Tóm tắt Luận văn - Tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong

Tín dụng hiện nay vẫn là mảng hoạt động chính đem lại nguồn lợi nhuận chủ yếu với khoảng 80% tổng thu nhập của các Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay. Hoạt động này luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, khi xảy ra có thể gây tổn thất rất lớn cho ngân hàng. Chính vì vậy, quản trị rủi ro tín dụng luôn được các ngân hàng quan tâm và chú trọng hàng đầu. Quản trị rủi ro tín dụng bao gồm các khâu: nhận diện, đo lường, kiểm soát và tài trợ rủi ro. Trong đó, kiểm soát rủi ro tín dụng là một khâu quan trọng trong quản trị rủi ro tín dụng. Trong thời gian qua, hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng mặc dù đã được Ngân hàng TMCP Tiên Phong tập trung đầu tư quan tâm, tuy nhiên vẫn còn những thiếu sót: quy trình tín dụng còn bất cập ở khâu kiểm soát sau giải ngân; phân định chức năng nhiệm vụ các đơn vị tại chi nhánh trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng còn thiếu sót Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Ngân hàng của mình

pdf10 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 473 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM TẮT LUẬN VĂN Tín dụng hiện nay vẫn là mảng hoạt động chính đem lại nguồn lợi nhuận chủ yếu với khoảng 80% tổng thu nhập của các Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay. Hoạt động này luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, khi xảy ra có thể gây tổn thất rất lớn cho ngân hàng. Chính vì vậy, quản trị rủi ro tín dụng luôn được các ngân hàng quan tâm và chú trọng hàng đầu. Quản trị rủi ro tín dụng bao gồm các khâu: nhận diện, đo lường, kiểm soát và tài trợ rủi ro. Trong đó, kiểm soát rủi ro tín dụng là một khâu quan trọng trong quản trị rủi ro tín dụng. Trong thời gian qua, hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng mặc dù đã được Ngân hàng TMCP Tiên Phong tập trung đầu tư quan tâm, tuy nhiên vẫn còn những thiếu sót: quy trình tín dụng còn bất cập ở khâu kiểm soát sau giải ngân; phân định chức năng nhiệm vụ các đơn vị tại chi nhánh trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng còn thiếu sótXuất phát từ những yêu cầu thực tiễn trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Ngân hàng của mình. Mục đích nghiên cứu đề tài: Phân tích thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Tiên Phong, trên cơ sở đó để đánh giá hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng tại ngân hàng và từ đó đưa ra giải pháp tăng cường hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Tiên Phong. Phạm vị nghiên cứu là thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong từ năm 2012 đến năm 2014 trên 3 nội dung: Xây dựng quy trình đối với khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp; phân định chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị, phòng ban trong hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng; phân quyền phê duyệt tín dụng. Phƣơng pháp nghiên cứu: phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng tại ngân hàng TPBank theo 2 cách tiếp cận đánh giá theo các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng và theo theo các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng. Kết cấu của luận văn: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại. Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong. Chƣơng 3: Giải pháp tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Luận văn đưa ra một số khái niệm về tín dụng, rủi ro tín dụng và kiểm soát rủi ro tín dụng:  Khái niệm tín dụng: Tín dụng được hiểu là hoạt động vay mượn có trả lãi giữa người đi vay và người cho vay. Theo đó, người cho vay sẽ chuyển quyền sử dụng tiền và hàng hóa cho người đi vay trong một khoảng thời gian nhất định đã được thỏa thuận trước. Hết thời gian thỏa thuận, người đi vay có trách nhiệm hoàn trả cho người cho vay tiền và hàng hóa, đồng thời có kèm theo một khoản lãi.  Khái niệm rủi ro tín dụng Theo thông tư 02/2013/TT-NHNN tại khoản 1 điều 3 “Rủi ro tín dụng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”. Rủi ro tín dụng được phản ánh thông qua các chỉ tiêu: Chỉ tiêu nợ xấu, chỉ tiêu nợ quá hạn, chỉ tiêu nợ khó đòi.  Khái niệm kiểm soát rủi ro tín dụng Kiểm soát rủi ro tín dụng là tập hợp các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược của ngân hàng nhằm kiểm tra, giám sát đối với toàn bộ các khâu trong quy trình cấp tín dụng cho khách hàng, mục đích giảm thiểu tối đa rủi ro tín dụng có thể xảy ra gây thiệt hại cho ngân hàng. Kiểm soát rủi ro là một trong bốn khâu quản trị rủi ro tín dụng, cùng với khâu nhận diện rủi ro, đo lường rủi ro và tài trợ rủi ro. Khung các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng bao gồm: Quy trình kiểm soát rủi ro tín dụng, phương pháp kiểm soát rủi ro tín dụng, bộ máy kiểm soát rủi ro tín dụng, các công cụ kiểm soát rủi ro tín dụng. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng bao gồm: Mức giảm tỷ lệ nợ xấu, mức giảm tỷ lệ nợ quá hạn, mức giảm tỷ lệ trích lập dự phòng. Trong giới hạn nội dung luận văn nghiên cứu các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng cụ thể sau đây: - Xây dựng quy trình tín dụng: Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng trong việc cấp tín dụng, trong đó bao gồm trình tự thực hiện các bước nghiệp vụ từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của một khách hàng cho đến khi quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng. Việc xây dựng quy trình tín dụng trong các NHTM đòi hỏi các yêu cầu cụ thể sau đây: Xây dựng quy trình tín dụng đầy đủ, chặt chẽ theo hướng hoàn thiện; Quy trình đòi hỏi cập nhật theo từng thời kỳ; Quy trình tín dụng đòi hỏi phù hợp với những thay đổi với những cơ chế, chính sách pháp luật, phù hợp với việc thay đổi cơ cấu tổ chức của ngân hàng; Quy trình tín dụng đảm bảo cho hoạt động tín dụng được vận hàng một cách liền mạch, liên tục qua các khâu; Quy trình cần gọn nhẹ, đảm bảo hoạt động tín dụng được vận hành thông suốt, thời gian thực hiện nghiệp vụ nhanh chóng, đảm bảo tính cạnh tranh. - Phân định chức năng, nhiệm vụ các đơn vị phòng ban trong hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng: Phân định chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị, phòng ban trong hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng bao gồm xác lập nhiệm vụ của các phòng ban, mạng lưới phòng ban, mối quan hệ giữa các phòng ban. Việc phân định chức năng, nhiệm vụ các đơn vị trong hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng đòi hỏi: Phân tách rõ ràng trách nhiệm, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng ban trong các khâu trong quy trình cho vay; đảm bảo việc phân định nhiệm vụ giữa các phòng ban không bị trùng lặp, chồng chéo lẫn nhau; đảm bảo tính liên kết giữa các đơn vị, phòng ban trong việc hợp tác, liên kết, hỗ trợ kiểm soát hoạt động cho vay. - Phân quyền phê duyệt tín dụng thuộc nội dung công cụ kiểm soát rủi ro tín dụng: là việc ngân hàng phân định quyền quyết định khoản vay thuộc cấp phê duyệt căn cứ trên quy mô, đặc điểm của khoàn vay. Đây là một nội dung trong công cụ kiểm soát rủi ro tín dụng. Hiện nay, các NHTM phân quyền phê duyệt tín dụng theo 3 mô hình: mô hình tập trung ra quyết định tín dụng, mô hình phân quyền ra quyết định tín dụng, và mô hình kết hợp ra quyết định tín dụng. Trong đó, mô hình các NHTM sử dụng phổ biến nhất hiện nay là mô hình kết hợp ra quyết định tín dụng. Yêu cầu của việc phân quyền phê duyệt tín dụng đòi hỏi phù hợp với điều kiện mạng lưới, công nghệ, địa bàn, nguồn nhân lực Chƣơng 2- THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG Ngân hàng TMCP Tiên Phong được thành lập từ 05/05/2008, kế thừa công nghệ hiện đại, kinh nghiệm và tiềm lực tài chính của các cổ đông chiến lược bao gồm: Tập đoàn đá quý DOJI, Tập đoàn công nghệ FPT, Tổng công ty viễn thông Mobifone, Tổng công ty Tái bảo hiểm Việt nam (Vinare) và Tập đoàn Tài chính SBI Ven Holding Pte.Ltd, Singapore. Xuất phát điểm là một ngân hàng nhỏ còn non trẻ trên thị trường tài chính, đến nay TPBank đã vươn lên trở thành ngân hàng vững mạnh, tổng tài sản, dư nợ, huy động và lợi nhuận không ngừng tăng trưởng trong những năm vừa qua, đặc biệt từ sau giai đoạn tái cấu trúc thành công vào năm 2012. Tổng tài sản ngân hàng có mức tăng trưởng mạnh so với giai đoạn vừa qua, kể từ thời điểm tái cấu trúc thành công. Từ một ngân hàng có quy mô rất nhỏ, tổng tài sản của TPBank đã đạt 51.478 tỷ đồng (tăng 60% so với năm 2013). Cho vay khách hàng đạt được tốc độ tăng trưởng cao so với bình quân toàn ngành (97%- năm 2013; 66% năm 2014). Mặc dù trong những năm gần đây NHNN liên tục công bố giảm lãi suất trần huy động VND của các TCTD, tuy nhiên công tác huy động vốn của ngân hàng được duy trì tốt, ổn định, mức tăng trưởng bình quân trong những năm gần đây đạt 50%. Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng đã có những tăng trưởng vượt bậc (228%-năm 2013; 41% năm 2014). Tổng lợi nhuận từ 2012-2014 đã bù đắp được số lỗ lũy kế tính đến thời điểm cuối năm 2011. Trong cơ cấu thu nhập hoạt động của TPBank, thu nhập lãi thuần chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng, thu từ hoạt động dịch vụ, thu kinh doanh ngoại tệ, thu từ hoạt động mua bán chứng khoán chiếm một tỷ lệ rất ít. Đánh giá thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng thông qua các chỉ tiêu phản ánh kết quả như mức giảm tỷ lệ nợ xấu, mức giảm tỷ lệ nợ quá hạn, mức giảm tỷ lệ trích lập dự phòng, chúng ta thấy công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại TPBank đã có những thành công nhất định. Chất lượng nợ đã có những cải thiện nhất định thể hiện qua việc nợ xấu phát sinh hàng năm có xu hướng giảm, ngân hàng đạt được mục tiêu kiểm soát nợ xấu ở mức dưới 3% (từ 3,7% năm 2012 xuống 1% năm 2014). Tuy nhiên, nợ nhóm 2 đang có xu hướng tăng nhẹ trong những năm gần đây, ngân hàng cần có những biện pháp hợp lý để tăng cường kiểm soát, đảm bảo nâng cao chất lượng dư nợ. Đánh giá thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng thông qua các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng: Xây dựng quy trình tín dụng đối với KHCN và KHDN: Hiện nay, TPBank đã xây dựng quy trình tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân bao gồm 8 bước, được thực hiện bởi các cá nhân, đơn vị phòng ban chuyên trách. Việc xây dựng quy trình tín dụng có nhiều ưu điểm: Quy trình tín dụng được xây dựng chặt chẽ, phù hợp, đảm bảo thực hiện đồng bộ, tuân thủ trên toàn hệ thống. Quy trình phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận trong quy trình tín dụng. Quy trình tín dụng được TPBank xây dựng đảm bảo chặt chẽ qua các khâu, mỗi khâu gắn liền với quyền hạn, trách nhiệm của cá nhân, các đơn vị phòng ban. Quy trình được diễn ra thông suốt, luân chuyển liên tục qua các khâu thực hiện. Tuy nhiên, việc xây dựng quy trình còn tồn tại một số bất cập trong khâu tiếp cận và thẩm định khách hàng: chưa có sự tách biệt 2 công việc tiếp thị khách hàng và thẩm định khách hàng, nên kết quả thẩm định nhiều khi bị chi phối bởi suy nghĩ chủ quan của chuyên viên khách hàng. Khách hàng do chuyên viên khách hàng lôi kéo, trong một số trường hợp chuyên viên khách hàng quen biết với khách hàng, chuyên viên khách hàng chịu áp lực chạy chỉ tiêu kinh doanh, từ đó có thể làm ảnh hưởng đến công tác thẩm định của ngân hàng. Phân định chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị phòng ban trong hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng: Việc phân định chức năng, nhiệm vụ các phòng ban trước khi giải ngân, trong khi giải ngân và sau khi giải ngân đều được thực hiện bởi các đơn vị, phòng ban chuyên trách tại Hội sở và Đơn vị kinh doanh. Khâu kiểm soát trước khi cho vay được thực hiện ở các đơn vị phòng ban tại Hội sở (Ban kiểm soát và phòng kiểm toán nội bộ, phòng tái thẩm định- khối tín dụng, các cấp phê duyệt) và tại đơn vị kinh doanh (Giám đốc ĐVKD, phòng kinh doanh bao gồm trưởng phòng kinh doanh và chuyên viên khách hàng). Tùy theo quy mô khoản vay ở cấp độ phê duyệt nào, các đơn vị phòng ban liên quan có trách nhiệm tham gia kiểm soát trước khi cho vay. Đối với các khoản vay quy mô nhỏ thuộc quyền phê duyệt của ĐVKD, các phòng ban thuộc ĐVKD tham gia vào khâu kiểm soát trước cho vay. Đối với khoản vay quy mô lớn hơn sẽ thêm khâu kiểm soát của các phòng ban tại Hội sở. Khâu kiểm soát trong khi giải ngân có các đơn vị thuộc Hội sở (Trung tâm hỗ trợ tín dụng) và Đơn vị kinh doanh (Phòng hỗ trợ tín dụng) thực hiện. Khâu kiểm soát sau khi giải ngân bao gồm kiểm soát việc đôn đốc thu hồi nợ, tình hình kinh doanh, sử dụng vốn có đúng mục đích, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng; kiểm soát tín dụng nội bộ độc lập được thực hiện bởi Hội sở (Ban kiểm soát và phòng kiểm toán nội bộ, Khối Quản lý rủi ro) và Đơn vị kinh doanh (Phòng kinh doanh). Việc phân định chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị, phòng ban trong hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng có nhiều ưu điểm, đảm bảo cụ thể, rõ ràng. Đặc biệt, việc giải ngân được thực hiện tập trung tại Hội sở bởi Trung tâm hỗ trợ tín dụng có nhiều ưu điểm tích cực. Tuy nhiên, còn tồn tại nhiều hạn chế: Chưa chú trọng ở khâu kiểm soát sau khi giải ngân do việc kiểm soát đôn đốc thu hồi nợ chỉ do chuyên viên khách hàng đảm nhiệm chủ yếu. Tính độc lập, khách quan của công tác kiểm soát rủi ro còn chưa cao do việc kiểm soát rủi ro tín dụng được thực hiện bởi các bộ phận, cá nhân chuyên trách thuộc phòng kinh doanh và phòng hỗ trợ tín dụng đều nằm dưới quyền quản lý của Giám đốc ĐVKD. Phân cấp phê duyệt tín dụng: hiện nay được TPBank phân thành 7 cấp Ủy ban tín dụng/Hội đồng tín dụng và chuyên gia phê duyệt cấp A1/A2/B/C1/C2/C3/D. Việc phân cấp tín dụng có nhiều ưu điểm, đảm bảo rõ ràng minh bạch; Các mức phán quyết tương ứng với các cấp phê duyệt được xây dựng phù hợp. Ngoài việc căn cứ vào giới hạn tín dụng tối đa cho tất cả các hình thức cấp tín dụng, mức phán quyết còn căn cứ trên Tài sản đảm bảo, giá trị loại TSĐB đảm bảo cho khoản vay. Tuy nhiên, việc phân quyền phê duyệt còn hạn chế do chưa có chế tài xử lý đối với những trường hợp không tuân thủ đúng phân quyền phán quyết tín dụng, chưa xây dựng phân quyền tín dụng đối với nhóm khách hàng liên quan. Chƣơng 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG Xác định tầm quan trọng của công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong tình hình hiện nay, TPBank nói riêng và các Ngân hàng thương mại nói chung luôn có định hướng kèm theo chính sách, biện pháp cụ thể, rõ ràng nhằm mục tiêu hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng: Xây dựng quy trình cấp tín dụng hợp lý, chặt chẽ đảm tính tuân thủ thực hiện trên toàn hệ thống, hạn chế rủi ro xảy ra; Nâng cao chất lượng và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, phát huy vai trò của kiểm toán nội bộ trong việc kiểm tra, kiểm soát, phát hiện rủi ro tín dụng kịp thời; Chất lượng thẩm định khách hàng không ngừng được hoàn thiện, hạn chế rủi ro tín dụng xảy ra. Để thực hiện định hướng trên, một số giải pháp được đưa ra với TPBank nhằm tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng như sau: Thứ nhất, tách biệt hai vị trí tiếp thị khách hàng và thẩm định tín dụng trong quy trình cho vay. Việc bóc tách giữa 2 bộ phận, tránh tình trạng như hiện nay chuyên viên khách hàng đang kiêm nhiệm đồng thời 2 vai trò, góp phần làm tăng tính khách quan của kết quả thẩm định khách hàng. Với những ưu thế nhất định của việc làm này, ngân hàng sẽ nâng cao được chất lượng thẩm định khách hàng. Các khâu trong quy trình tín dụng sẽ được thực hiện chuyên trách hơn. Bộ phận tiếp thị tập trung tìm kiếm, lôi kéo khách hàng, tiếp thị khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Trong khi đó, bộ phận thẩm định tập trung vào chuyên môn đánh giá và thẩm định khách hàng. Thứ hai, không ngừng hoàn thiện xây dựng quy trình cho vay, cập nhật thay đổi theo từng thời kỳ. Quy trình tín dụng cần phải thường xuyên được rà soát, thay đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện, chặt chẽ hơn. Quy trình cần đảm bảo tuân thủ theo quy định của NHNN, phù hợp với cấu trúc, tổ chức bộ máy của Ngân hàng. Khi cấu trúc bộ máy phòng ban liên quan đến nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng được cơ cấu lại, quy trình tín dụng cũng được thay đổi cho phù hợp. Tránh tình trạng quy trình tín dụng không được rà soát thường xuyên, việc áp dụng quy trình có những bất cập không phù hợp với những thay đổi của ngân hàng, của môi trường pháp lý, có thể dẫn tới những ảnh hưởng tiêu cực đến công tác kiểm soát rủi ro tín dụng. Thứ ba, đảm bảo tính tuân thủ trong việc thực hiện quy trình cho vay. Xây dựng quy trình hợp lý cần phải đảm bảo việc thực hiện quy trình được thực hiện đồng bộ và tuân thủ trên toàn hệ thống, có như vậy mới đảm bảo được hiệu quả trong việc quản lý rủi ro tín dụng. Ngân hàng cần nghiên cứu, ban hành chế tài khen thưởng xử phạt rõ ràng đối với các cá nhân, đơn vị trong việc thực hiện, tuân thủ quy trình cho vay. Thứ tư, tăng cường chức năng kiểm soát của các phòng ban chuyên trách, kiểm toán nội bộ tại Hội sở. Hiện nay, tại TPBank chức năng kiểm soát của các phòng ban tại Hội sở, của kiểm toán nội bộ chưa thực sự phát huy được tác dụng. Do số lượng nhân sự có hạn, khối lượng công việc lớn, mạng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch ngày càng được mở rộng, kiểm toán nội bộ chỉ thực hiện kiểm toán tại chi nhánh 1-2 đợt trong năm. Chính vì vậy, nhiều trường hợp không kịp thời phát hiện ra những sai phạm, sai sót. Vì vậy cần có sự phối hợp tốt của Khối quản lý rủi ro với các đơn vị kinh doanh. Khối quản lý rủi ro thường xuyên yêu cầu các ĐVKD báo cáo về tình hình sử dụng vốn, tình hình kinh doanh của khách hàng để có những biện pháp thích hợp phát hiện và giảm thiểu thiệt hại do rủi ro xảy ra. Khối QLRR cần thường xuyên kết hợp đi thực tế cùng đơn vị kinh doanh, kiểm tra kiểm soát khách hàng về việc sử dụng vốn, tình hình triển khai dự án, tình hình kinh doanh thực tế của khách hàng. Thứ năm, tập trung chú trọng phân định chức năng, nhiệm vụ các đơn vị, phòng ban ở khâu kiểm soát sau giải ngân. Khâu kiểm soát sau khi giải ngân chưa được TPBank chú trọng. Để nâng cao chất lượng kiểm soát rủi ro ở khâu này, TPBank cần nâng cao, phát huy vai trò quản lý, kiểm tra, kiểm soát của các phòng ban có liên quan tại Hội sở. Cụ thể, việc kiểm soát sau cho vay còn lỏng lẻo, được thực hiện bởi chuyên viên khách hàng phụ trách khoản vay. Cần có sự phối kết hợp trong việc kiểm soát việc sử dụng vốn của khách hàng, hiệu quả sản xuất kinh doanh, khả năng đảm bảo khả năng trả nợ của khách hàng của Khối quản lý rủi ro và đơn vị kinh doanh. Thứ sáu, xây dựng bộ phận kiểm soát tín dụng độc lập tại các ĐVKD. Việc xây dựng bộ phận kiểm soát tín dụng độc lập trực tiếp hoạt động tại ĐVKD, nằm ngoài quyền quản lý của giám đốc ĐVKD sẽ nâng cao tính độc lập, khách quan cho công tác kiểm soát rủi ro tín dụng. Bộ phận này chịu sự quản lý ngành dọc của các khối phòng ban tại hội sở như Khối quản lý rủi ro, trung tâm hỗ trợ tín dụng về chất lượng công việc, chế độ chính sách lương thưởngĐơn vị kinh doanh chỉ quản lý về mặt hành chính. Có như vậy, việc quản lý, giám sát hoạt động tín dụng mới thực sự khách quan. Bộ phận kiểm soát rủi ro đặt trực tiếp tại chi nhánh, giúp công tác kiểm soát rủi ro được thực hiện thưởng xuyên. Bên cạnh đó, các cán bộ kiểm soát tín dụng lại thuộc sự quản lý ngành dọc tại các khối, phòng ban tại Hội sở, vì vậy Giám đốc ĐVKD không thể chi phối, ảnh hưởng đến công tác kiểm soát rủi ro. Thứ bảy, hoàn thiện phân quyền phê duyệt tín dụng. Các phòng ban thuộc khối chính sách, ban pháp chế cần thường xuyên rà soát, cập nhật về mức phân quyền phán quyết. Mức phân quyền phán quyết cần được thay đổi cập nhật phù hợp. Trong trường hợp, kinh tế có những dấu hiệu khó khăn, cần tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng, cần giảm mức phán quyết tại các cấp phê duyệt, để tăng các khoản vay có cấp phê duyệt là Ủy ban tín dung/Hội đồng tín dụng, từ đó có thể tăng cường kiểm soát rủi ro của các khoản vay. Thứ tám, có chế tài xử lý đối với các trường hợp không tuân thủ phân quyền phê duyệt tín dụng. TPBank cần nghiên cứu xây dựng chế tài xử lý rõ ràng đối với những trường hợp không tuân thủ, nhằm mục đích đảm bảo việc thực hiện theo phân quyền phán quyết phê duyệt có sự tuân thủ cao trên toàn hệ thống nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra. Có các mức độ xử lý cụ thể (cảnh cáo, kiểm điểm, sa thải) đối với các trường hợp cố tình không tuân thủ phân quyền phán quyết tín dụng, phê duyệt vượt quá mức thẩm quyền cho phép. Thứ chín, xây dựng phân quyền phê duyệt đối với nhóm khách hàng liên quan. hiện tại phân quyền phê duyệt tín dụng tại TPB
Luận văn liên quan