Trong những năm qua, hoạt động tín dụng của các NHTM tăng trưởng nhanh
và là hoạt động đem lại thu nhập chính cho ngân hàng. Rủi ro tín dụng có ảnh
hưởng lớn đến sự tồn tại, phát triển và hiệu quả kinh doanh của các NHTM. Khi rủi
ro xảy ra, tác động từ những tổn thất do rủi ro tín dụng đem lại có thể gây ảnh
hưởng dây chuyền đến toàn bộ hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Do vậy, tăng
cường quản trị rủi ro tín dụng là một yêu cầu cấp thiết để nâng cao chất lượng tín
dụng cho các ngân hàng thương mại. Chính vì lý do này, tác giả lựa chọn đề tài
“Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công
Thương Việt Nam” để nghiên cứu.
11 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 485 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, hoạt động tín dụng của các NHTM tăng trưởng nhanh
và là hoạt động đem lại thu nhập chính cho ngân hàng. Rủi ro tín dụng có ảnh
hưởng lớn đến sự tồn tại, phát triển và hiệu quả kinh doanh của các NHTM. Khi rủi
ro xảy ra, tác động từ những tổn thất do rủi ro tín dụng đem lại có thể gây ảnh
hưởng dây chuyền đến toàn bộ hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Do vậy, tăng
cường quản trị rủi ro tín dụng là một yêu cầu cấp thiết để nâng cao chất lượng tín
dụng cho các ngân hàng thương mại. Chính vì lý do này, tác giả lựa chọn đề tài
“Tăng cƣờng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công
Thƣơng Việt Nam” để nghiên cứu.
Đề tài đã hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản trong quản trị rủi ro tín dụng
của ngân hàng thương mại và đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín
dụng của NHCT, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản trị rủi ro tín
dụng tại NHCT.
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp thống kê, thu
thập thông tin, phương pháp phân tích các hoạt động kinh tế, phương pháp so sánh,
tổng hợp số liệu
ii
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1 Rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thƣơng mại
Rủi ro là những biến cố không mong đợi khi xảy ra dẫn đến tổn thất về tài
sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm
một khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định.
Rủi ro tín dụng được hiểu là khả năng (xác suất) khách hàng được cấp tín
dụng không thực hiện, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân hàng, gây tổn
thất cho ngân hàng.
Có nhiều cách phân loại rủi ro tín dụng khác nhau tùy theo đối tượng sử
dụng vốn vay, phạm vi ảnh hưởng, sản phẩm tín dụng. Theo đối tượng sử dụng vốn
vay rủi ro tín dụng được phân loại theo khách hàng cá nhân, khách hàng doanh
nghiệp, theo quốc gia hay khu vực địa lý. Theo phạm vi ảnh hưởng, rủi ro tín dụng
được phân loại theo giao dịch đơn lẻ hoặc hệ thống. Theo sản phẩm tín dụng, rủi ro
tín dụng được phân loại theo sản phẩm tín dụng nội bảng và sản phẩm phái sinh.
Rủi ro tín dụng có các đặc điểm: đa dạng, phức tạp và tính tất yếu
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng. Từ những nguyên nhân
thuộc về phía ngân hàng như rủi ro do thiếu thông tin khi thẩm định và khi quyết
định cho vay, rủi ro do kiểm soát trong cho vay không chặt chẽ và kém hiệu quả, rủi
ro do thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay, rủi ro do bố trí cán bộ thiếu đạo đức
và trình độ chuyên môn, đến những nguyên nhân thuộc về khách hàng như sử
dụng vốn sai mục đích so với phương án kinh doanh khi giải ngân, năng lực quản lý
kinh doanh kém, rủi ro tín dụng do khách hàng cố ý lừa đảo Ngoài ra, rủi ro tín
dụng còn xuất phát từ những nguyên nhân do môi trường bên ngoài bao gồm các
yếu tố bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh, bão lụt gây tổn thất cho khách hàng
vay vốn kinh doanh, sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường
iii
thế giới, nền kinh tế trong nước bất ổn hoặc suy thoái, cạnh tranh giữa các tổ chức
tín dụng
1.2 Quản trị rủi ro tín dụng
Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình các ngân hàng tiến hành hoạch định, tổ chức
triển khai thực hiện và giám sát kiểm tra toàn bộ hoạt động cấp tín dụng, nhằm tối đa
hoá lợi nhuận của Ngân hàng với mức rủi ro có thể chấp nhận.
Công tác quản trị rủi ro tín dụng là công tác không thể thiếu trong hoạt động của
NHTM bởi những lý do sau (i) rủi ro tín dụng là nguyên nhân chủ yếu gây nên sự suy
yếu trong hoạt động ngân hàng; (ii) mức độ rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng
ngày càng gia tăng; (iii) Công tác quản trị rủi ro tốt tạo nền tảng vững chắc cho hoạt
động ngân hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động cho NHTM.
Có 5 bước trong quy trình quản trị rủi ro tín dụng bao gồm:
+ Bước 1 Dự báo rủi ro tín dụng: được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu môi
trường hoạt động, xu hướng biến động các ngành hàng, quy trình cấp tín dụng, để
dự báo khả năng tiềm ẩn có thể gây ra rủi ro tín dụng.
+Bước 2 Nhận dạng rủi ro tín dụng là việc phát hiện, xác định các nguy cơ
rủi ro tồn tại trong hoạt động tín dụng.
+ Bước 3 Đo lường rủi ro tín dụng: Căn cứ thường được sử dụng nhiều nhất
để xác định mức độ rủi ro tín dụng là nợ quá hạn và kết quả phân loại nợ.
+ Bước 4 Quản lý, kiểm soát rủi ro tín dụng: Được thể hiện thông qua việc
thực thi các nội dung như thiết lập giới hạn tín dụng, giao mức uỷ quyền phán quyết
cho các chi nhánh, các tiêu chuẩn cấp tín dụng, xếp hạng tín dụng.
+ Bước 5 Xử lý tổn thất: Ngân hàng thực hiện xử lý tổn thất thông qua việc
trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.
Các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng: được xem xét trên cơ sở 17 nguyên
tắc về quản lý nợ xấu (thực chất là đưa ra các nguyên tắc trong quản trị rủi ro tín
dụng, đảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động cấp tín dụng) do Ủy ban
Basel 2 đưa ra.
iv
Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng: Các chỉ tiêu thường
được sử dụng là tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ, tỷ lệ dư nợ trong từng chủng loại theo
xếp hạng tín dụng, tỷ lệ xóa sổ nợ thực tế so với dự đoán ban đầu, tỷ lệ dự phòng
tổn thất tín dụng trên tổng dư nợ cho vay, mức độ tập trung thực tế trong danh mục
tín dụng.
Trong quá trình đánh giá RRTD, có nhiều mô hình được các nhà quản trị sử
dụng. Các ngân hàng có thể sử dụng nhiều mô hình để đánh giá khả năng “vỡ nợ”
của khách hàng, một số mô hình phổ biến là mô hình điểm số Z, mô hình chất
lượng, phương pháp VaR, phương pháp IRB.
1.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản trị rủi ro tín dụng
Nhân tố chủ quan bao gồm: Môi trường quản lý rủi ro tín dụng, quy trình
tín dụng, cơ cấu tổ chức và chất lượng nhân sự, hệ thống kiểm soát, đo lường rủi ro
tín dụng, hệ thống kiểm soát nội bộ.
Nhân tố khách quan bao gồm: trình độ, năng lực tài chính, kinh doanh và
uy tín của khách hàng; môi trường kinh tế, chính trị, pháp lý.
v
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN
CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM
2.1 Giới thiệu về ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam
Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, đến nay, Ngân hàng Công thương
Việt Nam đã phát triển theo mô hình ngân hàng đa năng. Các sản phẩm tín dụng
chính của NHCT bao gồm: sản phẩm cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn, cho vay
dài hạn, cho vay ngoại tệ, tài trợ thương mại, các sản phẩm phái sinh
2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam
Điều kiện cấp GHTD của NHCT được quy định cụ thể tại quyết định
208/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 24/2/2010.
Quy mô tín dụng: Dư nợ NHCT tăng nhanh cả về số tuyệt đối và tỷ lệ tăng
trưởng. Tốc độ tăng dư nợ bình quân giai đoạn 2006-2009 đạt 25%/năm. Trong năm
2009, tỷ lệ tăng trưởng dư nợ đạt 36%, cao nhất trong những năm gần đây.
Thu nhập từ hoạt động tín dụng: Thu nhập từ tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng tới
80%, thu nhập từ các khoản đầu tư trên 10%, phần còn lại là thu nhập từ dịch vụ
ngoài tín dụng và thu nhập khác.
Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng được thể hiện qua các nội dung về bộ máy
quản trị rủi ro tín dụng, chiến lược tín dụng, chính sách quản lý rủi ro tín dụng, hệ
thống XHTD nội bộ, hệ thống theo dõi, quản lý hoạt động cấp tín dụng, hệ thống
kiểm tra, kiểm soát nội bộ, hệ thống báo cáo, kiểm soát và cảnh báo rủi ro, công tác
xử lý nợ xấu.
2.3. Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại cổ
phần công thƣơng Việt Nam
Những kết quả đạt được: (i) tổ chức bộ máy cấp tín dụng của NHCT đang
từng bước tuân thủ theo các nguyên tắc quản trị rủi ro, bộ máy có sự tách biệt về
vi
chức năng của các phòng, ban trong quá trình cấp tín dụng, (ii) xây dựng hệ thống
chính sách tín dụng đồng bộ, linh hoạt đã góp phần nâng cao khả năng nhận biết,
kiểm soát rủi ro và khả năng cạnh tranh cho NHCT; (ii) công tác kiểm soát rủi ro
được chú trọng và bảo đảm kiểm soát được các giới hạn theo yêu cầu; (iv) Chất
lượng tín dụng được cải thiện rõ rệt; (v) Đảm bảo quỹ dự phòng rủi ro để xử lý tổn
thất tín dụng
Những hạn chế, vướng mắc trong quản trị rủi ro tín dụng: (i) mô hình
quản lý RRTD chưa cập theo thông lệ quốc tế; (ii) việc triển khai chức năng,
nhiệm vụ QLRR tín dụng còn chưa đầy đủ theo quy định; (iii) mức độ tập trung
dư nợ theo một số tiêu chí khá cao nên tiềm ẩn nhiều rủi ro; (iv) tỷ lệ nợ nhóm 2
và nợ xấu chưa đáp ứng kỳ vọng của Ban lãnh đạo; (v) quy mô tín dụng lớn
trong khi khả năng quản lý, kiểm soát còn hạn chế; (vi) chưa có tài liệu tổng hợp
các trường hợp rủi ro tín dụng điển hình để tổ chức nghiên cứu, rút kinh nghiệm
cho hệ thống.
2.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại
Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro
tại NHCT bao gồm: sự thiếu hụt về số lượng và chất lượng nhân sự; định hướng tín
dụng còn một số điểm hạn chế; giao mức ủy quyền phán quyết tín dụng đối với chi
nhánh ở mức khá cao trong khi khả năng kiểm soát còn hạn chế; công tác phát hiện
rủi ro tín dụng còn thụ động; hệ thống và phần mềm chấm điểm xếp hạng tín dụng
còn chưa đáp ứng được yêu cầu phản ánh mức độ rủi ro; việc theo dõi và giám sát
tín dụng mang nặng tính thủ công; quản lý nhóm khách hàng liên quan còn gặp khó
khăn; chưa có hệ thống cảnh báo sớm.
vii
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN
CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM
3.1 Định hƣớng hoạt động kinh doanh và quản trị rủi ro tín dụng của
Triển vọng phát triển của NHCT: sự tham gia của các ngân hàng 100% vốn
nước ngoài vào Việt nam bị chậm lại, kinh tế thế giới được dự đoán đang trong quá
trình hồi phục, thương mại thế giới sẽ sôi động hơn, một số ngành có triển vọng,
thuận lợi là các ngành xuất khẩu được tiếp tục hỗ trợ lãi suất 2%/năm, tiêu dùng nội
địa tiếp tục phát triển
Thách thức của NHCT: cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng sẽ tiếp tục gia
tăng, đặc biệt việc hạn chế mở rộng mạng lưới hoạt động; các biện pháp thắt chặt
tiền tệ sẽ làm cho lượng tiền cung ứng ra thị trường ít hơn, việc huy động vốn sẽ
khó hơn so với năm 2009; áp lực về quản lý, điều hành, sử dụng vốn an toàn, hiệu
quả, cơ chế công bố thông tin sẽ ngày càng gia tăng và có sự so sánh giữa các
đơn vị trong ngành; quy định của NHNN trong việc tăng tỷ lệ an toàn vốn theo
thông tư 13 cũng sẽ gây áp lực cho ngân hàng trong lộ trình tăng vốn hoặc thay đổi
cơ cấu tài sản rủi ro.
Định hướng hoạt động kinh doanh và quản trị rủi ro của Ngân hàng thương
mại cổ phần Công thương Việt Nam: (i) tiếp tục đổi mới công tác quản trị hoạt động
tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng phù hợp với thực trạng hoạt động của NHCT và
định hướng chuẩn hóa theo thông lệ quốc tế; (ii) nghiên cứu, phát triển, triển khai
các sản phẩm tín dụng có tính cạnh tranh cao, (iii) mở rộng đi đôi với nâng cao chất
lượng hoạt động tín dụng; (iv) định hướng thực hiện phân loại nợ đầy đủ theo quy
định của NHNN; (v) tăng cường các biện pháp huy động vốn, huy động vốn; (vi)
xây dựng lộ trình tăng vốn để đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của NHCT và
thông lệ quốc tế tốt nhất.
viii
3.2. Các giải pháp tăng cƣờng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thƣơng
mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam
− Củng cố, đào tạo nâng cao chất lượng nhân sự bộ phận quản lý rủi ro: rà
soát lại số lượng nhân sự của phòng QLRR; bố trí, bổ sung nhân sự còn thiếu. Xem
xét, bố trí cán bộ đủ năng lực và kinh nghiệm làm tín dụng để thực hiện nhiệm vụ
QLRR tín dụng. Tăng cường tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ thẩm định rủi ro tín
dụng, quản lý rủi ro tín dụng cho các cán bộ QLRR tín dụng.
− Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp: Đề xuất một số nội dung bổ sung
khi xây dựng chính sách tín dụng NHCT bao gồm (i) xây dựng quy trình thẩm định
trực tuyến (online) đối với những sản phẩm tín dụng cho vay khách hàng cá nhân
hoặc các sản phẩm tín dụng ít rủi ro; (ii) xây dựng các mô hình đánh giá rủi ro
nhóm khách hàng liên quan, các công cụ nhận biết và kiểm soát rủi ro nhóm KHLQ;
(iii) hoàn thiện quy trình thu thập thông tin và thẩm định khách hàng, trong quy
trình này, lưu ý phải bắt buộc có các bước sau: Khảo sát thực tế khách hàng, phân
tích nguồn trả nợ, áp dụng mức lãi suất phù hợp.
− Xây dựng và phát triển định hướng chiến lược về quản trị rủi ro tín dụng:
(i) thiết lập các hạn mức rủi ro trong hoạt động tín dụng phù hợp năng lực tài chính
và năng lực của bộ máy quản lý của NHCT; (ii) định hướng toàn hệ thống về việc
tuân thủ theo các nguyên tắc quản lý rủi ro của Ủy ban Basel và thông lệ quốc tế tốt
nhất; (iii) chú trọng đến tín dụng bán lẻ, tăng cường tiếp cận với khách hàng là cá
nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa; (iv) không tập trung tín dụng quá cao cho 1 khách
hàng, 1 ngành nghề/lĩnh vực, các nhóm khách hàng, ngành nghề/lĩnh vực có liên
quan với nhau; (v) xây dựng chính sách khách hàng có sự phân hóa rõ nét giữa các
nhóm khách hàng theo các tiêu chí như lịch sử quan hệ, khách hàng chiến lược, mức
độ an toàn vốn vay. áp dụng các hình thức ưu đãi đối với khách hàng để tăng
cường khả năng cạnh tranh.
− Xây dựng và hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý RRTD (i) chuyển đổi mô
hình QLRR tín dụng theo chiều dọc: Bộ phận QLRR tín dụng được quyền đề xuất
quyết định tín dụng. Thành lập Trung tâm quản lý rủi ro tín dụng khu vực, chuyển
ix
Phòng QLRR tín dụng chi nhánh trực thuộc Trụ sở chính; (ii) giảm mức UQPQ tại
một số chi nhánh đang có mức UQPQ cao; (iii) nhanh chóng triển khai chức năng,
nhiệm vụ của Ủy ban quản lý rủi ro tín dụng theo quy định.
− Xây dựng lộ trình giảm tỷ lệ cấp tín dụng của các khách hàng, nhóm
khách hàng lớn so với vốn tự có: theo quan điểm quản trị rủi ro tín dụng hiện đại,
việc tránh tập trung dư nợ vào khách hàng, nhóm khách hàng lớn cũng là giải pháp
giúp ngân hàng phân tán rủi ro. Kế hoạch tăng trưởng tín dụng đối với khách hàng
của NHCT từ nay đến năm 2013 phải bảo đảm các tỷ lệ GHTD/VTC cấp cho khách
hàng tối đa không vượt quá các tỷ lệ đã được xác định.
− Củng cố và hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng: NHCT cần lưu xem
xét, thiết lập các mối liên hệ với các tổ chức, dịch vụ cung cấp thông tin trong
nước và nước ngoài để có thể khai thác, mua tin khi cần thiết đáp ứng yêu cầu
thông tin thẩm định khách hàng trong hệ thống. Xem xét, nghiên cứu bổ sung (i)
chức năng tìm kiếm trên hệ thống Incas theo tiêu chí tên khách hàng để tăng
cường khả năng tìm kiếm khách hàng trên hệ thống, (ii) quyền chiết xuất số liệu
cho các cán bộ tín dụng, cán bộ QLRR ra các định dạng excel, word để tăng tiện
ích cho việc xử lý số liệu
− Tiếp tục hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ: Trước mắt, NHCT
cần đẩy nhanh tiến độ đưa hệ thống xếp hạng tín dụng theo yêu cầu của NHNN vào
áp dụng.
− Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ: quán triệt tư
tưởng, quan điểm của lãnh đạo NHCT về vai trò của bộ máy kiểm tra, kiểm soát nội
bộ; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ định kỳ và đột xuất; thực hiện
công tác kiểm tra nội bộ có trọng điểm, theo các ngành nghề, lĩnh vực đang tiềm ẩn
nguy cơ rủi ro để kịp thời chấn chỉnh và đề xuất các giải pháp để tăng cường khả
năng phòng ngừa rủi ro tín dụng.
− Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm: xây dựng hệ thống cảnh sớm thông qua
xây dựng các tỷ lệ/tiêu chí rủi ro; kho thông tin liên quan đến các mặt hàng, ngành
x
hàng trong; hệ thống các biểu đồ theo dõi diễn biến dư nợ, giá trị tài sản bảo đảm và
hệ thống có khả năng tự cảnh báo những dấu hiệu có rủi ro cho người sử dụng.
3.3. Một số kiến nghị khác
− Kiến nghị với NHNN: đẩy nhanh thời gian phê duyệt cấp tín dụng, bảo đảm
các tổ chức tín dụng thực hiện cấp tín dụng cho khách hàng nhanh chóng, thuận tiện
vẫn bảo đảm đáp ứng đầy đủ quy định của pháp luật và của NHNN; xây dựng hệ
thống dữ liệu lịch sử về tín dụng bất động sản và vận tải thủy ở Việt Nam (tỷ lệ nợ
xấu, khả năng thu hồi), đảm bảo đủ độ tin cậy và độ dài để thực hiện các thống kê;
Ứng dụng các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hữu hiệu theo các nguyên
tắc về giám sát ngân hàng của Ủy ban Basel, phối hợp với các NHTM để thực hiện
các giải pháp quản trị rủi ro; CIC nghiên cứu, hỗ trợ người sử dụng có thể tra cứu
các khách hàng trong kho dữ liệu của CIC theo nhiều tiêu chí tên người đại diện, tên
công ty
− Kiến nghị đối với Bộ, ngành, cơ quan hữu quan: Các bộ và các ngành đưa
ra thông tin mặt hàng, ngành thường xuyên hơn trên cơ sở đánh giá có chuyên môn
và đặc thù riêng; tổng cục thống kê cần thực hiện các nghiên cứu và đưa ra hệ thống
chỉ số trung bình ngành có độ tin cậy cao, đồng thời phải liên tục cập nhật các chỉ
tiêu theo tình hình kinh tế chung.
xi
KẾT LUẬN
Tăng trưởng tín dụng đồng hành với gia tăng rủi ro tín dụng, điều này làm
ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả sử dụng vốn và làm hạn chế việc mở rộng tín
dụng của các NHTM. Vì vậy, tăng cường quản trị rủi ro tín dụng cần được xem là
vấn đề quan tâm hàng đầu của các ngân hàng nhằm tạo ra tăng trưởng tín dụng một
cách ổn định, bền vững.
Trên cơ sở lý thuyết chung của chương 1 và quan điểm về quản trị rủi ro, tác
giả đã đi sâu đánh giá thực trạng, mặt hạn chế của công tác quản trị rủi ro tín dụng
tại NHCT trong thời gian qua, tìm ra những nguyên nhân làm hạn chế công tác này
để đưa ra các đề xuất, kiến nghị ở chương 3.