Trong giai đoạn hiện nay đã có một sự thay đổi lớn về nhận thức của các nhà quản
trị đối với người lao động. Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi CareerBuilder- một
website việc làm hàng đầu thế giới (Báo doanh nhân Sài Gòn cuối tuần số ra ngày 10
tháng 01 năm 2008) đã chỉ ra rằng sự bất mãn đang tăng lên trong giới làm công: cứ
trong bốn người thì có một người đang cảm thấy chán nản với việc làm của mình, và số
người chán nản như vậy tăng trung bình 20% trong 2 năm tiếp theo; có 6 trong số 10
người được hỏi đều đang có ý định rời bỏ công việc hiện tại. Vì thế, giải quyết vấn đề
nguồn nhân lực không phải là công việc dễ dàng. Mục đích chính của các nhà quản trị là
quản trị nguồn nhân lực hiệu quả để làm được điều đó các nhà quản trị cần phải hiểu
những gì nhân viên đang tìm kiếm ở công việc hay nói cách khác là các nhà quản trị cần
phải biết cách động viên nhân viên làm việc.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tạo động lực cho người lao động,
Công ty đã đưa ra một số biện pháp để tạo động lực cho người lao động như: xây dựng
bản mô tả công việc, xây dựng bản tiêu chuẩn thực hiện công việc, xây dựng chỉ tiêu
đánh giá thực hiện công việc,. Mặc dù những biện pháp đó cũng mang lại một số hiệu
quả nhất định, tuy nhiên người lao động vẫn chưa nhận thấy được tạo động lực do quá
trình thực hiện các giải pháp còn chưa đồng bộ, biểu hiện như: chính sách đề ra nhưng
khâu thanh toán thưởng cho nhân viên còn chậm, không kịp thời; phương pháp đánh giá
nhân viên dù có nhiều thay đổi nhưng vẫn còn chưa sát với thực tế công việc,
Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác tạo động lực cho người lao động cũng
như thực tế tình hình tìm hiểu tại Công ty TNHH tư vấn thẩm định và Đầu tư công nghệ
Gia Lộc, tôi chọn đề tài "Tạo động lực cho người lao động tại Công ty TNHH Tư vấn
thẩm định và Đầu tư công nghệ Gia Lộc" với mong muốn có thể đề xuất giải pháp
nhằm gia tăng khả năng cống hiến và gắn bó của người lao động đối với Công ty TNHH
Tư vấn thẩm định và Đầu tư công nghệ Gia Lộc.
8 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 512 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH tư vấn thẩm định và đầu tư công nghệ gia lộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------
NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG
TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG
TẠI CÔNG TY TNHH TƢ VẤN THẨM ĐỊNH VÀ
ĐẦU TƢ CÔNG NGHỆ GIA LỘC
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh tổng hợp
HÀ NỘI – 2013
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong giai đoạn hiện nay đã có một sự thay đổi lớn về nhận thức của các nhà quản
trị đối với người lao động. Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi CareerBuilder- một
website việc làm hàng đầu thế giới (Báo doanh nhân Sài Gòn cuối tuần số ra ngày 10
tháng 01 năm 2008) đã chỉ ra rằng sự bất mãn đang tăng lên trong giới làm công: cứ
trong bốn người thì có một người đang cảm thấy chán nản với việc làm của mình, và số
người chán nản như vậy tăng trung bình 20% trong 2 năm tiếp theo; có 6 trong số 10
người được hỏi đều đang có ý định rời bỏ công việc hiện tại. Vì thế, giải quyết vấn đề
nguồn nhân lực không phải là công việc dễ dàng. Mục đích chính của các nhà quản trị là
quản trị nguồn nhân lực hiệu quả để làm được điều đó các nhà quản trị cần phải hiểu
những gì nhân viên đang tìm kiếm ở công việc hay nói cách khác là các nhà quản trị cần
phải biết cách động viên nhân viên làm việc.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tạo động lực cho người lao động,
Công ty đã đưa ra một số biện pháp để tạo động lực cho người lao động như: xây dựng
bản mô tả công việc, xây dựng bản tiêu chuẩn thực hiện công việc, xây dựng chỉ tiêu
đánh giá thực hiện công việc,.. Mặc dù những biện pháp đó cũng mang lại một số hiệu
quả nhất định, tuy nhiên người lao động vẫn chưa nhận thấy được tạo động lực do quá
trình thực hiện các giải pháp còn chưa đồng bộ, biểu hiện như: chính sách đề ra nhưng
khâu thanh toán thưởng cho nhân viên còn chậm, không kịp thời; phương pháp đánh giá
nhân viên dù có nhiều thay đổi nhưng vẫn còn chưa sát với thực tế công việc,
Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác tạo động lực cho người lao động cũng
như thực tế tình hình tìm hiểu tại Công ty TNHH tư vấn thẩm định và Đầu tư công nghệ
Gia Lộc, tôi chọn đề tài "Tạo động lực cho ngƣời lao động tại Công ty TNHH Tƣ vấn
thẩm định và Đầu tƣ công nghệ Gia Lộc" với mong muốn có thể đề xuất giải pháp
nhằm gia tăng khả năng cống hiến và gắn bó của người lao động đối với Công ty TNHH
Tư vấn thẩm định và Đầu tư công nghệ Gia Lộc.
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn: Trên cơ sở hệ thống hoá lý luận về tạo động
lực cho người lao động trong các doanh nghiệp, phân tích, đánh giá thực trạng công tác
tạo động lực cho người lao động tại Công ty TNHH Tư vấn thẩm định và Đầu tư công
nghệ Gia Lộc giai đoạn 2008-2012, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm tạo động lực cho
người lao động tại Công ty TNHH Tư vấn thẩm định và Đầu tư công nghệ Gia Lộc cho
giai đoạn 2013-2017
Nội dung chính của luận văn gồm 4 chƣơng:
Chương 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Luận văn
Chương 2. Lý luận cơ sở về công tác tạo động lực cho người lao động trong doanh
nghiệp
Chương 3. Phân tích thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động tại Công
ty TNHH Tư vấn Thẩm định và Đầu tư công nghệ Gia Lộc
Chương 4. Giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại
Công ty TNHH Tư vấn Thẩm định và Đầu tư công nghệ Gia Lộc
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
Qua việc tiếp cận các công trình khoa học đã được thực hiện liên quan đến công
tác tạo động lực cho người lao động, tác giả nhận thấy các đề tài chủ yếu tập tiếp cận từ
công tác tạo động lực nói chung đến các hoạt động cụ thể của công tác tạo động lực lao
động như: tạo động lực thông qua thiết kế công việc, qua công cụ lương, thưởng, phúc
lợi, xây dựng văn hoá doanh nghiệp, khuyến khích người lao động tự hoàn thiện bản
thân,.
Trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu trước đây, tác giả đã lựa chọn một số
giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại Công ty TNHH Tư
vấn Thẩm định và Đầu tư công nghệ Gia Lộc
CHƢƠNG 2. LÝ LUẬN CƠ SỞ VỀ CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC
CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
“Động lực lao động là sự khát khao và tự nguyện của con người nhằm tăng cường
sự nỗ lực nhằm hướng tới việc đạt các mục tiêu của tổ chức”
Biểu hiện của động lực lao động là sự sẵn sàng, nỗ lực, say mê làm việc nhằm đạt
được mục tiêu của tổ chức cũng như bản thân người lao động. Động lực do vậy là một
trạng thái bên trong để tiếp sinh lực, chuyển đổi, và duy trì hành vi con người để đạt được
các mục tiêu. Động lực lao động gắn với các thái độ chuyển hành vi của con người hướng
vào công việc và ra khỏi trạng thái nghỉ ngơi giải trí hoặc các lĩnh vực khác của cuộc
sống.
Tạo động lực cho người lao động là tổng hợp các biện pháp quản trị nhằm tạo ra các
động lực vật chất và tinh thần cho người lao động.
Tạo động lực vật chất là hình thức tạo động lực thông qua các công cụ tài chính
như: tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng, phúc lợi,
Tạo động lực phi vật chất là hình thức tạo động lực thông qua các công cụ phi tài
chính như: xây dựng bầu không khí lành mạnh, đầm ấm trong doanh nghiệp; tổ chức
công tác đào tạo nâng cao tay nghề; trao gửi niềm tin đối với nhân viên; tổ chức các hoạt
động văn hóa thể thao,
Trong luận văn, tác giả đề cập các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của
người lao động chia làm 2 nhóm yếu tố:
- Nhóm yếu tố thuộc về cá nhân người lao động như: Nhu cầu của người lao
động; giá trị cá nhân; đặc điểm tính cách; khả năng, năng lực cá nhân của người lao động
- Nhóm yếu tố thuộc về tổ chức: tính hấp dẫn của công việc; khả năng thăng
tiến; quan hệ trong công việc; tầm nhìn, mục tiêu chiến lược của tổ chức; văn hóa doanh
nghiệp, điều kiện làm việc; phong cách lãnh đạo
CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO
ĐỘNG LỰC CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH TƢ
VẤN THẨM ĐỊNH VÀ ĐẦU TƢ CÔNG NGHỆ GIA LỘC
Thông qua việc thực hiện điều tra người lao động đang công tác tại công ty Gia
Lộc, cùng với thông tin từ phòng hành chính nhân sự, tác giả đánh giá thực trạng công tác
tạo động lực cho người lao động tại Công ty Gia Lộc dựa trên một số nội dung:
- Tiền lương, thưởng và các khuyến khích khác: Số liệu điều tra cho thấy, mức
thu nhập bình quân của người lao động của Công ty khá cao so với mặt bằng chung của
thị trường. Công ty thực hiện trả lương theo thời gian và mức độ hoàn thành công việc
dựa trên kết quả đánh giá thực hiện công việc hàng tháng.
- Phân tích và thiết kế công việc: Công ty đã xây dựng bản mô tả công việc cho
tất cả các vị trí công tác. Việc xây dựng bản mô tả công việc cũng như tiêu chí đánh giá
nhân viên có nhiều điểm chưa phù hợp và chưa được cập nhật thường xuyên
- Điều kiện, môi trường làm việc: Điều kiện làm việc của công ty chưa tốt thể
hiện ở việc bố trí diện tích làm việc và trang thiết bị phục vụ công việc chưa được đảm
bảo. Mối quan hệ giữa các đồng nghiệp còn nhiều mâu thuẫn
- Đào tạo, cơ hội thăng tiến: Công tác đào tạo được công ty chú trọng và thực
hiện khá tốt, công ty thường xuyên tổ chức các khóa học chuyên môn phù hợp cho từng
nhóm người lao động. Cơ hội thăng tiến chưa được chú trọng thực hiện.
Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động tại Công
ty TNHH tư vấn Thẩm định và Đầu tư Công nghệ Gia Lộc, tác giả rút ra một số nhận xét
sau:
- Công ty đã đề cập và bước đầu giải quyết các vấn đề cơ bản của quản trị nhân
lực( nói chung) và tạo động lực cho người lao động( nói riêng) bao gồm các công việc
như: phân tích và thiết kế công việc, sử dụng lao động, đánh giá thực hiện công việc,
chính sách lương, thưởng, một số nội dung của công tác tạo động lực đã thực hiện khá
tốt, được người lao động đánh giá cao, như: xây dựng được quy trình đánh giá nhân viên
hợp lý, đảm bảo tính khách quan; gắn bản tiêu chuẩn thực hiện công việc với công tác
đánh giá nhân viên; chú trọng và làm tốt công tác đào tạo giúp người lao động tự tin hơn
trong công việc
Tuy nhiên, công tác tạo động lực cho người lao động tại Công ty Gia Lộc
vẫn tồn tại khá nhiều hạn chế:
- Về chính sách tiền lương, thưởng và các khuyến khích khác: Công tác tiền
lương chưa đảm bảo công bằng giữa các cán bộ công nhân viên do việc tính lương dựa
trên kết quả đánh giá thực hiện công việc trong khi tiêu chí đánh giá thực hiện công việc
chưa được thực hiện tốt. Việc chi trả lương, thưởng thường xuyên bị chậm, các chế độ
phúc lợi cũng chưa được thực hiện tốt.
- Việc xây dựng bản mô tả và thiết kế công việc còn mang tính phiến diện, rất
nhiều vị trí còn chưa rõ ràng, chưa phù hợp với công việc thực tế của người lao động, một
số người lao động cảm thấy công việc của họ nhàm chán và đơn điệu. Nguyên nhân của
việc này là do Công ty chưa quan tâm đến việc tham khảo ý kiến của người lao động
trong quá trình xây dựng bản mô tả công việc cho vị trí công tác của chính bản thân họ và
chưa có sự điều chỉnh kịp thời trong quá trình thực hiện cho phù hợp.
- Công tác đánh giá thực hiện công việc tồn tại vấn đề xây dựng các tiêu chuẩn
thực hiện công việc chưa hợp lý; tiêu chí đánh giá chưa được rõ ràng, hợp lý; việc xây
dựng thang điểm chưa sát, chưa phản ánh đúng được khả năng của người lao động. Điều
này có thể do năng lực của cán bộ xây dựng tiêu chuẩn thực hiện công việc và tiêu chí
đánh giá nhân viên
- Điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo cho người lao động có thể yên tâm công tác
cũng chưa được quan tâm thực hiện do việc trang bị các phương tiện hỗ trợ thực hiện
công việc chưa được đáp ứng tốt.
- Môi trường làm việc không được thoải mái về tâm lý và nguyên nhân là tập thể
vẫn còn tồn tại khá nhiều mâu thuẫn dẫn tới việc người lao động không cởi mở, giúp đỡ
nhau trong công việc
- Việc xây dựng để hình thành và duy trì văn hoá Công ty chưa thực sự đi vào
đời sống của người lao động do mới chỉ dừng lại ở việc ban hành các quy định, chế tài
mà chưa giải quyết các vấn đề tồn tại cũng như tuyên truyền, dẫn dắt để người lao động
thực hiện theo
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG
LỰC CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH TƢ VẤN
THẨM ĐỊNH VÀ ĐẦU TƢ CÔNG NGHỆ GIA LỘC
Thông qua việc phân tích thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động tại
Công ty TNHH Tư vấn thẩm định và Đầu tư công nghệ Gia Lộc, tác giá đề xuất một số
giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại Công ty:
- Cải thiện chính sách lương, thưởng
- Cải thiện chế độ phúc lợi
- Hoàn thiện công tác tạo động lực lao động thông qua công tác phân tích, thiết
kế công việc
- Hoàn thiện công tác đánh giá nhân viên
- Cải thiện điều kiện, môi trường làm việc
- Tạo cơ hội thăng tiến cho người lao động
- Xây dựng và hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp
- Hoàn thiện phong cách lãnh đạo
Tóm lại, với kết cấu 4 chương chính, luận văn đã thể hiện được những kết quả chủ
yếu sau:
Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hóa có chọn lọc những vấn đề cơ bản về tạo động
lực cho người lao động, phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Từ những vấn đề
khái quát chung về khái niệm, đặc điểm ngành nghề thẩm định giá, luận văn đã tập trung
làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến động lực lao động, các công cụ tạo động lực cho người
lao động.
Thứ hai, từ kết quả điều tra công tác tạo động lực cho người lao động tại Công ty
TNHH Tư vấn thẩm định và Đầu tư Công nghệ Gia Lộc, luận văn đã đi sâu phân tích về
thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động tại Công ty Gia Lộc, từ đó nêu lên
những kết quả đạt được, những hạn chế về công tác tạo động lực cho người lao động tại
Công ty Gia Lộc.
Thứ ba, trên cơ sở định hướng phát triển chung và định hướng về công tác tạo động lực
cho người lao động tại Công ty TNHH Tư vấn thẩm định và Đầu tư Công nghệ Gia Lộc,
tác giả đã đề xuất giải pháp và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực
cho người lao động