Tóm tắt Luận văn - Tăng cường hoạt động kiểm tra của cục thuế tỉnh Thái nguyên đối với các doanh nghiệp thương mại

Trong quản lý thuế các khu vực kinh tế, khu vực doanh nghiệp thương mại luôn được quan tâm hàng đầu vì đây là khu vực đóng góp lớn vào thu ngân sách nhà nước. Trong những năm qua, doanh nghiệp thương mại ngày phát triển mạnh về số lượng và chất lượng, quy mô của doanh nghiệp ngày một lớn, không còn bó hẹp trong một địa phương mà ngày càng quốc gia hoá, toàn cầu hoá. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại ngày càng đa dạng và phong phú, số thuế đóng góp cho ngân sách nhà nước năm sau luôn cao hơn năm trước. Tuy nhiên trong hoạt động quản lý thuế, việc thất thu thuế, nợ đọng thuế trong khu vực kinh tế thương mại nói chung và các doanh nghiệp thương mại nói riêng vẫn xảy ra. Nguyên nhân là do ý thức chấp hành pháp luật thuế của một số doanh nghiệp chưa tốt; các tổ chức cá nhân liên quan chưa thực sự chủ động phối hợp trong việc cung cấp thông tin, chia sẻ trách nhiệm với cơ quan thuế. Bên cạnh đó bộ máy kiểm tra, xử lý vi phạm về thuế còn quá nhỏ so với yêu cầu quản lý thuế. Vì vậy để tăng cường xử lý nợ đọng và chống thất thu ngân sách nhà nước, phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán thu thuế của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh giao, tạo nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ quan trọng cho phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Ngành thuế Thái Nguyên cần xây dựng các giải pháp nhằm tăng cường hoạt động kiểm tra thuế đối với khu vực trọng điểm là các doanh nghiệp thương mại. Xuất phát từ thực tế này, tôi đã chọn đề tài “Tăng cường hoạt động kiểm tra của Cục thuế tỉnh Thái Nguyên đối với các doanh nghiệp thương mại” làm luận văn thạc sỹ của mình.

pdf7 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 440 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Tăng cường hoạt động kiểm tra của cục thuế tỉnh Thái nguyên đối với các doanh nghiệp thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ------------ PHẠM HOÀI NAM TĂNG CƢỜNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA CỦA CỤC THUẾ TỈNH THÁI NGUYÊN ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP THƢƠNG MẠI Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh thương mại TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ Hà Nội, Năm 2013 TÓM TẮT LUẬN VĂN Trong quản lý thuế các khu vực kinh tế, khu vực doanh nghiệp thương mại luôn được quan tâm hàng đầu vì đây là khu vực đóng góp lớn vào thu ngân sách nhà nước. Trong những năm qua, doanh nghiệp thương mại ngày phát triển mạnh về số lượng và chất lượng, quy mô của doanh nghiệp ngày một lớn, không còn bó hẹp trong một địa phương mà ngày càng quốc gia hoá, toàn cầu hoá. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại ngày càng đa dạng và phong phú, số thuế đóng góp cho ngân sách nhà nước năm sau luôn cao hơn năm trước. Tuy nhiên trong hoạt động quản lý thuế, việc thất thu thuế, nợ đọng thuế trong khu vực kinh tế thương mại nói chung và các doanh nghiệp thương mại nói riêng vẫn xảy ra. Nguyên nhân là do ý thức chấp hành pháp luật thuế của một số doanh nghiệp chưa tốt; các tổ chức cá nhân liên quan chưa thực sự chủ động phối hợp trong việc cung cấp thông tin, chia sẻ trách nhiệm với cơ quan thuế. Bên cạnh đó bộ máy kiểm tra, xử lý vi phạm về thuế còn quá nhỏ so với yêu cầu quản lý thuế... Vì vậy để tăng cường xử lý nợ đọng và chống thất thu ngân sách nhà nước, phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán thu thuế của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh giao, tạo nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ quan trọng cho phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Ngành thuế Thái Nguyên cần xây dựng các giải pháp nhằm tăng cường hoạt động kiểm tra thuế đối với khu vực trọng điểm là các doanh nghiệp thương mại. Xuất phát từ thực tế này, tôi đã chọn đề tài “Tăng cường hoạt động kiểm tra của Cục thuế tỉnh Thái Nguyên đối với các doanh nghiệp thương mại” làm luận văn thạc sỹ của mình. - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp thương mại - Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi về không gian: Hoạt động kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp thương mại do Cục thuế tỉnh Thái Nguyên trực tiếp quản lý. Phạm vi về thời gian: Giai đoạn 2008-2012. Ngoài phần mở đầu và kết luận thì luận văn bao gồm ba chương như sau: Chƣơng 1 “Những vấn đề cơ bản về hoạt động kiểm tra của cơ quan thuế đối với các doanh nghiệp”. Trong chương này, tác giả đã đưa ra những vấn đề cơ bản nhất về hoạt động kiểm tra của cơ quan thuế. Theo nghĩa rộng, kiểm tra để chỉ hoạt động của các tổ chức xã hội, các đoàn thể và của công dân kiểm tra hoạt động bộ máy của nhà nước. Theo nghĩa này, tính quyền lực nhà nước trong kiểm tra bị hạn chế vì các chủ thể thực hiện kiểm tra không có quyền áp dụng trực tiếp những biện pháp cưỡng chế nhà nước. Theo nghĩa hẹp hơn, kiểm tra là hoạt động của chủ thể nhằm tiến hành xem xét, xác minh một việc gì đó của đối tượng bị quản lý xem có phù hợp hay không với trạng thái định trước (kiểm tra mang tính nội bộ của người đứng đầu cơ quan, kiểm tra phương tiện giao thông). Kiểm tra thuế là hoạt động của cơ quan thuế trong việc xem xét tình hình thực tế của đối tượng kiểm tra, từ đó đối chiếu với chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu đặt ra đối với đối tượng kiểm tra để có những nhận xét, đánh giá về tình hình chấp hành nghĩa vụ thuế của đối tượng kiểm tra. Sau khi làm rõ những vấn đề liên quan đến hoạt động kiểm tra của cơ quan thuế đối với các doanh nghiệp, tác giả đưa ra ba nội dung trong hoạt động kiểm tra thuế, đó là:  Kiểm tra về căn cứ xác định thuế;  Kiểm tra tình hình nộp thuế;  Kiểm tra việc chấp hành các chủ trương chính sách về thuế. Quy trình kiểm tra thuế: Bao gồm kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế và kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp. Quy trình kiểm tra của cơ quan thuế đều được thực hiện nghiêm túc theo Quyết định số 528/QĐ-TCT ngày 29/05/2008 của Tổng Cục thuế về việc ban hành quy trình kiểm tra thuế. Ngoài ra, để tìm hiểu kỹ hơn và đánh giá hiệu quả hoạt động kiểm tra thuế, tác giả đã hệ thống hóa các nhân tố tác động đến hoạt động kiểm tra của cơ quan thuế đối với các doanh nghiệp. Các nhân tố đó thuộc nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan bên ngoài doanh nghiệp.  Các nhân tố chủ quan bao gồm: Đội ngũ cán bộ thực hiện công tác kiểm tra thuế; Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động kiểm tra thuế; Sự nghiêm minh trong xử lý vi phạm.  Các nhân tố khách quan bao gồm: Cơ chế quản lý thuế; Trình độ, ý thức tuân thủ pháp luật thuế của các doanh nghiệp; Sự hợp tác giữa các cơ quan hữu quan và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thuế. Chƣơng 2 “Thực trạng hoạt động kiểm tra của Cục thuế tỉnh Thái Nguyên đối với các doanh nghiệp thƣơng mại” cho chúng ta thấy được những khái quát chung nhất về tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên và thực trạng phát triển của các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh. Trong năm 2012, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng với sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành, kinh tế toàn tỉnh Thái Nguyên tiếp tục phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện. Tổng sản phẩm GDP (theo giá hiện hành) đạt 29.508 tỷ đồng; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 20,97%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 41,25%; khu vực dịch vụ chiếm 37,77% (năm 2011 có cơ cấu tương ứng: 21,64%; 41,27%; 37,08%). Hoạt động thương mại - dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2008-2012 tiếp tục được duy trì và mở rộng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ thị trường xã hội năm 2012 đạt 13.805 tỷ đồng, tăng 18,9% so với năm 2011. Giá trị kim ngạch xuất khẩu giảm 3,97% so với năm 2011. Kết cấu hạ tầng thương mại ngày càng phát triển. Số lượng DNTM ngày càng tăng về số lượng và chất lượng. Năm 2012 toàn tỉnh đã có 959 DNTM, tăng 17,7% so với năm 2011. Số thu ngân sách nhà nước của các DNTM đều tăng qua các năm. Nếu như năm 2008 mới đạt 158,7 tỷ đồng thì đến năm 2012 đã tăng lên 532,5 tỷ đồng, tăng gần 3,4 lần. Tính chung cả giai đoạn 2008-2012, tổng số thuế các DNTM đã nộp vào ngân sách là 1.742 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2008-2012, do chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, tình hình kinh tế cả nước nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Hàng hóa sản xuất ra không tiêu thu được, hàng loạt DNTM phải tạm dừng hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc buộc phải phá sản, giải thể. Tuy nhiên, do Chính phủ đã triển khai kịp thời các gói kích cầu đầu tư và tiêu dùng đã phát huy tác dụng tích cực, (đặc biệt là việc giảm 50% thuế suất thuế GTGT, giảm 50% tỷ lệ thu lệ phí trước bạ đối với mặt hàng ô tô) đã thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNTM trở lại ổn định và lấy lại đà tăng trưởng... Do đó số thu ngân sách từ các DNTM vẫn hoàn thành vượt mức dự toán và đạt được tốc độ tăng trưởng năm sau luôn cao hơn năm trước. Vận dụng những lý thuyết về kiểm tra thuế ở chương một và những tài liệu của Cục thuế tỉnh Thái Nguyên, tác giả đã đánh giá thực trạng hoạt động kiểm tra của Cục thuế tại chương hai. Trong việc thực hiện kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế. Năm 2008, tổng số hồ sơ khai thuế đã hoàn thành kiểm tra đối với DNTM là 1.606 hồ sơ, đến năm 2012 đã lên tới 4.042 hồ sơ, tăng gần 151%. Trong khi nguồn nhân lực phục vụ công tác kiểm tra còn rất thiếu, qua 5 năm số cán bộ tăng cường cho hoạt động kiểm tra chỉ tăng khoảng 2%. Đây chính là sự nỗ lực và cố gắng rất lớn của đội ngũ cán bộ kiểm tra trong hoạt động thực thi công vụ. Năm 2008, số thuế truy thu và phạt qua DNTM qua kiểm tra là 1.780 triệu đồng, đến năm 2012 đạt 3.208 triệu đồng, tăng 1,8 lần. Tuy số thuế truy thu và phạt đều tăng qua các năm nhưng con số đạt được vẫn còn thấp. Điều đó chứng tỏ hiệu quả của hoạt động kiểm tra còn chưa cao, trình độ của đội ngũ cán bộ kiểm tra còn nhiều hạn chế Trong việc thực hiện kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp thương mại. Qua kiểm tra thuế, 100% số doanh nghiệp đều phát hiện sai phạm và đã được xử lý theo quy định của pháp luật. Tổng số tiền xử lý bình quân một cuộc kiểm tra (truy thu, phạt) tại trụ sở doanh nghiệp trong 5 năm là 189.065.826 đồng, trong khi đó tổng số tiền xử lý bình quân một cuộc kiểm tra (truy thu, phạt) tại trụ sở cơ quan thuế trong 5 năm là 27.351.670 đồng. Như vậy, số tiền xử lý bình quân một cuộc kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp cao gấp 7 lần so với số tiền xử lý bình quân một cuộc kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế. Điều này cũng phản ánh đúng thực tế vì khi thực hiện công tác kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp, cán bộ thuế có nhiều thời gian, tiếp xúc với đầy đủ các giấy tờ, chứng từ kế toán của doanh nghiệp, từ đó kiểm tra được chi tiết và tường tận hoạt động doanh thu, chi phí cũng như dòng tiền của doanh nghiệp. Hàng năm số thuế kiến nghị phải nộp qua kiểm tra đã được Cục thuế tỉnh Thái Nguyên đôn đốc nộp dứt điểm vào ngân sách nhà nước, số thuế tồn chuyển qua năm sau là rất nhỏ, thường là số thuế phải truy thu của các đơn vị thực hiện ở cuối năm trước và được nộp vào đầu của các năm tiếp theo. Trong cơ cấu tổ chức của Cục thuế, lực lượng cán bộ làm công tác kiểm tra ngày càng tăng về số lượng và được nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Với tổng số cán bộ 99 người năm 2010 tăng lên là 109 người năm 2012. Trong đó số lượng cán bộ có trình độ cao như trên đại học, đại học, cao đẳng tăng dần từng năm vì vậy mà chất lượng của hoạt động kiểm tra cũng được nâng cao. Đội ngũ cán bộ kiểm tra thuế đã được lựa chọn, đào tạo bồi dưỡng và tập huấn nghiệp vụ kỹ năng kiểm tra theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp Sau khi phân tích thực trạng hoạt động kiểm tra của Cục thuế tỉnh Thái Nguyên đối với các doanh nghiệp thương mại, phần cuối của chương hai tác giả đã nêu ra những mặt tích cực, hạn chế và nguyên nhân tồn tại để từ đó làm cơ sở đưa ra những giải pháp ở chương ba. Chƣơng 3 “Giải pháp tăng cƣờng hoạt động kiểm tra của Cục thuế tỉnh Thái Nguyên đối với các doanh nghiệp thƣơng mại”. Trong chương này, tác giả đã đưa ra mục tiêu phát triển của ngành thuế tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới. Đây là những tiền đề để đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả của hoạt động kiểm tra thuế. Từ các phân tích về những mặt tích cực, hạn chế trong hoạt động kiểm tra của Cục thuế tỉnh Thái Nguyên ở chương hai, tác giả xin đưa ra các giải pháp như sau:  Tiếp tục phát triển về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực  Phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ hoạt động kiểm tra thuế  Phát triển và mở rộng các kỹ năng kiểm tra thuế  Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế  Tăng cường sự phối hợp giữa các bộ phận trong Cục thuế tỉnh Thái Nguyên  Tăng cường sư ̣phối hơp̣ giữa cơ quan thuế với các cơ quan khác trong hoạt động kiểm tra các doanh nghiệp thương mại  Hoàn thiện cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết khác phuc̣ vu ̣hoạt động kiểm tra thuế Bên cạnh đó, tác giả cũng xin đưa ra các kiến nghị với Bộ Tài chính và các doanh nghiệp thương mại nhằm hoàn thiện hơn hoạt động kiểm tra của Cục thuế tỉnh Thái Nguyên như sau: Một là, rà soát, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về thuế sao cho phù hợp và thống nhất. Hai là, xem xét nâng lương và đảm bảo điều kiện vật chất cho cán bộ ngành thuế nói chung và cán bộ kiểm tra thuế nói riêng. Ba là, các doanh nghiệp thương mại cần tích cực tham gia các dịch vụ tư vấn về kế toán, tư vấn thuế..., để nâng cao trách nhiệm trong việc tự kê khai, nộp thuế.
Luận văn liên quan