Tóm tắt Luận văn Tăng cường quản lý các nguồn vốn được tài trợ bởi các tổ chức tài chính quốc tế tại Sở Giao dịch III - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Mười ba năm qua, kể từ khi quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và cộng đồng tài trợ quốc tế được nối lại, chúng ta đã nhận được nhiều sự hỗ trợ quý báu về vốn và kinh nghiệm quản lý của Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) và các tổ chức tài chính đối với mục tiêu phát triển kinh tế đất nước theo đòi hỏi kinh tế thị trường có điều tiết của Nhà nước. Là một đơn vị thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Sở giao dịch 3 được thành lập với mục đích chính là tiếp nhận nguồn vốn và thực hiện các dự án được tài trợ bởi Chính phủ các nước và các tổ chức tài chính quốc tế. Hơn bốn năm hoạt động, đơn vị đã và đang thực hiện hơn 50 dự án lớn nhỏ khác do Chính phủ Đức, Thụy Sĩ, Hà Lan, Pháp và các tổ chức tài chính quốc tế như WB, ADB, JBIC, NIB tài trợ. Mặc dù kết quả là khả quan, nhưng hoạt động quản lý các nguồn vốn đặc biệt là các nguồn vốn được tài trợ bởi các tổ chức tài chính quốc tế tại Sở giao dịch 3 còn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc nghiên cứu làm rõ bản chất, nội dung, vai trò của quản lý để đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường quản lý các nguồn vốn này đạt hiệu quả cao có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. Đây là lý do tại sao em đã chọn đề tài: “Tăng cường quản lý các nguồn vốn được tài trợ bởi các tổ chức tài chính quốc tế tại Sở Giao dịch III - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam”.

pdf22 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 600 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Tăng cường quản lý các nguồn vốn được tài trợ bởi các tổ chức tài chính quốc tế tại Sở Giao dịch III - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i LỜI MỞ ĐẦU Mười ba năm qua, kể từ khi quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và cộng đồng tài trợ quốc tế được nối lại, chúng ta đã nhận được nhiều sự hỗ trợ quý báu về vốn và kinh nghiệm quản lý của Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) và các tổ chức tài chính đối với mục tiêu phát triển kinh tế đất nước theo đòi hỏi kinh tế thị trường có điều tiết của Nhà nước. Là một đơn vị thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Sở giao dịch 3 được thành lập với mục đích chính là tiếp nhận nguồn vốn và thực hiện các dự án được tài trợ bởi Chính phủ các nước và các tổ chức tài chính quốc tế. Hơn bốn năm hoạt động, đơn vị đã và đang thực hiện hơn 50 dự án lớn nhỏ khác do Chính phủ Đức, Thụy Sĩ, Hà Lan, Pháp và các tổ chức tài chính quốc tế như WB, ADB, JBIC, NIB tài trợ. Mặc dù kết quả là khả quan, nhưng hoạt động quản lý các nguồn vốn đặc biệt là các nguồn vốn được tài trợ bởi các tổ chức tài chính quốc tế tại Sở giao dịch 3 còn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc nghiên cứu làm rõ bản chất, nội dung, vai trò của quản lý để đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường quản lý các nguồn vốn này đạt hiệu quả cao có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. Đây là lý do tại sao em đã chọn đề tài: “Tăng cường quản lý các nguồn vốn được tài trợ bởi các tổ chức tài chính quốc tế tại Sở Giao dịch III - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam”. * Mục đích nghiên cứu của luận văn Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về nội dung quản lý các nguồn vốn được tài trợ bởi các tổ chức tài chính quốc tế tại ngân hàng; luận giải về thực trạng thực hiện quản lý các nguồn vốn do các tổ chức tài chính quốc tế tài trợ tại Sở giao dịch 3 – Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam trong thời gian qua để đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý các nguồn vốn này. * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ii Luận văn tập trung nghiên cứu các nguồn vốn được tài trợ bởi các tổ chức tài chính quốc tế mà Việt Nam có quan hệ (bao gồm IFM, WB, ADB) và phân tích hoạt động quản lý các nguồn vốn Dự án Tài chính nông thôn I, II tại Sở giao dịch 3 trong đó chủ yếu tập trung ở quản lý cấu phần tín dụng còn việc quản lý cấu phần năng lực thể chế chỉ được khái quát để minh hoạ cho hoạt động chung. * Phương pháp nghiên cứu Luận văn vận dụng các quy luật kinh tế, sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp số liệu, so sánh, phương pháp biểu đồ, phân tích logic, đánh giá báo cáo tổng kết để đưa ra nhận định và giải pháp. * Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của luận văn gồm ba chương như sau: Chương 1: Lý luận chung về quản lý các nguồn vốn do các tổ chức tài chính quốc tế tài trợ tại ngân hàng. Chương II: Thực trạng quản lý các nguồn vốn do các tổ chức tài chính quốc tế tài trợ tại Sở giao dịch 3 - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Chương III: Giải pháp nhằm tăng cường quản lý các nguồn vốn do các tổ chức tài chính quốc tế tài trợ tại Sở giao dịch 3 – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Chương I: Lý luận chung về quản lý các nguồn vốn do các tổ chức tài chính quốc tế tài trợ tại ngân hàng 1.1. Khái quát về các tổ chức tài chính quốc tế Việc tổ chức lại trật tự tài chính quốc tế sau chiến tranh thế giới II đã được khởi động bằng việc thành lập hai tổ chức tài chính toàn cầu: Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng quốc tế tái thiết và phát triển vào tháng 7 năm 1944 tại iii Hội nghị Bretton Woods. Tiếp đến, các định chế tài chính khu vực cũng lần lượt xuất hiện: Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (năm 1958), Ngân hàng phát triển liên Mỹ (năm 1959), Ngân hàng phát triển Châu Phi (năm 1964), Ngân hàng phát triển Châu Á (năm 1966) Có nhiều cách phân loại các tổ chức tài chính quốc tế. Nếu căn cứ vào hạm vi hoạt động thì có: các tổ chức tài chính toàn cầu, các tổ chức tài chính quốc tế khu vực. Còn nếu căn cứ vào mục tiêu tài trợ thì có: tổ chức tài chính quốc tế tài trợ cán cân thanh toán của các nước thành viên, các tổ chức tài chính quốc tế tài trợ các dự án đầu tư trung và dài hạn. 1.2. Tổng quan về các nguồn vốn do các tổ chức tài chính quốc tế tài trợ Có thể hiểu: "Nguồn vốn do các tổ chức tài chính quốc tế tài trợ là nguồn vốn ưu đãi mà các tổ chức tài chính quốc tế dành cho các quốc gia thành viên vì sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia nói riêng và của toàn cầu nói chung.” Mỗi một nguồn vốn được tài trợ bởi một tổ chức tài chính có những đặc điểm khác nhau nhưng có thể rút ra một số điểm chung nhất sau: Tính chất ưu đãi, Tính chất hỗ trợ, Tính chất rủi ro, Tính chất vay nợ. Xét về phương thức tài trợ các nguồn vốn, Quỹ tiền tệ quốc tế có phương thức là: Rút vốn dự trữ, Tín dụng thông thường theo đợt, Tài trợ bù đắp và bất ngờ, Dự trữ điều hoà. Trong khi đó Ngân hàng thế giới lại có các phương thức như: Cho vay đầu tư đặc biệt, Cho vay lĩnh vực, Cho vay điều chỉnh lĩnh vực, Cho vay điều chỉnh cơ cấu, Cho vay tái thiết khẩn cấp. Còn phương thức tài trợ của ADB theo dự án, chương trình, khoản vay theo ngành, hạn mức tín dụng nhưng phạm vi tài trợ giới hạn nằm trong các nước Châu Á và Châu Đại Dương. 1.3. Quản lý các nguồn vốn do các tổ chức tài chính quốc tế tài iv trợ tại ngân hàng Phải nhấn mạnh tầm quan trọng của quản lý nguồn vốn do các tổ chức tài chính quốc tế tài trợ vì thực chất giá trị thực tế của nguồn vốn được tài trợ thấp hơn giá trị danh nghĩa của nó. Điều này có nghĩa tính ưu đãi của vốn ODA giảm, chi phí để có vốn này sẽ tiến dần đến vốn thương mại trên thị trường tài chính nếu không có sự quản lý chặt thì chi phí này ngày càng cao. Ngoài ra nước tiếp nhận dễ rơi vào tình trạng sử dụng không hiệu quả nguồn vốn được tài trợ bởi các tổ chức tài chính quốc tế. Chính vì nhận thức được ý nghĩa quan trọng của quản lý các nguồn vốn được tài trợ nên ngân hàng được giao nhiệm vụ phải thực hiện việc quản lý có trình tự, chặt chẽ và hiệu quả ở các khâu * Thiết kế dự án và vận động nguồn vốn Quản lý phải được coi trọng ngay từ khâu thiết kế dự án và vận động nguồn vốn vì đây là bước xác định địa điểm, đối tượng đầu tư. Quản lý thực hiện ngay từ đầu sẽ đảm bảo được cả hiệu quả quản lý được thông suốt ở các khâu tiếp sau. * Đàm phán và ký kết Quản lý ở bước này chủ yếu là việc trao đổi và thống nhất với các tổ chức tài chính quốc tế việc được tài trợ hay không, về số tiền, thời hạn vay, lãi suất cùng các điều kiện đi kèm để triển khai dự án. * Tiếp nhận các nguồn vốn Khi thống nhất các điều kiện tài trợ, hai bên đã xác định được kênh dẫn vốn tài trợ như thế nào cho nên nguồn vốn được tiếp nhận phải đưa đến đầu mối: đúng về lượng lẫn thời gian để từ đó chúng được chuyển tài đến những nơi đầu tư và triển khai các dự án. * Thực hiện cho vay các nguồn vốn v Ngân hàng phải đảm bảo được nguồn vốn tiếp nhận từ nhà tài trợ đến được với những người cần vốn, do vậy phải quản lý rất chặt chẽ, cẩn trọng song cũng hết sức linh hoạt ở việc thực hiện cho vay đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của người cần vốn, cũng như nhà tài trợ. * Giám sát việc sử dụng vốn của người vay Nguồn vốn sau khi được giải ngân đến người vay cuối cùng thì phải được giám sát để xem chúng có được sử dụng đúng mục đích, đáp ứng nhu cầu người vay, đem lại lợi ích cho những người sử dụng chúng hay không. * Thu nợ vốn cho vay Hết thời hạn cho vay, vốn phải được ngân hàng thương mại thu về. Quản lý phải đảm bảo xử lý kịp thời cả với tình huống không thể thu hồi đủ các khoản cho vay * Hoàn trả nguồn vốn Hết thời hạn vay nguồn vốn được Chính phủ hoàn trả lại cho các tổ chức tài trợ. Do đó ngân hàng phải chuyển toàn bộ số tiền đã thu hồi được cho Chính phủ. Đến khâu này quá trình quản lý nguồn vốn dự án mới thực sự kết thúc. 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý các nguồn vốn do các tổ chức tài chính quốc tế tài trợ tại ngân hàng Quản lý các nguồn vốn do các tổ chức tài chính quốc tế tài trợ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố cả chủ quan lẫn khách quan. Yếu tố chủ quan là những yếu tố từ phía ngân hàng như: * Cơ chế chính sách quản lý các nguồn vốn được tài trợ Một cơ chế chính sách linh hoạt không chỉ mang lại thuận lợi cho ngân hàng vận động, tiếp nhận vốn, giải ngân và giám sát của ngân hàng mà còn vi ảnh hưởng đến cả các chính sách tài trợ của các tổ chức tài chính quốc tế. Có nó quá trình quản lý ở các khâu mang tính chặt chẽ, an toàn và hiệu quả hơn. Do đó, ngược lại một cơ chế chính sách quản lý không đầy đủ hay lỏng lẻo thì lại gây khó khăn trong triển khai giải ngân nguồn vốn dự án, hoạt động giám sát cũng không đủ cơ sở thực hiện để đảm bảo an toàn cho nguồn. * Mô hình tổ chức quản trị điều hành Yếu tố không kém phần quan trọng trong việc góp phần thành công của hoạt động quản lý là mô hình tổ chức quản lý điều hành của ngân hàng. Đây có thể coi là đầu mối đưa ra các chính sách, quyết định cho quá trình quản lý. Một mô hình tổ chức quản trị tốt sẽ giúp cho chu trình quản lý nguồn vốn diễn ra suôn sẻ, bởi ở mọi khâu của quản lý đều cần các quyết định của những nhà tổ chức quản trị. * Quy trình nghiệp vụ cho vay các nguồn vốn được tài trợ Thu hút và tiếp nhận vốn tài trợ về, ngân hàng cũng phải cho vay tới những đối tượng theo đúng mục tiêu đầu tư của các tổ chức tài chính. Một quy trình cho vay đơn giản, nhanh chóng, không phiền hà sẽ giúp thu hút khách hàng, giải ngân nhanh nguồn vốn đúng mục tiêu của nhà tài trợ. Một quy trình cho vay chặt chẽ và an toàn là điều kiện để ngân hàng quản lý được từng bước nhỏ của quá trình và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đó. * Chất lượng cán bộ ngân hàng Nếu nhân viên làm việc có hiệu quả, hạn chế được rủi ro thì chất lượng quản lý các nguồn vốn sẽ cao hơn, các nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích, đạt được các mục tiêu đề ra của nhà tài trợ. Còn nếu chất lượng cán bộ ngân hàng không tốt rất dễ dẫn đến thất thoát nguồn vốn hoặc sẽ bị sử dụng không hiệu quả, thu hồi và đảm bảo an toàn vốn sẽ bị ảnh hưởng. * Cơ sở vật chất kỹ thuật vii Cơ sở vật chất kỹ thuật tốt, hiện đại giúp ngân hàng quản lý hoạt động dễ dàng, theo dõi quá trình cho vay, giám sát việc sử dụng, thu nợ, giao tiếp với khách hàng cũng như các tổ chức quốc tế thuận tiện. Yếu tố khách quan ảnh hưởng đến việc quản lý các nguồn vốn do các tổ chức tài chính quốc tế tài trợ tại ngân hàng là những yếu tố về phía các tổ chức tài chính quốc tế, môi trường kinh tế, môi trường chính trị, pháp luật, môi trường kỹ thuật, công nghệ. Cụ thể là Về phía các tổ chức tài chính quốc tế * Chiến lược cung cấp các nguồn vốn Nếu chiến lược cung cấp nguồn vốn của các tổ chức nhằm hỗ trợ các quốc gia với lượng vốn tài trợ lớn và điều kiện ưu đãi cao thì sẽ là yếu tố tích cực cho các quốc gia, các ngân hàng thu hút nguồn vốn đáp ứng cho các mục tiêu phát triển trong nước, khi đó quá trình quản lý ở khâu thiết kế dự án và vận động nguồn vốn sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Ngược lại, nếu chiến lược cung cấp của các tổ chức tài chính không được mở rộng thì lại là nhân tố gây khó khăn và hạn chế ngân hàng thu hút nguồn vốn, đàm phán ký kết, tiếp nhận các dự án. * Chính sách quản lý các nguồn vốn tài trợ Chính sách đó chặt chẽ quá thì gây khó khăn cho ngân hàng trước hết là lúc đàm phán thu hút nguồn vốn tài trợ dự án, sau đó là ảnh hưởng đến hoạt động quản lý trong giải ngân và giám sát. Nhưng, một chính sách hợp lý lại tạo cơ sở cho việc xây dựng chính sách quản lý cũng như toàn bộ quá trình quản lý những nguồn vốn được tài trợ tại ngân hàng. Môi trường kinh tế Nền kinh tế tăng trưởng ổn định, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp hợp lý sẽ khiến các tổ chức tin tưởng, cung cấp nhiều nguồn vốn để hỗ trợ phát triển viii đất nước, thuận lợi cho quá trình giao lưu hợp tác. Môi trường kinh tế gặp khó khăn lại gây tác động trước hết đến người vay nguồn vốn sau là ảnh hưởng đến hoạt động cho vay, thu nợ, hoàn trả vốn cho các tổ chức của ngân hàng. Môi trường chính trị pháp luật Chính trị pháp luật là cái khung để hoạt động quản lý dựa vào đó mà thực hiện. Chủ trương, chính sách sẽ tạo thuận lợi khuyến khích sự tài trợ của các tổ chức và chiến lược huy động, thiết kế dự án, vận đồng nguồn vốn, cho vay và giám sát nguồn vốn của quá trình quản lý. Bên cạnh đó những quy định luật pháp về hoạt động đầu tư, sử dụng và quản lý các nguồn vốn nước ngoài được tài trợ càng rõ ràng và chặt chẽ sẽ càng giúp cho các nhà đầu tư không e ngại và ngân hàng thực hiện không vướng mắc. Môi trường kỹ thuật, công nghệ Kỹ thuật, công nghệ giúp ngân hàng thu hút được sự tài trợ và sự tin tưởng của các tổ chức, mở rộng được đối tượng, phạm vi cung cấp cho vay, khiến khách hàng vay và các tổ chức giao dịch dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện hơn. Ngân hàng cần phải quản lý các nguồn vốn được tài trợ bằng cách ứng dụng sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật để thu hút nhà tài trợ và mở rộng thị trường. 1.5. Kinh nghiệm quản lý các nguồn vốn do các tổ chức tài chính quốc tế tài trợ tại một số ngân hàng Một số kinh nghiệm có thể rút ra để quản lý tốt các nguồn vốn được tài trợ bởi các tổ chức tài chính quốc tế đó là: Việc quản lý các nguồn vốn phải tập trung vào một đầu mối “quản lý tập trung, thực hiện phi tập trung; phải luôn có sự phối hợp và chịu trách nhiệm quản lý của các ban chỉ đạo liên ngành đảm bảo quản lý chặt chẽ nhưng không bị trùng lắp về chức năng nhiệm vụ; cần phải đào tạo một đội ngũ cán bộ có trình độ và khả năng thẩm ix định, nâng cao năng lực thể chế cho ngân hàng Chương II: Thực trạng quản lý các nguồn vốn do các tổ chức tài chính quốc tế tài trợ tại Sở giao dịch 3 – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 2.1. Tổng quan về Sở giao dịch 3 – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Sở giao dịch 3 đã được thành lập tại Quyết định số 39/QĐ – HĐQT ngày 01/07/2003 của Hội đồng quản trị Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam. Tính đến ngày 31/12/2006, Sở giao dịch 3 có 82 cán bộ, mô hình tổ chức gồm 11 phòng, được sắp xếp thành 3 khối như sau: khối quản lý dự án, khối quản lý nội bộ, khối kinh doanh ngân hàng. 2.2. Thực trạng quản lý các nguồn vốn do các tổ chức tài chính quốc tế tài trợ tại Sở giao dịch 3 – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Hiện tại Sở giao dịch 3 thực hiện hoạt động cho vay lại nguồn vốn Dự án Tài chính nông thôn I và II được tài trợ bởi WB. Quá trình quản lý các nguồn vốn này được thực hiện như sau: Thiết kế dự án và vận động nguồn vốn Sở giao dịch 3 chưa thực hiện nhiều việc thiết kế dự án và vận động nguồn vốn nên số lượng dự án chưa được thu hút đúng mức. Đàm phán và ký kết Từ trước đến nay, Sở 3 mới chỉ tham gia đàm phán ký kết Dự án Tài chính nông thôn II với giá trị 200 triệu USD và trong năm 2007 sẽ tiếp tục đàm phán ký kết Dự án TCNT III ít nhất là 150 triệu USD với WB. Tiếp nhận các nguồn vốn x Đến nay, Sở giao dịch 3 tiếp nhận và cho vay lại đến các định chế tài chính tham gia nguồn vốn Dự án Tài chính nông thôn I, II với tổng trị giá 320 triệu USD. Thực hiện cho vay lại các nguồn vốn a. Quy trình cho vay lại các nguồn vốn * Khái quát về các Dự án Dự án Tài chính nông thôn I: gồm Quỹ phát triển nông thôn (RDF); Quỹ Người nghèo Nông thôn (FRP); Xây dựng thể chế; Quản lý dự án. Dự án Tài chính nông thôn II: gồm 2 cấu phần: Cấu phần tín dụng (RDFII, MLF) và cấu phần Tăng cường năng lực thể chế * Quy trình thực hiện cho vay các nguồn vốn Bước 1: Lựa chọn các định chế tài chính đủ điểu kiện tham gia. Bước 2: Cấp hạn mức tín dụng, ký Hợp đồng vay phụ (SLAs). Bước 3: Xem xét thẩm định tiểu dự án. Bước 4: Giải ngân với 2 hình thức.Bước 5: Giám sát Bước 6: Báo cáo tiến độ. * Các điều kiện khi thực hiện Dự án: Các tiểu dự án hợp lệ; Thẩm quyền cho vay lại; Đồng tiền cho vay, Thời hạn cho vay lại, Bảo đảm tiền vay, Tài trợ tiểu dự án, Bảo vệ môi trường. b. Tình hình cho vay lại các nguồn vốn * Cấu phần Tín dụng Quy mô cho vay các nguồn vốn Có thể thấy rõ quy mô cho vay qua tình hình cho vay thu nợ Dự án TCNT I và II. Cụ thể như sau: Bảng 2.3: Tình hình cho vay thu nợ Dự án TCNT I & II xi Đơn vị: Triệu đồng Tên dự án Doanh số năm 2004 Doanh số năm 2005 Doanh số năm 2006 Cho vay Thu nợ Cho vay Thu nợ Cho vay Thu nợ DA TCNT I 223.595 242.797 552.729 582.839 578.605 586.550 Quỹ RDF I 223.595 239.397 552.729 567.063 544.605 449.150 Quỹ FRP 0 3.400 0 15.776 34.000 137.400 DA TCNT II 1.140.751 521.560 841.081 580.920 1.228.452 687.369 Quỹ RDF II 1.024.994 503.560 682.235 461.897 893.168 504.097 Quỹ MLF 115.757 18.000 158.846 119.023 335.284 183.272 Tổng 2 DA 1.364.346 764.357 1.393.810 1.163.759 1.807.057 1.273.919 Nguồn: Sở giao dịch 3 - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam So sánh tổng nguồn Dự án TCNT I được cấp thì tốc độ giải ngân nguồn vốn là khá cao thể hiện trong biểu đồ dưới đây: Biểu đồ 2.1: Tốc độ giải ngân vốn Dự án TCNT II (%/tổng nguồn DA TCNT) 30% 60% 71% 96% 12% 42% 65% 100% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 RDF II MLF Dư nợ của Dự án TCNT như sau: xii Biểu đồ 2.2: Dư nợ Dự án TCNT qua các năm (tỷ đồng) 1,178 934 1,159 1,553 1,129 1,814 1,121 2,355 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Dự án TCNT I Dự án TCNT II Cơ cấu cho vay các nguồn vốn Nếu dựa vào cách phân chia theo thời hạn thì ta có các cơ cấu giải ngân RDF I, RDF II và MLF như sau: Bảng 2.4: Cơ cấu giải ngân RDF I theo thời hạn (%/dư nợ) Đơn vị: 1.000 đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Ngắn hạn 98.878.774 164.047.727 116.095.123 100.477.241 % 9,68% 16,31% 11,71% 9,24% Trung dài hạn 922.826.139 841.855.014 875.473.788 986.546.523 % 90,32% 83,69% 88,29% 90,76% Tổng dư nợ 1.021.704.913 1.005.902.741 991.568.911 1.087.023.764 Nguồn: Sở giao dịch 3 - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Biểu đồ 2.3 : Tỷ lệ cho vay trung dài hạn RDF I của các PFI (dư nợ 31/12/2006) xiii 0 20 40 60 80 100 N ô n g N g h iệ p Đ ô n g Á Á C h â u R ạ c h K iế n P h ư ơ n g N a m B ắ c Á Ngắn hạn Trung hạn Biểu đồ 2.4: Cơ cấu giải ngân RDF II theo thời hạn (%/dư nợ) 9% 91% 11% 28%46% 89% 72%54% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2003 2004 2005 2006 Ngắn hạn Trung dài hạn Biểu đồ 2.5 : Tỷ lệ cho vay trung dài hạn RDF II của các PFI (dư nợ 31/12/2006) 0 20 40 60 80 100 N ô n g N g h iệ p N h à Đ B S C L Đ ô n g Á Á C h â u S G T h ư ơ n g T ín S G C ô n g T h ư ơ n g Q u ố c T ế P h ư ơ n g Đ ô n g K ỹ T h ư ơ n g P h ư ơ n g N a m N a m Á N h à H à N ộ i Q u â n đ ộ i Đ ạ i Á N h ơ n Á i K iê n L o n g M ỹ X u y ê n R ạ c h K iế n Q u ỹ T D N D T W M iề n t â y A n B ìn h V P B a n k Ngắn hạn Trung hạn Biểu đồ 2.6: Cơ cấu giải ngân MLF theo thời hạn (%/dư nợ) xiv 100% 0% 40% 85% 81% 15%19% 60% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% 2003 2004 2005 2006 Ngắn hạn Trung dài hạn Biểu đồ 2.7: Cơ cấu giải ngân RDF II theo ngành nghề (lũy kế đến 31/12/2006) Thủy hải sản 9% Sản xuất TTCN 2% Dịch vụ 28% Chế biến 7% Chăn nuôi 21% Trồng trot 18%Khác 15% Biểu đồ 2.8: Cơ cấu giải ngân MLF theo ngành nghề (lũy kế đến 31/12/2006) Sản xuất TTCN 0.04%Thủy hải sản 1.28% Dịch vụ 6.86% Chế biến 3.09% Chăn nuôi 59.66% Trồng trot 26.11% Khác 2.97% Biểu đồ 2.9: Cơ cấu giải ngân RDF II theo khu vực (lũy kế đến 31/12/2006) xv Khu bốn cũ 5.18% Đồng bằng sông Hồng 10.98% Duyên hải miền Trung 4.45%Tây Nguyên 5.63% Đông Nam Bộ 13.08% Đồng bằng sông Mêkông 45.40% MN, TD phía Bắc 15.28% Biểu đồ 2.10 : Cơ cấu giải ngân MLF theo khu vực (lũy kế đến 31/12/2006) Đồng bằng sông Hồng 35.13% Tây Nguyên 0.00% Khu bốn cũ 3.31% Duyên
Luận văn liên quan