Tóm tắt Luận văn - Tăng cường quản lý thanh khoản tại Công ty TNHH một thành viên Tài chính Than - Khoáng sản Việt Nam

Một trong những nhiệm vụ quan trọng mà các nhà quản trị TCTD phải thực hiện là đảm bảo khả năng thanh khoản hợp lý cho TCTD. TCTD có khả năng quản lý thanh khoản tốt khi TCTD đó luôn có được nguồn vốn khả dụng với chi phí hợp lý vào đúng thời điểm cần. Không đủ nguồn vốn khả dụng để đáp ứng nhu cầu của thị trường có thể khiến TCTD mất khả năng thanh toán, mất uy tín và dẫn đến sự sụp đổ của toàn hệ thống. Tuy nhiên, lượng vốn dự trữ quá lớn sẽ làm giảm khả năng sinh lời, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của TCTD. - Trong một thời gian dài, các TCTD tại Việt Nam tăng trưởng nóng bằng mọi giá nên khi NHNN siết chặt quản lý, áp dụng một số biện pháp quyết liệt để ổn định thị trường, hiện tượng rút vốn từ các TCTD nhỏ chuyển sang các TCTD lớn đã xảy ra, khiến các TCTD rơi vào thế báo động về thiếu hụt thanh toán, phải chấp nhận vay vốn trên thị trường liên ngân hàng bằng bất cứ giá nào để đảm bảo thanh khoản. Vì thế lãi suất liên ngân hàng có thời điểm bị đẩy lên rất cao. - Đối với các TCTD quản lý thanh khoản được đánh giá là một trong những nội dung quan trọng nhất cần quan tâm. Với sự phát triển và biến hóa ngày càng phức tạp của thị trường tài chính hiện nay, dường như rủi ro thanh khoản đã vượt khỏi khả năng kiểm soát của các nhà điều hành và quản lý thị trường, trở nên đáng báo động hơn bao giờ hết. Tại Công ty TNHH một thành viên Tài chính Than - Khoáng sản Việt Nam, công tác quản lý thanh khoản vẫn còn một số tồn tại nhất định trước xu hướng phát triển chung. Nhằm góp phần hoàn thiện và đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn trong công tác quản lý thanh khoản tại Công ty, học viên đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Tăng cường quản lý thanh khoản tại Công ty TNHH một thành viên Tài chính Than - Khoáng sản Việt Nam”.

pdf11 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 411 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Tăng cường quản lý thanh khoản tại Công ty TNHH một thành viên Tài chính Than - Khoáng sản Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TÓM TẮT LUẬN VĂN LỜI MỞ ĐẦU .......................................................... Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ THANH KHOẢNError! Bookmark not defined. TẠI TỔ CHỨC TÍN DỤNG ..................................... Error! Bookmark not defined. 1.1. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN THANH KHOẢNError! Bookmark not defined. 1.1.1. Dự trữ thanh toán ............................................ Error! Bookmark not defined. 1.1.1.1. Vốn khả dụng............................................... Error! Bookmark not defined. 1.1.1.2. Dự trữ thanh toán ......................................... Error! Bookmark not defined. 1.1.2. Thanh khoản ................................................... Error! Bookmark not defined. 1.1.2.1. Thanh khoản của tổ chức tín dụng .............. Error! Bookmark not defined. 1.1.2.2. Tính thanh khoản của tài sản ....................... Error! Bookmark not defined. 1.1.2.3. Tính thanh khoản của nguồn ....................... Error! Bookmark not defined. 1.1.3. Rủi ro thanh khoản ......................................... Error! Bookmark not defined. 1.1.4. Khe hở thanh khoản ........................................ Error! Bookmark not defined. 1.2. MỤC TIÊU QUẢN LÝ THANH KHOẢN....... Error! Bookmark not defined. 1.3. QUY TRÌNH QUẢN LÝ THANH KHOẢN .... Error! Bookmark not defined. 1.4. NỘI DUNG QUẢN LÝ THANH KHOẢN ...... Error! Bookmark not defined. 1.4.1. Xác định cầu thanh khoản .............................. Error! Bookmark not defined. 1.4.2. Xác định cung thanh khoản ............................ Error! Bookmark not defined. 1.4.3. Phương pháp quản lý thanh khoản ................. Error! Bookmark not defined. 1.4.3.1. Đo lường rủi ro thanh khoản dựa trên các tỷ lệ thanh khoảnError! Bookmark not defined. 1.4.3.2. Đo lường rủi ro thanh khoản dựa trên khe hở thanh khoảnError! Bookmark not defined. 1.4.3.3. Phương pháp quản lý thanh khoản kết hợp: đo lường rủi ro thanh khoản dựa trên các tỷ lệ thanh khoản và khe hở thanh khoản ........... Error! Bookmark not defined. 1.5. SỰ KHÁC NHAU TRONG QUẢN LÝ THANH KHOẢN CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH VÀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ... Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THANH KHOẢN ....... Error! Bookmark not defined. TẠI CÔNG TY TNHH MTV TÀI CHÍNH THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAMError! Bookmark not defined. 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH MTV TÀI CHÍNH THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM ............................................................... Error! Bookmark not defined. 2.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển Error! Bookmark not defined. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị và điều hành Error! Bookmark not defined. 2.1.3. Các hoạt động nghiệp vụ chủ yếu ................... Error! Bookmark not defined. 2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 - 2013 ... Error! Bookmark not defined. 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THANH KHOẢN TẠI CÔNG TY TNHH MTV TÀI CHÍNH THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM ....... Error! Bookmark not defined. 2.2.1. Cơ sở pháp lý về quản lý thanh khoản ........... Error! Bookmark not defined. 2.2.2. Mục tiêu quản lý thanh khoản ........................ Error! Bookmark not defined. 2.2.3. Quy trình quản lý thanh khoản ....................... Error! Bookmark not defined. 2.2.4. Nội dung quản lý thanh khoản ........................ Error! Bookmark not defined. 2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THANH KHOẢN TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH THAN – KHOÁNG SẢN VIỆT NAM....... Error! Bookmark not defined. 2.3.1. Thành công và các kết quả đạt được .............. Error! Bookmark not defined. 2.3.2. Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân ...... Error! Bookmark not defined. 2.3.2.1. Hạn chế, yếu kém ........................................ Error! Bookmark not defined. 2.3.2.2. Nguyên nhân ................................................ Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THANH KHOẢN TẠI CÔNG TY TNHH MTV TÀI CHÍNH THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAMError! Bookmark not defined. 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH MTV TÀI CHÍNH THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM ................................... Error! Bookmark not defined. 3.1.1. Chiến lược phát triển Công ty Tài chính TKV đến năm 2015Error! Bookmark not defined. 3.1.2. Kế hoạch phát triển Công ty Tài chính TKV giai đoạn 2013 - 2015 . Error! Bookmark not defined. 3.1.2.1. Về nguồn vốn............................................... Error! Bookmark not defined. 3.1.2.2. Sử dụng vốn ................................................. Error! Bookmark not defined. 3.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THANH KHOẢN CỦA CÔNG TY TNHH MTV TÀI CHÍNH THAN – KHOÁNG SẢN VIỆT NAM .... Error! Bookmark not defined. 3.2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản quản trị và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thanh khoản ........................................................................ Error! Bookmark not defined. 3.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ............ Error! Bookmark not defined. 3.2.3. Nâng cao năng lực tài chính và đa dạng hoá nguồn vốnError! Bookmark not defined. 3.2.4. Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tinError! Bookmark not defined. 3.2.5. Xây dựng chiến lược quản lý thanh khoản ..... Error! Bookmark not defined. 3.2.6. Thường xuyên đánh giá, kiểm tra giám sát hoạt động quản lý thanh khoảnError! Bookmark not defined. 3.3. KIẾN NGHỊ ....................................................... Error! Bookmark not defined. 3.3.1. Kiến nghị với Chủ sở hữu - Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản VNError! Bookmark not defined. 3.3.2. Kiến nghị với cơ quan quản lý ....................... Error! Bookmark not defined. 3.3.2.1. Kiến nghị về cơ chế chính sách ................... Error! Bookmark not defined. 3.3.2.2. Các kiến nghị khác ...................................... Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN .............................................................. Error! Bookmark not defined. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................. Error! Bookmark not defined. I. Đặt vấn đề 1. Tính cấp thiết của đề tài - Một trong những nhiệm vụ quan trọng mà các nhà quản trị TCTD phải thực hiện là đảm bảo khả năng thanh khoản hợp lý cho TCTD. TCTD có khả năng quản lý thanh khoản tốt khi TCTD đó luôn có được nguồn vốn khả dụng với chi phí hợp lý vào đúng thời điểm cần. Không đủ nguồn vốn khả dụng để đáp ứng nhu cầu của thị trường có thể khiến TCTD mất khả năng thanh toán, mất uy tín và dẫn đến sự sụp đổ của toàn hệ thống. Tuy nhiên, lượng vốn dự trữ quá lớn sẽ làm giảm khả năng sinh lời, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của TCTD. - Trong một thời gian dài, các TCTD tại Việt Nam tăng trưởng nóng bằng mọi giá nên khi NHNN siết chặt quản lý, áp dụng một số biện pháp quyết liệt để ổn định thị trường, hiện tượng rút vốn từ các TCTD nhỏ chuyển sang các TCTD lớn đã xảy ra, khiến các TCTD rơi vào thế báo động về thiếu hụt thanh toán, phải chấp nhận vay vốn trên thị trường liên ngân hàng bằng bất cứ giá nào để đảm bảo thanh khoản. Vì thế lãi suất liên ngân hàng có thời điểm bị đẩy lên rất cao. - Đối với các TCTD quản lý thanh khoản được đánh giá là một trong những nội dung quan trọng nhất cần quan tâm. Với sự phát triển và biến hóa ngày càng phức tạp của thị trường tài chính hiện nay, dường như rủi ro thanh khoản đã vượt khỏi khả năng kiểm soát của các nhà điều hành và quản lý thị trường, trở nên đáng báo động hơn bao giờ hết. Tại Công ty TNHH một thành viên Tài chính Than - Khoáng sản Việt Nam, công tác quản lý thanh khoản vẫn còn một số tồn tại nhất định trước xu hướng phát triển chung. Nhằm góp phần hoàn thiện và đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn trong công tác quản lý thanh khoản tại Công ty, học viên đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Tăng cường quản lý thanh khoản tại Công ty TNHH một thành viên Tài chính Than - Khoáng sản Việt Nam”. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung về quản lý thanh khoản tại TCTD. - Tiếp cận các số liệu, dữ liệu nghiên cứu đề tài và phân tích thực trạng quản lý thanh khoản của Công ty Tài chính TKV, từ đó đánh giá kết quả, hạn chế và nguyên nhân trong quản lý thanh khoản của Công ty giai đoạn 2010 - 2013. - Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý thanh khoản tại Công ty Tài chính TKV. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu là hoạt động quản lý thanh khoản của TCTD.  Phạm vi nghiên cứu: thực tiễn quản lý thanh khoản tại Công ty Tài chính TKV trong giai đoạn 2010 - 2013. 4. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp được sử dụng trong luận văn là: phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, so sánh và đánh giá, phương pháp tổng hợp. 5. Dự kiến kết quả nghiên cứu và đóng góp cho khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài, có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ sở đào tạo đại học, tài liệu nghiên cứu cho các ngân hàng, công ty tài chính khác áp dụng triển khai trong thực tiễn hoạt động quản lý thanh khoản. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn được kết cấu thành 3 Chương: - Chương 1: Lý luận chung về quản lý thanh khoản tại Tổ chức tín dụng. - Chương 2: Thực trạng quản lý thanh khoản tại Công ty TNHH MTV Tài chính Than - Khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2010 - 2013. - Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý thanh khoản tại Công ty TNHH MTV Tài chính Than - Khoáng sản Việt Nam. I. Nội dung chính của luận văn Chương I, phần đầu tiên trình bày khái quát một số khái niệm về thanh khoản tại TCTD qua đó giúp người đọc hình dung được những vấn đề cơ bản về thanh khoản, rủi ro thanh khoản, khe hở thanh khoản. Phần tiếp theo, giới thiệu về mục tiêu quản lý thanh khoản, quy trình quản lý thanh khoản, nội dung quản lý thanh khoản. Qua Chương I, có thể rút ra một số nội dung sau:  Thanh khoản của tổ chức tín dụng là khả năng của TCTD đó trong việc đáp ứng các nhu cầu thanh toán của khách hàng, được tạo lập bởi tính thanh khoản của tài sản và tính thanh khoản của nguồn. Một TCTD có tính thanh khoản cao khi có nhiều tài sản thanh khoản hoặc có khả năng huy động nguồn nhanh với chi phí thấp hoặc cả hai sao cho phù hợp với nhu cầu thanh toán.  Rủi ro thanh khoản là khả năng xảy ra tổn thất cho TCTD khi nhu cầu thanh toán thực tế vượt quá khả năng thanh khoản dự kiến. Rủi ro thanh khoản ở mức cao làm cho TCTD phải gia tăng chi phí huy động nguồn làm giảm thu nhập của TCTD. Ở mức chi phí cao hơn, TCTD có thể mất khả năng thanh toán dẫn đến phá sản.  Mục tiêu quản lý thanh khoản nhằm đảm bảo khả năng chi trả kịp thời nghĩa vụ tài chính của TCTD với chi phí thấp nhất, hợp lý nhất đồng thời dự báo nguy cơ rủi ro thanh khoản và tổn thất có thể xảy ra đối với TCTD.  Để quản lý thanh khoản, TCTD phải sử dụng các cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ để thiết lập các tỷ lệ thanh khoản bảo đảm an toàn trong hoạt động (tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung dài hạn, tỷ lệ cho vay/tiền gửi...), xác định cung, cầu thanh khoản, tính toán khe hở thanh khoản nhằm giảm thiểu tổn thất, rủi ro trong quá trình hoạt động và đề xuất các biện pháp quản lý thanh khoản từ phía tài sản - quản lý thanh khoản từ phía nguồn vốn. Chương II, cung cấp những thông tin về thực trạng quản lý thanh khoản tại CMF giai đoạn từ năm 2010 đến 30/9/2013. Người đọc có thể thấy được tóm tắt quá trình hình thành và phát triển, tổ chức và hoạt động kinh doanh của CMF. Trong đó, trọng tâm là thực tiễn triển khai công tác quản lý thanh khoản tại CMF: mô hình tổ chức quản lý thanh khoản, mục tiêu quản lý thanh khoản, quy trình quản lý thanh khoản và nội dung quản lý thanh khoản... cũng như kết quả công tác quản lý thanh khoản CMF đạt được giai đoạn 2010 - 2013. Qua đó, người đọc thấy được những đóng góp từ công tác quản lý thanh khoản đã có tác động tích cực đến kết quả hoạt động nhằm xây dựng hình ảnh và thương hiệu của mình trên thị trường cũng như đảm bảo an toàn cho hệ thống TCTD. Bên cạnh đó, học viên cũng nghiên cứu và chỉ ra những khó khăn, hạn chế trong công tác quản lý thanh khoản tại CMF thể hiện trên một số khía cạnh chủ yếu sau:  Công tác quản lý thanh khoản còn mang tính thụ động: các biện pháp xử lý mang tính giải quyết tình huống do thiếu cơ chế chính sách và quy trình nghiệp vụ về quản lý thanh khoản dẫn đến chưa nhận biết dự báo được tình huống dài hạn; chưa dự báo được các yếu tố kinh tế vĩ mô, xu thế biến động của thị trường; hành vi rút tiền gửi, tiền ủy thác và trả tiền vay trước hạn mà không có chế tài phạt vi phạm đối với các hành vi này.  Chất lượng hoạt động quản lý thanh khoản được chú trọng nhưng chưa thực sự vững chắc, hiệu quả hoạt động kinh doanh còn thấp. Một số kỳ hạn dư thừa thanh khoản, một số chỉ tiêu thanh khoản đạt khá cao so với tiêu chuẩn đặt ra của NHNN, cho thấy Công ty chưa sử dụng hết nguồn vốn trung dài hạn mà phần nào dùng nguồn vốn trung dài hạn tài trợ cho các nhu cầu ngắn hạn gây lãng phí vốn, hiệu quả chưa cao, cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn chưa hợp lý tạo ra khe hở thanh khoản lớn ở một số kỳ hạn.  Cơ cấu danh mục tài sản nợ, tài sản có quản lý chưa tốt, còn đơn điệu, chủ yếu là các sản phẩm, dịch vụ truyền thống mà chưa có sự hỗ trợ của các sản phẩm phái sinh, huy động vốn linh hoạt.  Tình trạng kiêm nhiệm quá nhiều chức năng của một số phòng ban dẫn đến công tác quản lý thanh khoản chưa được chú trọng gây khó khăn trong công tác phân tích, dự báo nhu cầu thanh khoản.  Hạn chế về hệ thống công nghệ thông tin do CMF sử dụng phần mềm Bank2000 chỉ mang tính chất thống kê kế toán đơn thuần, không có khả năng phân tích dữ liệu, dự báo cho nhà quản lý điều hành nên chưa hỗ trợ hiệu quả trong công tác quản lý thanh khoản.  Công tác dự báo, cân đối vốn - sử dụng vốn thực hiện chưa hiệu quả, hạn chế tăng trưởng tín dụng bán lẻ, tiêu dùng, đầu tư góp vốn mà chủ yếu tập trung cấp tín dụng ngắn hạn. Điều này thể hiện ở tình trạng dư thừa thanh khoản ở một số kỳ hạn với khối lượng lớn làm lãng phí vốn, giảm thu nhập của Công ty. Chương 3, trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn, căn cứ định hướng phát triển của CMF, các vấn đề tồn tại trong công tác quản lý thanh khoản, tác giả đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý thanh khoản tại CMF, đó là:  Hoàn thiện hệ thống các văn bản quản trị, quy trình nghiệp vụ về quản lý thanh khoản như quy định về quản lý dòng tiền, quy định về huy động và sử dụng vốn...  Hoàn thiện mô hình, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thanh khoản: Tách một số chức năng của các phòng ban; Thiết lập cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thanh khoản nhằm phân định rõ trách nhiệm của từng cá nhân và bộ phận.  Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: chú trọng chính sách đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực, chính sách tuyển dụng và đãi ngộ cạnh tranh nhằm thu hút các chuyên gia, chuyên viên cao cấp; tích cực tham gia các diễn đàn, hội nghị, hội thảo nâng cao năng lực quản lý thanh khoản...  Nâng cao năng lực tài chính và đa dạng hóa nguồn vốn: Tăng quy mô vốn tự có là điều kiện để tăng cường quản lý thanh khoản đồng thời đa dạng hóa nguồn vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá; cổ phần hóa nhằm thu hút nhiều hơn các nguồn vốn từ bên ngoài; mở rộng quan hệ với các đối tác trong và ngoài nước.  Hiện đại hoá cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin: Đầu tư phần mềm Corebanking thay thế phần mềm Bank2000 hiện tại; chuẩn hóa hệ thống báo cáo, xây dựng trung tâm dự phòng nhằm tăng năng lực và đảm bảo an toàn hệ thống khi vận hành.  Xây dựng chiến lược quản lý thanh khoản như: Cơ cấu tài sản nợ, tài sản có (quản lý thanh khoản bằng nhiều loại đồng tiền; Thiết lập các hạn mức thanh khoản như hạn mức khe hở thanh khoản, tỷ lệ dự trữ thanh toán, đa dạng hóa tài sản, công nợ; xác định trách nhiệm từng cá nhân/bộ phận; kế hoạch dự phòng thanh khoản trong tình huống có rủi ro; khả năng chống đỡ nhu cầu thanh khoản....  Tăng cường khả năng phân tích và dự báo phục vụ hoạt động quản lý nói chung và quản trị thanh khoản nói riêng.  Tăng cường kiểm tra giám sát, thường xuyên đánh giá hoạt động quản lý thanh khoản như phân cấp ủy quyền cho từng loại hoạt động, từng cấp quản lý; đánh giá tính hiệu quả của các cơ chế, chính sách.  Một số kiến nghị với cơ quan quản lý, chủ sở hữu: o Đối với Chủ sở hữu - Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam:  Xây dựng và áp dụng cơ chế chính sách đặc thù đối với CMF về kế hoạch, lương, thưởng thỏa đáng...  Chuyển giao cho CMF quản lý điều hòa dòng tiền tập trung của Tập đoàn nhằm tăng sức mạnh tài chính, đa dạng nguồn vốn cho CMF, tăng hiệu quả sử dụng vốn của Tập đoàn. o Đối với cơ quan quản lý cấp trên:  Về cơ chế chính sách: ổn định môi trường kinh doanh, hoàn thiện hành lang pháp lý, áp dụng các chuẩn mực, thông lệ quốc tế trong quản lý thanh khoản; điều hành chính sách tài chính tiền tệ linh hoạt, hiệu quả, tránh giật cục, cứng nhắc và theo thời điểm; tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động, các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của các TCTD;  Cho phép thực hiện cơ chế cho vay tái cấp vốn, tái chiết khấu đối với công ty tài chính như các Ngân hàng thương mại và không áp dụng tỷ lệ khả năng thanh toán ngày hôm sau đối với hoạt động của các TCTD phi ngân hàng. III. Kết luận Trong một thời gian dài, khi cả thế giới phải đối diện với cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ cùng những bài học nhãn tiền ở nước Mỹ, Châu Âu và liên hệ với thực tiễn tại Việt Nam, vấn đề quản lý thanh khoản trở nên đáng được quan tâm hơn bao giờ hết. Để tăng cường quản lý thanh khoản nhằm giảm thiểu rủi ro vỡ nợ, tối đa hóa lợi nhuận là bài toán khó đặt ra không chỉ với một TCTD riêng lẻ mà đối với toàn hệ thống TCTD. Với mục tiêu tăng cường công tác quản lý thanh khoản tại CMF, luận văn đã tổng hợp các lý luận chung về quản lý thanh khoản tại các TCTD; về nội dung, phương pháp quản lý thanh khoản để vận dụng vào thực tiễn hoạt động quản lý thanh khoản tại CMF. Công ty Tài chính Than - Khoáng sản Việt Nam là TCTD mới thành lập nhưng chưa để xảy ra tình trạng mất thanh khoản tại bất kỳ một thời điểm nào kể từ ngày đi vào hoạt động. Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm, cơ sở hạ tầng lạc hậu và chưa có định hướng chiến lược nên công tác quản lý thanh khoản vẫn còn những hạn chế cần hoàn thiện bổ sung. Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn, học viên tin rằng các giải pháp kiến nghị đưa ra là phù hợp với mô hình hoạt động của CMF, từ đó công tác quản lý thanh khoản sẽ có những chuyển biến tích cực, góp phần thực hiện mục tiêu đảm bảo an toàn, hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của CMF. Luận văn là kết quả nghiên cứu, cố gắng của bản thân học viên dưới sự hướng dẫn, góp ý của các thầy cô giáo cũng như các cán bộ đồng nghiệp, tuy nhiên do khuôn khổ giới hạn được quy định, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề về quản lý thanh khoản tại CMF nên có thể còn một số hạn chế. Đề tài này cần tiếp tục mở rộng nghiên cứu, đồng thời cần có sự hỗ trợ, đóng góp của các cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia để hoàn thiện, áp dụng trong thực tiễn. Học viên tin tưởng rằng trong tương lai gần, các cơ quan quản lý sẽ sớm ban hành các quy định, chuẩn mực để áp dụng trong công tác quản lý thanh khoản phù hợp với điều kiện hoạt động của các TCTD tại Việt Nam nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống các TCTD.
Luận văn liên quan