Hoạt động quảng cáo ở Việt Nam được hình thành cùng với sự
chuyển hướng của nền kinh tế, trước bối cảnh sức ép từ thị trường
ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp luôn coi quảng cáo như một
công cụ thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm mục đích thu
hút người tiêu dùng và tạo lợi thế cạnh tranh cho mình.
Trước đây, quảng cáo chỉ mang tính tự phát, phục vụ cho nhu
cầu đơn lẻ nhưng ngày nay, quảng cáo đã dần phát triển thành một
hoạt động kinh tế xã hội, phục vụ nhu cầu của đông đảo các cá nhân,
tổ chức. Các phương thức quảng cáo ngày nay đa dạng hơn như tờ rơi,
báo in, phương thức phát thanh, truyền hình, thậm chí đang tiến
đến các phương thức hiện đại như truyền thông vệ tinh, thông tin trực
tuyến.Có thể nói, quảng cáo là một công cụ giúp nâng cao năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp, vì nhờ có quảng cáo mà doanh nghiệp
không những giới thiệu được sản phẩm của mình đến công chúng mà
còn giúp quảng bá hình ảnh, ưu thế của doanh nghiệp so với những
doanh nghiệp khác và mục đích cuối cùng là khiến cho người tiêu
dùng nhớ và có thiện cảm với sản phẩm để nâng cao doanh thu, lợi
nhuận cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trong lĩnh quảng cáo đã nảy sinh
nhiều vấn đề khó kiểm soát, ảnh hưởng đến hoạt động cạnh tranh lành
mạnh của các doanh nghiệp, tác động xấu đến môi trường kinh doanh
ở Việt Nam.
28 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 466 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn thạc sĩ luật học Quảng cáo so sánh theo pháp luật Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
----------
LÊ THỊ NGỌC HUYỀN
QUẢNG CÁO SO SÁNH
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 838 01 07
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Thừa Thiên Huế, năm 2019
Công trình được hoàn thành tại:
Trƣờng Đại học Luật, Đại học Huế
Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Hải Ngọc
Phản biện 1: ........................................:..........................
Phản biện 2: ...................................................................
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn
thạc sĩ họp tại: Trường Đại học Luật
Vào lúc...........giờ...........ngày...........tháng .......... năm...........
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...............................................................................................1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ..........................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ...............................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................4
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................4
5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ......................5
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu ........................6
7. Bố cục của Luận văn ..........................................................................6
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢNG CÁO SO SÁNH ..........7
1.1. Khái quát về quảng cáo ...................................................................7
1.2. Quảng cáo so sánh ...........................................................................7
1.2.1. Sự ra đời của quảng cáo so sánh ..................................................7
1.2.2. Quá trình phát triển của pháp luật quy định về quảng cáo và
quảng cáo so sánh tại Việt Nam .............................................................8
1.2.3. Khái niệm quảng cáo so sánh ......................................................8
1.3. Đặc điểm của quảng cáo so sánh ....................................................9
1.5. Phân loại quảng cáo so sánh .........................................................10
1.5.1. Dựa trên mức độ so sánh của quảng cáo so sánh ......................10
1.5.2. Dựa trên nội dung so sánh trong quảng cáo so sánh .................10
1.5.3. Dựa trên phương pháp so sánh trong quảng cáo so sánh ..........10
1.6. Vai trò và những ảnh hưởng tiêu cực của quảng cáo so sánh ......10
1.6.1. Vai trò tích cực của quảng cáo so sánh ......................................11
1.6.2. Những ảnh hưởng tiêu cực của quảng cáo so sánh ....................11
Kết luận chương 1 ................................................................................12
Chƣơng 2. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUẢNG CÁO SO
SÁNHVÀ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢNG CÁO SO
SÁNH ...................................................................................................13
2.1 Sự cần thiết phải ban hành quy phạm pháp luật để điều chỉnh hành
vi quảng cáo so sánh ............................................................................13
2.2. Nội dung pháp luật về quảng cáo so sánh tại Việt Nam ...............13
2.2.1. Quy định về các hành vi quảng cáo so sánh bị cấm ................. 13
2.2.2. Quy định về quản lý nhà nước trong hoạt động quảng cáo ...... 14
2.2.3. Quy định về cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm và trình tự,
thủ tục xử lý vi phạm đối với hành vi quảng cáo so sánh ................... 15
2.3. Đánh giá thực trạng pháp luật về quảng cáo so sánh ở Việt Nam
hiện nay ............................................................................................... 15
2.3.1. Thành tựu của pháp luật về quảng cáo so sánh ở Việt Nam hiện
nay ....................................................................................................... 15
2.3.2. Một số hạn chế của pháp luật về quảng cáo so sánh ở Việt Nam
hiện nay ............................................................................................... 16
2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong việc áp dụng các
quy định của pháp luật về quảng cáo so sánh ..................................... 16
Kết luận chương 2 ............................................................................... 18
Chƣơng 3. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU
QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢNG CÁO SO SÁNH TẠI
VIỆT NAM ......................................................................................... 19
3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành
pháp luật về quảng cáo so sánh tại Việt Nam. .................................... 19
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành
pháp luật về quảng cáo so sánh tại Việt Nam ..................................... 19
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về quảng cáo so sánh .............. 19
3.2.1.1. Thống nhất các quy định của pháp luật về quảng cáo so sánh,
đưa ra quy định về khái niệm quảng cáo so sánh ............................... 19
3.2.1.2.Quy định cụ thể về việc xác định các hành vi cạnh tranh
khônglành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo, cụ thể là quảng cáo so
sánh cũng như xây dựng nghị định hướng dẫn chi tiết về các thủ tục,
tài liệu cần có để chứng minh cho nội dung quảng cáo so sánh là hợp
pháp ..................................................................................................... 19
3.2.1.3. Quy định cụ thể về thẩm quyền quản lý Nhà nước về quảng
cáo hàng hóa theo hướng một cơ quan chuyên trách quản lý ............. 19
3.2.1.4. Quy định cụ thể cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý
trong hoạt động quản lý Nhà nước về quảng cáo hàng hóa.................20
3.2.1.5. Quy định Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo hoạt động
thường xuyên ........................................................................................20
3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về quảng cáo so
sánh .......................................................................................................20
3.2.2.1. Trong công tác quản lý Nhà nước về quảng cáo hàng hóa.....20
3.2.2.2. Nâng cao ý thức và trách nhiệm của người tiêu dùng đối với
bảo vệ sức khỏe, quyền lợi của họ .......................................................20
3.2.2.3. Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các chủ thể tham gia
hoạt động quảng cáo hàng hóa .............................................................20
3.2.2.4. Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại do hành vi cạnh
tranh không lành mạnh gây nên ...........................................................20
Kết luận chương 3 ................................................................................21
KẾT LUẬN .........................................................................................22
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Hoạt động quảng cáo ở Việt Nam được hình thành cùng với sự
chuyển hướng của nền kinh tế, trước bối cảnh sức ép từ thị trường
ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp luôn coi quảng cáo như một
công cụ thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm mục đích thu
hút người tiêu dùng và tạo lợi thế cạnh tranh cho mình.
Trước đây, quảng cáo chỉ mang tính tự phát, phục vụ cho nhu
cầu đơn lẻ nhưng ngày nay, quảng cáo đã dần phát triển thành một
hoạt động kinh tế xã hội, phục vụ nhu cầu của đông đảo các cá nhân,
tổ chức. Các phương thức quảng cáo ngày nay đa dạng hơn như tờ rơi,
báo in, phương thức phát thanh, truyền hình, thậm chí đang tiến
đến các phương thức hiện đại như truyền thông vệ tinh, thông tin trực
tuyến...Có thể nói, quảng cáo là một công cụ giúp nâng cao năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp, vì nhờ có quảng cáo mà doanh nghiệp
không những giới thiệu được sản phẩm của mình đến công chúng mà
còn giúp quảng bá hình ảnh, ưu thế của doanh nghiệp so với những
doanh nghiệp khác và mục đích cuối cùng là khiến cho người tiêu
dùng nhớ và có thiện cảm với sản phẩm để nâng cao doanh thu, lợi
nhuận cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trong lĩnh quảng cáo đã nảy sinh
nhiều vấn đề khó kiểm soát, ảnh hưởng đến hoạt động cạnh tranh lành
mạnh của các doanh nghiệp, tác động xấu đến môi trường kinh doanh
ở Việt Nam.
Luật cạnh tranh 2004
1
, Luật quảng cáo 2012
2
, Luật thương mại
2005 và một số văn bản pháp luật khác đã quy định về việc xử lý
quảng cáo so sánh này, tuy nhiên, giữa các văn bản pháp luật này có
sự trùng lặp và chồng chéo về nội dung đã và đang gây khó khăn cho
việc tổ chức thực thi pháp luật. Trong khi đó, cùng với sự phát triển
1
Luật này được thay thế bằng Luật cạnh tranh 2018 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2019)
2
Văn phòng Quốc hội, số 47/VBHN-VPQH, ngày 10/12/2018
2
mạnh mẽ của ngành quảng cáo tại Việt Nam, tình trạng quảng cáo
không lành mạnh trong đó có hành vi quảng cáo so sánh đã xuất hiện
ngày càng nhiều làm tổn hại đến lợi ích của Nhà nước, của doanh
nghiệp và đặc biệt là quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.
Trước tình hình này, nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tạo
môi trường cạnh tranh lành mạnh thì việc hoàn thiện pháp luật cạnh
tranh, thương mại nói chung cũng như pháp luật về quảng cáo so sánh
nói riêng là yêu cầu cần thiết và đòi hỏi có quá trình nghiên cứu sâu
hơn, đi từ những vấn đề nhỏ đến vấn đề phức tạp.
Với những lí do trên tác giả đã lựa chọn đề tài: “Quảng cáo so
sánh theo pháp luật Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Lĩnh vực pháp luật quảng cáo nói chung và quảng cáo so sánh
nói riêng luôn nhận được sự quan tâm chú ý của các nhà nghiên cứu
Luật học cũng như giới kinh doanh. Các công trình nghiên cứu về lĩnh
vực này được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau từ Luận án,
Luận văn, Báo cáo và các bài đăng trên tạp chí nhưng còn nói chung
và tổng quát.
Có thể đưa ra một số công trình nghiên cứu như:
Luận án tiến sỹ chuyên ngành Lý luận và lịch sử Nhà nước và
pháp luật “Hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng
cáo ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Phạm Đức Hòa, Học viện Chính
trị Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017.
Luận văn thạc sỹ Luật học “Chế tài đối với hành vi cạnh tranh
không lành mạnh theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam” của tác giả
Đồng Quang Hải, Học viện Khoa học xã hội, năm 2017.
3
Luận văn thạc sỹ Luật học về “Pháp luật chống cạnh tranh
không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo” của tác giả Vũ Vân Anh,
Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2004.
Luận văn Thạc sỹ luật học “Điều chỉnh hoạt động quảng cáo
trong khuôn khổ pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam”, của tác giả Đoàn
Tử Tích Phước, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2007.
Ngoài ra còn có một số bài viết về hành vi quảng cáo so sánh
khác như:
“Pháp luật điều chỉnh hành vi quảng cáo so sánh của Liên minh
Châu Âu và Việt Nam - Nghiên cứu dưới góc độ so sánh luật” của tác
giả Trương Hồng Quang.
“Quảng cáo so sánh trong pháp luật cạnh tranh - một nghiên
cứu so sánh luật”, của tác giả T.S Phan Huy Hồng, Tạp chí Nhà nước
và Pháp luật, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, số 01/2007.
“Cách nhìn mới về hành vi quảng cáo so sánh nhằm cạnh tranh
không lành mạnh” của tác giả Phùng Bích Ngọc đăng trên Tạp chí
Khoa học Kiểm sát, số 05/2016, (tr. 54 đến tr. 62).
“Pháp luật về chống quảng cáo không trung thực ở Việt Nam và
một số nước trên thế giới”của PGS.TS. Nguyễn Bá Diến, Tạp chí Nhà
nước và Pháp luật, số tháng 10/1997.
Qua các nghiên cứu đó, tác giả thấy các bài viết có đề cập đến
quảng cáo nói chung trong đó có quảng cáo so sánh nhằm cạnh tranh
không lành mạnh, tuy nhiên, hành vi quảng cáo so sánh chỉ là một vấn
đề nhỏ nên chưa được nghiên cứu nhiều hoặc trong một số công trình,
bài viết khác về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh cũng có đề
4
cập đến quảng cáo so sánh nhưng với dung lượng rất nhỏ, chưa đi sâu
nghiên cứu. Chính vì vậy, quảng cáo so sánh là vấn đề cần tiếp tục
nghiên cứu sâu hơn, có các cách tiếp cận mới hơn trong xu thế hội
nhập kinh tế hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài: “Quảng cáo so sánh theo pháp luật Việt Nam” sẽ tập
trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về quảng cáo so sánh
nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh. Tác giả đi vào nghiên
cứu thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về quảng cáo so sánh tại
Việt Nam để làm cơ sở phân tích những tồn tại, hạn chế và giải pháp
góp phần hoàn thiện, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về quảng
cáo so sánh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu quy định của pháp luật quảng cáo
so sánh trong phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
- Về thời gian: Tác giả sẽ chủ yếu tập trung nghiên cứu thực tiễn
áp dụng pháp luật về quảng cáo so sánh từ năm 2010 đến nay.
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu pháp luật về quảng
cáo so sánh, thực tiễn áp dụng và đề xuất một số giải pháp góp phần
hoàn thiện, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về quảng cáo so sánh.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận về quảng cáo so sánh,
thực trạng thi hành pháp luật về quảng cáo so sánh ở Việt Nam nhằm
tìm ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực
thi pháp luật về quảng cáo so sánh tại Việt Nam.
5
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên đề tài có nhiệm vụ giải quyết những
vấn đề sau đây:
Thứ nhất, làm sáng tỏ cơ sở lý luận về quảng cáo so sánh như
làm rõ khái niệm và đặc điểm, phân loại quảng cáo so sánh, tác động
của quảng cáo so sánh trong nền kinh tế hiện nay...
Thứ hai, nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành
pháp luật về quảng cáo so sánh tại Việt Nam.
Thứ ba, trên cơ sở những hạn chế, vướng mắc đã được xác định
để từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể trong việc sửa đổi, bổ sung
các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về quảng cáo so sánh.
5. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở của phương pháp luận là
phép biện chứng duy vật về phát triển kinh tế, xã hội và đảm bảo sự
phát triển trong sự nghiệp xây dựng đất nước, quan điểm của Đảng và
Nhà nước về quảng cáo so sánh.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai luận văn, tác giả đã sử dụng đồng bộ một số các
phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
Phương pháp phân tích được sử dụng nhằm đánh giá các vấn đề
lý luận, các quy định của pháp luật cũng như thực tiễn thực thi pháp
luật về quảng cáo so sánh.
Phương pháp tổng hợp được sử dụng để đánh giá, tổng kết
những vấn đề đã phân tích, chứng minh từ đó rút ra những kết luận,
kiến nghị, giải pháp nhằm đạt được mục tiêu của đề tài.
Phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn, phương pháp lô gích
để nghiên cứu từng vấn đề trong mối quan hệ chặt chẽ giữa lý luận với
thực tiễn, giữa quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà
nước với thực tiễn thực thi pháp luật đối với quảng cáo so sánh.
6
Phương pháp so sánh luật học được sử dụng trong quá trình
phân tích những luận điểm khoa học của đề tài, từ đó rút ra những bài
học kinh nghiệm, những kiến nghị phù hợp với thực tiễn Việt Nam
hiện nay.
Phương pháp thống kê được áp dụng trong quá trình đánh giá
thực tiễn áp dụng pháp luật về quảng cáo so sánh. Thông qua các số
liệu thực tế về hành vi quảng cáo so sánh để thấy được những hạn chế,
vướng mắc trong việc thực thi các quy định của pháp luật về quảng
cáo so sánh.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
- Về mặt lý luận: Đề tài sẽ đưa ra những vấn đề pháp lý liên quan
đến quảng cáo so sánh theo quy định của pháp luật hiện nay, trên cơ
sở đó, học viên đưa ra các đánh giá và giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả thực thi pháp luật trong lĩnh vực này.
- Về mặt khoa học: Những giải pháp đó như một nguồn bổ sung
cho các kiến thức khoa học và thực tiễn cho pháp luật về quảng cáo so
sánh, góp phần bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp, lợi ích người tiêu
dùng, xây dựng được một môi trường cạnh tranh lành mạnh.
- Về mặt thực tiễn: Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu
tham khảo trong quá trình nghiên cứu, học tập của học sinh, sinh viên
chuyên ngành Luật kinh tế.
7. Bố cục của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục kèm theo, Danh mục tài
liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 chương, cụ thể như sau:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về quảng cáo so sánh
Chƣơng 2. Pháp luật Việt Nam về quảng cáo so sánh và thực
trạng pháp luật về quảng cáo so sánh
Chƣơng 3. Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành
pháp luật về quảng cáo so sánh tại Việt Nam.
7
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢNG CÁO SO SÁNH
1.1. Khái quát về quảng cáo
Quảng cáo xuất hiện cách đây từ rất lâu, Mỹ là nước đi đầu trong
hoạt động quảng cáo trên các sóng điện từ. Có thể nói, quảng cáo là
hoạt động kinh tế nhưng cũng đồng thời là sự sáng tạo văn hóa. Theo
kết quả khảo sát mới được Ngân hàng ANZ công bố, Việt Nam đứng
thứ 8 trong số 10 quốc gia mà người tiêu dùng tin vào quảng cáo nhất,
với 60% số người được phỏng vấn trả lời rằng họ tin vào quảng cáo.
Luật Cạnh tranh 2004 và ngay cả Luật cạnh tranh 2018 đều
không đưa ra định nghĩa “quảng cáo”, do vậy chúng ta chỉ có thể hiểu
khái niệm này qua việc vận dụng các quy định trong một số văn bản
pháp luật khác.
Hiện đang tồn tại hai khái niệm đó là quảng cáo và quảng cáo
thương mại, theo quan điểm của tác giả quảng cáo có thể hiểu là hoạt
động giới thiệu đến người tiêu dùng các thông tin về sản phẩm như
công dụng, chất lượng, giá cả, xuất xứ. nhằm mục đích thuyết phục
được người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm.
1.2. Quảng cáo so sánh
1.2.1. Sự ra đời của quảng cáo so sánh
Hình thức quảng cáo so sánh đã xuất hiện ở Mỹ và nhiều quốc
gia Tây Âu cách đây nhiều năm, trước năm 1970, quảng cáo so sánh
không được sử dụng thường xuyên vì nó được xem như một câu hỏi
nội bộ của các đối thủ cạnh tranh với nhau, và nó được cho rằng
nguyên tắc của Luật Cạnh tranh phải đưa ra sự bảo vệ tương xứng. Sự
so sánh trong các quảng cáo ngày càng thông dụng hơn, được coi như
một thói quen hợp pháp của một nền kinh tế thị trường.
8
Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp ngày càng
cạnh tranh khốc liệt với nhau nhằm đạt được lợi nhuận nhiều nhất có
thể, nên quảng cáo so sánh là một trong những hình thức mang tính
cạnh tranh cao để các doanh nghiệp có thể quảng bá cho sản phẩm của
mình một cách tốt nhất để mang lại lợi nhuận cao nhất, do đó, quảng
cáo so sánh ra đời là một tất yếu trong xu hướng kinh doanh trên thế
giới.
1.2.2. Quá trình phát triển của pháp luật quy định về quảng
cáo và quảng cáo so sánh tại Việt Nam
Cho đến khoảng những năm cuối cùng của thập niên 1990, các
hành vi quảng cáo so sánh, gây nhầm lẫn cho khách hàng, quảng cáo
không trung thực, sai sự thật, gây thiệt hại đến lợi ích của người
khácbắt đầu được điều chỉnh bởi một số quy định của Luật Thương
mại năm 1997 (Điều 9 và Điều 192), Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng năm 1999 (Điều 26), Pháp lệnh Chất lượng hàng hoá
năm 2000 (Điều 8), Nghị định 194/CP ngày 31/12/1994 về hoạt động
quảng cáo (Điều 6) và đến Pháp lệnh Quảng cáo năm 2001 có quy
định nghiêm cấm các hành vi quảng cáo gian dối (được quy định tại
khoản 4 Điều 5). Hành vi quảng cáo gian dối cũng có thể bị truy cứu
trách nhiệm hình sự theo Điều 168 Bộ luật Hình sự Việt Nam năm
1999.
Trong các lĩnh vực pháp luật khác, nhiều văn bản pháp luật cũng
quy định nghiêm cấm các hành vi quảng cáo sai sự thật, gian dối và
nhằm cạnh tranh không lành mạnh như: Luật Thương mại 2005, Luật
Chất lượng sản phẩm hàng hóa 2004, Luật Dược 2005, Luật Bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng 2010, Luật Quảng cáo 2012
1.2.3. Khái niệm quảng cáo so sánh
+ Khái ni