Hiện nay số lượng các TCTD ngày càng gia tăng, hoạt động và dịch vụ ngày càng
phong phú, hiện đại thì hoạt động TTGS của NHNN Chi nhánh tỉnh Hà Giang đã tỏ ra
còn một số hạn chế, bất cập. Mặt khác, đối với các NHTM hoaṭ đôṇ g ở điạ bàn tỉnh miền
núi có kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn như ở Hà Giang thì càng tiềm ẩn nhiều rủi ro ,
trong đó có rủi ro xuất phát từ chính đạo đức của cán bộ ngân hàng . Từ những yếu kém
tồn taị đó , đòi hỏi tăng cườ ng công tác quản lý của NHNN tỉnh Hà Giang đối vớ i các
NHTM trên điạ bàn là rất quan troṇ g . Đặc biệt, thời gian qua, tội phạm có liên quan đến
ngân hàng trên địa bàn có xu hướng gia tăng, làm thất thoát tài sản của Nhà nước. Những
vụ việc xảy ra, tội danh chủ yếu đều do cán bộ ngân hàng cố ý làm sai chế độ, thủ tục quy
định; lợi dụngichức trách, quyền hạn đểtthực hiện hành vi tham nhũng bằng giấy tờ giả,
cấu kết với các tổ chức, cá nhân chiếm đoạt tài sản của ngân hàng.
Xuất phát từ thực tế đó, tác giả chọn đề tài: “Tăng cường thanh tra của Ngân
hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hà Giang đối với các Ngân hàng thương mại trên địa
bàn” làm đề tài nghiên cứu và viết luận văn thạc sỹ
10 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 482 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Tăng cường thanh tra của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hà Giang đối với các Ngân hàng thương mại trên địa bàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Hiện nay số lượng các TCTD ngày càng gia tăng, hoạt động và dịch vụ ngày càng
phong phú, hiện đại thì hoạt động TTGS của NHNN Chi nhánh tỉnh Hà Giang đã tỏ ra
còn một số hạn chế, bất cập. Mặt khác, đối với các NHTM hoaṭ đôṇg ở điạ bàn tỉnh miền
núi có kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn như ở Hà Giang thì càng tiềm ẩn nhiều rủi ro ,
trong đó có rủi ro xuất phát từ chính đạo đức của cán bộ ngân hàng . Từ những yếu kém
tồn taị đó , đòi hỏi tăng cường công tác quản lý của NHNN tỉnh Hà Giang đối với các
NHTM trên điạ bàn là rất quan troṇg . Đặc biệt, thời gian qua, tội phạm có liên quan đến
ngân hàng trên địa bàn có xu hướng gia tăng, làm thất thoát tài sản của Nhà nước. Những
vụ việc xảy ra, tội danh chủ yếu đều do cán bộ ngân hàng cố ý làm sai chế độ, thủ tục quy
định; lợi dụngichức trách, quyền hạn đểtthực hiện hành vi tham nhũng bằng giấy tờ giả,
cấu kết với các tổ chức, cá nhân chiếm đoạt tài sản của ngân hàng.
Xuất phát từ thực tế đó, tác giả chọn đề tài: “Tăng cƣờng thanh tra của Ngân
hàng Nhà nƣớc chi nhánh tỉnh Hà Giang đối với các Ngân hàng thƣơng mại trên địa
bàn” làm đề tài nghiên cứu và viết luận văn thạc sỹ.
Chƣơng 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA
CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI
1.1. Khái quát về Ngân hàng Nhà nƣớc
1.1.1. Khái niệm, chức năng của Ngân hàng Nhà nước
NHTW được hiểu là một định chế tài chính hỗn hợp mang hai đặc trưng cơ bản;
vừa là cơ quan QLNN về tiềnttệ và hoạt động NH; vừa mang tính chất là một doanh
nghiệp, nhưng toàn bộ hoạt động của nó đều hướng vào mục tiêu ổn định giáttrị đồng tiền
của quốc gia, trên cơ sở đó góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô khác chứ
không tìm kiếm lợi nhuận. NHTW là cơ quan đặc trách quản lý hệ thống tiền tệ của quốc
gia và chịu trách nhiệm thi hành chính sách tiền tệ, là người cho vay cuối cùng, đảm bảo
an toàn, tránh nguy cơ đổ vỡ của cả hệ thống ngân hàng. Các chức năng của NHTW:
- Phát hành tiền.
- Ngân hàng của Chính phủ.
- Ngân hàng của các ngân hàng.
Đặc biệt, thông qua chức năng ngân hàng của các NH, thì mục tiêu hoạt động an
toàn, lành mạnh của các NHTM là cực kỳ quan trọng, trước hết là vì sự an toàn hệ thống
tài chính, sau đó là góp phần vào sự tăng trưởng và ổn định kinhttế vĩ mô. Vì vậy, NHTW
cần TTGS chặt chẽ mọi hoạt động của các NHTM nhằm ngăn chặn và giảm thiểu tối đa
rủi ro xảy ra.
1.1.2. Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước
NHNN hoạt động để ổn định giá trị đồng tiền của quốc gia; duy trì sự ổn định thị
trường tài chính, bảo đảm an toàn hoạttđộng ngân hàng và đảm bảo hoạt động của hệ
thống thanh toán quốc gia an toàn, hiệu quả, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội
và ổn định quốc phòng – an ninh.
1.2. Hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nƣớc đối với Ngân hàng thƣơng
mại
1.2.1. Khái niệm về thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước
“Thanh tra là hoạt động của NHNN trong việc tiến hành thanh tra đối với các đối
tượng thanh tra NH về việc chấp hành các quy định của pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và
hoạt động ngân hàng.
Giám sát ngân hàng (GSNH) là hoạt động của NHNN thông qua hệ thống thu thập
thông tin, báo cáo của đối tượng GSNH, từ đó tổng hợp, phân tích thông tin, nhằm cảnh báo,
ngăn chặn, phòng ngừa và xử lý kịp thời những rủi ro về hoạt động ngân hàng, nhằm phát
hiện và ngăn chặn những hành vi vi phạm quy định của pháp luật về an toàn trong hoạt động
NH và những quy định khác có liên quan.”
1.2.2. Mối quan hệ giữa thanh tra và giám sát của Ngân hàng Nhà nước
Thanh tra và giám sát có mối quan hệ tương hỗ, bổ trợ cho nhau. Việc kết hợp
giữa hai phương pháp GSTX và TTTTC là vô cùng cần thiết. GSTX sẽ hỗ trợ cho TTTC,
chỉ ra được những đơn vị, những lĩnh vực cần thanh tra tại chỗ. Ngược lại, TTTC giúp
cho việc phân tích hoạt động của TCTD được chính xác, cụ thể và sát thực tế.
1.2.3. Tổ chức hệ thống thanh tra của Ngân hàng Nhà nước
- Cơ quan TTGSNH trực thuộc NHNN Việt Nam.
- TTGSNH thuộc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1.2.4. Phương thức thanh tra của Ngân hàng Nhà nước
Nhằm thực hiện vai trò QLNN, NHNN thực hiện việc thanhttra, giám sát đối với
các TCTD. Trong việc này, NHNN sử dụng 2 phương thức cơ bản là GSTX và TTTC.
1.2.5. Quy trình thanh tra của Ngân hàng Nhà nước đối với Ngân hàng thương
mại
Quy trình thanh tra là thủ tục, trình tự tiến hành, tổ chức một cuộc thanh tra đối
với đối tượng thanhttra ngân hàng, quy trình gồm các giai đoạn (hoặc bước): Chuẩn bị
thanhttra; tiến hành thanh tra; kết thúc thanhttra và giám sát sau thanh tra.
1.2.6. Nội dung thanh tra của Ngân hàng Nhà nước đối với Ngân hàng thương
mại
1.2.7. Một số tiêu chí đánh giá công tác thanh tra của Ngân hàng Nhà nước
Tiêu chí thứ nhất, công tác xây dựng kế hoạch, nội dung, đối tượng thanh tra chính
xác, kịp thời.
Tiêu chí thứ hai, chất lượng kết luận thanh tra, kết luận rõ đúng, sai, với chứng cứ
rõ ràng, đảm bảo tính pháp lý.
Tiêu chí thứ ba, mức độ chấp hành kết luận, kiến nghị thanh tra, quyết định xử lý
theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý, những cơ chế, chính sách không còn phù hợp phát
hiện qua thanh tra và các giảiipháp để nâng cao hiệu quả QLNN.
1.2.8. Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nước
- Các nhân tố chủ quan: Năng lực của đội ngũ thanh tra viên, công tác viên thanh tra
NH; công nghệ thanh tra; trình độ ứng dụng công nghệ và các nhân tố khác.
- Các nhân tố về khách quan: Môi trường vĩ mô; Môi trường pháp lý và hoạt động
kinh doanh của các NHTM.
1.3. Kinh nghiệm hoạt động thanh tra của Ngân hàng Trung ương một số quốc gia
Thứ nhất, Trên thế giới hiện có 2 mô hình thanh tra ngân hàng gồm: hệ thống
TTGSNH đặt tại NHTW và hệ thống TTGSNH không trực thuộc NHTW. Kinh
nghiệm cho thấy, mỗi mô hình đều có ƣu nhƣợc điểm riêng, tùy vào thực tế của mỗi
quốc gia để vận dụng cho tốt. Đối với thể chế kinh tế, chính trị ở Việt Nam thì đòi
hỏi NHNN là cơ quan trực thuộc Chính phủ, để đảm bảo việc hoạch định và thực thi
chính sách tiền tệ đƣợc hiệu quả.
Thứ hai, Hoạt động thanh tra ngân hàng đều dựa trên hai phƣơng thức là
GSTX và TTTC. Trong đó, GSTX đƣợc Thanh tra NHTW các nƣớc trên thế
giới hết sức coi trọng. Do đó, TTGS của NHNN Việt Nam phải đặt vấn đề cải
cách công tác GSTX lên hàng đầu, để đảm bảo hiệu quả và hiệu lực của bộ máy
thanh tra ngân hàng, vì công tác TTTC không phải lúc nào cũng có đủ lực
lƣợng để tổ chức các cuộc thanhttra tại đơn vị.
Thứ ba, Đối với mỗi cuộc thanh tra, NHTW các nƣớc phát triển thƣờng áp
dụng phƣơng pháp bất ngờ khiến cho NHTM không kịp che dấu những bằng chứng
vi phạm nên sẽ phải chấp hành quy định pháp luật một cách nghiêm chỉnh và
thƣờng xuyên. Ở Việt Nam, do hoạt động TTTC phải đƣợc Lãnh đạo NHNN (ở
Thanh tra Chi nhánh thì phải đƣợc cả Cơ quan TTGSNH và Giám đốc Chi nhánh)
duyệt trƣớc kế hoạch thanhttra hàng năm thì mới đƣợc tiến hành, do đó TTGSNH
thiếu tính chủ động, vì vậy NHNN cần có cơ chế để nâng cao tính chủ động của
TTGSNH trong hoạt động của mình nhằm tăng cƣờng việc chấp hành kỷ cƣơng
pháp luật của NHTM.
Chƣơng 2 - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA CỦA
NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC CHI NHÁNH TỈNH HÀ GIANG ĐỐI
VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN
2.1. Tổng quan về hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Hà Giang
2.1.1. Khái quát về Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hà Giang
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chức năng, nhiệm vụ
Đối tượng, phạm vi quản lý, tính chất và cơ chế hoạt động
2.1.2. Khái quát về Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Về mạng lưới hoạt động
Kết quả hoạt động của hệ thống NHTM trên địa bàn
2.2. Thực trạng hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nƣớc chi nhánh tỉnh
Hà Giang đối với các Ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn
2.2.1. Cơ sở pháp lý về hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh
tỉnh Hà Giang
2.2.2. Tổ chức hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hà
Giang
TTGS NHNN Chi nhánh tỉnh Hà Giang (TTGS Chi nhánh) là một đơn vị cấp tương
đương phòng, thuộc tổ chức bộ máy của NHNN chi nhánh tỉnh Hà Giang và chịu sự lãnh
đạo, chỉ đạo của Giám đốc Chi nhánh.
TTGS Chi nhánh chịu trách nhiệm giám sát và thanh tra trên địa bàn gồm: các chi
nhánh, công ty trực thuộc các TCTD trong nước; QTDND cơ sở; hoạt động ngân hàng của
cácttổ chức khác không phải là TCTD được cấp giấy phép hoạt động (theo ủy quyền).
Nhân sự TTGS Chi nhánh hiện có 6 người, gồm: Chánh TTGS Chi nhánh, 02 Phó
chánh TTGS Chi nhánh và 3 cán bộ thanh tra, về trình độ nghiệp vụ có 1 chuyên viên
chính, 3 thanh tra viên và 2 chuyên viên.
2.2.3. Phương thức và quy trình thanh tra của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh
tỉnh Hà Giang
Cũng như các đơn vị khác, hoạt động thanh tra của NHNN Chi nhánh tỉnh Hà
Giang vẫn duy trì và sử dụng 2 phương thức là GSTX và TTTC, 2 phương thức này có
mối liên hệ tương hỗ cho nhau.
2.2.4. Nội dung thanh tra của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hà Giang
Về hoạt động GSTX
Về hoạt động TTTC
2.3. Đánh giá hoạt động thanh tra của Ngân hàng nhà nƣớc chi nhánh tỉnh Hà
Giang
2.3.1. Kết quả đạt được
Kết quả hoạt động của TTGS NHNN chi nhánh tỉnh Hà Giang đã có vai trò hết
sức quan trọngttrong việc bảo vệ pháp luật và nâng cao hiệu quả QLNN về lĩnh vực tiền
tệ, ngân hàng. TTGS Chi nhánh đã góp phần tích cực trong việc bảo đảm hoạt động của
các TCTD an toàn và hiệu quả, vận hành trong cơ chế thị trường; bảo vệ quyền lợi chính
đáng của khách hàng và người dân, đồng thời nâng cao hiệu quả của việc thực hiện
chínhssách tiền tệ của NHNN.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Hạn chế
Thứ nhất, TTGS Chi nhánh còn thụ động trong công tác xây dựng chương trình,
kế hoạch thanh tra, việc xác định nội dung, đối tượng thanh tra đôi lúc còn thiếu trọng
tâm, trọng điểm; Tần suất thanh tra tại chỗ đối với một số NHTM còn thưa, thường là 2
hoặc 3 năm/lần, thậm chí ít hơn, làm cho việc phát hiện những vi phạm pháp luật của các
NHTM không kịp thời.
Thứ hai, Tuy chất lượng các cuộc thanh tra đã được cải thiện hơn nhưng hoạt động
thanh tra còn mang nặng tính xử lý vụ việc, xử lý kết quả thanh tra còn nghiêng theo hướng
thanh tra tuân thủ, mệnh lệnh hành chính.
Thứ ba, Về phương pháp thanh tra của hệ thống Thanh tra ngành NH nói chung
và Thanh tra Chi nhánh nói riêng hiện nay còn nhiều vấn đề phải tiếp tục cải tiến để đáp
ứng được yêu cầu thực tiễn, thông lệ, chuẩn mực quốc tế về TTGSNH, trong điều kiện
các TCTD đang phát triển rất nhanh về loại hình, quy mô,
Thứ tư, Công tác xử lý, chấn chỉnh các kiến nghị sau thanh tra đối với các NHTM
chưa khắc phục triệt để, nhiều kiến nghị tại kết luận thanh tra chưa được NHTM thực
hiện nghiêm túc, đúng nội dung và thời hạn yêu cầu.
Thứ năm, Năng lực của TTGS Chi nhánh vẫn còn nhiều hạn chế trong việc cảnh
báo, phát hiện,và xử lý các vi phạm, tham nhũng,ttiêu cực và tội phạm, nhiều vụ việc đã
xảy ra không được phát hiện kịp thời.
2.3.2.2. Nguyên nhân
Thứ nhất, Về mô hình tổ chức, phân cấp quản lý cán bộ từ Thanh tra TW đến địa
phương còn bất cập, TTGS Chi nhánh thiếu tính chủ động trong công việc.
Thứ hai, Cán bộ làm thanh tra còn thiếu về số lượng và kinh nghiệm làm việc. Cán
bộ thanh tra của Chi nhánh còn hạn chế về năng lực, kinh nghiệm thực tiễn, chưa đủ năng
lực để tìm hiểu sâu các loại rủi ro và năng lực quản trị rủi ro.
Thứ ba, Về khuôn khổ pháp lý, môi trường chính sách và thể chế chưa theo kịp sự
phátttriển của kinh tế xã hội, hệ thống văn bản thi hành luật còn nhiều bất cập.
Thứ tư, Hoạt động nghiệp vụ của thanh tra NHNN và hạ tầng cơ sở của NHNN
còn lạc hậu và không theo kịp với sự phát triển của NHTM.
Thứ năm, Sự chỉ đạo của TTGS Chi nhánh với kiểm tra nội bộ các NHTM và sự
phối hợp vớiicác cơ quan chức năng có liên quan trên địa bàn chưa cao.
Chƣơng 3 - GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG HOẠT ĐỘNG THANH
TRA CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC CHI NHÁNH TỈNH HÀ
GIANG ĐỐI VỚI CÁC NHTM TRÊN ĐỊA BÀN
3.1. Định hƣớng hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nƣớc chi nhánh tỉnh
Hà Giang
3.1.1. Định hướng chung hoạt động ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước và
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hà Giang
“NHNN tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt, kiểm soát lạm
phát theo mục tiêu của Quốc hội thông qua; Tăng cường công tác TTGS hoạt động của
các TCTD đảm bảo an toàn, bền vững và chấp hành đúng quy định của pháp luật; Hệ
thống TTGSNH tiếp tục được hoàn thiện theo hướng hợp nhất, mở rộng hợp tác và liên
kết với cơ quan thanh tra của các ngành, lĩnh vực của thị trường tài chính trong nền kinh
tế.”
3.1.2. Định hướng hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh
tỉnh Hà Giang
Thứ nhất, Đổi mới phương pháp, nội dung và quy trình thanh tra của NHNN phù
hợp thực tế hoạt động tại địa phương.
Thứ hai, Đảm bảo cơ chế để TTGS Chi nhánh có đủ quyền lực cần thiết trong thực
hiện TTGS an toàn hệ thống ngân hàng.
Thứ ba, Xây dựng mô hình, tổ chức TTGS đảm bảo đầy đủ các chức năng nhiệm
vụ, quyền hạn.
3.2. Giải pháp tăng cƣờng hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nƣớc chi
nhánh tỉnh Hà Giang đối với các Ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn
3.2.1. Nhóm giải pháp về nghiệp vụ thanh tra, giám sát ngân hàng
3.2.1.1. Đổi mới cơ chế, nâng cao chất lượng hoạt động giám sát từ xa
3.2.1.2. Hoàn thiện nội dung, quy trình hoạt động thanh tra tại chỗ
Thứ nhất, Xác định trọng tâm nội dung thanh tra.
Thứ hai, Phối hợp với Cơ quan TTGSNH để hoàn thiện quy trình một cuộc thanh
tra đảm bảo chất lượng để áp dụng chung cho tất cả các đoàn thanh tra.
Thứ ba, Tăng cường phối hợp, cung cấp, hỗ trợ, trao đổi thông tin giữa TTGS
NHNN chi nhánh tỉnh với Cơ quan TTGSNH trong việc giám sát ngân hàng để đảm bảo
nắm bắt kịp thời, chính xác tình hình hoạt động của các chi nhánh TCTD.
3.2.1.3. Mạnh dạn chuyển dần từ phương thức thanh tra tuân thủ sang phương thức
thanh tra trên cơ sở rủi ro
Hiện nay, trước sự phát triển mạnh mẽ về hoạt động ngân hàng, ý thức tuân thủ
pháp luật của các TCTD được cải thiện và nhiều quốc gia thực hiện các chuẩn mực,
nguyên tắc TTGSNH hiệu quả của Ủy ban Basel, thanh tra tuân thủ dần được thay thế
bằng phương pháp thanh tra khác hiện đại hơn, toàn diện hơn, đó là phương thức thanh
tra rủi ro. Việc áp dụng phương thức này cần có lộ trình phù hợp với thực trạng và năng lực
của NHNN.
3.2.2. Nhóm giải pháp về cải cách công vụ, công chức
3.2.2.1. Đẩy mạnh việc cải cách công vụ, công chức của Thanh tra Chi nhánh
Hoạt động TTGSNH là hoạt động công vụ, vì vậy cần xây dựng chế độ công chức
– công vụ của thanh tra ngân hàng chuyên nghiệp, hiện đại, nâng cao chất lượng cán bộ
làm công tác TTGSNH, góp phần nâng cao năng lực thực thi công vụ.
3.2.2.2. Bổ sung, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thanh tra Chi nhánh
Thứ nhất, vấn đề hết sức quan trọng trước mắt đó là NHNN chi nhánh tỉnh cần
kiến nghị NHTW bổ sung cán bộ kịp thời cho Chi nhánh đủ với biên chế được duyệt, bên
cạnh đó phải sắp xếp cán bộ hợp lý, tiến hành rà soát toàn bộ đội ngũ cán bộ của NHNN
chi nhánh tỉnh Hà Giang để kịp thời bổ sung và tăng cường nhân lực có năng lực chuyên
môn sâu, có nhiều kinh nghiệm cho TTGS Chi nhánh.
Thứ hai, Tập trung công tác đào tạo cho cán bộ làm thanh tra, đáp ứng được yêu
cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
3.2.3. Nhóm các giải pháp khác
3.2.3.1. Tăng cường việc chấp hành nghiêm chỉnh các kiến nghị sau thanh tra
Thứ nhất, Cần nâng cao việc ban hành các kết luận thanhttra có chất lượng, kiến
nghị sau thanh tra cần chính xác, cụ thể về thời gian và đốittượng thực hiện.
Thứ hai, Yêu cầu NHTM phải có kế hoạch thực hiện kiến nghị cụ thể, rõ ràng cho
từng thời gian, phân trách nhiệm rõ ràng cho cán bộ liên quan.
Thứ ba, Các kết luận thanh tra ngoài việc báo cáo Thanh tra NHTW cần được gửi
tới Hội sở chính TCTD để nắm bắt và kịp thời chỉ đạo chỉnh sửa.
Thứ tư, Cần nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ thanh tra trong việc tập hợp
các kiến nghị của các đoàn thanh tra để thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở và theo dõi các
NHTM thực hiện các kiến nghị sau thanh tra.
Thứ năm, TTGS Chi nhánh cần kiên quyết xử lý hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền
xử lý nghiêm minh các sai phạm được phát hiện.
3.2.3.2. Tăng cường sự chỉ đạo và phối hợp giữa hoạt động của TTGS Chi nhánh
với kiểm tra nội bộ các NHTM và các cơ quan chức năng trên địa bàn
Thứ nhất, Thanh tra NHNN Chi nhánh cần tăng cường phối hợp với kiểm tra,
kiểm soát nội bộ của các NHTM trên địa bàn.
Thứ hai, Tích cực chủ động hơn nữa trong việc phối hợp với các cơ quan chức
năng trên địa bàn.
3.2.3.3. Đổi mới và trang bị đầy đủ phương tiện hiện đại, đảm bảo cho hoạt động
thanh tra Chi nhánh đạt hiệu quả cao.
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Kiến nghi ̣với Chính phủ
- Quy định của pháp luậttvề hoạt động thanh tra cần được nghiên cứu, quy định
phù hợp với đặc thù thanh tra ngành ngân hàng. Để phát huy hiệu quả thì hoạt động thanh
tra ngành NH cần phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế.
- Chỉ đạo các bộ, ngành chức năng cải cách chế độ tiền lương, chế độ đãi ngộ phù
hợp cho cán bộ NHNN nói chung, cán bộ làm thanh tra NH nói riêng.
- Chỉ đạo các bộ, ngành có liên quan phối hợp chặt chẽ với NHNN xây dựng cơ
chế trao đổi thông tin liên quan đến các TCTD.
- Cần tăng cường năng lực của hệ thống công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ
điện tử, Chính phủ kiến tạo, phục vụ người dân.
3.3.2. Kiến nghi ̣với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Tổ chức thực hiện CSTT kiên định, nhất quán và phối hợp hài hòa giữa CSTT với
chính sách tàiikhóa nhằm ổn định thị trường tiền tệ.
- Nghiên cứu xây dựng, và tiếp tục hoàn thiện pháp luật về ngân hàng theo thông
lệ, chuẩn mực quốc tế, phù hợp với điều kiện Việt Nam.
- Hoàn thiện đồng bộ khuôn khổ pháp luật về TTGSNH (về thể chế, mô hình, tổ
chức hoạt động, về con người và phương pháp) đáp ứng căn bản các nguyên tắc chuẩn
mực quốc tế, phù hợp với thực tế Việt Nam.
- Tiếp tục đổi mới mô hình tổ chức, hoạt động của TTGSNH theo hướng nâng cao
tính độc lập.
- Cần xây dựng cơ chế đào tạo cán bộ để nâng cao trình độ nhân sự làm thanh tra;
bên cạnh đó cần sớm ban hành bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp.
- Bổ sung lực lượng cán bộ thanh tra cho TTGS Chi nhánh tỉnh Hà Giang.
3.3.3. Kiến nghị với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng
- Công tác giám sát ngân hàng cần một công cụ phầm mềm đủ mạnh để thực hiện
nhiệm vụ thu thập, xử lý dữ liệu ngân hàng, đáp ứng được yêu cầu công việc.
- Hiện đại hoá và sử dụng có hiệu quả CNTT trong công tác TTGSNH, xây dựng
đường truyền dữ liệu độc lập của Cơ quan TTGSNH đối với các TCTD.
- Hoàn thiện việc xây dựng và triển khai quy trình, phương pháp thanhttra trên cơ
sở rủi ro và xây dựng lộ trình áp dụng cụ thể.
- Tăng cường sự chỉ đạo và phối hợp hơn nữa với TTGS Chi nhánh các mặt nghiệp
vụ: TTGS, đào tạo, bồi dưỡng, vừa đảm bảo tính tập trung thống nhất, vừa chủ động và
phù hợp với đặc thù từng địa phương.
KẾT LUẬN
Đối với công tác QLNN nói chung và QLNN về lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng nói
riêng không thể thiếu công tác thanhttra. Đặc thù hoạt động kinh doanh của NHTM là
một lĩnh vực nhạy cảm, tính hệ thống cao. Hoạt động NH trên địa bàn tỉnh Hà Giang hiện
đang phát triển mạnh mẽ, cả về quy mô số lượng và công nghệ hiện đại, tạo ra nhiều giá
trị gia tăng cho người tiêu dùng, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, đặc biệt là tội
phạm về lĩnh vực NH có chiều hướng gia tăng. Hơn nữa, năng lực kiểm soát rủi ro của
các ngân hàng trên địa bàn còn nhiều yếu kém nên hạn chế khả năng nhận biết, đo lường
và xử lý rủi ro. Vì vậy để các NHTM hoạt động đúng pháp luật, hiệu quả, đảm bảo an
toàn lành mạnh hệ thống các NHTM cần tăng cường thanh tra của NHNN chi nhánh đối
với các NHTM trên địa bàn, nhằm cảnh báo, ngăn chặn, xử lý những sai phạm.