Tóm tắt Luận văn Thực trạng phân tích tài chính tại công ty TNHH Vĩnh Trinh

Phân tích hoạt động tài chính đang ngày càng khẳng định vị thế của mình trong việc hỗ trợ Ban lãnh đạo doanh nghiệp quản lý và điều hành có hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế, hoàn thiện công tác phân tích giúp tạo nên một công cụ đắc lực là vấn đề cấp thiết. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là xem xét công tác tổ chức phân tích tài chính tại Công ty TNHH Vĩnh Trinh thông qua việc phân tích các Báo cáo tài chính, Báo cáo quản trị bằng hệ thống các chỉ tiêu phân tích và đánh giá Báo cáo phân tích của Công ty. Từ đó, đề xuất giải pháp hoàn thiện phân tích tài chính tại Công ty

pdf14 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 483 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Thực trạng phân tích tài chính tại công ty TNHH Vĩnh Trinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài và mục tiêu nghiên cứu: Phân tích hoạt động tài chính đang ngày càng khẳng định vị thế của mình trong việc hỗ trợ Ban lãnh đạo doanh nghiệp quản lý và điều hành có hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế, hoàn thiện công tác phân tích giúp tạo nên một công cụ đắc lực là vấn đề cấp thiết. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là xem xét công tác tổ chức phân tích tài chính tại Công ty TNHH Vĩnh Trinh thông qua việc phân tích các Báo cáo tài chính, Báo cáo quản trị bằng hệ thống các chỉ tiêu phân tích và đánh giá Báo cáo phân tích của Công ty. Từ đó, đề xuất giải pháp hoàn thiện phân tích tài chính tại Công ty. ii CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1. Tầm quan trọng của phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp là việc vận dụng tổng thể các phương pháp phân tích khoa học để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, giúp cho các đối tượng quan tâm nắm được thực trạng tài chính và an ninh tài chính của doanh nghiệp, dự đoán các chỉ tiêu tài chính trong tương lai cũng như rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải; qua đó, đề ra các quyết định phù hợp với lợi ích của họ. Phân tích tài chính có vai trò quan trọng, cung cấp thông tin cho nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Đối với các nhà quản lý, phân tích tài chính nhằm đánh giá hoạt động tài chính trong giai đoạn đã qua, đảm bảo cho các quyết định quản lý phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp, cung cấp thông tin về các dự đoán tài chính và là căn cứ để kiểm tra, kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp. 1.2. Phân tích tài chính doanh nghiệp Để thực hiện phân tích tài chính, chúng ta kết hợp sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp so sánh, phương pháp loại trừ, phương pháp dự báo, phương pháp Dupont... Mỗi một phương pháp có những tác dụng khác nhau và được sử dụng trong từng nội dung phân tích khác nhau. Việc phân tích tài chính được thực hiện dựa trên các tài liệu chi tiết, quan trọng nhất là hệ thống Báo cáo tài chính, bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh Báo cáo tài chính. Ngoài ra, các tài liệu khác liên quan cũng được sử dụng trong quá trình phân tích, như báo cáo kế toán quản trị, các chính sách kinh tế vĩ mô, dữ liệu trung bình ngành, các thông tin khác về nền kinh tế Để có những thông tin cần thiết phục vụ iii cho quá trình phân tích tài chính, cần sưu tầm đầy đủ những thông tin thích hợp liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Phân tích hoạt động tài chính được thực hiện bằng cách tính ra, so sánh và đánh giá ảnh hưởng của từng nhân tố đến các chỉ tiêu tài chính khác nhau. Mỗi nhóm chỉ tiêu thể hiện nội dung phân tích khác nhau. Các nội dung chủ yếu của phân tích tài chính doanh nghiệp bao gồm: - Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp - Phân tích tình hình thanh toán của doanh nghiệp - Phân tích khả năng tạo tiền và tình hình lưu chuyển tiền tệ - Phân tích hiệu quả sử dụng vốn - Phân tích các hệ số đòn bẩy - Phân tích điểm hòa vốn và việc ra quyết định 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới phân tích tài chính doanh nghiệp Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp, bao gồm các nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. Trong đó, điểm mấu chốt là nhân tố con người. Người thực hiện phân tích có trình độ cao, hiểu biết chuyên sâu về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và nền kinh tế sẽ thu thập dữ liệu và vận dụng phương pháp phân tích phù hợp, đưa ra các đánh giá xác đáng về tình hình tài chính của doanh nghiệp. iv CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHNH TẠI CÔNG TY TNHH VĨNH TRINH 2.1. Khái quát về Công ty TNHH Vĩnh Trinh Công ty TNHH Vĩnh Trinh là Công ty TNHH có hai thành viên trở lên, được thành lập từ ngày 14 tháng 02 năm 1997. Công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại. Mặt hàng kinh doanh chính là thiết bị công nghệ thông tin. Công ty chủ yếu cung cấp hàng cho các dự án và bán buôn cho các doanh nghiệp trong nước, ít đầu tư vào khâu bán lẻ. 2.2. Thực trạng phân tích tài chính tại Công ty TNHH Vĩnh Trinh Khái quát tình hình tài chính của Công ty năm 2009, tổng nguồn vốn của Công ty giảm so với năm 2008, cho thấy khả năng huy động vốn của Công ty giảm đi. Việc giảm nguồn vốn là do giảm vốn vay, tức là Công ty đang giảm sự phụ thuộc vào nguồn tài trợ từ bên ngoài. Tuy nhiên, hệ số tự tài trợ năm 2009 vẫn tương đối thấp. Các chỉ số thể hiện khả năng thanh toán cho thấy Công ty có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ, tuy các hệ số khả năng thanh toán tổng quát, khả năng thanh toán nhanh ở mức thấp. Khả năng sinh lời của tài sản và khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu năm 2009 có xu hướng tăng lên so với năm 2008, nhưng mức tăng không đáng kể và các chỉ số này tương đối thấp. Như vậy, việc giảm quy mô vốn nhờ giảm vốn vay đã làm cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn, mặc dù hiệu quả chưa thực sự cao. Về sự biến động của tài sản, nhìn chung, tổng tài sản của Công ty đang có xu hướng giảm đi. Tổng tài sản giảm chủ yếu là do việc giảm hàng tồn kho và giảm các khoản đầu tư tài chính dài hạn. Công ty đang thực hiện các biện pháp thúc đẩy bán hàng, giúp hàng tồn kho luân chuyển nhanh, tránh ứ đọng. Nhờ đó, hàng tồn kho giảm và việc giảm dự trữ hàng tồn kho năm 2009 phù hợp với biến động doanh thu có xu hướng giảm đi trong các năm gần đây. v Đối với sự biến động nguồn vốn, tổng nguồn vốn năm 2009 giảm đi là do việc giảm nguồn vốn vay. Mặc dù nguồn vốn vay đã giảm tương đối lớn, nhưng tổng nợ phải trả của Công ty năm 2009 vẫn rất lớn. Việc sử dụng phần lớn vốn vay cho hoạt động kinh doanh làm cho an ninh tài chính bị ảnh hưởng, rủi ro phải ngừng hoạt động rất cao khi Công ty không tìm được nguồn thanh toán cho các khoản nợ khi đến hạn. Về tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh, Công ty đã sử dụng một phần nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Tình hình đó đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ổn định, doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Về tình hình thanh toán, thời gian thu tiền bình quân và thời gian thanh toán bình quân của Công ty năm 2009 đều có xu hướng giảm đi. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy việc thu hồi cũng như thanh toán công nợ nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, thời gian thanh toán bình quân hiện tại thấp hơn thời gian thu tiền bình quân, chứng tỏ chính sách tín dụng các nhà cung cấp áp dụng đối với Công ty hẹp hơn so với chính sách tín dụng Công ty áp dụng cho người mua. Điều này gây áp lực lên đồng vốn của Công ty, Công ty phải tăng đi vay để trang trải cho các khoản nợ trong khi nguồn vốn của Công ty đang bị bên khác chiếm dụng. Các chỉ tiêu thể hiện khả năng tạo tiền cho thấy, luồng tiền của Công ty được tạo ra chủ yếu từ hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính. Tiền thu vào của hoạt động tài chính chủ yếu thông qua việc đi vay vốn từ các cá nhân, các tổ chức kinh doanh khác và các tổ chức tín dụng. Tỷ trọng dòng tiền thu từ hoạt động kinh doanh không lớn hơn nhiều so với tỷ trọng dòng tiền thu từ hoạt động tài chính, chứng tỏ hoạt động Công ty đang phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn từ bên ngoài, khả năng độc lập về tài chính tương đối yếu. Việc quản lý và sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả vừa là yêu cầu, vừa là mục tiêu của các nhà quản lý doanh nghiệp. Đây cũng là vấn đề được hầu hết các đối tượng có lợi ích liên quan đến doanh nghiệp quan tâm và chú ý bởi các chỉ tiêu này cho thấy sự sống còn của doanh nghiệp và lợi ích kinh tế của các đối tượng vi có liên quan. Các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả sử dụng vốn cho thấy, mặc dù đang có xu hướng tăng lên, nhưng đồng vốn bỏ ra chưa tạo được lợi nhuận mong muốn. Đồng vốn được sử dụng chưa hiệu quả một phần do cơ cấu vốn chưa thực sự hợp lý. Công ty đang có chỉ số đòn bẩy tài chính tương đối cao do có hệ số nợ cao. Năm 2009, nguồn vốn vay có xu hướng giảm đi là bước đi hợp lý, từ đó giúp tăng hiệu quả sử dụng vốn, giúp cải thiện an ninh tài chính cho Công ty. 2.3. Đánh giá thực trạng phân tích tài chính tại Công ty TNHH Vĩnh Trinh Công tác phân tích tài chính của Công ty được thực hiện kiêm nhiệm bởi một số nhân viên chuyên trách của phòng Tài chính kế toán, Kế toán trưởng Công ty chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về công tác phân tích tài chính và làm tham mưu cho Giám đốc. Tổ chức phân tích tài chính của Công ty thường được tiến hành khi Ban Giám đốc Công ty yêu cầu Báo cáo phân tích. Mặc dù bước đầu đã có những thành tựu nhất định, nhưng công tác phân tích tài chính tại Công ty không được tổ chức thành một bộ phận chuyên trách riêng biệt, việc tổ chức phân tích tài chính chưa được xây dựng theo trình tự khoa học và thống nhất. Nội dung phân tích chưa khai thác hết chức năng và vai trò của việc phân tích tài chính trong việc hỗ trợ ra quyết định mang tính định hướng và kiểm soát hoạt động thông qua việc phân tích dự đoán và phân tích hiện hành. Về tình hình sử dụng tài liệu trong phân tích, Công ty hiện chỉ sử dụng các Báo cáo tài chính là nguồn tài liệu cơ bản phục vụ cho phân tích tài chính mà chưa chú trọng sử dụng các nguồn tài liệu khác từ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp như Báo cáo kế toán quản trị, các dữ liệu trung bình ngành, các thông tin chung về nền kinh tế nhằm đánh giá tình hình tài chính một cách đầy đủ và toàn diện. Về phương pháp phân tích, Công ty đã kết hợp nhiều phương pháp khác nhau khi tiến hành phân tích nhằm đưa đến kết quả và đưa ra các kết luận xác đáng và phù hợp nhất, nhưng trong quá trình thực hiện, công tác phân tích tài chính của Công ty vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định. Phương pháp so sánh được sử dụng rộng rãi nhất, nhưng Công ty chưa chú trọng so sánh các chỉ tiêu của Công ty với số liệu bình quân ngành, số thực hiện với số kế hoạch, chưa sử dụng việc so sánh bằng vii số tương đối động thái để thấy được nhịp độ biến động hay tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu. Công ty cũng chưa chú trọng sử dụng phương pháp liên hệ đối chiếu và phương pháp dự đoán khi thực hiện phân tích. Về nội dung, phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty bao gồm phân tích trên từng Báo cáo tài chính, đồng thời cũng phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính. Tuy vậy, về mặt nội dung phân tích, công tác phân tích tài chính của Công ty cũng có hạn chế nhất định. Các chỉ tiêu phân tích tại Công ty tương đối chung chung và mang tính hình thức. Các chỉ tiêu phân tích rủi ro tài chính và dự báo nhu cầu tài chính, phân tích điểm hòa vốn còn bị bỏ ngỏ. Điều đó cho thấy hoạt động phân tích tài chính của Công ty chưa thực sự toàn diện. Về các chỉ tiêu phân tích, đối với việc phân tích từng chỉ tiêu còn tồn tại những hạn chế nhất định: - Phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản và nguồn vốn: hiện chỉ tập trung đánh giá biến động của từng loại tài sản và nguồn vốn, mà chưa phân tích tỷ trọng của từng loại tài sản trên tổng tài sản, từng loại nguồn vốn trên tổng nguồn vốn cũng như biến động về tỷ trọng qua các năm, nghĩa là chưa đánh giá được cơ cấu của nguồn vốn và tài sản. - Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh: hiện đã thực hiện phân tích theo quan điểm tính ổn định của nguồn tài trợ, nhưng chưa đề cập đến phân tích đảm bảo vốn theo quan điểm luân chuyển vốn. Đối với phân tích tình hình đảm bảo vốn theo tính ổn định của nguồn tài trợ, Công ty chỉ sử dụng phương pháp so sánh để xem xét biến động của vốn lưu chuyển, chưa xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố. - Phân tích tình hình và khả năng thanh toán: việc phân tích các chỉ tiêu thể hiện tình hình thanh toán tương đối chung chung, chưa phân tích chi tiết theo từng khoản công nợ, đặc biệt là chi tiết cho khoản phải thu khách hàng, phải trả người bán và nợ vay. Điều này là thiếu sót khi phân tích tình hình thanh toán tại một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại. Mặt khác, phân tích chi tiết các khoản phải thu và các khoản phải trả chưa chi tiết theo các khoản công nợ trong hạn viii và quá hạn, nhằm đánh giá tính chất, thời gian và nguyên nhân các khoản phải thu, phải trả. Việc phân tích khả năng thanh toán chỉ đơn thuần ở việc tính và đánh giá biến động của các chỉ số thể hiện khả năng thanh toán, chưa đi sâu đánh giá giữa khả năng thanh toán và nhu cầu thanh toán. - Phân tích mức độ tạo tiền và tình hình lưu chuyển tiền tệ: khả năng tạo tiền chưa phân tích rõ tiền thu vào, chi ra của từng hoạt động ảnh hưởng như thế nào đến lưu chuyển tiền của từng hoạt động. Công ty hiện chỉ sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá biến động của lưu chuyển tiền mà chưa sử dụng phương pháp phân tích nhân tố để tính toán và xem xét ảnh hưởng của từng nhân tố đến biến động lưu chuyển tiền thuần. - Phân tích hiệu quả sử dụng vốn: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn qua chỉ tiêu “sức sản xuất của vốn” còn nhiều hạn chế. Công ty chưa thực hiện phân tích tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn. Mặt khác, khi phân tích sức sản xuất của toàn bộ tài sản, việc so sánh biến động tương đối của các chỉ tiêu đã bị bỏ qua. - Phân tích các chỉ số đòn bẩy: việc phân tích đòn bẩy tài chính chưa xem xét độ lớn của đòn bẩy trong mối quan hệ với tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu, do đó chưa đánh giá được mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính hiện tại đã hiệu quả hay chưa và nên tăng hay giảm việc sử dụng vốn vay cho hoạt động kinh doanh. ix CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH VĨNH TRINH 3.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian tới Đầu tư vào chiều sâu, phát huy hết mức những mặt mạnh sẵn có của Công ty về công nghệ và dịch vụ, tổ chức chặt chẽ nhằm nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng luôn là định hướng phát triển của Vĩnh Trinh. Vì vậy, những mục tiêu đang được ban lãnh đạo Công ty quan tâm chính là tập trung vào hoạt động kinh daonh chính, tích luỹ vốn, đầu tư dài hạn vào công ty liên doanh, liên kết, tiến tới chuyển đổi thành công ty cổ phần và niêm yết trên thị trường chứng khoán. 3.2. Các giải pháp hoàn thiện phân tích tài chính tại Công ty Trong thời gian tới, để hoàn thiện công tác phân tích tài chính, Công ty cần chú trọng một số vấn đề như sau: - Hoàn thiện tổ chức phân tích tài chính: Cần tách riêng bộ phận phân tích tài chính khỏi bộ phận kế toán, có nhân viên chuyên trách có kiến thức chuyên sâu về tài chính thực hiện công tác phân tích tài chính, có chính sách đào tạo cập nhật kiến thức cho nhân viên phân tích. Mặt khác, Công ty cần ban hành quy định riêng về quyền tiếp cận các tài liệu từ các bộ phận khác phục vụ công tác phân tích, thường xuyên thực hiện kiểm tra, kiểm soát công tác kế toán, thống kê. Tổ chức phân tích tài chính cần được tiến hành theo trình tự khoa học và thống nhất, bao gồm các bước: chuẩn bị phân tích, thực hiện phân tích và kết thúc phân tích - Bổ sung nguồn tài liệu dùng trong phân tích và hoàn thiện phương pháp phân tích: Trong giai đoạn chuẩn bị phân tích, các tài liệu dùng trong phân tích cần được thu thập đầy đủ và đảm bảo cẩn trọng về nguồn gốc dữ liệu. Về phương pháp phân tích, cần vận dụng linh hoạt phương pháp so sánh khi phân tích, đồng thời sử dụng kết hợp thêm các phương pháp khác như phương pháp phân chia, phương pháp liên hệ đối chiếu. x - Hoàn thiện nội dung và các chỉ tiêu phân tích: Về nội dung phân tích, Công ty cần chú trọng và phân tích sâu hơn đối với các nội dung phục vụ thiết thực cho công tác quản lý, phụ thuộc vào tính cấp bách của từng thời kỳ. Cần bổ sung phân tích rủi ro, dự đoán tài chính và phân tích điểm hòa vốn và việc ra quyết định. Về các chỉ tiêu phân tích: + Phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản và nguồn vốn: cần thực hiện phân tích toàn diện cả về cơ cấu của tài sản và nguồn vốn. + Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh: cần bổ sung phân tích đảm bảo vốn theo quan điểm luân chuyển vốn; đồng thời khi thực hiện phân tích tình hình đảm bảo vốn theo tính ổn định của nguồn tài trợ, cần xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố và xem xét nguyên nhân ảnh hưởng đến vốn lưu chuyển cũng như xem xét biến động của vốn lưu chuyển qua nhiều kỳ liên tục để đánh giá tính ổn định và bền vững của cân bằng tài chính; mặt khác, cần bổ sung phân tích việc sử dụng nguồn vốn huy động trong năm nhằm đánh giá về tình hình tài chính Công ty. + Khi phân tích tình hình thanh toán, cần phân tích chi tiết cho vòng quay các khoản phải thu khách hàng, vòng quay các khoản phải trả cho người bán hàng hóa và vòng quay các khoản nợ vay, bởi việc quản lý các khoản mục công nợ này đóng vai trò quan trọng trong quản lý tài chính của Công ty. + Phân tích khả năng thanh toán cần đi sâu vào đánh giá khả năng thanh toán và nhu cầu thanh toán trong từng giai đoạn. + Phân tích mức độ tạo tiền và tình hình lưu chuyển tiền tệ: cần xem xét mối liên hệ của các thông tin về lưu chuyển tiền tệ với Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Đánh giá khả năng tạo tiền cần sử dụng phương pháp phân tích nhân tố để tính toán và xác định ảnh hưởng của từng nhân tố đến biến động lưu chuyển tiền thuần, xem xét tiền thu vào, chi ra của từng hoạt động ảnh hưởng như thế nào đến lưu chuyển tiền của từng hoạt động. + Phân tích hiệu quả sử dụng vốn: Khi phân tích khi phân tích sức sản xuất của toàn bộ tài sản, cần kết hợp so sánh biến động của các chỉ tiêu cả về số tương đối và số tuyệt đối. Đồng thời, Công ty cần bổ sung phân tích tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn. xi + Phân tích các chỉ số đòn bẩy: Khi phân tích đòn bẩy tài chính, Công ty cần xem xét độ lớn của đòn bẩy tài chính trong mối quan hệ với tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu, nhằm đánh giá hiệu quả của việc sử dụng đòn bẩy tài chính, từ đó đưa ra cơ cấu nguồn vốn hợp lý. 3.3. Kiến nghị Sự hỗ trợ từ các cơ quan quản lý Nhà nước như Bộ Tài Chính, Tổng Cục Thống Kê về các chỉ số trung bình ngành chính xác và được cập nhật thường xuyên giúp doanh nghiệp có cái nhìn sát sao hơn và đưa ra những nhận định hợp lý hơn về năng lực của mình. Đồng thời, yêu cầu minh bạch hoá thông tin từ Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước không chỉ sẽ hạn chế tình trạng thông tin không cân xứng mà còn là yêu cầu cấp thiết cho nền kinh tế thị trường phát triển. Mặt khác, sự ổn định trong quy định về các thông tin trình bày trên báo cáo và chính sách kế toán sẽ giúp ích cho doanh nghiệp trong việc tính toán và so sánh giữa các năm. Thông qua các yếu tố được phân tích, bài viết đã hệ thống hóa các nội dung phân tích tài chính và các yếu tố tác động đến phân tích tài chính, xem xét và đánh giá các thành tựu cũng như hạn chế trong thực tế công tác phân tích, từ đó đưa ra các đề xuất nhằm hoàn thiện công tác này tại Công ty. Tuy nhiên, đề tài không thể tránh khỏi một số thiếu sót như: do tính không đồng bộ trong cách gọi và công thức tính của một số tài liệu tham khảo, gây khó khăn trong việc áp dụng và đánh giá thực trạng, giới hạn về việc tiếp cận một số tài liệu sử dụng trong phân tích của đơn vị như báo cáo kế toán quản trị, báo cáo bộ phận...; các số liệu được cung cấp khi thực hiện đề tài đều từ nguồn dữ liệu của phòng tài chính kế toán, do đó dữ liệu có thể đã được điều chỉnh cho mục đích báo cáo, nên việc đánh giá thực trạng và đề xuất còn hạn chế. Tóm lại, phân tích hoạt động tài chính đối với nhà quản lý đang ngày càng thể hiện vai trò là một công cụ hữu hiệu trợ giúp đắc lực cho quá trình ra quyết định và kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp. Vì thế, để công tác phân tích tài chính ngày càng hoàn thiện, góp phần hơn nữa vào sự phát triển chung, Công ty cần chú trọng công tác tổ chức phân tích, bổ sung các dữ liệu phục vụ phân tích, kiện toàn n
Luận văn liên quan