Hiện nay, trong cuộc chạy đua lãi suất huy động giữa các Ngân hàng đang diễn
ra sôi động, các Ngân hàng đang tăng cường tung ra các sản phẩm để huy động tiền
gửi. Do đó, việc tăng cường huy động vốn từ bên ngoài với chi phí hợp lý và sự ổn
định cao là yêu cầu ngày càng trở nên cấp thiết và quan trọng. Để tăng cường huy động
vốn cần nghiên cứu các hình thức huy động, các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác
huy động vốn như quy mô, cơ cấu nguồn vốn.
Thực tế nghiên cứu hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội, một Ngân hàng thương mại quốc doanh có truyền
thống hoạt động lâu đời trong hệ thống các Ngân hàng thương mại. Hoạt động huy
động vốn tại ngân hàng đang gặp nhiều khó khăn và còn nhiều bất cập. Với mong
muốn đóng góp một phần kiến thức nhỏ bé của mình vào lĩnh vực huy động vốn trong
kinh doanh ngân hàng, do đó tôi lựa chọn đề tài “ Tăng cường huy động vốn tại Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu
luận văn tốt nghiệp của mình.
Mục đích nghiên cứu xuất phát từ những lý luận, những vấn đề cơ bản về huy
động vốn của Ngân hàng thương mại, luận văn phân tích, đánh giá nguồn vốn và thực
trạng hoạt động huy động vốn của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội. Từ đó, đề
xuất một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn góp phần nâng cao kết quả kinh
doanh của Ngân hàng.
8 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 505 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Hiện nay, trong cuộc chạy đua lãi suất huy động giữa các Ngân hàng đang diễn
ra sôi động, các Ngân hàng đang tăng cường tung ra các sản phẩm để huy động tiền
gửi. Do đó, việc tăng cường huy động vốn từ bên ngoài với chi phí hợp lý và sự ổn
định cao là yêu cầu ngày càng trở nên cấp thiết và quan trọng. Để tăng cường huy động
vốn cần nghiên cứu các hình thức huy động, các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác
huy động vốn như quy mô, cơ cấu nguồn vốn.
Thực tế nghiên cứu hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội, một Ngân hàng thương mại quốc doanh có truyền
thống hoạt động lâu đời trong hệ thống các Ngân hàng thương mại. Hoạt động huy
động vốn tại ngân hàng đang gặp nhiều khó khăn và còn nhiều bất cập. Với mong
muốn đóng góp một phần kiến thức nhỏ bé của mình vào lĩnh vực huy động vốn trong
kinh doanh ngân hàng, do đó tôi lựa chọn đề tài “ Tăng cường huy động vốn tại Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu
luận văn tốt nghiệp của mình.
Mục đích nghiên cứu xuất phát từ những lý luận, những vấn đề cơ bản về huy
động vốn của Ngân hàng thương mại, luận văn phân tích, đánh giá nguồn vốn và thực
trạng hoạt động huy động vốn của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội. Từ đó, đề
xuất một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn góp phần nâng cao kết quả kinh
doanh của Ngân hàng.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu là hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển Chi nhánh Hà Nội từ năm 2008 đến tháng 9/2011.
Luận văn sử dụng các phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp nhằm giúp
công tác nghiên cứu thuận lợi và đạt kết quả tốt.
Ngoài “Lời mở đầu” và “Kết luận”, luận văn được kết cấu thành 3 chương.
ii
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG
HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Khái quát về vốn của Ngân hàng Thương mại (NHTM)
Nguồn vốn của Ngân hàng thương mại là toàn bộ các nguồn vốn mà ngân
hàng tạo lập và huy động được để đầu tư, cho vay và đáp ứng các nhu cầu khác
trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại. Thực chất, vốn của Ngân
hàng là một bộ phận thu nhập quốc dân tạm thời nhàn rỗi trong quá trình sản xuất,
phân phối và tiêu dùng, người sở hữu chúng gửi vào ngân hàng với mục đích thanh
toán, tiết kiệm hay đầu tư. Nói cách khác, họ chuyển nhượng vốn cho ngân hàng để
ngân hàng trả lại họ một khoản thu nhập. Ngân hàng đã thực hiện vai trò tập trung
vốn và phân phối lại vốn dưới hình thức tiền tệ, làm tăng nhanh quá trình luân
chuyển vốn, kích thích mọi hoạt động kinh tế phát triển.
Cơ cấu nguồn vốn bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn huy động. Vốn chủ sở hữu
gồm nguồn vốn hình thành ban đầu, nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động, các
quỹ. Vốn huy động bao gồm vốn huy động từ tiền gửi, vốn huy động từ tiền vay và vốn
huy động từ nguồn khác.
1.2. Hoạt động huy động vốn tại NHTM
Huy động vốn là hoạt động tạo nguồn vốn cho ngân hàng thương mại – đóng vai
trò quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng. Huy động vốn là
nghiệp vụ đầu tiên của một Ngân hàng thương mại, nhằm mục đích thu hút, tìm kiếm,
gia tăng nguồn vốn không thuộc sở hữu của ngân hàng.
Ngân hàng hoạt động theo nguyên tắc “đi vay để cho vay”. Do đó, khi huy
động vốn, giữa Ngân hàng và các tổ chức kinh tế hình thành một quan hệ tín dụng
thông qua vận động giá trị tiền gửi, vốn huy động được vận động trên cơ sở hoàn
trả và có lãi. Để hiểu rõ hơn về hoạt động huy động vốn của NHTM ta có thể phân
loại ra các hình thức huy động là huy động từ tiền gửi của cá nhân, hộ gia đình, tổ
chức kinh tế .; Huy động từ tiền vay thông qua phát hành giấy tờ có giá và vay
trực tiếp.
iii
Ngoài ra, các ngân hàng thương mại cũng huy động vốn từ nguồn uỷ thác,
nguồn trong thanh toán và một số nguồn khác.
Các chính sách tác động trực tiếp tới hoạt động huy động vốn: Chính sách lãi
suất, chính sách khách hàng, chính sách marketing, chính sách sản phẩm, chính
sách phát triển.
Hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại chính là kết quả huy
động mà ngân hàng đạt được, phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn, đảm bảo được
mục tiêu an toàn và sinh lời cao của ngân hàng trong từng thời kỳ. Để đánh giá
chính xác hiệu quả huy động vốn, các ngân hàng thương mại cần đưa ra được hệ
thống các chỉ tiêu đánh giá: Quy mô và tốc độ huy động vốn; cơ cấu vốn;chi phí
vốn; chênh lệch lãi suất bình quân; sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn
về quy mô, cơ cấu. Để đánh giá được hiệu quả hoạt động huy động vốn, không thể
sử dụng một chỉ tiêu để đánh giá, mà phải kết hợp các chỉ tiêu để có thể đánh giá
một cách chính xác nhất.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả huy động vốn tại các Ngân hàng thương
mại
Sau khi khái quát được các chỉ tiêu đánh giá, đo lường được hiệu quả huy động
vốn, tác giả đã nêu lên các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn bao gồm
nhân tố chủ quan và khách quan.
Các nhân tố chủ quan bao gồm các chính sách huy động vốn như chính sách lãi
suất, chính sách marketing, hệ thống mạng lưới và địa điểm giao dịch, qui mô vốn chủ
sở hữu, các sản phẩm huy động vốn, chiến lược kinh doanh của ngân hàng, uy tín và
thương hiệu, trình độ chuyên môn của cán bộ, công nghệ và hoạt động sử dụng vốn.
Các nhân tố khách quan tác động đến hoạt động huy động vốn là tình hình kinh
tế xã hội, các chính sách kinh tế xã hội, tâm lý tiêu dùng và thu nhập của người dân và
đối thủ cạnh tranh.
iv
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.1. Khái quát về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh
Hà Nội (BIDV Hà Nội)
Trong chương II, tác giả tổng kết kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh
về công tác huy động vốn, sử dụng vốn và các hoạt động khác.
2.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại BIDV Hà Nội
Phân tích thực trạng huy động vốn tại BIDV Hà Nội từ năm 2008 đến tháng 9
năm 2011. Chi nhánh có sự tăng trưởng về nguồn vốn nhưng tốc độ tăng trưởng chưa
cao, vốn huy động từ tiền gửi chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động; cơ
cấu vốn thay đổi qua các năm, cơ cấu nguồn vốn kỳ hạn dưới 12 tháng, tiền đồng Việt
Nam tăng mạnh. Chi phí vốn tăng do quy mô tăng nhưng chi nhánh vẫn đảm bảo đủ bù
đắp chi phí và kinh doanh có lãi.
2.3. Đánh giá hoạt động huy động vốn tại BIDV Hà Nội
Từ việc phân tích thực trạng huy động vốn, tác giả khái quát các mặt đạt được
và những hạn chế còn tồn tại, đồng thời chỉ rõ những nguyên nhân của tồn tại đó.
Quy mô tăng trưởng ổn định qua các năm. Tổng nguồn vốn huy động tính đến
31/12/2010 là 9.719 tỷ đồng. Cơ cấu nguồn vốn huy động cũng thay đổi qua các năm.
Tiền gửi dân cư tăng cao và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng nguồn vốn của
Ngân hàng. Nguồn vốn huy động từ tiền gửi bằng VND là chủ yếu, chiếm tỷ trọng
lớn. Nguồn tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng luôn chiếm tỷ trọng cao và tăng trong các
năm. Vốn vay thông qua hình thức phát hành giấy tờ có giá thường chiếm tỷ trọng chủ
yếu trong tổng vốn vay của BIDV Hà Nội.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác huy động vốn của BIDV Hà Nội còn
tồn tại những hạn chế như sau: Tốc độ tăng trưởng chưa cao, thị phần giảm sút; tỷ
v
trọng nguồn vốn trung dài hạn giảm; Nguồn vốn huy động chưa được sử dụng tối đa
cho hoạt động tín dụng.
Nguyên nhân của những hạn chế trên xuất phát từ nguyên nhân chủ quan và
khách quan. Phân tích nguyên nhân của những hạn chế này có vai trò quan trọng để
tìm ra biện pháp khắc phục nhằm tăng cường hiệu quả huy động vốn chi nhánh
trong thời gian tới. Một là, những nguyên nhân từ bên ngoài như tình hình kinh tế
khó khăn, lạm phát tăng cao, áp lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại. Hai
là, những nguyên nhân xuất phát từ nội tại của ngân hàng như lãi suất chưa cạnh
tranh được với các NHTM cổ phần, sản phẩm huy động vốn thực sự hấp dẫn khách
hàng, chính sách marketing chưa được chú trọng, thái độ phục vụ khách hàng chưa
đủ sức cạnh tranh .
vi
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN
TẠI BIDV HÀ NỘI
3.1. Định hướng tăng cường hoạt động huy động vốn tại BIDV Hà Nội
Trong dài hạn, mục tiêu của hoạt động huy động vốn là tiếp tục tăng cường huy
động vốn, kiểm soát tăng trưởng tín dụng để phục vụ nhu cầu phát triển của đất nước,
góp phần thực hiện thắng lợi đường lối chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng,
Nhà nước theo từng thời kỳ; đảm bảo lãi suất huy động trần theo đúng chỉ đạo của
NHNN; gia tăng các biện pháp đảm bảo gắn với việc chủ động kiểm soát và hạ thấp tỷ
lệ nợ xấu, áp dụng và vận hành thông suốt mô hình tổ chức, các chính sách tín dụng,
chính sách quản lý rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Nghiêm túc thực hiện quy định trần lãi suất huy động vốn VND theo Chỉ thị
02, Thông tư 30, lãi suất ngoại tệ theo thông tư 14 của NHNN, không thực hiện
vượt trần lãi suất dưới mọi hình thức. Phấn đấu đạt mức tăng trưởng huy động vốn
22%-25%, duy trì tỷ trọng vốn trung dài hạn ở mức tối thiểu là 22,1%/tổng huy
động vốn và định hướng đến 2012 đạt tỷ trọng 35%/tổng HĐV để đảm bảo an toàn
theo quy định của NHNN.
3.2. Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại BIDV Hà Nội
Để đạt được mục tiêu cần phải thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, thực hiện chính sách lãi suất hợp lý. Chi nhánh cần phải thường
xuyên theo dõi tình hình biến động lãi suất trên thị trường, dự đoán xu hướng
biến động, thực hiện tính toán lãi suất bình quân đầu ra, đầu vào để đưa ra các
mức lãi suất vừa có tính cạnh tranh, vừa có tính hấp dẫn nhưng vẫn đảm bảo lợi
ích cho ngân hàng. Chi nhánh cần duy trì những ưu đãi về mức lãi suất và chất
lượng dịch vụ tốt để củng cố mối quan hệ và qua đó mở rộng thêm mối quan hệ
với các khách hàng mới.
Thứ hai, đẩy mạnh hoạt động Marketing và xây dựng thương hiệu. Đẩy
mạnh công tác tư vấn, thuyết phục khách hàng về những lợi ích lâu dài mà họ sẽ
nhận được khi gửi tiền tại BIDV. Tăng cường công tác chăm sóc khách hàng
trước, trong và sau khi cung cấp sản phẩm, dịch vụ. Chi nhánh chủ động thực
vii
hiện các chương trình Marketing, quảng cáo, tiếp thị phù hợp với từng địa bàn,
từng đối tượng khách hàng.
Thứ ba, đa dạng hóa các sản phẩm và hình thức huy động vốn. Phát triển một
danh mục sản phẩm, dịch vụ tiền gửi. Thường xuyên rà soát danh mục các sản phẩm
tiền gửi hiện tại của BIDV, đánh giá, so sánh sản phẩm của BIDV với các đối thủ
cạnh tranh, đồng thời thu thập ý kiến phản hồi của khách hàng về các sản phẩm để
xác định hiệu quả của các sản phẩm đang triển khai. Kết hợp các sản phẩm tiền gửi
với các sản phẩm khác tạo thành gói sản phẩm phù hợp, hình thành các sản phẩm
đặc thù của riêng BIDV.
Thứ tư, gắn liền huy động vốn và sử dụng vốn. Hoạt động huy động vốn và
sử dụng vốn nên gắn bó với nhau theo các tỷ lệ đảm bảo an toàn về khả năng chi
trả, tỷ lệ an toàn tối thiểu và tỷ lệ an toàn tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử
dụng để cho vay trung và dài hạn, tỷ lệ dự trữ tối đa cho vay đối với số dư tiền gửi
theo quyết định của Thống đốc ngân hàng Nhà nước và thực tế hoạt động kinh
doanh của ngân hàng.
Thứ năm, đầu tư đẩy mạnh ứng dụng công nghệ ngân hàng. Cải tiến công
nghệ, đẩy mạnh nghiên cứu, đổi mới ứng dụng các chương trình phần mềm hỗ trợ
trong công tác phát triển sản phẩm huy động vốn mới, khai thác số liệu đánh giá hiệu
quả sản phẩm tiền gửi.
Thứ sáu, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ
cán bộ nhân viên ngân hàng nói chung và BIDV Hà Nội nói riêng là đòi hỏi bức xúc
và cấp bách hiện nay nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ mọi mặt, trình độ quản lý
điều hành, kiến thức kinh tế thị trường cạnh tranh, trình độ kỹ năng giao tiếp với
khách hàng
Thứ bảy, nâng cao tiện ích dịch vụ, đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng
tiền mặt. Để tăng cường huy động vốn BIDV Hà Nội phải đưa ra thêm một số giải
pháp về tiện ích đi kèm các sản phẩm, dịch vụ và phát triển hình thức thanh toán không
dùng tiền mặt như hoạt động thanh toán lương qua tài khoản, các dịch vụ thu hộ ....
viii
Để thực hiện được các giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại BIDV Hà
Nội trên đòi hỏi phải có sự quan tâm chỉ đạo và phối hợp hành động của Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam, của Chính phủ, của NHNN.
3.3. Một số kiến nghị
Chính phủ tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 11 của chính phủ về kiềm
chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Hoàn thiện hệ thống pháp
lý một cách thống nhất, đồng bộ
Ngân hàng Nhà nước là cơ quan quản lý và điều hành hoạt động của hệ thống
NHTM, có nhiệm vụ định hướng hoạt động cho các NHTM. NHNN cần tiếp tục kiềm
chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; NHNN điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận
trọng để kiểm soát lạm phát, hỗ trợ ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an toàn hệ thống;
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. NHNN cần ban hành và hoàn
thiện hệ thống pháp lý trong hoạt động ngân hàng. NHNN cần tiếp tục duy trì các mức lãi
suất chính thức ở mức hợp lý, hỗ trợ các ngân hàng thương mại trong việc đổi mới
công nghệ và nâng cao chất lượng cán bộ.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cần xem xét, có thêm văn bản, xây
dựng chính sách huy động vốn cụ thể và phù hợp với tình hình thị trường huy động
vốn. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng nên xem xét lại việc quy định hệ
số Q cho các chi nhánh để nguồn vốn được sử dụng hiệu quả nhất. Về nhân sự, BIDV
cũng nên thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ, kĩ năng làm
việc cho các cán bộ của các chi nhánh.
Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi
nghiên cứu, luận văn đã phân tích cơ sở lý luận về huy động vốn và tăng cường huy
động vốn của Ngân hàng thương mại, phân tích thực trạng huy động vốn của BIDV Hà
Nội. Qua đó, đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế cần khắc phục, cũng
như nguyên nhân của những hạn chế này. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đó, tác giả
đưa ra những định hướng cơ bản và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường huy
động vốn tại Chi nhánh Hà Nội và một số kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ nhằm tạo điều kiện để có thể thực
hiện thành công các giải pháp đó.