nghiên cứu của các tác giả
trong nước và nghiên cứu của các tác giả nước ngoài.
2.1 Nghiên cứu của các tác giả trong nước
Hiện nay, đã có một số nghiên cứu liên quan đến tập đoàn kinh tế nhà nước cũng như
hoạt động giám sát của Quốc hội trên các phương diện khác nhau. Mỗi công trình nghiên cứu
ở những khía cạnh khác nhau và mới chỉ giải quyết được một phần liên quan đến tập đoàn
kinh tế nhà nước.
Đề cập đến các lý luận và thực tiễn phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước tại Việt Nam, đã
có một số đề tài nghiên cứu về vấn đề này như: đề tài nghiên cứu khoa học của tác giả TS.Vũ
Thị Dậu và các cộng sự về “Phát triển Tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam trong thời kỳ hội
nhập kinh tế quốc tế” (2010), đề tài nghiên cứu khoa học của tác giả ThS Hồ Thị Hương Mai về
“Phát triển các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam – Lý luận và thực tiễn” (2010) hay đề tài nghiên cứu
khoa học của TS.Trần Tiến Cường về “Tập đoàn kinh tế - Lý luận và kinh nghiệm quốc tế ứng
dụng vào Việt Nam (2005)”. Trong các nghiên cứu này, các tác giả đã có những phân tích cụ thể
cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng và phát triển các tập đoàn kinh tế nhà nước cũng như đánh
giá tác động của hội nhập kinh tế quốc tế tới sự phát triển các tập đoàn kinh tế nhà nước Việt
Nam (từ 2005 – 2010). Trên cơ sở đó, đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm phát triển
tập đoàn kinh tế nhà nước khi Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết WTO.
Ngoài ra, khi đề cập sâu hơn đến mô hình tổ chức và hoạt động của các tập đoàn kinh
3
tế Việt Nam còn có các bài viết của các chuyên gia, nhà nghiên cứu như: PGS.TS Lê Xuân
Bá với bài viết “Khung pháp lý cho việc hình thành và hoạt động của các tập đoàn kinh tế
nhà nước ở Việt Nam (2011)”, GS.TS Nguyễn Kế Tuấn với bài viết “Một số vấn đề đặt ra từ
quá trình thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam (2011)”, GS.TS Nguyễn
Đình Phan với bài viết “Bàn về mô hình tổ chức tập đoàn kinh tế nhà nước của Việt Nam
(2011)”, PGS.TS Nguyễn Thế Quyền và PGS.TS Trần Văn Nam với bài viết “Về địa vị pháp
lý của tập đoàn kinh tế nhà nước (2011)” hay bài viết của TS.Nguyễn Minh Phong “Những
nút thắt trong phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước (2011)”. Các bài viết của các chuyên gia, nhà
nghiên cứu đã trình bày một cách tổng quát về quá trình hình thành, thực trạng khung pháp lý
cho việc hình thành và hoạt động của tập đoàn kinh tế nhà nước cũng như các đưa ra các kiến
nghị, đề xuất hoàn thiện khung pháp lý trong thời gian tới. Đáng chú ý, năm 2010, Viện Nghiên
cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã công bố “Báo cáo tổng hợp và phân tích kinh
nghiệm quốc tế về cải cách quản trị doanh nghiệp nhà nước theo thông lệ quốc tế và giám sát tập
đoàn kinh tế và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”. Báo cáo này đã ra cách nhìn tổng quan về
cải cách quản trị doanh nghiệp nhà nước, kinh nghiệm thực hiện giám sát tập đoàn tại các nước
phát triển như Cộng hòa Pháp, Đức, các nước nằm trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
(OCED), Trung Quốc... Qua phân tích, báo cáo đã rút ra được những bài học kinh nghiệm dành
cho Việt Nam trong quá trình thành lập, giám sát tập đoàn kinh tế nhà nước.
Về vấn đề này, bản thân nghiên cứu sinh đã có đề tài nghiên cứu “Cơ chế chính sách,
pháp luật trong sử dụng vốn, tài sản tại tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam: Thực trạng và
một số giải pháp” (năm 2012) và tham gia đề tài của PGS.TS Lê Xuân Bá, PGS.TS Lê Công
Hoa về “Nghiên cứu mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước của Việt Nam đến năm 2020” (năm
2012). Ngoài ra, nghiên cứu sinh có bài viết liên quan đến vấn đề nghiên cứu “Tách bạch chức
năng chủ sở hữu nhà nước với chức năng quản lý nhà nước: Hướng tới cơ chế thống nhất,
minh bạch” – Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 24 (năm 2011). Trong nghiên cứu này, nghiên cứu
sinh đã phân tích rõ về sự cần thiết tách bạch chức năng chủ sở hữu nhà nước với chức năng
quản lý nhà nước của các cơ quan nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước nhằm mục đích
tháo gỡ được những vướng mắc về mặt cơ chế, chính sách, qua đó tạo ra sự thống nhất, minh
bạch, đồng thời nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước cũng như nâng cao tính tự chủ
cho thành phần kinh tế này. Đây là cơ sở quan trọng để giúp Quốc hội, các cơ quan Quốc hội
giám sát việc sử dụng vốn, tài sản của nhà nước.
Đề cập tới các nghiên cứu về các chức năng của Quốc hội, trong đó có chức năng giám
sát, ngoài các quy định tại Hiến pháp (1992) và các văn bản quy phạm pháp luật như: Luật
Tổ chức Quốc hội (2001), Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội (2003)..., còn có nhiều
nghiên cứu về vấn đề này, tiêu biểu như: GS.Trần Ngọc Đường với “Quyền giám sát tối cao
của Quốc hội và quyền giám sát của các cơ quan của Quốc hội (2003)”, TS.Lê Thanh Vân
với “Hoạt động giám sát của Quốc hội các nước và ở nước ta, Quốc hội Việt Nam – Những
vấn đề lý luận và thực tiễn (2005)”, PGS.TS Đặng Văn Thanh với “Chức năng của Quốc hội
và việc thực hiện các chức năng (2011)”... Trong các nghiên cứu này, các tác giả đã nêu tổng
quan về các chức năng của Quốc hội và việc thực hiện các chức năng này, trong đó đặc biệt
nhấn mạnh tới chức năng giám sát với những phân tích về ưu, nhược điểm và sự cần thiết
phải đổi mới hoạt động này của Quốc hội Việt Nam. Nghiên cứu sâu hơn còn có nghiên cứu
của TS.Trương Thị Hồng Hà với “Đổi mới và tăng cường hoạt động giám sát của Quốc hội
(2011)”, tác giả tập trung phân tích quan điểm về tăng cường hoạt động giám sát của Đảng
Cộng sản Việt Nam trong quá trình đổi mới đất nước, trên cơ sở đó đánh giá thực trạng và
đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động giám sát của
Quốc hội. Bản thân nghiên cứu sinh có đề tài nghiên cứu về “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả
hoạt động giám sát của Quốc hội trong thời kỳ hội nhập” (2008), trong công trình nghiên cứu
4
của mình, tác giả đã hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động giám sát của Quốc
hội trong thời gian trước đây, đánh giá thực trạng giám sát của Quốc hội, chỉ ra các hạn chế
và nguyên nhân của các hạn chế làm giảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát. Thông qua
quan điểm, định hướng và những hạn chế, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao
hiệu lực, hiệu quả giám sát của Quốc hội trong thời gian tới.
Về các nghiên cứu liên quan đến hoạt động giám sát của Quốc hội đối với các doanh
nghiệp nhà nước nói chung, trong đó có tập đoàn kinh tế nhà nước, hiện chưa có nhiều
nghiên cứu liên quan đến vấn đề này vì các tập đoàn kinh tế mới được thành lập thí điểm, các
nghiên cứu chủ yếu tập trung vào địa vị pháp lý và xây dựng mô hình tập đoàn. Với Quốc
hội, các cơ quan Quốc hội, trong thời gian vừa qua đã thực hiện chuyên đề giám sát tối cao
về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại các tập đoàn, tổng
công ty nhà nước” (2009). Báo cáo này đã chỉ rõ về thực trạng chấp hành chính sách, pháp
luật quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, cũng như các tồn
tại, vướng mắc trong việc thực hiện thí điểm mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước tại nước ta.
Đồng thời, báo cáo đưa ra các kiến nghị xác đáng liên quan đến việc nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn, tài sản tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Tiếp đó, sau giám sát, Quốc hội
ban hành Nghị quyết số 42/2009/QH12 của Quốc hội về “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực
hiện chính sách, pháp luật quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại các tập đoàn, tổng công ty nhà
nước” (2009). Nghị quyết này là bước cụ thể hóa các yêu cầu, kiến nghị của các đại biểu
Quốc hội liên quan đến giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật quản lý, sử dụng vốn,
tài sản tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, thông qua các nhóm nhiệm vụ, giải pháp cụ
thể yêu cầu Chính phủ phải thực hiện và có báo cáo kết quả thực hiện với Quốc hội.
Theo một kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2005)
về "Báo cáo kết quả khảo sát về tập đoàn kinh tế tại Malaysia và Thái Lan", kinh nghiệm để
giám sát hiệu quả hoạt động đối với tập đoàn kinh tế tại Malaysia cho thấy, để tách Chính
phủ ra khỏi doanh nghiệp - đây là một mục tiêu quan trọng để nâng cao hiệu quả quản trị
doanh nghiệp. Malaysia đã thực hiện một số đổi mới như công ty hóa và hoạt động theo cơ
cấu của luật công ty, thuê những đại diện từ bên ngoài, không thuộc cơ quan nhà nước,
không thuộc chính phủ vào các vị trí thành viên hội đồng quản trị hoặc các vị trí quản lý cao
cấp khác, kể cả vị trí tổng giám đốc, giảm vốn nhà nước tại các doanh nghiệp[52].
Bản thân nghiên cứu sinh có các bài viết liên quan đề tài nghiên cứu như: “Từ đề án
tái cơ cấu Tập đoàn Vinashin: Cần giám sát hoạt động của các Tập đoàn kinh tế nhà nước như
thế nào?” – Tạp chí Phát triển kinh tế, số 167 (2011) và “Bàn về cơ chế giám sát hoạt động của
Tập đoàn kinh tế nhà nước” – Hội thảo khoa học “Mô hình tổ chức và hoạt động của các tập
đoàn kinh tế nhà nước (2011). Nghiên cứu sinh đã có những nhận định, đánh giá về giám sát
của Quốc hội đối với các tập đoàn, qua đó thấy được những hạn chế trong hoạt động giám sát
hiện này, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hoạt động giám sát của Quốc hội
đối với các doanh nghiệp này. Bên cạnh đó cũng có nhiều bài viết và các cuộc hội thảo đề cập
tới vấn đề này. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu mới chỉ giải quyết được một phần liên
quan đến phát triển các tập đoàn kinh tế nhà nước, các đề xuất hoàn thiện mô hình hoạt động
cũng như một số giải pháp giám sát hoạt động tập đoàn kinh tế nhà nước tại Việt Nam, chứ
chưa có tiêu chí đánh giá hoạt động giám sát một cách rõ ràng.
2.2 Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài
Nghiên cứu về mô hình tập đoàn kinh tế và cơ chế giám sát đối với tập đoàn cho thấy
một số quốc gia thực hiện giám sát tập đoàn tức là giám sát công ty mẹ, được thực hiện thông
qua cơ chế giám sát và kiểm toán. Ở một số nước đã thành lập ủy ban đặc biệt của Quốc hội
để giám sát công ty mẹ đối với trường hợp công ty mẹ thuộc sở hữu nhà nước. Một nghiên
5
cứu của tác giả Anjali Kumar (1992), trong báo cáo "The State Holding Company: Issues and
Options, World Bank" cho biết Ấn Độ lại áp dụng cơ chế kiểm toán và giám sát khác nhau để
giám sát hoạt động của các ty mẹ nhà nước[66].
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước liên
quan đến hoạt động giám sát của Quốc hội đối với tập đoàn kinh tế nhà nước đã giúp hoàn thiện
hơn hệ thống lý luận và thực tiễn về giám sát của Quốc hội đối với tập đoàn kinh tế nhà nước.
Các nghiên cứu nói trên cũng đã chỉ ra thực tế, nguyên nhân của những hạn chế, bất cập
trong việc thực hiện thí điểm mô hình tập đoàn cũng như trong hoạt động giám sát của Quốc hội
hiện nay, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào liên quan đến việc đưa ra hệ tiêu chí đánh giá về
hoạt động của tập đoàn kinh tế nhà nước và hệ tiêu chí đánh giá về hoạt động giám sát của Quốc
hội đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước. Vì vậy, trước đòi hỏi của thực tế cũng như quá trình
hội nhập thì việc đổi mới, hoàn thiện lý luận và thực tiễn trong việc tăng cường giám sát của
Quốc hội đối với tập đoàn kinh tế nhà nước là xu hướng tất yếu của Việt Nam hiện nay.
3. Mục tiêu nghiên cứu
(i) Luận án tập trung xây dựng khung lý thuyết cho phân tích hoạt động giám sát của Quốc
hội đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước; (ii) Đánh giá thực trạng giám sát của Quốc hội đối với
các tập đoàn kinh tế nhà nước và (iii) Xây dựng các đề xuất, kiến nghị để tăng cường hoạt động
giám sát của Quốc hội đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước nhằm đảm bảo hiệu lực và hiệu quả
nguồn vốn, tài sản nhà nước tại các tập đoàn kinh tế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động giám sát của Quốc hội đối với tập đoàn kinh tế nhà
nước.
- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động giám sát của Quốc hội kể từ thời điểm bắt đầu thành
lập thí điểm tập đoàn kinh tế nhà nước vào năm 2005 đến 2013.
5. Nội dung nghiên cứu
Với mục tiêu như vậy, đề tài sẽ tập trung vào những nội dung nghiên cứu cụ thể như sau:
Thứ nhất, hệ thống cơ sở lý luận về giám sát của Quốc hội đối với các tập đoàn kinh tế
kinh tế nhà nước.
Thứ hai, nghiên cứu kinh nghiệm giám sát quốc tế đối với các tập đoàn kinh tế
nhà nước và rút ra bài học cho Việt Nam.
Thứ ba, phản ánh thực trạng giám sát của Quốc hội đối với các tập đoàn kinh tế nhà
nước, tập trung vào các nội dung: Nội dung giám sát; Công cụ và các nguồn lực cho việc
giám sát; Các hình thức và phương thức tổ chức hoạt động giám sát;
Thứ tư, đánh giá hoạt động giám sát của Quốc hội theo các tiêu chí, xác định điểm
mạnh, điểm yếu và nguyên nhân.
Thứ năm, đề xuất các giải pháp tăng cường hoạt động giám sát của Quốc hội đối với
tập đoàn kinh tế nhà nước.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp thu thập số liệu
Cơ sở dữ liệu và số liệu thứ cấp được thu thập từ kết quả giám sát của UBTVQH và các cơ
quan của Quốc hội, các báo cáo của một số bộ, ngành có liên quan, thông tin trên các trang thông
tin điện tử và tổng hợp của tác giả về các nội dung:
- Thực trạng về việc thực hiện thí điểm và kết quả hoạt động hoạt động của các tập đoàn
kinh tế nhà nước;
6
- Thực trạng về hoạt động giám sát của Quốc hội đối với các TĐKTNN.
Số liệu sơ cấp của luận án có được từ phiếu điều tra đại biểu Quốc hội có liên quan đến
giám sát đối với tập đoàn kinh tế nhà nước. Cụ thể:
- Tác giả luận án đã phát ra 100 phiếu điều tra, thu về 95 phiếu điều tra. Trong đó, số phiếu
gửi tới đại biểu Quốc hội là 80 (số đại biểu Quốc hội chuyên trách ở Trung ương là 40 và chuyên
trách ở địa phương là 10, số đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm là 30); số phiếu gửi tới các tập đoàn
kinh tế là 05 và cán bộ trực tiếp tham mưu, giúp việc cho các Ủy ban của Quốc hội là 10.
- Phiếu điều tra gồm 35 câu hỏi đóng được chia thành 3 nhóm:
Nhóm 1: