Tóm tắt Luận văn - Tăng cường quản lý mua sắm tài sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

“Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Agribank là Ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Mua sắm tài sản là khâu đầu tiên của quá trình quản lý tài sản, có vị trí then chốt để bảo đảm hiệu quả trong sử dụng. Mua sắm tài sản quyết định sự phù hợp hay không phù hợp về tài sản phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng; quyết định việc tài sản được sử dụng lâu dài hay không lâu dài tùy theo chất lượng của tài sản mua sắm; Quyết định chi phí về tài sản trong tổng chi tiêu. Do đó, việc mua sắm tài sản phải đáp ứng được các tiêu chí, các yêu cầu; phù hợp tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản và chế độ quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định (vì Agribank là doanh nghiệp Nhà nước); đáp ứng một cách tối ưu nhu cầu về tài sản để phục vụ hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống Agribank trong điều kiện khả năng ngân sách có hạn; tuân thủ các quy định của pháp luật về đấu thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm tài sản; bảo đảm công khai, minh bạch. Tuy nhiên việc mua sắm tài sản của Agribank trong những năm vừa qua đang tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục đó là việc lập dự toán mua sắm tài sản của các đơn vị trong hệ thống còn thiếu chính xác dẫn đến việc tổng mức đầu tư dự kiến cao hơn nhiều so với thực tế, cộng với việc bố trí nguồn vốn cho công tác đầu tư mua sắm chưa kịp thời dẫn đến tỷ lệ thực hiện kế hoạch thấp (năm 2013 tỷ lệ thực hiện kế hoạch vốn là 51,4%, năm 2014 là 50,97% và năm 2015 là 59,6%). Tình trạng sử dụng vốn sai mục đích, mua sắm tài sản, thiết bị vượt tiêu chuẩn, sai quy định, thậm chí kém chất lượng, gây lãng phí xảy ra.trong mua sắm tài sản . Đây chính là nguyên nhân dẫn đến thất thoát và sử dụng thiếu hiệu quả các nguồn lực tài chính, làm nảy sinh nhiều tiêu cực dẫn đến giảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động không cao. Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Tăng cường quản lý mua sắm tài sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ” cho luận văn cao học của mình. Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề cơ bản về quản lý mua sắm tài sản của các Ngân hàng thương mại Việt Nam và phân tích thực trạng quản lý mua sắm tài sản của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, luận văn đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm tăng cường quản lý mua sắm tài sản của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đến năm 2020.Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quản lý mua sắm tài sản tại các Ngân hàng thương mại nhà nước Chương 2: Thực trạng quản lý mua sắm tài sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chương 3: Phương hướng và giải pháp tăng cường quản lý mua sắm tài sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

pdf12 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 295 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Tăng cường quản lý mua sắm tài sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM TẮT LUẬN VĂN “Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Agribank là Ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Mua sắm tài sản là khâu đầu tiên của quá trình quản lý tài sản, có vị trí then chốt để bảo đảm hiệu quả trong sử dụng. Mua sắm tài sản quyết định sự phù hợp hay không phù hợp về tài sản phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng; quyết định việc tài sản được sử dụng lâu dài hay không lâu dài tùy theo chất lượng của tài sản mua sắm; Quyết định chi phí về tài sản trong tổng chi tiêu. Do đó, việc mua sắm tài sản phải đáp ứng được các tiêu chí, các yêu cầu; phù hợp tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản và chế độ quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định (vì Agribank là doanh nghiệp Nhà nước); đáp ứng một cách tối ưu nhu cầu về tài sản để phục vụ hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống Agribank trong điều kiện khả năng ngân sách có hạn; tuân thủ các quy định của pháp luật về đấu thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm tài sản; bảo đảm công khai, minh bạch... Tuy nhiên việc mua sắm tài sản của Agribank trong những năm vừa qua đang tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục đó là việc lập dự toán mua sắm tài sản của các đơn vị trong hệ thống còn thiếu chính xác dẫn đến việc tổng mức đầu tư dự kiến cao hơn nhiều so với thực tế, cộng với việc bố trí nguồn vốn cho công tác đầu tư mua sắm chưa kịp thời dẫn đến tỷ lệ thực hiện kế hoạch thấp (năm 2013 tỷ lệ thực hiện kế hoạch vốn là 51,4%, năm 2014 là 50,97% và năm 2015 là 59,6%). Tình trạng sử dụng vốn sai mục đích, mua sắm tài sản, thiết bị vượt tiêu chuẩn, sai quy định, thậm chí kém chất lượng, gây lãng phí xảy ra...trong mua sắm tài sản. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến thất thoát và sử dụng thiếu hiệu quả các nguồn lực tài chính, làm nảy sinh nhiều tiêu cực dẫn đến giảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động không cao. Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Tăng cường quản lý mua sắm tài sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ” cho luận văn cao học của mình. Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề cơ bản về quản lý mua sắm tài sản của các Ngân hàng thương mại Việt Nam và phân tích thực trạng quản lý mua sắm tài sản của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, luận văn đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm tăng cường quản lý mua sắm tài sản của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đến năm 2020. Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quản lý mua sắm tài sản tại các Ngân hàng thương mại nhà nước Chương 2: Thực trạng quản lý mua sắm tài sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chương 3: Phương hướng và giải pháp tăng cường quản lý mua sắm tài sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam” CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ MUA SẮM TÀI SẢN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM “Ngân hàng là môṭ trong những ngành dịch vụ có mức độ tự động hóa và tập trung cao. Thêm vào đó , các ngân hàng thương mại (NHTM) nói chung và NHTM Nhà nước nói riêng có maṇg lưới chi nhánh hoaṭ đôṇg rôṇg lớn trên nhiều điạ bàn , vùng miền khác nhau. Do đó, cơ sở vâṭ ch ất kỹ thuật được đầu tư trải rộng theo mạng lưới hoạt động với chủng loại , số lươṇg tài sản rất lớn . Vì vậy , công tác quản lý tài sản là môṭ nghiêp̣ vu ̣ quan troṇg trong hoaṭ đôṇg quản lý tài chính của ngân hàng . Bởi công tác này có hiệu quả thì không chỉ là nền tảng cho toàn hệ thống hoạt động một cách thống nhất , mà còn cung cấp nguồn số liêụ đáng tin câỵ về tình hình tài sản hiêṇ có và tình hình tăng giảm tài sản của ngân hàng. Tài sản tại các Ngân hàng thương mại Nhà nước là một bộ phận tài sản mà Nhà nước giao cho NHTM nhà nước trực tiếp quản lý và sử dụng, để thực hiện các hoạt động sự nghiệp phục vụ cho hoạt động kinh doanh tiền tệ nên có những đặc điểm riêng biệt sau:  Tài sản của NHTM Nhà nước được quản lý tập trung tại Trụ sở chính.  Tài sản tại các NHTM nhà nước không chỉ được Nhà nước giao, được đầu tư, mua sắm bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước mà còn được đầu tư mua sắm từ nguồn vốn của Ngân hàng và quỹ phát triển sự nghiệp của ngân hàng.  Tài sản tại các NHTM nhà nước phần lớn mang tính chất đặc thù theo ngành, lĩnh vực sự nghiệp hoạt động. Để nhận biết và có các biện pháp quản lý có hiệu quả, tài sản của NHTM Nhà nước được phân loại theo các tiêu thức như: Phân loại theo công dụng của tài sản; Phân loại theo đặc điểm, tính chất, hoạt động của tài sản; Phân loại theo hình thức sở hữu và nguồn hình thành.” “NHTM nhà nước là một doanh nghiệp có quy mô hoạt động lớn gồm nhiều bộ phận (phòng ban) và có nhiều chi nhánh, sở hữu nhiều công ty, hoạt động trên nhiều lĩnh vực, thị trường, và có thể có nhiều chi nhánh ở nước ngoài. Do đó nhu cầu về mua sắm tài sản là rất lớn, trong đó bao gồm 4 nhóm tài sản chính sau: Các thiết bị công nghệ thông tin và thiết bị phục vụ phát hành thẻ; Các TSCĐ không phải thiết bị công nghệ thông tin; Các thiết bị tin học; Mua lại TSCĐ thuê tài chính Việc mua sắm tài sản để phục vụ các hoạt động là rất cần thiết và cần được bổ xung qua các năm như các tài sản phục vụ phát hành thẻ, các tài sản liên quan đến công nghệ thông tin, thiết bị tin học, đầu tư xây dựng các chi nhánh, trụ sở mới để tăng cường khả năng hoạt động. Mua sắm tài sản của các Ngân hàng Nhà nước có các đặc điểm:  Việc mua sắm tài sản được thực hiện theo kế hoạch vốn hàng năm của các ngân hàng.  Hoạt động mua sắm chủ yếu đấu thầu, chào hàng cạnh tranh hoặc mua sắm trực tiếp và tùy vào giá trị của tài sản.  Việc mua sắm được thực hiện khoa học và theo nhiều bước. Các cơ sở pháp lý về quản lý mua sắm tài sản của các Ngân hàng thương mại Nhà nước: Quốc hội và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành được tương đối đầy đủ văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước như Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2008; Nghị định số 52/2009/NÐ-CP ngày 3/6/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 hướng dẫn thi hành Luật Ðấu thầu số 43/2013/QH13. Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/03/2016 quy định chi tiết việc sử dụng vốn Nhà nước để mua sắm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chưc Chính trị - Xã hội, tổ chức CTXH-Nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp; Thông tư số 63/2007/TT-BTC ngày 15/6/2007; Thông tư số 131/2007/TT-BTC ngày 5/11/2007 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2007/TT-BTC hướng dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản. Ðặc biệt, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 08/2016/QÐ-TTg ngày 26/02/2016 về quy định việc mua sắm tài sản, hàng hóa từ ngân sách Nhà nước theo phương thức tập trung; Thông tư số 35/2016/TT-BTC ngày 26/02/2016 hướng dẫn việc thực hiện mua sắm tài sản Nhà nước theo phương thức tập trung. Với các văn bản quy phạm pháp luật này, việc mua sắm, quản lý và sử dụng tài sản công trong thời gian qua đã có những tiến bộ, kết quả bước đầu.” “Mô hình quản lý mua sắm tài sản của các Ngân hàng thương mại Nhà nước bao gồm: Mô hình quản lý và mua sắm tài sản truyền thống và Mô hình quản lý tài sản mới. Nội dung quản lý mua sắm tài sản của các NHTM Nhà nước là thực hiện quản lý quá trình lập dự toán mua sắm, phê duyệt ngân sách, lựa chọn nhà thầu, nhà cung cấp, ký hợp đồng và tiếp nhận tài sản, nghiệm thu, bàn giao đưa tài sản vào vận hành sử dụng. Sự tăng trưởng của nền kinh tế đòi hỏi các NHTM Nhà nước phải huy động tối đa mọi nguồn lực, trong đó tài sản được coi là một nguồn lực quan trọng và cần thiết để đảm bảo phát huy được vai trò đầu tàu trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của các ngân hàng. Do vậy nếu không đặt vấn đề quản lý tài sản một cách có hiệu quả thì cũng có nghĩa các NHTM nhà nước đang sử dụng nguồn lực to lớn của quốc gia một cách lãng phí và cũng là khe hở cho nạn tham nhũng, biển thủ tài sản công... Do đó việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý mua sắm tài sản của các NHTM là rất cần thiết. CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MUA SẮM TÀI SẢN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 2.1 Kết quả mua sắm tài sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Tính đến 31/12/2015, tổng tài sản của Agribank đạt hơn 762.869 tỷ đồng, tăng hơn 61.362 tỷ đồng tăng 8,75% so với cuối năm 2014. Trong cả giai đoạn nghiên cứu từ 2009 đến năm 2015 tổng tài sản của Agribank Việt Nam mặc dù có sự tăng trưởng về quy mô, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng lại giảm dần từ mức tăng là 21,49% năm 2010; còn 11,49% năm 2011; 4,01% năm 2012; 13,37% năm 2013; 13,54% năm 2014; tính đến 31/12/2015 vẫn là một dấu hiệu tăng trưởng tốt với 8,75%. Căn cứ theo quy định của Luật đầu tư, Luật đấu thầu và Quy chế thực hiện đầu tư, quản lý mua sắm TSCĐ và thuê trụ sở làm việc trong hệ thống Agribank , được Chủ tịch Hội đồng thành viên ký ban hành tại Quyết định 929/QĐ-HĐTV-XDCB ngày 02/12/2015, hiện nay, Agribank đang áp dụng song song hai phương thức mua sắm: Phương thức mua sắm phân tán (các cơ quan , tổ chức, đơn vi ̣ trưc̣ tiếp sử duṇg tài sản là đơn vi ̣ trưc̣ tiếp thưc̣ hiêṇ mua sắm ) và Phương thức mua sắm tâp̣ trung . Đối với phương thức mua sắm tập trung, việc mua sắm sẽ do Trung tâm quản lý tài sản, nay là Ban xây dựng và quản lý tài sản của Agribank phụ trách.” Các hình thức mua sắm bao gồm: Đấu thầu rộng rãi; Đấu thầu hạn chế; Chào hàng cạnh tranh; Chỉ định thầu; Mua sắm trực tiếp... 2.2. Phân tích thực trạng quản lý mua sắm tài sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam “Mô hình quản lý mua sắm tài sản của Agribank được tổ chức theo hệ thống phân cấp quản lý, có sự thống nhất từ Phòng giao dịch, chi nhánh đến Hội sở chính. Agribank hiện có mô hình tổ chức báo cáo ít tầng nhằm giảm thiểu tính quan liêu trong hệ thống cũng như nâng cao tính năng động của tổ chức. Theo đó, Trung tâm quản lý tài sản là bộ phận quản lý thống nhất về tài sản, mua sắm tài sản, thanh lý tài sản.... Đây là cơ quan đầu mối quản lý tài sản nằm dưới sự chỉ đạo, giám sát của Hội đồng thành viên và Ban Điều hành Tổng Giám đốc. Việc mua sắm tài sản của Agribank được quy định rất rõ trong các văn bản của hội đồng thành viên như quy chế thực hiện đầu tư, quản lý mua sắm TSCĐ và thuê trụ sở làm việc trong hệ thống Agribank, được Chủ tịch Hội đồng thành viên ký ban hành tại Quyết định số 929/QĐ-HĐTV-XDCB ngày 02/12/2011. Dựa vào quy định này hoạt động quản lý mua sắm tài sản của Agribank được thể hiện như sau: 2.2.1. Quản lý công tác phê duyệt dự toán mua sắm tài sản Việc mua sắm tài sản hàng năm của Agribank hoàn toàn dựa trên việc tổng hợp kế hoạch của các đơn vị đã được Tổng Giám đốc phê duyệt. Kế hoạch này được các Chi nhánh đề xuất, xây dựng căn cứ vào: Điều kiện kinh doanh, khả năng tài chính, nhu cầu thực tế hoạt động, cùng chiến lược phát triển của Agribank. Việc quy định kế hoạch mua sắm như vậy sẽ giúp cho Agribank chủ động nguồn tài chính, có trọng tâm trọng điểm, tránh được tình trạng phải phê duyệt nhiều lần cho các đơn vị mà nó là một thể thống nhất, có kế hoạch qua các năm. Từ đó Agibank xem xét quyết định việc tổ chức mua sắm tập trung hoặc phân bổ chỉ tiêu đến các đơn vị trực thuộc và phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu kinh doanh. Agribank quản lý kế hoạch mua sắm tài sản đối với các chi nhánh bằng hình thức giao chỉ tiêu. Trường hợp chi nhánh không sử dụng hết chỉ tiêu được phê duyệt trong năm tài chính thì không được chuyển tiếp sang năm tiếp theo. Đơn vị thực hiện mua sắm tài sản khi được Tổng Giám đốc thông báo kế hoạch vốn.” 2.2.2. Quản lý Công tác thực hiện kế hoạch mua sắm tài sản. “Khi Tổng Giám đốc đã phê duyệt kế hoạch mua sắm thì các đơn vị thực hiện kế hoạch mua sắm theo đúng quy định. Công tác lập kế hoạch của Trung tâm quản lý tài sản Agribank vẫn chưa đạt hiệu quả, các hạng mục hoàn thành cao nhất chỉ 85%, tỉ lệ hoàn thành trung bình khoảng 60%. Điều này cho thấy việc lập kế hoạch chưa phù hợp với thực tế hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 2.2.3. Quản lý Công tác lựa chọn nhà thầu, nhà cung cấp. Tùy theo đặc điểm của tài sản, kế hoạch vốn được thông báo và khả năng cung cấp hàng hóa của thị trường, các đơn vị lựa chọn hình thức mua sắm phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu và quy định của Agribank đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng và minh bạch, hiệu quả kinh tế cụ thể tại Agribank có các hình thức lựa chọn nhà thầu như sau: Đấu thầu rộng rãi; Đấu thầu hạn chế, chào giá cạnh tranh; Chỉ định thầu; Mua sắm trực tiếp. 2.2.4. Quản lý Công tác ký kết hợp đồng Tại Agribank khi thực hiện ký kết hợp đồng mua sắm tài sản thì các hợp đồng mua sắm tài sản được lập theo quy định hiện hành. Tất cả các hợp đồng mua sắm tài sản trước khi ký hợp đồng đều phải tổ chức hoàn thiện và lập biên bản. Biên bản hoàn thiện hợp đồng là một phần không thể tách rời của hợp đồng. Sau khi hoàn thiện hợp đồng và biên bản hoàn thiện hợp đồng với nhà thầu trúng thầu, bên mời thầu trình chủ đầu tư ký kết hợp đồng theo quy định của pháp luật và của Agribank. 2.2.5. Quản lý Công tác nghiệm thu, bàn giao tài sản đưa vào sử dụng Khi nghiệm thu và bàn giao tài sản để đưa vào sử dụng thì các tài sản chỉ được chuyển giao, bàn giao khi chủ đầu tư đã thử nghiệm hoặc vận hành thử và nghiệm thu đạt yêu cầu chất lượng. Tùy theo điều kiện cụ thể nhà thầu có thể bàn giao tạm thời từng phần cho chủ đầu tư đưa vào khai thác, sử dụng. Đồng thời nhà thầu phải chuyển giao kèm theo các tài liệu (nếu có) 2.2.6. Quản lý Công tác tạm ứng, thanh toán cho nhà thầu, nhà cung cấp Theo quy định của Agribank người đứng đầu đơn vị được phép tạm ứng, thanh toán cho nhà thầu, nhà cung cấp tối đa đến 90% giá trị hợp đồng tại đơn vị sau khi hoàn thành nhiệm vụ nghiệm thu, bàn giao tài sản đưa vào sử dụng. Giá trị còn lại của hợp đồng được thanh toán cho nhà thầu sau khi hoàn thành quyết toán vốn mua sắm tài sản.” 2.2.7. Quản lý Công tác quyết toán vốn mua sắm tài sản “Tất cả các gói thầu mua sắm tài sản sau khi hoàn thành đầu tư đưa vào khai thác, sử dụng đều phải quyết toán vốn mua sắm. Vốn mua sắm tài sản được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp liên quan trực tiếp đến hoạt động mua sắm. Quyết toán vốn mua sắm tài sản thuộc thẩm quyền của Tổng Giám đốc: Đơn vị trình quyết toán trước ngày 1/12 hàng năm. 2.3. Kết luận đánh giá qua nghiên cứu thực trạng quản lý mua sắm tài sản của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 2.3.1 Kết quả đạt được về quản lý mua sắm tài sản của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Luôn bám sát kế hoạch mua sắm và đầu tư dự án được duyệt. Việc mua sắm theo kế hoạch tạo được cơ sở vật chất và phương tiện làm việc góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh của chi nhánh và các đơn vị. - Quy trình thẩm định đảm bảo thực hiện theo đúng định mức, quy chế về mua sắm tài sản theo quy định của Nhà nước và của Agribank. - Hướng dẫn các chi nhánh đăng ký bảo lưu kế hoạch vốn đầu tư dự án, mua sắm tài sản, thuê tài chính và sửa chữa TSCĐ các năm. 2.3.2. Những hạn chế về quản lý mua sắm tài sản của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam - Công tác thẩm định hồ sơ trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi của một số dự án lớn chưa đáp ứng về thời gian, như: Dự án TT công nghệ thông tin, TT thẻ chưa đáp ứng yêu cầu về tiến độ (tuy nhiên không vi phạm quy định về thời gian tối đa thẩm định theo quy định của nhà nước). - Khi nhận được Thông báo kế hoạch vốn các đơn vị triển khai còn chậm. - Chất lượng một số bộ hồ sơ chi nhánh trình còn chưa đạt yêu cầu, trình thiếu hồ sơ hoặc một số nội dung cần phải chỉnh sửa do không còn phù hợp với quy định. - Chi nhánh đăng ký kế hoạch, hồ sơ gửi kèm không đầy đủ theo quy định của Agribank, giá xây dựng kế hoạch không phù hợp (có nơi giá quá cao, có nơi giá quá thấp). - Một số chi nhánh đăng ký kế hoạch không sát với nhu cầu thực tế. 2.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế - Cán bộ lập, thẩm định dự toán mua sắm tài sản đều là các cán bộ kiêm nhiệm vừa làm công tác chuyên môn vừa phải tham gia lập hoặc thẩm định các dự án, dự toán. - Chi nhánh chưa thực sự quan tâm đến công tác lập kế hoạch mua sắm, sửa chữa, thuê tài chính TSCĐ.” “- Cán bộ phụ trách trực tiếp quản lý và mua sắm TSCĐ của chi nhánh hầu hết được đào tạo về chuyên ngành kinh tế, ngân hàng nên sự hiểu biết về kỹ thuật, máy móc thiết bị,...còn hạn chế. - Thông báo kế hoạch vốn chậm. - Đối với công tác mua sắm tài sản, TSCĐ: Một số chi nhánh triển khai mua sắm chậm, thường thực hiện vào thời điểm cuối năm nên không xác định được thời gian cần thiết để thực hiện hoàn thành một gói thầu. Mặt khác, tại một số chi nhánh cán bộ tham gia Bên mời thầu, Tổ chuyên gia, Tổ thẩm định am hiểu về nghiệp vụ đấu thầu còn hạn chế; một số cán bộ có kinh nghiệm điều chuyển đi làm công việc khác. Vì vậy, hầu hết hồ sơ trình qua Ban thẩm định phải chỉnh sửa nhiều, mất thời gian. CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ MUA SẮM TÀI SẢN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 3.1. Phƣơng hƣớng hoạt động và mua sắm tài sản của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Tiếp tục xây dựng đề án mua sắm tài sản cố định của Agribank giai đoạn 2017 – 2022 đảm bảo kịp thời và phù hợp với tình hình thực tế. - Tiếp tục hoàn thành xây dựng phương án mua bảo hiểm mọi rủi ro tài sản của Agribank năm 2017 (06 tháng); - Tổng hợp và trình Tổng Giám đốc, Hội đồng thành viên phê duyệt kế hoạch vốn đầu tư dự án, mua sắm tài sản, thuê tài chính và sửa chữa TSCĐ năm 2017 (thông báo kế hoạch vốn cho chi nhánh thực hiện sau khi được phê duyệt). - Tổng hợp và trình Tổng Giám đốc, Hội đồng thành viên phê duyệt Bảo lưu kế hoạch vốn đầu tư dự án, thuê tài chính TSCĐ năm 2016 sang năm 2017 (thông báo kế hoạch vốn cho chi nhánh thực hiện sau khi được phê duyệt). - Thẩm định các dự án đầu tư mua sắm tài sản của Trung tâm công nghệ thông tin, Trung tâm Thẻ theo yêu cầu của Tổng Giám đốc, Hội đồng thành viên. Thẩm định quyết toán các dự án đầu tư mua sắm tài sản. - Thực hiện kiểm tra chuyên đề về quản lý mua sắm tài sản theo kế hoạch được Tổng Giám đốc phê duyệt hang năm; tổng hợp kết quả kiểm tra chuyên đề báo cáo Tổng Giám đốc, Hội đồng thành viên. - Tham gia các Tổ thẩm định, Bên mời thầu, Tổ chuyên gia các dự án, gói thầu mua sắm tài sản theo quyết định của Tổng Giám đốc, Hội đồng thành viên.” 3.2. Một số giải pháp tăng cƣờng quản lý mua sắm tài sản của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam đến năm 2020  Đẩy mạnh công tác hoàn thiện quy định, quy chế mua sắm tài sản của Agribank “Quy định 513/QĐ-HĐQT-QLTS ngày 05/5/2008 đã không còn phù hợp với quy định của pháp luật và giai đoạn hiện nay của AgriBank, vì vậy Ban Xây dựng và Quản lý tài sản đã soạn thảo và trình Hội đồng thành viên ban hành Quy chế thực hiện đầu tư, quản lý mua sắm TSCĐ và thuê trụ sở làm việc trong hệ thống Agribank tại Quyết định 929/QĐ- HĐTV-XDCB ngày 02/12/2015. Quyết định này đã mang lại nhiều giải pháp và có nhiều bước tiến mới trong việc thực hiện quản lý mua sắm tài sản và quản lý đầu tư dự án mua sắm tài sản.  Nâng cao chất lƣợng công tác lập kế hoạch và thẩm định mua sắm TS Trước khi ra quyết định, việc kế hoạch hoá đầu tư và gắn liền với nó là lập dự án mua sắm mới TSCĐ là cần thiết để xác định chính xác nhu cầu cho từng loại TSCĐ phục vụ cho nhiệm
Luận văn liên quan