Trong quá trình viết luận văn thạc sĩ, tôi đã nghiên cứu các tài liệu có liên quan
đến đề tài luận văn của tôi, bao gồm các luận án tiến sỹ và luận văn thạc sỹ. Các công
trình nghiên cứu đã đưa ra những cái nhìn tổng quát về nguyên vật liệu và chi phí nguyên
vật liệu. Tuy nhiên, các vấn đề về quản lý chi phí nguyên vật liệu, đặc biệt là quản lý chi
phí nguyên vật liệu trong lĩnh vực hàng không vẫn chưa được đề cập đến. Vì vậy, tôi
nhận thấy đề tài của mình cần phải nghiên cứu và làm rõ những nội dung sau:
- Nội dung, nhiệm vụ cũng như sự cần thiết của công tác quản lý chi phí nguyên
vật liệu của lĩnh vực hàng không
- Từ thực trạng công tác quản lý chi phí nguyên vật liệu tại Ban Quản lý vật tư,
Tổng Công ty hàng không Việt Nam, luận văn sẽ đưa ra những phân tích, đánh giá về
công tác này.
- Các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng quản lý chi phí nguyên
vật liệu tại Ban Quản lý vật tư.
10 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 507 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Thực trạng chi phí nguyên vật liệu của dịch vụ vận tải hàng không Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM TẮT LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Trong quá trình viết luận văn thạc sĩ, tôi đã nghiên cứu các tài liệu có liên quan
đến đề tài luận văn của tôi, bao gồm các luận án tiến sỹ và luận văn thạc sỹ. Các công
trình nghiên cứu đã đưa ra những cái nhìn tổng quát về nguyên vật liệu và chi phí nguyên
vật liệu. Tuy nhiên, các vấn đề về quản lý chi phí nguyên vật liệu, đặc biệt là quản lý chi
phí nguyên vật liệu trong lĩnh vực hàng không vẫn chưa được đề cập đến. Vì vậy, tôi
nhận thấy đề tài của mình cần phải nghiên cứu và làm rõ những nội dung sau:
- Nội dung, nhiệm vụ cũng như sự cần thiết của công tác quản lý chi phí nguyên
vật liệu của lĩnh vực hàng không
- Từ thực trạng công tác quản lý chi phí nguyên vật liệu tại Ban Quản lý vật tư,
Tổng Công ty hàng không Việt Nam, luận văn sẽ đưa ra những phân tích, đánh giá về
công tác này.
- Các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng quản lý chi phí nguyên
vật liệu tại Ban Quản lý vật tư.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU CỦA DỊCH VỤ VẬN TẢI
HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
Trong chương 2, học viên đã trình bày các nội dung làm cơ sở cho việc nghiên cứu
ở các chương sau. Trước hết, luận văn đưa ra những khái quát chung liên quan đến
nguyên vật liệu, đồng thời nêu một số phương pháp hoạch định nguyên vật liệu như
phương pháp điểm tái đặt hàng, phương pháp MRP.
Tiếp đến, luận văn chỉ ra cụ thể chi phí nguyên vật liệu trong ngành hàng không
Việt Nam, đó là:
- Nguyên vật liệu chính bao gồm:
Nhiên liệu bay: Đây là khoản chi rất lớn tính trên tổng chi phí khai thác, gồm nhiên
liệu đốt cháy khi nổ máy động cơ (bao gồm nổ máy động cơ phụ khi ở dưới mặt đất, và
động cơ chính khi bay trên cao), trong quá trình bay trên cao, hoặc nhiên liêu tiêu hao
trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa máy bay, bay huấn luyện, bay thử.
Nhiên liệu mặt đất: Gồm nhiên liệu sử dụng cho xe chở hàng hóa, xe thang, xe suất
ăn, xe công tác, xe đầu kéo và các máy móc phương tiện khác. Nhiên liệu này do các xí
nghiệp hạch toán phụ thuộc, các văn phòng đại diện chịu trách nhiệm chi trả.
Phụ tùng, vật tư máy bay: là chi phí về các loại PTVT tiêu hao (PTVT không sửa
chữa được) và PTVT quay vòng có giá trị nhỏ được quy định cho từng loại tàu bay trong
các tài liệu của Nhà sản xuất tàu bay, sản xuất động cơ và thiết bị và các chi phí liên quan
đến mua phụ tùng vật tư máy bay
Vật tư vệ sinh máy bay: các chi phí mua khăn, giấy vệ sinh, xà phòng, nước hoa,
thuốc tẩy, túi nôn, túi đựng rác,... Các vật tư này do các xí nghiệp thương mại mặt đất
trực thuộc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam hoặc công ty phục vụ mặt đất khác mua
và cung ứng.
- Nguyên vật liệu phụ gồm dầu mỡ phụ máy bay (dầu thủy lực, dầu bôi trơn, mỡ,
chất lỏng đặc chủng cho máy bay và động cơ), thẻ nhãn tài liệu chuyến bay, nguyên vật
liệu phụ dùng cho chế biến suất ăn, cho phục vụ hàng hóa, sửa chữa máy bay,
Luận văn đã giúp người đọc hiểu được sự cần thiết phải quản lý hiệu quả chi phí
nguyên vật liệu đối với ngành hàng không Việt Nam bởi các lý do sau: Hiện nay giá cả
và nhu cầu về nguyên vật liệu ngày càng tăng sẽ dẫn đến chi phí về nguyên vật liệu tăng,
quản lý chi phí nguyên vật liệu hiệu quả là điều kiện để giảm giá thành, quản lý chi phí
nguyên vật liệu là quản lý vốn của doanh nghiệp.
Cùng với đó, các nội dung của quản lý chi phí nguyên vật liệu trong ngành hàng
không Việt Nam được học viên trình bày phù hợp theo nội dung của quản trị. Đó là xác
định giá nguyên vật liệu để tính toán chi phí kinh doanh sử dụng nguyên vật liệu, lập kế
hoạch chi phí nguyên vật liệu theo mục tiêu kinh doanh, thực hiện và kiểm soát thực hiện
kế hoạch, lập báo cáo và cung cấp các thông tin cần thiết cho việc ra quyết định quản trị
của lãnh đạo hãng hàng không
Sau khi nêu rõ các nội dung của công tác quản lý chi phí nguyên vật liệu, luận văn
tiếp tục chỉ ra những nhiệm vụ của quản lý chi phí nguyên vật liệu của ngành hàng không
Việt Nam: Thu thập, theo dõi và tổng hợp số liệu chi phí nguyên vật liệu, kết nối và cung
cấp thông tin cho công tác hạch toán kế toán của bộ phận tài chính kế toán và cung cấp
thông tin phục vụ quyết định quản trị
Để quản lý tốt chi phí nguyên vật liệu thì cần phải xác định các yếu tố tác động đến
chi phí bao gồm: biến động giá mua nguyên vật liệu, rủi ro về tỷ giá, vận chuyển quốc tế,
yếu tố thời tiết và mùa vụ, hỏng hóc do yếu tố khách quan, nhận thức của người trực tiếp
quản lý sử dụng nguyên vật liệu, năng lực điều hành, chính sách quản lý. Từ đó tìm cách
khắc phục, hạn chế tối đa mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến chi phí nguyên vật
liệu.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI
BAN QUẢN LÝ VẬT TƯ – TỔNG CÔNG TY
HÀNG KHÔNG VIỆT
Đây là chương về thực trạng nên luận văn sẽ trình bày bức tranh toàn cảnh về
tình hình quản lý chi phí nguyên vật liệu tại Ban Quản lý vật tư – Tổng Công ty hàng
không Việt Nam với những nội dung mang tính thực tiễn.
Thứ nhất, luận văn đưa đến cho người đọc cái nhìn tổng quan nhất về Tổng Công
ty hàng không Việt Nam và Ban Quản lý vật tư:
Tháng 4 năm 1993 là thời điểm lịch sử khi Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam
(Vietnam Airlines) chính thức hình thành với tư cách là một tập đoàn kinh doanh vận tải
hàng không có quy mô lớn của Nhà nước. Từ năm 2009, Vietnam Airlines đã nỗ lực đáp
ứng các yêu cầu gia nhập của Liên minh hàng không toàn cầu SkyTeam, đánh dấu một
bước phát triển vượt bậc của hãng trong tiến trình khẳng định đẳng cấp quốc tế. Hiện tại
Vietnam Airlines đang khai thác 81 máy bay bao gồm: 10 máy bay 777, 09 máy bay 330,
37 máy bay 321, 07 máy bay 320, 16 máy bay ATR7 và 02 máy bay Forker 70.
Ban Quản lý vật tư được thành lập vào năm 1997, tách ra từ Ban Kỹ thuật vật tư.
Cơ cấu tổ chức của Ban được chia làm 03 phòng: Phòng kiểm soát định mức kho, phòng
cung ứng và phòng quản lý chi phí.
Thứ hai, luận văn đã trình bày cụ thể công tác quản lý chi phí nguyên vật liệu tại
Ban Quản lý vật tư. Trong phần này, luận văn đã thu hẹp đối tượng nghiên cứu liên quan
đến chi phí nguyên vật liệu theo đúng phân quyền trách nhiệm của Ban Quản lý vật tư.
Cụ thể: Chi phí nhiên liệu bay là chi phí nhiên liệu bay (xăng máy bay) chiếm tỷ lệ hơn
1/3 trên tổng chi phí của Vietnam Airlines. Chi phí PTVT máy bay là chi phí PTVT máy
bay thuộc quyền quản lý của Ban Quản lý vật tư (PTVT quay vòng).
Thứ ba, về nội dung của công tác quản lý chi phí nguyên vật liệu tại Ban Quản lý
vật tư, luận văn tập trung đi sâu, nêu rõ các vấn đề thực tế về quản lý chi phí nhiên liệu và
quản lý chi phí phụ tùng vật tư máy bay. Chí phí nguyên vật liệu được quản lý trên cơ sở
lập kế hoạch chi phí, kiểm soát thực hiện chi phí, điều chỉnh kế hoạch theo 6 tháng, 9
tháng và báo cáo thực hiện kế hoạch chi phí làm căn cứ cho việc ra quyết định quản trị,
dự báo cho các năm tiếp theo.
Thứ tư, thông qua phần thực trạng, có thể đánh giá được những thành tích và hạn
chế của công tác quản lý chi phí nguyên vật liệu tại Ban Quản lý vật tư, đồng thời xác
định rõ các nguyên nhân dẫn tới các những hạn chế này, làm cơ sở cho việc đề xuất các
giải pháp trong chương 4.
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI BAN QUẢN LÝ VẬT TƯ – TỔNG
CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
Xuất phát từ thực trạng nêu tại chương 3, luận văn đưa ra các giải pháp và kiến
nghị nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả của công tác quản lý chi phí nguyên vật liệu tại
Ban Quản lý vật tư. Tuy nhiên, các giải pháp nêu ra đều được học viên cân nhắc đảm bảo
phù hợp với định hướng phát triển chung của Tổng Công ty hàng không Việt Nam.
Về phương hướng phát triển, Tổng Công ty vẫn nỗ lực tập trung nguồn lực hiện
đại hóa đội bay và mở rộng mạng lưới đường bay trên khắp thế giới, nhằm đạt được mục
tiêu trở thành hãng hàng không lớn thứ 2 khu vực Đông Nam Á vào năm 2015, đạt tiêu
chuẩn "4 sao", là một trong số 10 hãng hàng không được ưa chuộng nhất châu Á về chất
lượng dịch vụ hành khách.
Với kế hoạch phát triển, mở rộng đội bay và đường bay của Tổng Công ty hàng
không Việt Nam trong những năm sắp tới, quá trình dự trữ và cung ứng nhiên liệu, PTVT
máy bay sẽ trở nên phức tạp hơn làm chi phí về nhiên liệu cũng như chi phí PTVT tăng
lên, đặt ra nhiều khó khăn trong việc quản lý chi phí nguyên vật liệu tại Ban Quản lý vật
tư, ngoài những thay đổi cần có để phù hợp với sự phát triển của Tổng Công ty, vẫn cần
phải có sự kết nối với các Ban liên quan khác trong việc kiểm soát và tiếp tục tìm ra giải
pháp tiết kiệm chi phí.
Do đó yêu cầu đặt ra cho công tác quản lý chi phí nguyên vật liệu tại Ban Quản
lý vật tư là phải quản lý tốt nguyên vật liệu và quản lý hiệu quả và tiết kiệm chi phí
nguyên vật liệu
Để góp phần hoàn thiện công tác quản lý chi phí nguyên vật liệu tại Ban Quản lý
vật tư, luận văn đã mạnh dạn đưa ra các đề xuất và giải pháp như sau:
Thứ nhất, hoàn thiện công tác xây dựng định mức nguyên vật liệu
Theo thống kê, trong những năm qua, mức nhiên liệu đốt cháy trên mỗi BH dao
động trong một khoảng nhất định nên có thể xây dựng được định mức tiêu hao cho nhiên
liệu bay. Cụ thể:
- Định mức tiêu hao nhiên liệu cho mỗi giờ bay có thể tính quân trong khoảng thời
gian 3-5 năm trên cơ sở phân tích các yếu tố tác động, loại bỏ các yếu tố bất hợp lý; định
kỳ kiểm tra và đánh giá lại định mức, tránh sử dụng số liệu lỗi thời, không sát thực tế. Có
2 yếu tố cơ bản nữa cần tính đến khi xây dựng định mức tiêu hao nhiên liệu, đó là trình
độ phi công, thời tiết.
- Mức tiêu hao nhiên liệu theo giờ bay vẫn sử dụng công thức truyền thống.
Nhưng về ngắn hạn, trong khoảng thời gian thường xuất hiện thời tiết xấu, có thể sử dụng
công thức sau để phân tích:
Cnhiênliệui=
∑Vi
x h ∑B
Hi
Cnhiênliệui: Khối lượng nhiên liệu tiêu hao bình quân mỗi BH có tính đến yếu tố thời
tiết, khí hậu của máy bay i (tấn/BH)
Vi: Tổng khối lượng nhiên liệu nạp thực tế trong một thời gian nhất định của máy
bay i (tấn)
BHi: Tổng BH thực tế trong một khoảng thời gian nhất định của máy bay i (BH)
h: Hệ số tiêu hao nhiên liệu trong khoảng thời chịu tác động của thời tiết khí hậu.
h =
Lượng nhiên liệu tiêu hao trong điều kiện thời
tiết xấu
Lượng nhiên liệu tiêu hao trong điều kiện bình
thường
Còn đối với PTVT quay vòng, cần phải tiếp tục theo dõi biến động trong thời gian
dài, có tính đến chất lượng phụ tùng như công nghệ sản xuất, hãng sản xuất, tiêu chuẩn
quốc tế và hạn sử dụng đối với PTVT có thời hạn sử dụng để chủ động xây dựng định
mức sử dụng PTVT. Có thể cần nhắc tính toán định mức số lượng PTVT quay vòng sử
dụng khi bảo dưỡng sửa chữa ở mức A check, B check, C check, D check.
Sau một thời gian, định mức nguyên vật liệu cần được đánh giá, cập nhật lại để
phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại.
Thứ hai, hoàn thiện kế hoạch chi phí nguyên vật liệu
Hoàn thiện kế hoạch chi phí nhiên liệu
- Xác định nhu cầu nhiên liệu dựa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm
của Tổng Công ty bao gồm: Số lượng, chất lượng cần cung ứng trong kỳ kế hoạch dựa
vào các thông số như giờ bay, chặng bay, loại máy bay, định mức tiêu hao nhiên liệu trên
1BH,...; nhu cầu mới bổ sung được dự báo dựa vào kế hoạch mở các đường bay mới của
Tổng Công ty để có phương pháp tính toán thích hợp.
- Xác định giá nhiên liệu: Để xác định được giá nhiên liệu, cần phải nghiên cứu thị
trường nhiên liệu trong một khoảng thời gian nhất định. Khác với quan điểm tính chi phí
bảo toàn về mặt giá trị, Ban Quản lý vật tư cần xem xét tính chi phí kinh doanh sử dụng
nhiên liệu, tuân thủ theo nguyên tắc bảo toàn về mặt hiện vật, phục vụ việc ra quyết định
quản trị bởi chi phí nhiên liệu thường rất lớn do giá mua cao. Vietnam Airlines là một
doanh nghiệp có quy mô kinh doanh lớn, nếu chỉ sử dụng thông tin về mặt giá trị để ra
quyết định kinh doanh, dễ dẫn đến việc điều hành, ra quyết định kinh doanh thiếu chính
xác. Trong thời gian gần đây, giá nhiên liệu máy bay đã có những thay đổi lớn, có xu
hướng tăng dần, việc quản lý chi phí nhiên liệu đơn thuần theo giá mua trên hóa đơn
chứng từ dễ dẫn đến tình trạng “lãi giả, lỗ thật”. Vì vậy, để xác định được giá kế hoạch
phù hợp, cần coi trọng phân tích xu hướng biến động giá trên cơ sở mức giá bình quân và
hệ số tăng giá của một thời kỳ theo công thức sau:
GKH = Gbq x kG + PDVCƯ + PSB
Trong đó, GKH: Giá kế hoạch
Gbq: Giá cơ bản bình quân của tháng trước tháng lập kế hoạch
kG: Hệ số biến động giá nhiên liệu trong một khoảng thời gian nhất định trước kỳ
lập kế hoạch
PDVCƯ: Phí dịch vụ cung ứng
Psbbq : Phí sân bay theo hợp đồng
Hoàn thiện kế hoạch chi phí PTVT
a) Nghiên cứu thị trường nguyên vật liệu
Ban Quản lý vật tư cần thu thập thông tin về số lượng mạng lưới nhà cung cấp và
những nhân tố ảnh hưởng đến giá cả và chất lượng nguyên vật liệu. Đối với xăng máy
bay, giá mua biến động liên tục và khó dự báo vì nó phụ thuộc vào giá dầu thô, chi phí
cho xăng máy bay rất lớn nên việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giá cần phải được
thực hiện. Đối với PTVT máy bay thì mức độ thay đổi về giá không nhiều, không gây đột
biến về chi phí như nhiên liệu máy bay nhưng vẫn cần những nghiên cứu về thông tin thị
trường tác động đến giá PTVT. Đây là cơ sở để xây dựng giá kế hoạch, giúp lập kế hoạch
chi bằng tiền và kế hoạch chi phí của Ban Quản lý vật tư sát thực hơn.
b) Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu trong bảo dưỡng, sửa chữa, giảm chi phí
PTVT máy bay
Ban Quản lý vật tư thực hiện đánh giá mức kho để xác định điểm đặt hàng, khi
lượng dự trữ trong giảm xuống tới một mức cụ thể gọi là mức an toàn thì phải phát đơn
hàng mua PTVT để bổ sung mức dự trữ. Phương pháp này thường được sử dụng cho các
nhu cầu độc lập. Trong lĩnh vực hàng không, máy bay sẽ được đưa vào bảo dưỡng sau
một thời gian hoặc sau số lần hạ cất cánh nhất định theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Do
đó, kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa có thể được biết trước nhưng số lượng và chủng loại
PTVT cần thiết để sử dụng, thay thế trong quá trình bảo dưỡng sửa chữa thì khó có thể
dự đoán được đầy đủ, chính xác. Tuy nhiên, trên thực tế, một khối máy lớn được lắp ráp
lại từ những bộ phận và PTVT khác, tức là nó có sự phụ thuộc vào những bộ phận, PTVT
này. Nếu Ban Quản lý vật tư sử dụng phương pháp MRP để quản lý các PTVT quay vòng
có nhu cầu phụ thuộc, kế hoạch đặt hàng bổ sung sẽ có hiệu quả hơn.
c) Xây dựng hợp lý lượng dự trữ PTVT quay vòng
Có một yếu tố mà Ban Quản lý vật tư chưa thực sự quan tâm đúng mức, đó là
lượng đặt hàng liên quan đến dự trữ tối ưu. Nếu đầu tư cho việc nắm bắt thông tin, quan
hệ, tạo dựng uy tín kinh doanh, Tổng Công ty có khả năng giành được lượng đặt hàng
lớn, giảm số lần đặt hàng, tiết kiệm chi phí đặt hàng, có thể giảm được giá do mua hàng
với số lượng lớn, đảm bảo tính chắc chắn cho cung ứng PTVT máy bay, loại trừ được yếu
tố tăng giá. Tuy nhiên, lượng đặt hàng lớn sẽ dẫn đến lượng lưu kho lớn, cầu về vốn lớn
dễ làm tăng chi phí kinh doanh, thời gian bảo quan lâu có thể làm giảm chất lượng PTVT.
Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần tính toán được lượng đặt hàng và dự trữ tối ưu, đặc biệt là
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tổng cầu PTVT trong kỳ kế hoạch, thời gian mua
sắm, khả năng cung ứng từng phần, năng lực kho tàng, giới hạn về tài chính để xác định
lượng dự trữ tối thiểu cần thiết. Có thể áp dụng công thức:
DTct = DTtx + DTbh
Trong đó, DTct: Lượng dự trữ cần thiết
DTtx: Lượng dự trữ thường xuyên, đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra liên tục
trong điều kiện cung ứng bình thường
DTbh: Lượng dự trữ nhằm bảo đảm cho quá trình sản xuất trong điều kiện có yếu
tố bất thường xảy ra như giao hàng chậm trễ, nhu cầu phát sinh ngoài kế hoạch
Thứ ba, xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý chi phí nguyên
vật liệu
Ngoài việc xây dựng kế hoạch, hoàn thiện lại định mức tiêu hao nguyên vật liệu,
cần phân tích đánh giá sử dụng nguyên vật liệu. Có nhiều phương pháp đánh giá, song
phương pháp có tính khả thi để thực hiện là phương pháp phân tích so sánh và phương
pháp chỉ số để đánh giá vai trò và tác động của chi phí nguyên vật liệu đến tổng chi phí
và kết quả kinh doanh của Tổng Công ty
Thứ tư, lựa chọn nhà cung ứng
Lựa chọn nhà cung ứng tốt sẽ góp phần vào thành công của doanh nghiệp, yếu tố
đầu được đáp ứng đầy đủ kịp thời về chất lượng, số lượng sẽ giúp doanh nghiệp sản xuất
sản phẩm hay cung ứng dịch vụ đạt hiệu quả cao hơn.
- Đối với nhà cung ứng hiện tại: Tiếp tục duy trì hợp tác với các nhà cung ứng tốt,
có uy tín, thường xuyên liên lạc, trao đổi với nhà cung ứng về tiêu chí kỹ thuật đối với
nguyên vật liệu sẽ mua trong thời gian tới để nhà cung ứng có sự tìm kiếm và chuẩn bị
nguồn hàng. Cùng với đó là việc xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá, xếp bậc hiệu quả hoạt
động của các nhà cung ứng dựa trên những mong đợi về chất lượng và thời gian giao
hàng, năng lực, tình hình tài chính, uy tín của nhà cung cấp. Điều này sẽ giúp hãng kiểm
soát chặt chẽ hơn hiệu quả hoạt động của các nhà cung ứng, đồng thời cung cấp những
thông tin phản hồi quý báu đến các nhà cung ứng.
- Nhà cung cấp mới: Việc tìm kiếm và mở rộng hợp tác với nhà cung cấp mới
cũng khá quan trọng, có thể tìm kiếm qua internet, qua các hội chợ, hội thảo về nguyên
vật liệu hàng không, hoặc qua chính đối tác cung ứng hiện tại. Ngoài ra, việc điều tra
nghiên cứu thị trường cung ứng cũng cần được tiến hành thường xuyên và nghiêm túc để
so sánh mức giá đang được nhà cung cấp cũ áp dụng có hợp lý hay không và phát hiện
được nhà cung cấp mới tốt hơn.
- Xây dựng tiêu chí đánh giá nhà cung ứng
Thứ năm, đào tạo cán bộ, nâng cao trách nhiệm, trình độ chuyên môn và tạo
động lực phát triển
Lựa chọn, sắp xếp lao động phù hợp yêu cầu hoạt động của Ban, tăng cường đào
tạo, nâng cao chất lượng lao động.
Có cơ chế và hình thức làm cho cán bộ công nhân viên của Tổng Công ty nói
chung và Ban Quản lý vật tư nói riêng nhận thức đúng vị trí và vai trò của quản lý chi phí
nguyên vật liệu đối với sự phát triển và hiệu quả kinh doanh của Tổng Công ty và đối với
thu nhập của họ. Ngoài ra, khuyến khích cho người lao động có tinh thần trách nhiệm và
tâm huyết với công việc bằng cách thưởng phạt công bằng.
Thứ sáu, xây dựng ý thức trách nhiệm tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu
Khuyến khích nhân viên tham gia quản lý chi phí nguyên vật liệu, cung cấp
thông tin phản hồi về ý kiến đóng góp cho việc tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu cho
Tổng Công ty của nhân viên để họ thấy rằng nỗ lực của họ được ghi nhận và do vậy vẫn
tiếp tục nhiệt tình quan tâm đến việc kiểm soát chi phí. Cần khuyến khích sự quan tâm
đến chi phí, tạo ý thức tiết kiệm chi phí cho các nhân viên.
Thứ bảy, Đổi mới trong phân định trách nhiệm quản lý tại Ban Quản lý vật tư
Công ty TNHH một thành viên kỹ thuật tàu bay (VAECO) chịu trách nhiệm quản
lý và cung ứng PTVT tiêu hao, đồng thời quản lý toàn bộ kho PTVT máy bay về mặt
hiện. Đây là điều chưa hợp lý, có sự chồng chéo và khó xác định trách nhiệm trong quản
lý. Ban Quản lý vật tư nên quản trị vật tư quay vòng cả về hiện vật và giá trị. Do đó,
Tổng Công ty cần nghiên cứu, đưa ra các quy định mới xác định trách nhiệm một cách rõ
ràng, bảo đảm sự thống nhất giữa hiện vật và giá trị, nâng cao tính chuyên nghiệp của
mỗi bên
Ngoài ra, luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị đối với Nhà nước và Tổng Công
ty hàng không Việt Nam với mục