Tính cấp thiết của đề tài
Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế Giao thông Vận tải 4 tuy đã gần 50 năm thành
lập và phát triển nhưng trong giai đoạn hiện nay, đứng trước sự canh tranh gay gắt của
các DN xây dựng lớn và nhỏ, Công ty có thời điểm cũng phải đứng trước sự lựa chọn
sống còn, được hay mất. Do đó, cuộc cải cách giá thành càng trở nên cực kỳ quan trọng,
việc hoàn thiện công tác hạch toán CPSX và tính Zsp kịp thời, chính xác luôn là nhiệm
vụ hàng đầu.
Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Các tài liệu và công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài được Học viên theo dõi
và xem xét cụ thể như sau:
- Luận văn “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành điện với tăng
cường kiểm soát nội bộ tại Công ty Cổ phần nhiệt điện Quảng Ninh” do Nguyễn Đăng
Dung nghiên cứu năm 2012
- Luận văn “Hoàn thiện KTCPSX & TÍNH ZSP tại Công ty Cổ phần đầu tư và kinh
doanh thép Nhân Luật” do Phạm Trương Phú Nguyên nghiên cứu năm 2013.
- Luận văn “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây
lắp tại Công ty Xây dựng Công trình giao thông 134” do Nguyễn Văn Dũng nghiên cứu
năm 2014
- Ngoài ra Học viên còn tham khảo một số thông tin trên các trang web điện tử ( thư viện
pháp luật.vn, voer.edu.vn, mof.gov.vn ) thông tư hướng dẫn về KTCPSX & Tính ZSP (Thông
tư 161/2007/TT – BTC, Quyết định149/2001/QĐ – BTC ), chuẩn mực kế toán số 01, 02, 03
để trang bị thêm những kiến thức lý luận liên quan đến đề tài.
10 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 429 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế Giao thông Vận tải 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế Giao thông Vận tải 4 tuy đã gần 50 năm thành
lập và phát triển nhưng trong giai đoạn hiện nay, đứng trước sự canh tranh gay gắt của
các DN xây dựng lớn và nhỏ, Công ty có thời điểm cũng phải đứng trước sự lựa chọn
sống còn, được hay mất. Do đó, cuộc cải cách giá thành càng trở nên cực kỳ quan trọng,
việc hoàn thiện công tác hạch toán CPSX và tính Zsp kịp thời, chính xác luôn là nhiệm
vụ hàng đầu.
1.2.Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Các tài liệu và công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài được Học viên theo dõi
và xem xét cụ thể như sau:
- Luận văn “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành điện với tăng
cường kiểm soát nội bộ tại Công ty Cổ phần nhiệt điện Quảng Ninh” do Nguyễn Đăng
Dung nghiên cứu năm 2012
- Luận văn “Hoàn thiện KTCPSX & TÍNH ZSP tại Công ty Cổ phần đầu tư và kinh
doanh thép Nhân Luật” do Phạm Trương Phú Nguyên nghiên cứu năm 2013.
- Luận văn “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây
lắp tại Công ty Xây dựng Công trình giao thông 134” do Nguyễn Văn Dũng nghiên cứu
năm 2014
- Ngoài ra Học viên còn tham khảo một số thông tin trên các trang web điện tử ( thư viện
pháp luật.vn, voer.edu.vn, mof.gov.vn) thông tư hướng dẫn về KTCPSX & Tính ZSP (Thông
tư 161/2007/TT – BTC, Quyết định149/2001/QĐ – BTC), chuẩn mực kế toán số 01, 02, 03
để trang bị thêm những kiến thức lý luận liên quan đến đề tài.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu cụ thể của đề tài bao gồm ba mục tiêu sau:
Thứ nhất: Về lý luận: Cụ thể hóa lý luận về kế toán CPSX và tính Zsp trong các
DN xây lắp;
Thứ hai: Vận dụng lý luận trên vào phản ánh thực trạng kế toán CPSX và tính
Zsp tại Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế Giao thông Vận tải 4 ;
Thứ ba: Đánh giá chung và đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện kế
toán CPSX và tính Zsp tại Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế Giao thông Vận tải 4 .
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Kế toán CPSX và tính Zsp tại các DN xây lắp có những đặc điểm gì?
Câu hỏi 2: Công tác kế toán CPSX và tính Zsp tại Công ty cổ phần Tư vấn Thiết
kế Giao thộng Vận tải 4 được tiến hành như thế nào?
Câu hỏi 3: Những vấn đề còn tồn tại của kế toán CPSX và tính Zsp tại Công ty cổ
phần Tư vấn Thiết kế Giao thông Vận tải 4 là gì?
Câu hỏi 4: Những giải pháp gì có thể áp dụng để hoàn thiện kế toán CPSX và tính
Zsp với tăng cường quản trị chi phí tại Công ty .
1.5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là kế toán CPSX và tính Zsp tại Công ty cổ
phần Tư vấn Thiết kế Giao thông Vận tải 4.
Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1/2015 đến tháng 3/2015
- Địa điểm nghiên cứu: Tại Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế Giao thông Vận tải 4,
TP Vinh, tỉnh Nghệ An.
1.6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu: Thu thập dữ liệu thứ cấp, thu thập dữ liệu sơ cấp
Phương pháp phân loại dữ liệu: Gồm cả thông tin định tính và thông tin định lượng.
Phương pháp xử lý dữ liệu
Phương pháp so sánh, tổng hợp và phân tích
1.7. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Ý nghĩa khoa học của đề tài là trên cơ sở cụ thể hoá lý luận và phân tích thực tiễn
về tổ chức KTCPSX & Tính ZSP tại Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế Giao thông Vận tải
4 để đề xuất các giải pháp hữu ích không chỉ cho Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế Giao
thông Vận tải 4 mà còn hướng tới việc vận dụng KTCPSX & Tính Zsp vào quản trị chi
phí tại Công ty trong giai đoạn hiện nay.
1.8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Kết cấu của đề tài nghiên cứu gồm 4 chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu;
Chương 2: Lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại doanh nghiệp xây lắp;
Chương 3: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế Giao thông Vận tải 4;
Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu, giải pháp hoàn thiện và kết luận
CHƢƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP
2.1. Khái quát về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đối với doanh
nghiệp xây lắp
2.1.1. Đặc điểm ngành xây dựng chi phối đến kế toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm
Thứ nhất, sản phẩm xây lắp mang tính chất riêng lẻ
Thứ hai, sản phẩm XDCB có giá trị lớn, khối lượng công trình lớn và thời gian thi công
dài.
Thứ ba, thời gian sử dụng sản phẩm xây lắp tương đối dài
Thứ tư, sản phẩm XDCB được sử dụng tại chỗ, địa điểm xây dựng cố định theo địa
bàn thi công
Thứ năm, sản xuất XDCB thường diễn ra ngoài trời, chịu tác động trực tiếp bởi điều
kiện môi trường, thiên nhiên thời tiết và do đó việc thi công xây lắp thường mang tính chất
thời vụ.
2.1.2. Khái niệm, phân loại và đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
CPSX là tổng số các hao phí lao động sống và lao động vật hóa được biểu hiện bằng
tiền phát sinh trong quá trình SXKD (Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam).
Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất của chi phí
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí
dịch vụ mua ngoài, các loại chi phí khác bằng tiền.
Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng kinh tế (theo khoản mục phí)
- Chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí sử dụng MTC, chi phí SXC.
Phân loại chi phí theo lĩnh vực hoạt động kinh doanh
- Chi phí của hoạt động SXKD, chi phí hoạt động tài chính, chi phí hoạt đông bất
thường
Phân loại theo chức năng của chi phí
- Chi phí tham gia vào quá trình sản xuất, chi phí tham gia vào chức năng bán hàng,
chi phí tham gia vào chức năng quản lý
Đối tượng tập hợp CPSX là phạm vi, giới hạn mà các CPSX cần được tổ chức tập
hợp.
2.1.3. Khái niệm, phân loại và đối tượng tính giá thành sản phẩm
Zsp xây lắp là toàn bộ các chi phí (chi phí về lao động sống và lao động vật hóa)
tính bằng tiền để hoàn thành một khối lượng sản phẩm xây lắp theo quy định.
Căn cứ vào thời điểm tính giá thành (áp dụng trong DNXL), gồm:
Giá trị dự toán: là giá thanh toán cho khối lượng công tác xây lắp hoàn thành
Lợi nhuận định mức : là chỉ tiêu do nhà nước quy định
Giá thành thực tế : là toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh để thực hiện hoàn
thành quá trình thi công do kế toán tập hợp được.
Đối tượng tính Z là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do DN sản xuất ra và cần
phải tính được giá thành, giá thành đơn vị.
2.1.4. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, mối quan hệ
giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành
- Về mặt phạm vi: CPSX gắn với một thời kỳ nhất định, còn Zsp gắn với khối
lượng sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành.
- Về mặt lượng: CPSX cả phần dở dang cuối kỳ còn Zsp không tính khoản mục
này, thể hiện qua công thức sau:
Tổng Zsp = Tổng CPSX DDĐK + Tổng CPSX PSTK - Tổng CPSX DDCK
2.1.5. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành
sản phẩm
Phương pháp tập hợp CPSX theo sản phẩm hoặc theo đơn đặt hàng, phương pháp
tập hợp CPSX theo nhóm SP, phương pháp tập hợp chi phí theo đơn vị thi công.
Các phương pháp tính giá thành
Phương pháp tính giá thành giản đơn
Z tt = CPSXDDĐK + CPSX PSTK - CPSXDDCK
Phương pháp tỷ lệ
Công thức:
=
Phương pháp tổng cộng chi phí
Z = DĐK + C 1 + C 2 +... + Cn - DCK
Phương pháp tính giá thành theo định mức
Z tt của sản
phẩm
=
Z định mức
sản phẩm
+/-
Chênh lệch do
thay đổi định mức
+/-
Chênh lệch so
với định mức
Giá thành
của từng sản
phẩm, CT,
HMCT
Tổng chi phí thực tế phát sinh
của nhóm SP, CT, HMCT
Tổng giá thành kế hoạch( hoặc Z
dự toán) của nhóm SP, HMCT
Giá thành
kế hoạch
(hoặc Zdt)
của từng
SP, CT
HMCT
2.2. Kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp
2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chứng từ kế toán: Phiếu xuất kho, bảng kê xuất vật tư, hóa đơn bán hàng, hóa
đơn GTGT, phiếu xin tạm ứng vật tư.
Tài khoản sử dụng: Để hạch toán chi phí NVLTT, kế toán sử dụng tài khoản
621- Chi phí NVLTT
Trình tự hạch toán :Trình tự hạch toán chi phí NVLTT (phụ lục 02).
2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Chứng từ kế toán: Bảng chấm công, bảng thanh toán khối lượng sản phẩm hoàn
thành, bảng thanh toán tiền lương, bảng phân bổ tiền lương và BHXH...
Tài khoản sử dụng: Để tập hợp chi phí NCTT, kế toán sử dụng tài khoản 622- Chi
phí NCTT.
Trình tự hạch toán:Trình tự hạch toán chi phí NCTT (phụ lục 03).
2.2.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công
Chứng từ kế toán: Nhật trình xe, máy thi công, phiếu xuất kho , bảng xác nhận khối
lượng xe, máy hoàn thành, bảng phân bổ khấu hao MTC.
Tài khoản sử dụng
Để hạch toán chi phí MTC, kế toán sử dụng tài khoản 623- Chi phí sử dụng MTC
Trình tự hạch toán: Trình tự hạch toán chi phí MTC theo các sơ đồ tương ứng với các
trường hợp: Sơ đồ 2.1, sơ đồ 2.2, phụ lục 04.
2.2.4. Kế toán chi phí sản xuất chung
Chứng từ kế toán: Phiếu xuất kho , bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, hóa đơn GTGT
, bảng tổng hợp chi phí SXC...
Tài khoản sử dụng
Tài khoản sử dụng 627- Chi phí SXC, TK 627 có 6 tài khoản cấp 2
+TK6271: Chi phí nhân viên phân xưởng + TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ
+TK6272: Chi phí vật liệu + TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài
+TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất +TK 6278 : Chi phí bằng tiền khác
2.3.5. Kế toán tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp xây lắp
Chứng từ kế toán: Bảng phân bổ các khoản chi phí chung, bảng tổng hợp chi phí
sản xuất theo vụ việc.
Tài khoản sử dụng :Tài khoản sử dụng là 154- CPSX KDDD
Trình tự hạch toán: Để tổng hợp, phân bổ và kết chuyển chi phí, các DN xây lắp
sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Học viên xin trình bày trình tự hạch toán
theo phương pháp kê khai thường xuyên tại (phụ lục 06).
Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang
Nội dung: Sản phẩm làm dở trong các doanh nghiệp xây lắp có thể là CT, HMCT
dở dang, chưa hoàn thành hay khối lượng công tác xây lắp dở dang trong kỳ chưa được
chủ đầu tư nghiệm thu, chấp nhận thanh toán.
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƢ VẤN THIẾT KẾ GIAO
THÔNG VẬN TẢI 4
3.1. Khái quát chung về Công ty cổ phần Tƣ vấn Thiết kế Giao thông Vận tải
4
3.1.1. Giới thiệu về Công ty
Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế Giao thông Vận tải 4 là DN cổ phần, được
chuyển đổi theo Quyết định số 3551/QĐ-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2005 của Bộ
Giao thông Vận tải về việc phê duyệt phương án và chuyển Công ty Tư vấn Xây dựng
Công trình Giao thông 4
3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
Lập dự án đầu tư các công trình xây dựng, tư vấn về đấu thầu và hợp đồng kinh tế
xây dựng các công trình, tư vấn cho chủ đầu tư về các công việc, thiết kế và dự toán theo
các bước đầu tư xây dựng công trình.
3.1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Về cơ cầu tổ chức hoạt động SXKD, xem sơ đồ 3.1. Trong đó gồm các bộ phận
như: Phụ trách công trình, kỹ thuật công trình, vật liệu xây dựng công trình, các đơn vị sản
xuất.
3.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, xem sơ đồ 3.2, trong đó có các phòng ban như :
Hội đồng quản trị, ban kiểm soát, giám đốc, phó giám đốc điều hành, các đơn vị sản xuất,
bộ máy quản lý.
3.1.5. Đặc điểm bộ máy kế toán của Công ty
Về cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán, xem sơ đồ 3.3
Hệ thống kế toán Công ty áp dụng:
Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty: Công ty áp dụng chế độ kế toán theo
Thông tư 200/2014/TT – BTC của Bộ trưởng BộTtài chính
Hình thức ghi sổ: Công ty áp dụng hình thức nhật ký chung để ghi sổ kế toán.
Hạch toán kế toán: Công ty áp dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Phương pháp khấu hao TSCĐ: áp dụng theo phương pháp khấu hao đường thẳng
để tính khấu hao TSCĐ.
Phương pháp tính giá xuất kho : Công ty áp dụng hình thức tính giá theo giá nhập
trước - xuất trước.
Phương pháp hạch toán thuế GTGT: Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
3.2. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất tại Công ty
3.2.1. Khái quát chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại Công ty
Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế Giao thông Vận tải 4 tập hợp chi phí và tính giá
thành theo từng HMCT, kỳ tình giá thành theo tháng, đánh giá sản phẩm dở dang theo
điểm dừng kỹ thuật hợp lý, phân bổ chi phí SXC theo chi phí trực tiếp, tính giá xuất kho
theo phương pháp nhập trước - xuất trước.
3.2.2. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chứng từ, sổ sách: Phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT, bảng tổng hợp N – X – T, sổ
nhật ký chung, sổ chi tiết tài khoản 621, sổ cái tài khoản 621 – D04.
Tài khoản: TK 621 – D04: Chi phí NVLTT CT Cầu Vượt đường sắt – Quán Hành
Quy trình luân chuyển chứng từ: xem lưu đồ 3.1
3.2.3. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Chứng từ, sổ sách: Bảng chấm công, bảng bình xét điểm, bảng thanh toán tiền
lương, bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội Sổ chi tiết tài khoản 622 – D04, sổ
cái tài khoản 622 – D04.
Tài khoản: TK 622 – D04: Chi phí NCTT công trình cầu Vượt đường sắt
Quy trình luân chuyển chứng từ: Xem lưu đồ 3.2
3.2.4. Kế toán chi phí máy thi công
Chứng từ, sổ sách sử dụng: Nhật trình xe máy thi công, phiếu xuất kho, bảng
thanh toán khối lượng xe máy thuê ngoài, bảng thanh toán lương, phiếu chi, hóa đơn
GTGTSổ nhật ký chung, sổ chi tiết tài khoản 627, sổ cái tài khoản 627 – D04
Tài khoản sử dụng: TK 623 – D04: Chi phí NC MTC công trình cầu Vượt đường
sắt – Quán Hành.
Quy trình luân chuyển chứng từ: Xem lưu đồ 3.3
3.2.5. Kế toán chi phí sản xuất chung
Chứng từ, sổ sách: Bảng thanh toán lương, bảng phân bổ chi phí sản xuất chung,
phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT, phiếu chi,Sổ nhật ký chung, sổ chi tiết tài khoản 627,
sổ cái TK 627.
Tài khoản sử dụng: TK 627 – D04: Chi phí sản xuât chung CT cầu Vượt đường sắt
– Quán Hành
Quy trình luân chuyển chứng từ: xem lưu đồ 3.4
3.3. Thực trạng kế toán tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Tƣ vấn
Thiết kế Giao thông Vận tải 4
3.3.1. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất
Chứng từ, sổ sách sử dụng: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất theo vụ việc, bảng
tổng hợp các khoản chi phí sản xuất chung, sổ nhật ký chung, sổ cái tài khoản 154 – D04
Tài khoản sử dụng: TK 154 – D04
Ví dụ minh họa: Tổng CPSX phát sinh trong tháng 1 năm 2015 cho công trình
D04 là 2.349.958.852đ
3.3.2. Kế toán đánh giá sản phẩm dở dang, tính giá thành sản phẩm
Công ty đánh giá SPDD theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý. Căn cứ vào biểu kiểm kê
khối lượng dở dang, bộ phận kỹ thuật xác định được khối lượng dở dang cuối kỳ I năm
2015 cho công trình Cầu Vượt đường sắt - Quán Hành là: 973.180.055 đồng.
Giá thành thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao của công trình cầu Vượt
đường sắt vào Quý I năm 2015 là:
Ztt = 1.746.826.690 + 2.349.958.852 - 973.180.055
= 3.123.605.487 (đ)
CHƢƠNG 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, GIẢI PHÁP HOÀN
THIỆN VÀ KẾT LUẬN
4.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu
4.1.1. Những ưu điểm đạt được
Thứ nhất, kế toán chi phí NVLTT, Công ty xuất nguyên vật liệu căn cứ vào định mức
vật tư kỹ thuật và kế hoạch cấp nguyên vật liệu của từng đội thi công nên góp phần tiết kiệm
chi phí vật liệu và vật tư được sử dụng có kế hoạch.
Thứ hai, kế toán chi phí NCTT, Công ty kết hợp hình thức trả lương sản phẩm với
lương thời gian, cùng với việc chấm điểm cho lao động góp phần thúc đẩy năng suất và thực
hiện công bằng đối với từng lao động nói chung và lao động sản xuất trực tiếp nói riêng.
Thứ ba, kế toán chi phí MTC, kế toán thực hiện bóc tách riêng từng khoản mục nhỏ
MTC, vừa dễ theo dõi chi phí, vừa tiết kiệm chi phí phát sinh, đặc biệt nhiên liệu xuất phục
vụ máy thi công có căn cứ trên định mức tiêu hao nhiên liệu của máy nên việc thất thoát
nhiên liệu rất khó xảy ra.
Thứ tư, kế toán chi phí SXC, Công ty sử dụng hệ thống các chứng từ, bảng biểu, sổ
sách rất chi tiết, đầy đủ và tuân thủ biểu mẫu theo quy định để theo dõi từng khoản mục chi
phí sản xuất chung phát sinh, Công ty có theo dõi riêng khoản phụ cấp ca đêm độc hại vào
TK 6275 để có điều kiện quan tâm và ưu đãi nhiều hơn đén người lao động phải tiếp xúc với
môi trường làm việc độc hại.
4.1.2. Những tồn tại hạn chế
Thứ nhất, kế toán chi phí NVLTT, khoản vật liệu sử dụng không hết không được kế toán
công trình nhập lại kho và ghi giảm chi phí NVLTT, gây thất thoát NVL và tăng Zsp.
Thứ hai, kế toán chi phí NCTT, Công ty hạch toán chung chi phí lương của bộ
phận kỹ thuật, bảo vệ và cấp dưỡng công trình vào chi phí NCTT, làm thông tin chi phí
sản xuất không chính xác.
Thứ ba, chi phí MTC, Công ty hạch toán chung lương và các khoản trích theo
lương của nhân viên máy thi công vào Tk 6231, không đúng theo quy định hạch toán của
DN xây lắp, đồng thời khoản chi phí CCDC máy thi công và chi phí bằng tiền khác phục
vụ MTC không được theo dõi trên TK 623 mà được gộp chung vào TK 627.
Thứ tư, chi phí SXC, tiêu thức phân bổ chi phí SXC là CPTTPS trong kỳ nên
không đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin khi cần thiết.
Thứ năm, về tập hợp chi phí và tính Zsp, Công ty không tính đến khoản làm giảm
Zsp và áp dụng công thức tính Z giản đơn đồng loạt cho tất cả các sản phẩm xây lắp gây
khó khăn cho những CT, HMCT mang tính chất nâng cấp, cải tạo.
4.2. Giải pháp góp phần hoàn thiện kế toán CPSX & Tính Zsp tại Công ty cổ
phần Tƣ vấn Thiết kế Giao thông Vận tải 4
Thông qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn xác định việc hoàn thiện
KTCPSX & Tính ZSP tại Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế Giao thông Vận tải 4 là vấn
đề cấp thiết đặt ra. Trong quá trình đó cần đáp ứng một số yêu cầu sau:
Thứ nhất: Về chi phí NVLTT
Đối với khoản NVL xuất dùng không hết, Công ty nên lập biên bản kiểm nhận,
nghiệm thu và xác định giá trị cho số NVL này.
Thứ hai: Về chi phí NCTT
Lương của bộ phận quản lý tại đội thi công như: kỹ thuật, bảo vệ, cấp dưỡng đưa
vào chi phí SXC theo định khoản:
Thứ ba: Về chi phí MTC
Nên bóc tách riêng khoản mục 6233 (chi phí vật liệu MTC), 6238 (chi phí khác
MTC) ra khỏi chi phí SXC (lần lượt là 6273 và 6278), đảm bảo tính chính xác của các chi
phí phát sinh.
Các khoản trích theo lương của CN điều khiển MTC đưa vào TK 627 theo quy định.
Thứ tư: Về chi phí SXC
Công ty nên sử dụng tiêu thức phân bổ phù hợp và cập nhật hơn như: số giờ lao
động trực tiếp.
Thứ năm: Về phương pháp tính Zsp
Đưa các khoản làm giảm Z vào công thức tính Zsp: phế liệu thu hồi, NVL sử dụng
không hết.
Công ty nên áp dụng phương pháp tính giá thành theo ĐĐH đối với những hợp đồng
cải tạo, nâng cấp các công trình trong ngắn hạn.
4.3. Đóng góp của luận văn
Một là: Hệ thống hóa lý luận chung về tổ chức KTCPSX & Tính Zsp trong DN
xây lắp
Hai là: Hoàn thiện hệ thống chứng từ, TK kế toán CPSX tại Công ty;
Ba là: Hoàn thiện hệ thống sổ sách KTCPSX & Zsp;
Bốn là: Hoàn thiện KTCPSX & Tính ZSP với tăng cường quản trị chi phí tại Công
ty cổ phần Tư vấn Thiết kế Giao thông Vận tải 4
4.4. Những hạn chế và hƣớng nghiên cứu trong thời gian tới
Về những hạn chế và hướng nghiên cứu trong thời gian tới, Học viên xác định bản
thân có những hạn chế về thời gian nghiên cứu, các số liệu được cập nhật chủ yếu quý I
năm 2015 tại Phòng Kế hoạch và Phòng KTTC tại Công ty. Vì vậy có thể luận văn chưa
phản ánh được hết xu hướng biến động chung của hoạt động của đơn vị. Các vấn đề liên
quan đến việc thiết kế các sổ sách KTCPSX & ZSP, báo cáo quản trị còn chưa được khai
thác triệt để. Học viên mong được tiếp thu những hướng dẫn và ý kiến đóng góp của các
thành viên Hội đồng và các nhà khoa học khác để đề tài được hoàn thiện hơn.