Tóm tắt Luận văn - Tăng cường hoạt động Marketing dành cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu của ngân hàng quốc tế (VIB)

Trong những năm gần đây tại Việt Nam, sự cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính tín dụng ngày càng khốc liệt giữa các ngân hàng trong nước với nhau và với các ngân hàng nước ngoài. Để tạo sự khác biệt và nâng cao khả năng cạnh tranh thì hoạt động Marketing chính là chìa khóa chủ chốt cho các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Hiện nay các ngân hàng đang chú trọng cho việc phát triển mảng dịch vụ bán lẻ mà bỏ qua chiến lược cho dịch vụ ngân hàng dành cho doanh nghiệp – một thị trường rất tiềm năng khi mà số lượng doanh nghiệp tại Việt Nam tăng lên từng ngày một. Trong đó phân khúc doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu đang ngày càng khẳng định được vị thế quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước. Ngân hàng Quốc Tế (VIB) là một trong những ngân hàng rất có thế mạnh trong mảng kinh doanh dịch vụ dành cho doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhậ p khẩu, tuy nhiên VIB vẫn chưa tận dụng hết tiềm năng vốn có của mình để phát triển khách hàng và khẳng định vị thế ở phân khúc khách hàng tiềm năng này. Vì vậy đề tài được lựa chọn cho luận văn thạc sỹ để nghiên cứu nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn tại VIB là “ Tăng cường hoạt động Marketing dành cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu của Ngân hàng Quốc Tế (VIB)”.

pdf11 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 581 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Tăng cường hoạt động Marketing dành cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu của ngân hàng quốc tế (VIB), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ---------------- MAI THỊ LAN TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG MARKETING DÀNH CHO ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NGÂN HÀNG QUỐC TẾ (VIB) CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌ C: TS. LÊ THANH TÂM HÀ NỘI - 2011 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Trong những năm gần đây tại Việt Nam, sự cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính tín dụng ngày càng khốc liệt giữa các ngân hàng trong nước với nhau và với các ngân hàng nước ngoài. Để tạo sự khác biệt và nâng cao khả năng cạnh tranh thì hoạt động Marketing chính là chìa khóa chủ chốt cho các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Hiện nay các ngân hàng đang chú trọng cho việc phát triển mảng dịch vụ bán lẻ mà bỏ qua chiến lược cho dịch vụ ngân hàng dành cho doanh nghiệp – một thị trường rất tiềm năng khi mà số lượng doanh nghiệp tại Việt Nam tăng lên từng ngày một. Trong đó phân khúc doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu đang ngày càng khẳng định được vị thế quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước. Ngân hàng Quốc Tế (VIB) là một trong những ngân hàng rất có thế mạnh trong mảng kinh doanh dịch vụ dành cho doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhậ p khẩu, tuy nhiên VIB vẫn chưa tận dụng hết tiềm năng vốn có của mình để phát triển khách hàng và khẳng định vị thế ở phân khúc khách hàng tiềm năng này. Vì vậy đề tài được lựa chọn cho luận văn thạc sỹ để nghiên cứu nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn tại VIB là “ Tăng cường hoạt động Marketing dành cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu của Ngân hàng Quốc Tế (VIB)” . 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động Marketing dành cho đối tượng doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Quốc Tế ( VIB). - Đề xuất một số giải pháp tăng cường hoạt động Marketing dành cho đối tượng doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu của VIB, nhằm hỗ trợ VIB có hoạt động Marketing hiệu quả hơn, phát triển và khẳng định thương hiệu ở thị phần khách hàng mục tiêu này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động Marketing ngân hàng dành cho đối tượng doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. - Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động Marketing dành cho đối tượng doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Quốc tế (VIB) giai đoạn từ 2007 – 2011. 4. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê; so sánh và sử dụng dữ liệu thứ cấp CHƯƠNG 1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING DÀNH CHO ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.Tổng quan về đối tượng KHDN trong lĩnh vực XNK 1.1.1.Khái niệm Doanh nghiệp xuất nhập khẩu (XNK) Theo điều 3 Luật doanh nghiệp Việt Nam do Quốc Hội ban hành ngày 29/11/2005 : Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có trụ sở giao dịch ổn định , được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh . Doanh nghiệp xuất nhập khẩu là các doanh nghiệp mà một phần hoặc toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của mình có tham gia vào quá trình mua bán, chuyển giao, trao đổi với một đối tác nước ngoài. Hoạt động của doanh nghiệp có liên quan đến đồng ngoại tệ, quy trình mua bán được ràng buộc bởi các đạo luật quốc tế mà các thành viên phải tuân theo khi tham gia vào môi trường hội nhập kinh tế thế giới 1.1.2 Đặc điểm Doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu (XNK) Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XNK tại những nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng có khá nhiều lợi thế như: năng động, linh hoạt và sáng tạo trong kinh doanh; doanh nghiệp XNK nắm bắt tốt những yêu cầu nhỏ lẻ mang tính khu vực và địa phương, do đó doanh nghiệp khai thác được hết năng lực của mình, đạt được hiệu quả kinh tế cao nhât; có thể nhanh chóng đổi mới thiết bị công nghệ, thích ứng với cuộc cánh mạng khoa học công nghệ hiện đại; tổ chức quản lý gọn nhẹ, tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó, doanh nghiệp XNK cũng có những hạn chế và khó khăn cần khác phục như: tiềm lực tài chính và vốn hạn chế; trình độ khoa học kỹ thuật sản xuất lạc hậu; trình độ tay nghề công nhân thấp; gặp khó khăn trong việc tiếp cận và xử lý các thông tin thị trường và đặc biệt doanh nghiệp XNK tại các nước đang phát triển còn gặp phải một số rào cản thương mại và cần sự hỗ trợ rất lớn từ Chính phủ và các cơ quan chức năng. 1.2 Hoạt động Marketing dành cho doanh nghiệp trong lĩnh vực XNK của Ngân hàng thương mại 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm hoạt động Marketing ngân hàng. Marketing ngân hàng là toàn bộ các hoạt động gắn kết với nhau phù hợp với môi trường kinh doanh trong khuôn khổ luật pháp cho phép, theo định hướng khách hàng và thị trường nhằm thỏa mãn hài hòa cả nhu cầu của khách hàng và ngân hàng theo nguyên tắc trao đổi. Marketing ngân hàng là loại hình marketing dịch vụ và gồm 6 đặc trưng: là lĩnh vực ứng dụng đặc biệt của Marketing dịch vụ; chịu sự chi phối mạnh mẽ của môi trường pháp luật; phụ thuộc nhiều hơn vào yếu tố con người; luôn gắn bó chặt chẽ với hoạt động của các bộ phận chức năng khác trong quá trình cung ứng dịch vụ; phụ thuộc nhiều hơn vào mối quan hệ sẵn có với khách hàng; được tiến hàng trong bối cảnh vừa cạnh tranh vừa hợp tác với các NHTM và các tổ chức tín dụng khác 1.2.2.Nội dung hoạt động Marketing dành cho đối tượng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu của Ngân hàng Thương mại Cũng giống như hoạt động Marketing chung dành cho đối tượng doanh nghiệp, hoạt động Marketing dành cho doanh nghiệp trong lĩnh vực XNK gồm ba bước: Phân đoạn thị trường theo các tiêu chí như quy mô, ngành, thành phần kinh tế, khu vực. Từ đó xác định phân khúc khách hàng mục tiêu phù hợp với thị trường chung và các yếu tố nội tại của NHTM. Sau đó áp dụng chiến lược Marketing cho phân khúc khách hàng mục tiêu đó Xác định các rằng buộc về kinh tế, chính trị pháp luật, văn hóa xã hội, kỹ thuật công nghệ, tình trạng cạnh tranh hiện thời so với NH và các tổ chức tài chính khác. Cuối cùng là áp dụng Marketing hỗn hợp vào phân khúc khách hàng mục tiêu gồm có 7 yếu tố: sản phẩm, giá, xúc tiến thương mại, kênh phân phối, con người, quy trình và cơ sở vật chất. Tùy vào tính hình thực tế của thị trường mà ngân hàng có thể phân bổ các nguồn lực và một hay nhiều yếu tố để thực hiện chiến lược. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động Marketing ngân hàng dành cho đối tượng doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu 1.3.1. Nhân tố khách quan Gồm 6 nhân tố: là các yếu tố liên quan đến môi trường vĩ mô hay xu hướng phát triển chung của ngành về lĩnh vực dành cho doanh nghiệp XNK: môi trường tự nhiên, doanh nghiệp, kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và cạnh tranh 1.3.2. Nhân tố chủ quan Nhóm nhân tố chủ quan xuất phát từ phía Ngân hàng, và chính nó là yếu tố quyết định việc thực hiện thành công chiến lược Marketing dành cho Doanh nghiệp nói chung và Doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nói riêng. Gồm 6 nhân tố: quy mô ngân hàng, nghiên cứu thị trường, nguồn nhân lực, sự đa dạng của sản phẩm dịch vụ, định hướng phát triển trong tương lai của ngân hàng và ngân sách dành cho hoạt động Marketing. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING DÀNH CHO ĐỐI TƯỢNG DOANH NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NGÂN HÀNG QUỐC TẾ (VIB) 2.1. Giới thiệu về VIB Ngân hàng TMCP Việt Nam tên viết tắt là Ngân hàng Quốc Tế (VIB) được thành lập ngày 18 tháng 9 năm 1996, trụ sở đặt tại 198B Tây Sơn. Q. Đống Đa - Hà Nội. Sau 15 năm hoạt động, hiện nay VIB đã trở thành trở thành 1 trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt hơn 101 nghìn tỷ đồng, vốn điều lệ 4.000 tỷ đồng, mạng lưới chi nhánh hơn 140 đơn vị kinh doanh trên cả nước . Trong nhiều năm liên tiếp, VIB luôn được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xếp loại (A) tốt nhất theo các tiêu ch í đánh giá của hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Đồng thời VIB đạt được thứ hạng cao trong tổng số 200 doanh nghiệp hàng đầu trong nước do UNDP xếp hạng, đứng thứ 3 trong tổng số 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhât Việt Nam về doanh thu do Báo VietnamNet xếp hạng trong năm 2007, liên tiếp được Moody’s - Công ty xếp hạng tín nhiệm toàn cầu - xếp hạng hệ số sức mạnh tài chính cao trong nhóm các ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam và rất nhiều giải thưởng ghi nhận sự nỗ lực của VIB về một thương hiệu mạnh. Theo đó mục tiêu của VIB là trở thành một trong ba ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam vào năm 2015 và t ầm nhìn là “Trở thành ngân hàng sáng tạo và hướng tới khách hàng nhất Việt Nam” 2.2. Thực trạng hoạt động Marketing dành cho đối tượng doanh nghiệp tro ng lĩnh vực xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Quốc Tế (VIB). Phân đoạn thị trường, xác định thị trường mục tiêu và chiến lược Marketing gồm: Phân đoạn thị trường theo tiêu chí quy mô: Large, medium, small, micro; Phân khúc theo tiêu chí ngàn hàng: ngành xuất nhẩu ( Gạo, Thủy sản), ngành nhập khẩu ( linh kiện điện tử, Dược phẩm); Phân khúc theo thành phần kinh tế và loại hình sở hữu: doanh nghiệp nhà nước, công ty liên doanh Từ những kết quả phân tích tình hình kinh tế vĩ mô và nội tại khách hàng của VIB thì phân khúc khách hàng tiềm năng của VIB chính là phân khúc khách hàng Doanh nghiệp xuất nhập khẩu được cắt lát theo quy mô Medium & Small và Large có chọn lọc, theo ngành là top các ngành luôn có kim ngạch xuất khẩu cao trong các năm liên tiếp như Gạo, Thủy sản, Gỗ, Cà phê và tập trung tại một số vùng miền trọng điểm là Đồng bằng Sông Hồng, Đông Nam bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Trên cơ sở đó VIB sẽ nghiên cứu nhu cầu của phân khúc khách hàng tiềm năng này để phục vụ những gói sản phẩm dịch vụ, giải pháp tài chính phù hợp với một chiến lược Marketing trong ngắn hạn và dài hạn đúng đắn, VIB sẽ thành công và trở thành sự lựa chọn tốt nhất của Doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Nghiên cứu nhu cầu của phân khúc khách hàng mục tiêu và đánh giá vị thế của VIB trong việc đáp ứng nhu cầu: Vị thế của VIB hiện tại so với nhu cầu của doanh nghiệp ngành sản xuất chế biến, thương mại bán buôn và bán lẻ, khách sạn nhà hàng nói chung đều mới chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu của doanh nghiệp ngành về sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Đối với phân khúc SME của doanh nghiệp xuất nhập khẩu, VIB cũng chỉ đáp ứng được 50% các nhu cầu về mạng lưới chi nhánh, thời gian phê duyệt, sản phẩm dịch vụ và 25% đối với nhu cầu về chương trình phát triển khách hàng Đối với phân khúc doanh nghiệp lớn và FDI, vị thế của VIB còn chưa tốt thể hiện ở việc chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu doanh nghiệp ở tiêu chí uy tín và những thành tựu đạt được cùng với mối quan hệ vững chắc, giá đảm bảo cạnh tranh và các sản phẩm may đo, hạn mức tín dụng lớn và chỉ tiêu các chiế n lược quản trị danh mục các khoảng vay tốt và toàn diện đạt mức trung bình 50%. Áp dụng Marketing hỗn hợp vào phân khúc khách hàng mục tiêu: Trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu của phân khúc khách hàng mục tiêu, VIB đưa ra khá nhiều chương trình Marketing cho các phân khúc. Trong đó áp dụng khá linh hoạt Marketing hỗn hợp, thể hiện ở các gói sản phẩm may đo cho doanh nghiệp ngành xuất khẩu với lãi suất đặc biệt và ưu đãi về các chính sách phí như: chương trình “VIB tiếp sức doanh nghiệp ngành Thủy sản”; “VIB ch ung tay xuất khẩu cà phê Việt”; “VIB nâng niu hạt gạo vàng Việt Nam’ Đối với hoạt động truyền thông, hiện tại VIB vẫn đang chú trọng kênh Marketing trực tiếp, tức là xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng mà chưa chú trọng đến truyền thông rộng rãi trên các kênh như truyền hình, báo chí để xây dựng và định vị thương hiệu của VIB đối với phân khúc khách hàng mục tiêu. Ngoài ra các yếu tố khác như con người, cơ sở vật chất và quy trình cũng chưa phải là thế mạnh của VIB so với đối thủ cạnh tranh và VIB thực sự mới ở trong giai đoạn xây dựng nền tảng, chưa thể tạo sự khác biệt và tiềm lực lớn để bứt phá cho mục tiêu đã đặt ra vào năm 2015. Ngân sách Marketing dành cho đối tượng doanh nghiệp XNK cũng mới thực sự được chú trọng từ năm 2010. Tuy nhiên hiện tại hoạt động nghiên cứu thị trường tại VIB vẫn được thực hiện nội bộ mà chưa thuê những công ty chuyên nghiệp tư vấn và triển khai. Vì vậy, trong thời gian tới VIB sẽ phải chú trọng đầu tư cho mảng ngân sách để nâng cao chất lượng các hoạt động Marketing dành cho phân khúc này. 2.3 Đánh giá thực trạng hoạt động Marketing dành cho đối tượng Doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu của Ngân hàng Quốc Tế (VIB) 2.3.1 Kết quả đạt được Hoạt động Marketing dành cho đối tượng Khách hàng Doanh nghiệp XNK thực sự được chú trọng và đầu tư từ năm 2009, nhưng bước đầu đã đạt được những thành công đáng khích lệ. Thương hiệu và sản phẩm dịch vụ của VIB đã dần được định vị đối với các Doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xuất nhập khẩu, đặc biệt đối với các ngành xuất khẩu top của Việt Nam như Thủy Sản, Gạo, Cà Phê, Gỗvà tại các Vùng miền trọng tâm VIB đã có xây dựng được thương hiệu nhất định khu vực Đồng bằng Sông Hồng, Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, Đông Nam Bộ VIB đã nhận diện và xác dịnhđược các phân khúc khách hàng mục tiê u để từ đó nghiên cứu nhu cầu và đánh giá vị thế của VIB so với nhu cầu của doanh nghiệp. Chú trọng vào đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, cung cấp các gói sản phẩm chuyên biệt cho phân khúc khách hàng theo ngành xuất khẩu Triển khai các chương trình Marketin g khá chuyên nghiệp và bài bản. VIB cũng tập trung cho việc phát triển mạng lưới chi nhánh và đầu tư cơ sở vật chất hiện đại tại các đơn vị kinh doanh. Đặc biệt VIB ngày càng chú trọng vào phát triển nguồn nhân lực lớn về chất và lượng 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân Bên cạnh những thành công đã đạt được, do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan, hoạt động Marketing cho phân khúc doanh nghiệp XNK vẫn còn khá nhiều hạn chế và chưa phát huy hết được tiềm năng nội tại của VIB. Hoạt động phân đoạn thị trường còn dàn trải nhiều ngành, chưa tập trung và chưa chuyên nghiệp trong triển khai. Chinh sách sản p hẩm chưa thực sự đa dạng, chưa nhanh nhạy để theo kịp nhu cầu của khách hàng và tốc độ phát triển kinh tế. Chính sách giá thiếu cạnh tranh và linh hoạt Hoạt động truyền thông của VIB còn chưa mạnh và chưa được chú trọng đầu tư Mạng lưới chi nhánh chưa lớn mạnh và chưa cạnh tranh với ngân hàng đối thủ. Nguồn nhân lực còn yếu và chuyên môn nghiệp vụ và hoạt động tư vấn. CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG MARKEING CỦA VIB DÀNH CHO ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC XUẤT NHẬP KHẨU 3.1. Chiến lược Marketing đến năm 2015 Giai đoạn 2011 – 2012: Xây dựng nền tảng bền vững. Giai đoạn 2013 – 2015: Bứt phá để tạo sự khác biệt và đạt mục tiêu đề ra. 3.2. Một số giải pháp tăng cường hoạt động Marketing của VIB Hoàn thiện các phân đoạn thị trường để phục vụ tốt nhất, làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng: trên cơ sở đã xác định được phân khúc khách hàng mục tiêu, VIB cần tiếp tục vào công tác nghiên cứu chuyên sâu về phân khúc SME, doanh nghiệp lớn và FDI chọn lọc và các doanh nghiệp hoạt động theo ngành để phục vụ và làm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Chuyên nghiệp hóa hoạt động nghiên cứu nhu cầu của từng phân khúc khách hàng mục tiêu để góp phần xây dựng những gói sản phẩm dịch vụ phù hợp với từng phân khúc đó Tăng cường định vị và xây dựng thương hiệu VIB đối với Doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thông qua hoạt động truyền thông mạnh mẽ trên các kênh truyền thông phù hợp với doanh nghiệp XNK, hướng tới mục tiêu là ngân hàng tốt nhất dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu Chú trọng vào phát triển mạng lưới đơn vị kinh doanh và mạng lưới ngân hàng đại lý, đây chính là một trong những một trong những yếu tố rất quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh cho VIB đối với phân khúc doanh nghiệp XNK. Đa dạng hoá sản phẩm và gia tăng tiện ích cho sản phẩm, chú trọng xây dựng gói sản phẩm chuyên biệt cho từng phân khúc khách hàng mục tiêu là một trong những hướng đi mà rất nhiều ngân hàng đã th ành công, đặc biệt là các ngân hàng nước ngoài, tính đa dạng sản phẩm và chuyên biện rất cao cho từng phân khúc khách hàng. Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng để tạo sự khác biệt và hướng tới mục tiêu là Ngân hàng có “ Dịch vụ vượt trội”. Tăng cường chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt đội ngũ chuyên gia ngành hàng và tăng cường cải tiến hệ thống công nghệ áp dụng trong hoạt động ngân hàng 3.3. Một số kiến nghị khác Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam : Ngân hàng Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ tốt nhất cho Doanh nghiệp xuất nhập khẩu về các thị trường tiền tệ, tín dụng và ngoại hối. Doanh nghiệp xuất khẩu sẽ gặp khó khăn và giảm lợi thế cạnh tranh khi lãi suất cho vay cao hoặc tỷ giá biến động mạnh Kiến nghị đối với các hiệp hội ngành hàng: Các Hiệp hội ngành hàng cần nâng cao vai trò đối với các thành viên. Đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu rất cần có những tổ chức như Hiệp hội ngành hàng cung cấp các thông tin ngành hàng, tư vấn về thông tin ngành hàng để các Doanh nghiệp có nhiều thông tin hơn, nắm bắt các cơ hội kinh doanh. Đặc biệt, Hiệp hội ngành hàng cần bảo vệ các quyền lợi Doanh nghiệp Việt Nam ở các thị trường nước ngoài. Ví dụ như Hiệp Hội Thủy Sản Việt Nam- vasep đã hỗ trợ rất tốt các Doanh nghiệp khi tham gia thị trường xuất khẩu Mỹ. KẾT LUẬN Hiện nay, các Ngân hàng mặc dù đang đầu tư mạnh mẽ vào hoạt động ngân hàng bán lẻ nhưng có một thực tế là đối tượng khách hàng Doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai gần mới thực sự mang lại doanh thu và lợi nhuận cho các Ngân hàng, đặc biệt là Doanh nghiệp xuất nhập khẩu. VIB là một trong những ngân hàng có thế mạnh trong cung cấp các sản phẩm dịch vụ dành cho Khách hàng Doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Với cơ sở khách hàng khá lớn, đặc biệt VIB tạo được mối quan hệ rất tốt với khách hàng Doa nh nghiệp, VIB đã có những chiến lược đầu tư đúng đắn để đẩy mạnh phát triển phân khúc khách hàng Doanh nghiệp xuất nhập khẩu – một phân khúc rất tiềm năng và đem lại nguồn thu lớn cho ngân hàng. Tuy nhiên, do những hạn chế nhất định mà hoạt động Marketing dành cho đối tượng Doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu chưa đạt được kết quả như mong đợi và VIB vẫn chưa xây dựng được thương hiệu mạnh mẽ đối với phân khúc khách hàng này. Dựa trên nền tảng lý thuyết về Marketing dịch vụ và nghiệp vụ ngân hàng dà nh cho đối tượng khách hàng Doanh nghiệp, qua phân tích thực trạng hoạt động Marketing dành cho đối tượng khách hàng Doanh nghiệp tại Ngân hàng Quốc Tế (VIB) luận văn đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích liên qua đến các hoạt động Marketing của Ngân hàng Quốc tế (VIB), đồng thời đã phân tích đưa ra những những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của các tồn tại đó. Cuối cùng, bài luận văn đưa ra những giải pháp của cá nhân, mong muốn những giải pháp này sẽ có thể được VIB sử dụng để đẩy mạnh hoạt động Marketing dành cho Doanh nghiệp xuất nhập khẩu, phát triển khách hàng, chiếm lĩnh thị phần của phân khúc này và đặc biệt xây dựng thương hiệu VIB trở thành ngân hàng của Doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Xin cảm ơn.
Luận văn liên quan