Việc thẩm định dự án đầu tư được thực hiện trên nhiều phương diện: sự
cần thiết và mục tiêu của dự án, tính pháp lý, thị trường, kỹ thuật, công nghệ,
kinh tế, xã hội, môi trường, . Do đó hoàn thiện nội dung và phương pháp
thẩm định dự án đầu tư luôn là sự quan tâm của các nhà đầu tư, các chủ dự án
và các nhà quản lý kinh tế. Trong điều kiện nền kinh tế đang chuyển mình theo
cơ chế thị trường, nghiệp vụ này từ những quan điểm, nguyên tắc đến nội
dung, chuẩn mực, các phương pháp cần phải được nghiên cứu, hoàn thiện sao
cho thích hợp với những điều kiện thực tiễn Việt nam, từng doanh nghiệp. Với
sự chuyển hướng hoạt động và tốc độ phát triển đầu tư dự án trong những năm
gần đây, Công ty cổ phần xây dựng số 3 – VINACONEX3 rất cần phải hoàn
thiện những mặt còn hạn chế trong công tác thẩm định dự án để xây dựng, lựa
chọn và quản lý, thực hiện các dự án đầu tư một cách hiệu quả.
Xuất phát từ yêu cầu cấp bách đang đặt ra trong thực tiễn nói trên, là một cán
bộ làm việc tại Phòng Đầu tư và Kinh doanh – Công ty cổ phần xây dựng số 3 –
VINACONEX3, nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động thẩm định dự án,
tác giả lựa chọn đề tài: "Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty cổ phần xây dựng
số 3 VINACONEX3” làm công trình nghiên cứu luận văn thạc sỹ.
18 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 1145 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Thẩm định dự án đầu tư tại công ty cổ phần xây dựng số 3 Vinaconex3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc thẩm định dự án đầu tư được thực hiện trên nhiều phương diện: sự
cần thiết và mục tiêu của dự án, tính pháp lý, thị trường, kỹ thuật, công nghệ,
kinh tế, xã hội, môi trường,. Do đó hoàn thiện nội dung và phương pháp
thẩm định dự án đầu tư luôn là sự quan tâm của các nhà đầu tư, các chủ dự án
và các nhà quản lý kinh tế. Trong điều kiện nền kinh tế đang chuyển mình theo
cơ chế thị trường, nghiệp vụ này từ những quan điểm, nguyên tắc đến nội
dung, chuẩn mực, các phương pháp cần phải được nghiên cứu, hoàn thiện sao
cho thích hợp với những điều kiện thực tiễn Việt nam, từng doanh nghiệp. Với
sự chuyển hướng hoạt động và tốc độ phát triển đầu tư dự án trong những năm
gần đây, Công ty cổ phần xây dựng số 3 – VINACONEX3 rất cần phải hoàn
thiện những mặt còn hạn chế trong công tác thẩm định dự án để xây dựng, lựa
chọn và quản lý, thực hiện các dự án đầu tư một cách hiệu quả.
Xuất phát từ yêu cầu cấp bách đang đặt ra trong thực tiễn nói trên, là một cán
bộ làm việc tại Phòng Đầu tư và Kinh doanh – Công ty cổ phần xây dựng số 3 –
VINACONEX3, nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động thẩm định dự án,
tác giả lựa chọn đề tài: "Thẩm định dự án đầu tƣ tại Công ty cổ phần xây dựng
số 3 VINACONEX3” làm công trình nghiên cứu luận văn thạc sỹ.
2. Mục đích của luận văn
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về thẩm định dự án đầu tư và đi
sâu hơn vào thẩm định tài chính dự án đầu tư.
- Phân tích thực trạng thẩm định dự án đầu tư, đặc biệt là khía cạnh thẩm
định tài chính dự án đầu tư tại Công ty cổ phần xây dựng số 3 –
VINACONEX3, từ đó rút ra những mặt được, mặt tồn tại, hạn chế và nguyên
nhân.
- Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện, nâng cao chất lượng công tác thẩm
định dự án đầu tư tại Công ty cổ phần xây dựng số 3 – VINACONEX3.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tƣợng nghiên cứu:
- Những vấn đề lý luận cơ bản về thẩm định dự án đầu tư và thẩm định tài
chính dự án đầu tư
- Thực trạng thẩm định dự án đầu tư, quan tâm hơn đến khía cạnh thẩm định
tài chính dự án tại Công ty cổ phần xây dựng số 3 – VINACONEX 3.
- Giải pháp hoàn thiện, nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư
tại Công ty cổ phần xây dựng số 3 – VINACONEX3.
+ Phạm vi nghiên cứu:
- Nội dung, phương pháp thẩm định dự án đầu tư dưới góc độ Chủ đầu tư,
không mở rộng sang các góc độ khác của các chủ thể khác, có đề cập sâu hơn ở
phạm vi nhất định thẩm định tài chính dự án.
- Thực trạng thẩm định một số dự án đầu tư của Công ty cổ phần xây dựng số
3 – VINACONEX3 thực hiện trong các năm 2004 - 2006.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Để thực hiện nội dung công trình nghiên cứu, luận văn sử dụng tổng hợp các
phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế từ phương pháp duy vật biện chứng, duy
vật lịch sử, tổng hợp,... đến phương pháp logic, phương pháp phân tích phương
pháp diễn dịch và quy nạp, và đặc biệt là các phương pháp thống kê. Luận văn
cũng tham khảo một số công trình có liên quan để làm nổi bật kết quả nghiên cứu
của đề tài.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chƣơng 1: Một số vấn đề cơ bản về thẩm định dự án đầu tƣ
Chƣơng 2: Thực trạng thẩm định dự án đầu tƣ tại Công ty cổ phần xây
dựng số 3 – VINACONEX3
Chƣơng 3: Hoàn thiện hoạt động thẩm định dự án đầu tƣ tại Công ty cổ
phần xây dựng số 3 – VINACONEX3
CHƢƠNG 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ
1.1 Vai trò của thẩm định dự án đầu tƣ
1.1.1 Khái niệm
Thẩm định dự án đầu tư là quá trình thẩm tra, so sánh, đánh giá một cách
khách quan, khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản của dự án, nhằm đánh giá
tính hợp lý, tính hiệu quả, tính khả thi của dự án, để từ đó ra các quyết định đầu tư
hoặc cho phép đầu tư và triển khai dự án.
Cũng từ quan niệm tổng quát về thẩm định dự án nói trên, có thể hiểu thẩm định
tài chính dự án đầu tư là quá trình thẩm tra, so sánh, đánh giá một cách khách
quan, khoa học và toàn diện các yếu tố tài chính của dự án, nhằm đánh giá tính hợp
lý, tính hiệu quả, tính khả thi kh ả n ăng huy động vốn, quay vòng vốn, khả năng và
thời hạn thu hồi vốn,của dự án, để từ đó ra các quyết định đầu tư, tài trợ vốn, góp
vốn hoặc cho phép đầu tư và triển khai dự án.
1.1.2 Vai trò của thẩm định dự án đầu tƣ
Đối với Chủ đầu tư: Thẩm định dự án đầu tư giúp chủ đầu tư đánh giá, rà soát
lại một cách tổng quan, chính xác về toàn bộ nội dung của dự án theo quan điểm
hiệu quả tài chính và tính khả thi của dự án. Từ đó, đưa ra quyết định đầu tư dự án
hay không, lựa chọn được phương án đầu tư tối ưu, phòng ngừa và giảm thiểu các
rủi ro trong khi thực thi dự án.
1.2 Nội dung thẩm định dự án đầu tƣ
1.2.1 Thẩm định tính pháp lý, các căn cứ hình thành của dự án
* Các căn cứ hình thành dự án:
* Tính pháp lý của dự án
1.2.2 Thẩm định sản phẩm và thị trƣờng đầu ra của dự án
1.2.3 Thẩm định kỹ thuật, công nghệ của dự án
* Thẩm định địa điểm xây dựng dự án
* Thẩm định công nghệ thiết bị của dự án
* Thẩm định thiết kế và giải pháp xây dựng (nếu có): Đối với các dự án có
công trình xây dựng cần:
* Thẩm định nguyên, vật liệu cho dự án
* Thẩm định ảnh hưởng của dự án đến môi trường
* Thẩm định tiến độ thực hiện của dự án
1.2.4 Thẩm định tổ chức quản lý và nhân sự
- Thẩm định hình thức tổ chức quản lý.
- Thẩm định cơ cấu tổ chức quản lý.
- Thẩm định nhân sự của dự án.
1.2.5 Thẩm định tài chính dự án
* Thẩm định tổng mức vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư.
* Thẩm định về dự trù doanh thu – chi phí của dự án
* Thẩm định về dòng tiền hàng năm của dự án
* Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án
* Phân tích mức độ rủi ro của dự án
1.2.6 Thẩm định hiệu quả kinh tế - xã hội
Hiệu quả kinh tế - xã hội được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau:
- Giá trị gia tăng
- Tỷ lệ gia tăng / vốn đầu tư
- Mức độ giải quyết việc làm
- Tiết kiệm hoặc thu nhập ngoại tệ
- Tỷ lệ đóng góp cho ngân sách/ vốn đầu tư
1.3 Phƣơng pháp thẩm định dự án đầu tƣ
- Kiểm tra thông tin.
- So sánh, đối chiếu.
- Phương pháp chuyên gia.
- Sử dụng các phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, dự báo.
- Sử dụng các phương pháp toán kinh tế.
1.4 Những nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động thẩm định dự án đầu tƣ
1.4.1 Nhân tố khách quan
- Môi trường pháp lý.
- Môi trường kinh tế.
- Tính chất phức tạp, quy mô, tuổi đời của dự án.
- Các nhân tố khác: Sự ổn định chính trị, của bộ máy chính quyền; Sự ổn định
của điều kiện tự nhiên như khí hậu, địa chất
1.4.2 Nhân tố chủ quan
- Trình độ và tính trung thực người lập dự án.
- Thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác thẩm định.
- Phương pháp thẩm định.
- Tổ chức bộ máy thẩm định.
- Năng lực chuyên môn của cán bộ thẩm định.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật và việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho
công tác thẩm định.
CHƢƠNG 2:
THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 3 – VINACONEX3
2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần xây dựng số 3 – VINACONEX3
2.1.1 Cơ cấu tổ chức và mạng lƣới hoạt động
Công ty cổ phần xây dựng số 3 – VINACONEX3 là đơn vị thành viên của
Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam – VINACONEX có
trụ sở tại 249 Hoàng Quốc Việt - quận Cầu Giấy – Hà Nội; Điện thoại
(04)7567908, Fax (04)7560333.
Cơ cấu tổ chức của Công ty gồm 5 phòng ban chuyên môn, trên 10 đội xây
dựng, 05 ban quản lý dự án và 01 nhà máy vật liệu xây dựng.
2.1.2 Thực trạng kinh doanh của Công ty
Bảng 2.3: Các chỉ tiêu tài chính của Công ty các năm 2004 – 2006
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ số 2004 2005 2006
Các chỉ tiêu tuyệt đối:
Tổng giá trị sản xuất kinh doanh 184.249 262.000 302.000
Doanh thu 125.152 137.749 182.000
Lợi nhuận sau thuế 3.114 4.555 7.992
Tổng giá trị tài sản 297.018 423.721 604.473
Vốn chủ sở hữu 9.881 16.705 35.981
Chỉ số 2004 2005 2006
Các khoản phải thu 183.747 203.600 225.598
Hàng tồn kho 72.718 85.719 101.044
Các khoản phải trả 306.899 406.471 538.348
Các chỉ tiêu tƣơng đối:
Khả năng sinh lời:
Tốc độ tăng trưởng doanh thu 10,07 32,12
Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận 46,27 75,46
Hệ số lợi nhuận sau thuế 0,033 0,044
Hệ số lợi nhuận/tài sản 0,013 0,016
Hệ số lợi nhuận/vốn chủ sở hữu 0,31 0.31
Tỷ lệ chi phí quản lý 4,25 3,97
Các chỉ số thanh khoản:
Hệ số thanh toán hiện tại 0,74 0,82
Hệ số thanh toán nhanh 0,52 0,61
Hiệu quả quản lý:
Số ngày phải thu 506 479
Số ngày phải trả 955 832
Số ngày hàng tồn kho 227 221
Vòng quay tài sản có 0,38 0,52
Rủi ro tài chính:
Hệ số đòn bẩy 23,56 21,16
Hệ số nợ ngắn hạn/tổng nợ 97 97
Nguồn: Báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh các năm 2004 -
2006 - Công ty cổ phần xây dựng số 3 – VINACONEX3
2.2 Thực trạng hoạt động thẩm định dự án đầu tƣ tại Công ty cổ phần xây
dựng số 3 – VINACONEX3.
2.2.1 Cơ sở pháp lý của hoạt động thẩm định
- Hệ thống Luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Luật Đầu tư,
Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Xây dựng..
- Hệ thống các Nghị định của Chính phủ.
- Hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành Luật của các bộ, ngành chức năng
như Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính;
- Các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước về thiết kế, xây lắp,
phòng cháy chữa cháy
- Các kết quả khảo sát, đo đạc về địa chất, môi trường tự nhiên của cơ quan
nghiên cứu, đơn vị tư vấn
- Các đơn giá nguyên, nhiên, vật liệu sử dụng trong xây dựng trên thị trường
- Các văn bản hướng dẫn thực hiện và đầu tư dự án của Tổng công ty và
Công ty.
2.2.2 Quy trình thẩm định và phê duyệt dự án
* Về phân cấp quản lý đầu tư (Điều 10):
* Về quy định thẩm tra - thẩm định dự án (mục 14.2 điều 14)
Việc thẩm định dự án do Phòng Đầu tư và Kinh doanh chủ trì phối hợp cùng
với Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật và Phòng Kế toán.Các phòng sẽ cử cán bộ nghiên
cứu dự án kết hợp với điều tra thông tin đưa ra kết luận thẩm định của mình về lĩnh
vực do mình phụ trách. Phòng Đầu tư và Kinh doanh tổng hợp ý kiến lập Báo cáo
thẩm định dự án trình Ban Giám đốc Công ty xem xét và quyết định.
2.2.3 Nội dung thẩm định dự án
* Thẩm định địa điểm xây dựng
* Thẩm định phương diện kỹ thuật của dự án
- Thẩm định phương án quy hoạch và kiến trúc
- Thẩm định giải pháp kỹ thuật xây dựng: Xem xét cụ thể tuỳ theo hạng mục
công trình như công trình nhà (chung cư cao tầng, thấp tầng, chợ, trường học),
công trình đường giao thông nội bộ...
* Thẩm định tài chính dự án
- Thẩm định tổng mức đầu tư gồm:
+ Chi phí xây lắp.
+ Chi phí thiết bị.
+ Chi phí khác.
+ Lãi vay ngân hàng.
+ Dự phòng phí.
- Thẩm định nguồn vốn và kế hoạch huy động vốn
- Thẩm định doanh thu của dự án:
- Thẩm định dòng tiền hàng năm của dự án.
- Thẩm định hiệu quả tài chính của dự án
* Thẩm định hiệu quả kinh tế xã hội
2.2.4 Phƣơng pháp thẩm định
Các nhóm phương pháp thẩm định cơ bản được sử dụng gồm: Phương pháp
so sánh, đối chiếu; phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, dự báo; phương
pháp toán kinh tế; phương pháp đồ hoạ thiết kế...
2.2.5 Minh hoạ thực tế hoạt động thẩm định dự án đầu tƣ tại Công ty cổ phần
xây dựng số 3 qua việc thẩm định dự án “Đầu tƣ xây dựng chợ Phƣơng Lâm -
thị xã Hoà Bình - tỉnh Hoà Bình”
* Hiệu quả tài chính dự án
- Tổng hợp vốn đầu tư:
Bảng 2.7: Tổng hợp vốn đầu tƣ chợ Phƣơng Lâm
TT Nội dung chi phí Khối lƣợng Thành tiền (đồng)
I Chi phí xây dựng 21.437.230.000
1 Xây dựng nhà chợ chính 10.140m2 17.238.000.000
2 Khu kiốt 1 tầng 200m2 300.000.000
3 Phần cấp thoát nước ngoài nhà 3,0% XL 526.000.000
4 Phần thông tin liên lạc 2%XL 309.370.000
5 Hệ thống báo cháy, PCCC 2%XL 350.760.000
6 Hè xung quanh chợ chính 1.070m2 160.500.000
7 Diện tích khu bán hàng tươi sống 800m2 760.000.000
8 Bãi để xe tải, xe máy, xe đạp 952m2 285.600.000
9 Sân đường nội bộ trong chợ 1.545m2 478.000.000
10 Sân đường ngoài chợ 1.320m2 594.000.000
11 Hàng rào 330m 99.000.000
12 Bể cứu hoả 335m3 335.000.000
II Chi phí thiết bị 500.000.000
1 Bơm xăng 01 bộ 150.000.000
2 Bơm điện 02 bộ 50.000.000
3 Trạm biến áp 320KVA 01 trạm 300.000.000
III Chi phí khác 2.987.628.000
IV Dự phòng phí (10%) 2.492.486.000
Cộng (I + II + III + IV) 27.417.344.000
V Lãi vay trong thời gian xây dựng 3.100.940.000
Tổng vốn đầu tƣ 30.518.284.000
Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi chợ Phương Lâm – Công ty cổ phần xây
dựng số 3 – VINACONEX3
- Các chỉ tiêu tài chính cơ bản:
+ Giá trị hiện tại ròng NPV: 19.538.000 đồng.
+ Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR: 12,71%.
+ Thời gian thu hồi vốn: 27 năm 9 tháng.
2.3 Đánh giá hoạt động thẩm định dự án đầu tƣ tại Công ty cổ phần xây dựng
số 3 – VINACONEX3
2.3.1 Kết quả đạt đƣợc
Thứ nhất, tổ chức công tác thẩm định được thực hiện phối hợp giữa các
phòng ban chức năng trong Công ty
Thứ hai, nội dung thẩm định tương đối đầy đủ các yếu tố, chỉ tiêu trọng yếu
Thứ ba, kỹ thuật và phương pháp thẩm định tương đối tốt, hiện đại, hợp lý
tuân thủ các quy định của Nhà nước và của Công ty.
Thứ tư, chất lượng cán bộ thẩm định đã từng bước được cải thiện
Thứ năm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty, nâng cao uy tín đối với
các đối tác kinh doanh, các ngân hàng thương mại và đông đảo khách hàng.
2.3.2 Một số hạn chế và nguyên nhân
Thứ nhất, tổ chức công tác thẩm định chưa có tính chuyên môn hoá cao
Thứ hai, nội dung thẩm định dự án vẫn còn bỏ sót một số chỉ tiêu quan trọng.
Thứ ba, công tác thu thập thông tin trong quá trình thẩm định thực hiện chưa
được tốt, phần lớn dựa vào Báo cáo nghiên cứu khả thi của đơn vị tư vấn
Thứ tư, phương pháp thẩm định dự án còn đơn giản
CHƢƠNG 3:
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU
TƢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 3 – VINACONEX3
3.1 Định hƣớng phát triển của Công ty cổ phần xây dựng số 3 –
VINACONEX3
3.1.1 Định hƣớng phát triển chung
Trên nền tảng những kết quả đã đạt được, định hướng phát triển của Công
ty trong những năm tới là duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong cả hai lĩnh vực
đầu tư và xây lắp, tập trung phấn đấu đưa Công ty cổ phần xây dựng số 3 lớn
mạnh thành Tổng công ty và phát triển đa doanh đa dạng hoá sản phẩm.
3.1.2 Quan điểm về hoạt động thẩm định dự án đầu tƣ
Thẩm định dự án đầu tư không đơn giản chỉ là đưa ra những nhận xét,
đánh giá về dự án mà cán bộ thẩm định còn phải đưa ra được giải pháp điều
chỉnh những sai sót, bất hợp lý tham mưu cho lãnh đạo Công ty nhằm nâng cao
tính khả thi và hiệu quả của dự án. Thực hiện tái thẩm định trong quá trình
thực hiện và vận hành dự án.
3.2 Giải pháp hoàn thiện hoạt động thẩm định dự án đầu tƣ tại Công ty cổ
phần xây dựng số 3 – VINACONEX3
3.2.1 Các giải pháp chủ yếu
3.2.1.1 Hoàn thiện nội dung thẩm định dự án
Trong thẩm định tài chính dự án, ngoài tập trung phân tích, đánh giá các
chỉ tiêu tài chính cơ bản như NPV, IRR cần phải quan tâm đến đánh giá rủi ro
dự án.
3.2.1.2 Hoàn thiện phương pháp thẩm định
* Lựa chọn phương pháp thẩm định phù hợp
* Lựa chọn tiêu chí, tiêu chuẩn thích hợp
* Kết hợp các phương pháp thẩm định nhằm đánh giá toàn diện dự án đầu
tư.
3.2.1.3 Hoàn thiện quy trình và tổ chức thẩm định , củng cố quan hệ phối hợp
trong công tác thẩm định
Ban hành một quy trình thẩm định dự án trong Công ty.
Khi thẩm định một dự án, trong thời gian thẩm định Công ty nên thành lập
riêng một tổ thẩm định để tạo điều kiện cho cán bộ thẩm định tập trung chuyên sâu
vào công tác thẩm định
3.2.1.4. X©y dùng hÖ thèng chØ tiªu ®¸nh gi¸ hiệu quả ®Çu
t-
Chỉ tiêu cơ bản : là chỉ tiêu có tính chất bắt buộc phải phân tích, đánh giá
trước khi ra quyết định đầu tư như : Mức sinh lời của dự án, chỉ tiêu hoàn vốn
đầu tư...
Chỉ tiêu bổ sung : là những chỉ tiêu có tính chất hỗ trợ cho việc đánh giá,
phân tích dự án đầu tư. Nó được xác định cho từng dự án cụ thể, tuỳ theo mục
tiêu của dự án.
3.2.2 Giải pháp bổ trợ
3.2.2.1 Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định
Công ty cần tăng cường đào tạo bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn, nâng
cao trình độ cho cán bộ thẩm định dự án.
Trang bị và khuyến khích cán bộ thẩm định hiểu rõ vai trò quan trọng của
công tác thẩm định, cũng như việc vận dụng các phương pháp thẩm định trong việc
xem xét, đánh giá dự án đầu tư
Bên cạnh đó phải gắn quyền lợi với trách nhiệm của cán bộ thẩm định trong
thẩm định dự án đầu tư.
3.2.2.2 ThiÕt lËp hÖ thèng th«ng tin hiÖu qu¶, hiÖn ®¹i
vµ ®¶m b¶o cung cÊp th«ng tin ®Çy ®ñ, chÝnh x¸c, kÞp
thêi cho c«ng t¸c thÈm ®Þnh dù ¸n
- Xây dựng một hệ thống thông tin nội bộ thuận tiện, hiện đại, cập nhật giúp
cho việc truy cập thông tin một cách nhanh chóng.
- Tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin với các đơn vị bạn, các công ty tư
vấn, giám sát.
3.2.2.3 Tăng cường đầu tư đổi mới trang thiết bị phục vụ cho việc vận dụng
các phương pháp thẩm định khoa học, hiện đại
3.3 Một số kiến nghị
3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ
Đề nghị Chính phủ, các bộ ban ngành và chính quyền địa phương phối
hợp chặt chẽ trong việc thẩm định và phê duyệt quy hoạch phát triển, tránh
tình trạng quy hoạch treo, chồng chéo quy hoạch đảm bảo yếu tố pháp lý và
tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư các dự án.
Các bộ, ban ngành, chính quyền địa phương cần có đầy đủ và kịp thời về
các quy định liên quan đến dự toán đầu tư như thông báo giá vật tư, quy định
về đơn giá ca máy, đơn giá nhân công; định mức vật tưđể làm cơ sở cho các
doanh nghiệp lập, thẩm định dự án, thực hiện và quyết toán vốn đầu tư.
3.3.2 Kiến nghị với Bộ Xây dựng
Là Bộ chủ quản, đề nghị Bộ Xây dựng cần có những văn bản hướng dẫn
kịp thời, đầy đủ, đồng bộ và chi tiết hơn cho doanh nghiệp trong công tác quản
lý và thực hiện đầu tư xây dựng như vấn đề quản lý đầu tư xây dựng công
trình, thẩm định dự án; quy chế quản lý, khai thác nhà chung cư cao tầng thuộc
khu đô thị mới, các quy chế khác có liên quan phù hợp với thông lệ quốc tế...
3.3.3 Kiến nghị với Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam -
VINACONEX
Đề nghị Tổng công ty tăng cường hơn nữa công tác trao đổi thông tin
kịp thời cho các đơn vị thành viên về các văn bản mới trong lĩnh vực đất đai,
xây dựng, các kiến thức chuyên ngành thẩm định dự án... Giúp doanh nghiệp
xây dựng hệ thống thông tin nội bộ phong phú, luôn cập nhật.
Kiến nghị Tổng công ty nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá
hiệu quả đầu tư của các dự án áp dụng thống nhất trong toàn Tổng công ty,
giúp cho các đơn vị thành viên có cơ sở so sánh trong việc thẩm định dự án
đầu tư và xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư cho nội bộ
Công ty. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư này phải đẩy đủ, rõ
ràng, có phương pháp tính cụ thể và được cập nhật thường xuyên.
KẾT LUẬN
Hoạt động thẩm định dự án đầu tư có vai trò rất quan trọng đối với chủ dự
án, đối với doanh nghiệp, đối với các nhà tài trợ vốn, đặc biệt đối với các ngân
hàng thương mại. Bởi vì thông qua hoạt động này đánh giá, dự báo về tính
hiệu quả của dự án trước khi quyết định đầu tư, quyết định cho vay vốn. Vì
vậy hoạt động này đã thành thông tệ, có tính nguyên tắc, tính chuẩn mực trong
hoạt động kinh doanh trên thế giới và đang bước đầu được coi trọng tại Việt
Nam.
Công tác thẩm định các dự án đầu tư tại Công ty cổ phần xây dựng số 3 –
VINACONEX3 trong thời gian qua cơ bản đạt yêu cầu, góp phần tích cực nâng
cao chất lượng và hiệu quả dự án đầu tư đã và đang đi vào hoạt động. Dù vậy,
do nhiều nguyên nhân khác nhau như đã phân tích, chất lượng thẩm định dự án
của Công ty còn hạn chế trong một số khía cạnh như nội dung thẩm định của
dự án, phương pháp thẩm định Theo định hướng phát triển của Công ty,
trong những năm tới Công ty sẽ tập trung vào hoạt động đầu tư với nhiều dự án
đang nghiên cứu cơ hội đầu tư trong lĩnh vực mà Công ty có kinh nghiệm như
đầu tư khu đô thị mới, đầu tư xây dựng chợ, đầu tư sản xuất vật liệu xây
dựng... trên các địa bàn tỉnh, t