Tóm tắt luận văn Tạo động lực cho người lao động tại công ty cổ phần đầu tư đô thị và khu công nghiệp sông đà 7

Ảnh hưởng của cuộc suy thoái toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam cũng trở nên ảm đạm hơn thời gian gần đây, hầu hết các doanh nghiệp đang gặp rất nhiều những khó khăn trong hoạt động kinh doanh của mình, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực đầu tư và kinh doanh bất động sản. Thị trường kinh doanh của nhóm ngành này kém sôi động, thậm chí là “đóng băng” ảnh hưởng lớn tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Đây cũng được xem như là một trong những nhóm ngành gặp nhiều khó khăn nhất hiện nay. Dù được Chính phủ cũng như các cơ quan nhà nước khác quan tâm và đưa ra những chính sách vĩ mô lớn nhằm hỗ trợ và giúp đỡ các doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn nhưng tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh đầu tư bất động sản vẫn không mấy khởi sắc. Do đó, bên cạnh sự chờ đợi những chính sách thiết thực và hợp lý của Chính phủ cùng các cơ quan nhà nước khác thì bản thân những công ty này cũng cần có những giải pháp nhằm tự cứu chính bản thân mình trước những khó khăn trên. Một trong những biện pháp quan trọng mà các doanh nghiệp có thể áp dụng ngay đó là việc nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại đơn vị. Đây vừa là giải pháp trước mắt, vừa là giải pháp lâu dài giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động; tận dụng được hết những phát kiến, giải pháp của mọi lao động trong công ty, giúp công ty đối đầu và vượt qua những khó khăn chung của thị trường hiện nay. Với tính cấp thiết của thực tiễn trên, Tác giả đã lựa chọn đề tài “Tạo động lực cho người lao động tại Công ty Cổ phần Đầu tư Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà 7”, là đơn vị hiện tác giả đang công tác, làm đề tài luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh. Việc nghiên cứu đề tài trên giúp cho tác giả vừa bổ sung và hoàn thiện kiến thức của mình về Tạo động lực lao động, vừa đóng góp những giải pháp cá nhân của tác giả vào việc nâng cao hơn nữa công tác tạo động lực cho người lao động tại Công ty Cổ phần Đầu tư Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà 7. Qua đó, góp phần vào việc giúp cho Doanh nghiệp vượt qua những khó khăn trước mắt và tận dụng những cơ hội của thị trường trong tương lai.

pdf20 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2125 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt luận văn Tạo động lực cho người lao động tại công ty cổ phần đầu tư đô thị và khu công nghiệp sông đà 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG --------------------------------------- NGUYỄN TRUNG HIẾU TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP SÔNG ĐÀ 7 CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 60.34.01.02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI - 2013 Luận văn được hoàn thành tại: HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS NGUYỄN THỊ MINH AN Phản biện 1: …………………………………………………………………………… Phản biện 2: ………………………………………………………………………….. Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Vào lúc: ....... giờ ....... ngày ....... tháng ....... .. năm ............... Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ảnh hưởng của cuộc suy thoái toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam cũng trở nên ảm đạm hơn thời gian gần đây, hầu hết các doanh nghiệp đang gặp rất nhiều những khó khăn trong hoạt động kinh doanh của mình, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực đầu tư và kinh doanh bất động sản. Thị trường kinh doanh của nhóm ngành này kém sôi động, thậm chí là “đóng băng” ảnh hưởng lớn tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Đây cũng được xem như là một trong những nhóm ngành gặp nhiều khó khăn nhất hiện nay. Dù được Chính phủ cũng như các cơ quan nhà nước khác quan tâm và đưa ra những chính sách vĩ mô lớn nhằm hỗ trợ và giúp đỡ các doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn nhưng tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh đầu tư bất động sản vẫn không mấy khởi sắc. Do đó, bên cạnh sự chờ đợi những chính sách thiết thực và hợp lý của Chính phủ cùng các cơ quan nhà nước khác thì bản thân những công ty này cũng cần có những giải pháp nhằm tự cứu chính bản thân mình trước những khó khăn trên. Một trong những biện pháp quan trọng mà các doanh nghiệp có thể áp dụng ngay đó là việc nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại đơn vị. Đây vừa là giải pháp trước mắt, vừa là giải pháp lâu dài giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động; tận dụng được hết những phát kiến, giải pháp của mọi lao động trong công ty, giúp công ty đối đầu và vượt qua những khó khăn chung của thị trường hiện nay. Với tính cấp thiết của thực tiễn trên, Tác giả đã lựa chọn đềtài “Tạo động lực cho người lao động tại Công ty Cổ phần Đầu tư Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà 7”, là đơn vị hiện tác giả đang công tác, làm đề tài luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh. Việc nghiên cứu đề tài trên giúp cho tác giả vừa bổ sung và hoàn thiện kiến thức của mình về Tạo động lực lao động, vừa đóng góp những giải pháp cá nhân của tác giả vào việc nâng cao hơn nữa công tác tạo động lực cho người lao động tại Công ty Cổ phần Đầu tư Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà 7. Qua đó, góp phần vào việc giúp cho Doanh nghiệp vượt qua những khó khăn trước mắt và tận dụng những cơ hội của thị trường trong tương lai. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của luận văn là nghiên cứu, đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tạo động lực cho người lao động tại Công ty Cổ phần Đầu tư Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà 7. 2 Để thực hiện mục tiêu tổng quát trên, mục tiêu cụ thể của luận văn là: - Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận chung về hoạt động tạo động lực cho người lao động của doanh nghiệp - Nghiên cứu thực trạng hoạt động tạo động lực cho người lao động tại Công ty Cổ phần Đầu tư Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà 7. - Đề xuất một số giải pháp tạo động lực cho người lao động tại Công ty Cổ phần Đầu tư Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà 7. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Công tác tạo động lực cho người lao động tại Công ty Cổ phần Đầu tư Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà 7. Phạm vi nghiên cứu: - Khách thể nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu công tác tạo động lực cho người lao động tại Công ty Cổ phần Đầu tư Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà 7. - Dữ liệu được thu thập trong khoảng thời gian từ 2010-2012. - Các giải pháp và kiến nghị cho thời kỳ đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu  Nguồn dữ liệu: Dữ liệu sơ cấp: Bảng câu hỏi nghiên cứu động lực lao động của người lao động tại Công ty Cổ phần Đầu tư Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà 7 Dữ liệu thứ cấp: - Các báo cáo Đại hội đồng Cổ đông Công ty, các quy chế về lao động, tiền công, tạp chí, tài liệu thống kế, websites. - Nghiên cứu các mô hình tạo động lực lao động tại một số doanh nghiệp thành công trong công tác tạo động lực lao động. - Kế thừa các nghiên cứu khác để đưa ra các ý kiến, nhận định cho nghiên cứu này, đồng thời dựa vào các số liệu thu thập và phân tích nhằm bổ sung và hoàn thiện các nhận định.  Phương pháp nghiên cứu Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu là phương pháp phân tích tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, phương pháp thống kê, so sánh. Ngoài ra công cụ kỹ thuật là phần mềm SPSS được sử dụng cho việc xử lý dữ liệu. 3 CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TẠO ĐỘNG LỰCCHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Một số vấn đề chung về động lực lao động và tạo động lực lao động 1.1.1. Khái niệm động lực lao động và tạo động lực lao động Động lực được hiểu chung nhất với nghĩa là tất cả những gì kích thích, thúc đẩy con người và xã hội vận động, phát triển theo hướng tiến bộ. Động lực bao giờ cũng nằm trong quan hệ mâu thuẫn biện chứng và là sản phẩm của chính sự vận động ấy.1 Có rất nhiều quan niệm về động lực lao động nhưng theo tác giả: “Động lực lao động là sự khao khát và tự nguyện của người lao động để tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới việc đạt các mục tiêu của tổ chức. Động lực cá nhân là kết quả của rất nhiều nguồn lực hoạt động đồng thời trong con người và trong môi trường sống và làm việc của con người”. “Tạo động lực lao động là sự vận dụng một hệ thống chính sách, biện pháp, cách thức quản lý tác động tới người lao động làm cho họ có động lực trong công việc, làm cho họ hài lòng hơn với công việc và mong muốn được đóng góp cho tổ chức”. 1.1.2. Lợi ích của động lực lao động và tạo động lực lao động 1.1.2.1. Đối với người lao động - Động lực lao động là một trong những điều kiện để người lao động làm việc có hiệu quả hơn (tăng năng suất lao động cá nhân). - Động lực lao động cũng là đòn bẩy giúp người lao đông vượt qua được nhiều khó khăn trong công việc, kích thích cho việc ra đời các sáng kiến mới, những biện pháp cải tiến phương pháp làm việc trong sản xuất... 1.1.2.2. Đối với doanh nghiệp - Tạo điều kiện để tăng NSLĐ toàn doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Có được một đội ngũ lao động giỏi, trung thành, nhiệt huyết, đồng thời thu hút được các lao động giỏi về làm việc cho tổ chức. 1 TS. Hồ Bá Thâm (2004), Động lực và tạo động lực phát triển xã hội, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Trang 8. 4 - Góp phần nâng cao uy tín, làm đẹp hình ảnh của công ty trên thị trường thông qua tuyên truyền của các phương tiện thông tin đại chúng, của các cơ quan chức năng, của chính những người lao động. - Tăng hàm lượng trí tuệ cho công ty thông qua các phát minh, sáng kiến. - Cải thiện mối quan hệ giữa người lao động với người sử dụng lao động; người lao động với tổ chức; góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp ngày càng phát triển tốt đẹp. 1.1.2.3. Đối với xã hội Động lực lao động giúp các cá nhân có thể tiến tới các mục đích của mình, thỏa mãn được các nhu cầu đặt ra trong cuộc sống, làm phong phú hơn cuộc sống tinh thần của bản thân và dần hình thành nên những giá trị xã hội mới cho cuộc sống hiện đại. Mặt khác, động lực lao động còn gián tiếp xây dựng xã hội ngày một phồn vinh hơn dựa trên sự phát triển của các tổ chức kinh doanh. 1.1.3. Một số học thuyết về tạo động lực lao động 1.1.3.1. Học thuyết hệ thống nhu cầu của Maslow 1.1.3.2. Học thuyết công bằng của J. Stacy Adams 1.1.3.3. Học thuyết hai yếu tố của F.Herzbert “Từ việc phân tích hệ thống các học thuyết về động lực làm việc của người lao động cho thấy để tạo ra động lực cho người lao động thì phải đưa ra những biện pháp nhằm thỏa mãn nhu cầu của người lao động trên cơ sở đảm bảo sự công bằng trong đánh giá, bố trí thiết kê công việc phù hợp với năng lực và tạo môi trường làm việc tốt cho người lao động.” 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tạo động lực lao động và phương hướng tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp 1.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tạo động lực lao động trong doanh nghiệp 1.2.1.1. Nhóm nhân tố thuộc về bản thân người lao động - Hệ thống nhu cầu cá nhân; - Mục tiêu cá nhân; - Trình độ, năng lực, kinh nghiệm của người lao động; - Đặc điểm cá nhân người lao động; 5 - Mức sống người lao động. 1.2.1.2. Nhóm nhân tố thuộc về doanh nghiệp - Vị thế và vai trò của ngành nghề trong xã hội; - Đặc điểm kỹ thuật công nghệ; - Điều kiện làm việc; - Phong cách quản lý của người lãnh đạo: + Phong cách lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền; + Phong cách lãnh đạo dân chủ; + Phong cách lãnh đạo tự do; - Văn hóa doanh nghiệp; - Các chính sách quản lý nhân sự; - Cơ cấu tổ chức. 1.2.1.3 Nhóm nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài - Pháp luật nhà nước; - Hệ thống phúc lợi xã hội; - Các giá trị văn hóa và truyền thống dân tộc. 1.2.2. Phương hướng tạo động lực cho người lao động 1.2.2.1. Tạo động lực từ chính các công việc của người lao động - Xác định các nhiệm vụ cụ thể cho người lao động trên cơ sở khoa học về lao động và khoa học về tâm lý; đồng thời xác định cả các tiêu chuẩn thực hiện công việc, tiêu chuẩn đánh giá công việc. - Căn cứ vào yêu cầu công việc để bố trí người lao động phù hợp với công việc. - Tạo các điều kiện thuận lợi nhất có thể được để người lao động hoàn thành tốt công việc. - Quan tâm tới việc tạo cơ hội thăng tiến đối với những người lao động có đóng góp. - Tổ chức thực hiện đánh giá mức độ thực hiện công việc của người lao động một cách công bằng. 1.2.2.2. Tạo động lực từ các khuyến khích 6 Việc tạo ra các khuyến khích nhằm hướng người lao động đi tới thực hiện mục tiêu của tổ chức trong quá trình họ thực hiện các mục tiêu cá nhân. Khuyến khích gồm có khuyến khích vật chất và khuyến khích tinh thần.  Khuyến khích vật chất: là những kích thích về mặt vật chất nhằm thúc đẩy người lao động làm việc có hiệu quả hơn. Bao gồm: Chế độ tiền lương và các khuyến khích tài chính khác. Chế độ tiền lương: Theo quan điểm cải cách tiền lương năm 1993 của Việt Nam thì “tiền lương là giá cả sức lao động, được hình thành qua thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động phù hợp với quan hệ cung cầu sức lao động trong nền kinh tế thị trường”. Phải nói rằng, mục tiêu cao nhất của người lao động đó là thu nhập từ tiền lương, tiền công. Cái mà họ quan tâm đầu tiên khi tham gia vào hoạt động của tổ chức chính là tiền lương. Chính vì vậy, nhà quản lý cần phải quan tâm, xem xét và có mức thù lao hợp lý để có thể tạo được động lực cho người lao động. Khi nào tiền lương tạo ra động lực? Trong hệ thống các nhu cầu cá nhân, thì nhu cầu vật chất luôn là nhu cầu hàng đầu. Theo giáo trình Tổ chức lao động khoa học: “Khả năng sử dụng tiền lương như một đòn bẩy kinh tế hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ thoả mãn nhu cầu vật chất cơ bản đối với người lao động của chính tiền lương”. Tiền lương chỉ tạo ra động lực khi mà tiền lương đủ đáp ứng nhu cầu và nó phải đảm bảo những nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương đó là: - Trả lương ngang nhau cho những lao động như nhau. - Đảm bảo năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân. - Nguyên tắc đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa người lao động làm các nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân. Vậy, trả lương như thế nào để có thể tạo động lực cho người lao động? Cách 1: Trả lương theo sản phẩm. Cách 2: Trả lương theo mức độ quan trọng của công việc. Tiền lương sẽ có tác dụng rất lớn khi mà nó đảm bảo được những yêu cầu sau: - Đảm bảo tái sản xuất sức lao động và không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. - Làm cho năng suất lao động không ngừng được nâng cao 7 Ngoài ra nó còn là yêu cầu đặt ra đối với việc phát triển, nâng cao trình độ và kỹ năng của người lao động, và phải đảm bảo tính đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu. Các khuyến khích tài chính là những khoản phụ thêm ngoài tiền công và tiền lương để thù lao cho sự thực hiện tốt hơn mức tiêu chuẩn của người lao động. Sau đây là một số khuyến khích tài chính: Tiền thưởng: Tiền thưởng là một dạng khuyến khích tài chính được chi trả một lần (thường là vào cuối quý hoặc cuối năm) để thù lao cho sự thực hiện công việc của người lao động. Tiền thưởng thường được sử dụng trong những trường hợp sau đây: - Tiền thưởng cho công nhân viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; - Tiền thưởng tiết kiệm được nguyên vật liệu mà vẫn đạt kết quả tốt; - Tiền thưởng do những hoạt động sáng tạo của người lao động; - Tiền thưởng cho hoàn thành những hoạt động dịch vụ đặc thù; - Tiền thưởng do giảm tỷ lệ sản phẩm hỏng. Tiền thưởng chỉ có thể kích thích người lao động khi nó thoả mãn những điều kiện sau: - Phải gắn liền với thành tích của người lao động; - Phải gắn trực tiếp với các chỉ tiêu thưởng cụ thể; - Và dĩ nhiên, số tiển thưởng phải có ý nghĩa nhất định trong tiêu dùng; - Thưởng cũng phải công bằng giữa những người lao động. Việc áp dụng các hình thức thưởng phù hợp sẽ tạo được động lực cho người lao động. Vì vậy khi áp dụng các hình thức thưởng, cần phải chú ý những điểm sau: - Mức thưởng phải phù hợp, không quá cao cũng không quá thấp. - Các chỉ tiêu thưởng: Không quá khó và cũng không quá dễ dàng để người lao động có thể đạt được. - Khoảng cách giữa các lần thưởng: Không quá dài, thông thường tiền thưởng thường được thực hiện cuối quý, như vậy sẽ làm giảm đi giá trị của những cống hiến mà người lao động làm được. Phụ cấp: là một khoản mà doanh nghiệp trả cho người lao động, do họ đảm nhận thêm trách nhiệm hoặc do họ làm việc trong những điều kiện môi trường không bình thường hoặc không ổn định.  Khuyến khích tinh thần: là những kích thích về mặt tinh thần (phi vật chất) nhằm thúc đẩy người lao động làm việc có hiệu quả hơn. 8 Bao gồm: - Các phong trào thi đua sản xuất, phong trào văn hóa, văn nghệ trong tổ chức; - Các phúc lợi tinh thần: hỗ trợ cuộc sống cho người lao động khó khăn; - Hình thức tuyên dương khen thưởng, kỷ luật. 1.2.2.3. Tạo động lực từ các chế độ, chính sách của tổ chức - Để thực hiện có hiệu quả, tổ chức nên tiến hành cơ cấu lại bộ máy tổ chức sao cho gọn nhẹ, hợp lý và khoa học. - Các chính sách cho phép người lao động cũng được tham gia vào quản lý tổ chức ( ở một phạm vi và ở một mức độ nào đó). - Các chế độ, chính sách nhằm phát huy sáng tạo trong công việc của người lao động. - Các chính sách đào tạo đãi ngộ, thăng tiến... đối với người lao động. 1.3. Kinh nghiệm tạo động lực lao động tại một số doanh nghiệp trong và ngoài nước 1.3.1. Cách cư xử với nhân viên trong các công ty của Mỹ - Công ty Hewlett-Packark - Công ty HP Singapore - Công ty tư vấn đầu tư Frank Russell 1.3.2. Cách cư xử với nhân viên trong các công ty ở Thụy điển 1.3.3. Cách khuyến khích người lao động trong các công ty Nhật Bản - Chế độ đưa đề án; - Hoạt động theo nhóm ít người; - Chương trình quản lý bằng mục tiêu; - Phát triển tinh thần đồng đội. 1.3.4. Cách tạo động lực trong một số doanh nghiệp ở Việt Nam 9 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP SÔNG ĐÀ 7 2.1. Khái quát về Công ty Cổ Phần Đầu tư Đô thị và Khu Công nghiệp Sông Đà 7 2.1.1 Thông tin chung 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức Trong cơ cấu tổ chức của Công ty thì Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc có quyền hạn và nghĩa vụ cao nhất. - Hội đồng quản trị; - Tổng giám đốc và các Phó Tổng giám đốc; Công ty được tổ chức với 5 phòng, 2 ban quản lý dự án và 2 xí nghiệp xây lắp, 1 Công ty con trực thuộc bao gồm: - Phòng tổ chức-hành chính; - Phòng Tài chính-kế toán; - Phòng Kỹ thuật chất lượng-thi công an toàn; - Phòng kinh tế-kế hoạch; - Phòng kinh doanh và quản lý thiết bị vật tư. - Xí nghiệp xây lắp Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà 701 và xí nghiệp xây lắp Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà 702. - Ban quản lý các dự án Hà Nội và ban quản lý các dự án Hà Tây. - Công ty TNHH MTV Đầu tư Đô thị Sông Đà 7, vốn điều lệ 10.000.000.000 vnđ (Mười tỷ đồng). Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty: 10 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty (Nguồn: Quyết định số 184 CT/QĐ-HĐQT của công ty) 2.1.3. Khái quát hoạt động kinh doanh của Công ty từ năm 2009-2012 2.1.3.1. Một số công trình công ty đã và đang triển khai: Mặc dù là một công ty còn rất non trẻ so với các công ty về xây dựng khác nhưng Công ty đã và đang triển khai xây dựng và kinh doanh một số dự án có quy mô như: - Các dự án đã hoàn thành và bàn giao cho khách hàng: + Dự án xây dựng nhà ở phục vụ cho các bộ cấp Bộ trưởng, trên Bộ trưởng, đương chức đang công tác tại Quốc hội. + Dự án xây dựng nhà ở phục vụ cho cán bộ cấp Thứ trưởng và tương đương đang đương chức công tác tại cơ quan quốc hội. + Dự án xây dựng nhà ở cho cán bộ, nhân viên Viện Bỏng Lê Hữu Trác – Học viện Quân Y. - Các dự án đang triển khai: + Dự án xây dựng nhà ở phục vụ cho cán bộ, chuyên viên cao cấp đương chức đang công tác tại các cơ quan của Quốc hội khu vực phía Bắc (gọi tắt là dự án nhà ở CT2A, CT2B ). + Dự án xây dựng nhà ở cho cán bộ, công chức hiện đang công tác tại cơ quan Quốc hội khu vực phía Nam (gọi tắt là dự án nhà ở CT2C). + Dự án xây dựng nhà ở cho cán bộ, nhân viên Bệnh viện 103 – Học Viện Quân Y. + Dự án xây dựng toà nhà chung cư cho cán bộ, chiến sĩ thuộc Viện chiến lược và Khoa học công an – Bộ Công an. 11 2.1.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm: Mặc dù được thành lập từ cuối năm 2007, tuy nhiên công ty mới bắt đầu tăng cường các hoạt động kinh doanh từ cuối năm 2009, đầu năm 2010. Vì trong giai đoạn từ đầu năm 2008 đến cuối năm 2009, công ty chủ yếu thực hiện việc hoàn thiện các giấy phép xây dựng và các giấy phép khác của các dự án cùng với đó là bước đầu thực hiện đầu tư, xây dựng dự án. Bảng 2.2: Một số kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2009-2012 Thực hiện các năm TT Chỉ tiêu ĐVT Năm Năm Năm Năm 2009 2010 2011 2012 1 Giá trị SXKD Tỷ đồng 29,13 200,66 994,07 285,07 2 Giá trị đầu tư Tỷ đồng 139,67 657,58 545,6 489,63 3 Doanh thu Tỷ đồng 4,44 95,41 952,07 254,47 4 Tiền về tài khoản Tỷ đồng 32,45 218,41 984,92 277,16 5 Nộp ngân sách Tỷ đồng 1,45 8,46 35,39 13,13 6 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 1,2 14,1 45,03 38,07 7 Cổ tức Đồng - 800 1.500 1.500 8 Thu nhập BQ người/tháng Triệu đồng 6,25 7,30 8,24 8,05 Nguồn: “Nghị quyết Đại hội đồng Cổ đông thường niên của Công ty Cổ phần Đầu tư Đô Thị và Khu công nghiệp Sông Đà 7” năm 2010 ngày 21/3/2010, năm 2011 ngày 01/04/2011, năm 2012 ngày 12/01/2012, năm 2013 ngày 21/5/2013” 2.2. Thực trạng hoạt động tạo động lực cho người lao động của Công ty Cổ Phần Đầu tư Đô thị và
Luận văn liên quan