Tóm tắt Luận văn Thực trạng quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Nhà Quốc hội và Hội trường Ba đình (mới)

Ban QLDA ĐTXD Nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình (mới) được thành lập nhằm giúp Bộ Xây dựng thực hiện quản lý một số dự án ĐTXD bằng vốn NSNN do Bộ Xây dựng làm chủ đầu tư. Hiện nay, quản lý dự án tại các Ban QLDA ĐTXD đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Đó là các mâu thuẫn giữa các bên tham gia dự án trong quá trình đàm phán giá trị xây dựng và giải ngân giá trị hoàn thành có thể dẫn đến tăng chi phí xây dựng, gây thất thoát lãng phí vốn đầu tư, làm giảm hiệu quả kinh tế - xã hội của công trình xây dựng. Trên thực tế, quản lý tài chính dự án tại Ban QLDA ĐTXD Nhà Quốc hội và Hội trường Ba đình (mới) đang gặp phải một số hạn chế, bất cập. Có dự án hoàn thành đã 3 năm nhưng vẫn chưa được quyết toán. Do vậy, việc phân tích, đánh giá thực trạng quản lý tài chính dự án ĐTXD tại Ban QLDA ĐTXD Nhà Quốc hội và Hội trường Ba đình (mới) trong thời gian qua và từ đó tìm ra giải pháp tăng cường quản lý tài chính dự án ĐTXD tại Ban QLDA ĐTXD Nhà Quốc hội và Hội trường Ba đình (mới) là nhu cầu hết sức cần thiết. Đề tài “Thực trạng quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Nhà Quốc hội và Hội trường Ba đình (mới)” được lựa chọn nghiên cứu

pdf20 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 758 | Lượt tải: 8download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Thực trạng quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Nhà Quốc hội và Hội trường Ba đình (mới), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v Phần mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Ban QLDA ĐTXD Nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình (mới) được thành lập nhằm giúp Bộ Xây dựng thực hiện quản lý một số dự án ĐTXD bằng vốn NSNN do Bộ Xây dựng làm chủ đầu tư. Hiện nay, quản lý dự án tại các Ban QLDA ĐTXD đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Đó là các mâu thuẫn giữa các bên tham gia dự án trong quá trình đàm phán giá trị xây dựng và giải ngân giá trị hoàn thành có thể dẫn đến tăng chi phí xây dựng, gây thất thoát lãng phí vốn đầu tư, làm giảm hiệu quả kinh tế - xã hội của công trình xây dựng. Trên thực tế, quản lý tài chính dự án tại Ban QLDA ĐTXD Nhà Quốc hội và Hội trường Ba đình (mới) đang gặp phải một số hạn chế, bất cập. Có dự án hoàn thành đã 3 năm nhưng vẫn chưa được quyết toán. Do vậy, việc phân tích, đánh giá thực trạng quản lý tài chính dự án ĐTXD tại Ban QLDA ĐTXD Nhà Quốc hội và Hội trường Ba đình (mới) trong thời gian qua và từ đó tìm ra giải pháp tăng cường quản lý tài chính dự án ĐTXD tại Ban QLDA ĐTXD Nhà Quốc hội và Hội trường Ba đình (mới) là nhu cầu hết sức cần thiết. Đề tài “Thực trạng quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Nhà Quốc hội và Hội trường Ba đình (mới)” được lựa chọn nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Cơ sở lý luận về quản lý tài chính dự án ĐTXD công trình tại các Ban QLDA. - Phân tích thực trạng quản lý tài chính các dự án ĐTXD tại Ban QLDA ĐTXD Nhà Quốc hội và Hội trường Ba đình (mới). vi - Đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý tài chính dự án ĐTXD tại Ban QLDA ĐTXD Nhà Quốc hội và Hội trường Ba đình (mới) trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: Quản lý tài chính Dự án ĐTXD công trình dân dụng bằng nguồn vốn NSNN. - Phạm vi nghiên cứu: Quản lý tài chính dự án ĐTXD tại Ban QLDA ĐTXD Nhà Quốc hội và hội trường Ba đình (mới) từ năm 2004 đến 2009 trên giác độ Ban QLDA. 4. Phương pháp nghiên cứu Tác giả nghiên cứu hệ thống thông tin, tư liệu, số liệu tại Ban QLDA ĐTXD Nhà Quốc hội và Hội trường Ba đình (mới); sử dụng tổng hợp các phương pháp: phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp chuyên giatrong quá trình nghiên cứu. 5. Đóng góp cơ bản của luận văn Hệ thống hoá các vấn đề về quản lý tài chính dự án ĐTXD tại các Ban QLDA. Trên cơ sở các phân tích thực trạng quản lý tài chính dự án ĐTXD tại Ban QLDA ĐTXD Nhà Quốc hội và Hội trường Ba đình (mới), tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý tài chính dự án ĐTXD tại Ban này trong thời gian tới. 6. Nội dung luận văn Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về quản lý tài chính Dự án ĐTXD Chương 2: Thực trạng quản lý tài chính dự án ĐTXD tại Ban QLDA ĐTXD Nhà Quốc hội và Hội trường Ba đình (mới) vii Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý tài chính dự án ĐTXD tại Ban QLDA ĐTXD Nhà Quốc hội và Hội trường Ba đình (mới) viii Chương 1 Cơ sở lý luận về quản lý tài chính dự án Đầu tư xây dựng tại các Ban quản lý dự án Trong chương này, tác giả trình bày các vấn đề lý luận chung về dự án ĐTXD công trình, quản lý dự án ĐTXD công trình và quản lý tài chính dự án DDTXD công trình. Các nội dung cụ thể là: 1.1. Khái quát về dự án đầu tư xây dựng Dự án ĐTXD được lựa chọn nghiên cứu trong luận văn là dự án ĐTXD công trình dân dụng đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. 1.1.1. Một số khái niệm Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định. (Luật Xây dựng - Số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003). Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước, phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, năng lượng và các công trình khác. (Luật Xây dựng - Số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003). Các chủ thể liên quan trong dự án ĐTXD là: Chủ đầu tư (chủ công trình) Ban quản lý dự án, Tổ chức tư vấn, Nhà thầu trong hoạt động xây dựng ix 1.1.2. Đặc điểm, phân loại và các giai đoạn của dự án đầu tư xây dựng công trình Đặc điểm: Dự án xây dựng có mục đích cuối cùng là công trình xây dựng. Công trình xây dựng mang tính đơn chiếc, độc đáo. Mỗi sản phẩm đều có thiết kế riêng, có yêu cầu riêng về quy trình công nghệ, quy phạm, tiện nghi, mĩ quan, an toàn. Do đó khối lượng, chất lượng và chi phí xây dựng của mỗi công trình đều khác nhau. Dự án xây dựng có chu kỳ (vòng đời) riêng trải qua các giai đoạn, có thời gian tồn tại hữu hạn; Có sự tham gia của nhiều chủ thể; Luôn bị hạn chế bởi các nguồn lực là tiền vốn, nhân lực, công nghệ, kỹ thuật, vật tư thiết bịkể cả thời gian, ở góc độ là thời hạn cho phép và có tính bất định và rủi ro cao. Phân loại dự án ĐTXD: Dự án ĐTXD công trình được chia thành các nhóm là: nhóm dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội xem xét, quyết định về chủ trương đầu tư. Các dự án còn lại được phân thành 3 nhóm A, B và C. Dự án ĐTXD công trình bao gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị đầu tư; Giai đoạn thực hiện đầu tư; Giai đoạn kết thúc dự án. 1.2. Quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng công trình Quản lý tài chính dự án ĐTXD công trình là một tập hợp các công việc quản lý chi phí ĐTXD và quản lý nguồn vốn đầu tư cho xây dựng công trình. Đó là quá trình kiểm soát các chi phí ĐTXD và kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn đầu tư thông qua các công cụ định mức kinh tế - kỹ thuật, công cụ kế hoạch và các quy định của pháp luật từ khi bắt đầu triển khai đến khi kết thúc hoạt động của một dự án ĐTXD công trình. Quản lý chi phí ĐTXD công trình bao gồm: Quản lý tổng mức đầu tư, tổng dự toán công trình, giá gói thầu và giá hợp đồng x Quản lý vốn ĐTXD công trình gồm: Lập kế hoạch vốn đầu tư, giải ngân vốn và quyết toán vốn đầu tư. 1.2.1. Quản lý chi phí ĐTXD công trình Quản lý chi phí ĐTXD công trình bao gồm: Quản lý tổng mức đầu tư, tổng dự toán công trình, giá gói thầu và giá hợp đồng. Tổng mức đầu tư là toàn bộ chi phí dự tính để ĐTXD công trình, được tính toán dựa trên thiết kế cơ sở của công trình và được xác định trong giai đoạn lập dự án. Tổng mức đầu tư là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện ĐTXD công trình. Tổng mức đầu tư bao gồm tất cả các loại chi phí của dự án, đó là: các chi phí xây dựng; các chi phí thiết bị; các chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư; các chi phí quản lý dự án; các chi phí tư vấn ĐTXD; chi phí khác và chi phí dự phòng. Tổng dự toán là tổng chi phí cần thiết cho việc ĐTXD được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật xây dựng, không vượt tổng mức đầu tư đã phê duyệt. Tổng dự toán công trình là căn cứ để quản lý chi phí xây dựng. Các khoản mục chi phí trong tổng dự toán gồm những nội dung là các khoản chi phí ở cả 3 giai đoạn thực hiện của dự án. Dự toán hạng mục là bảng xác định lượng vốn cần thiết cho một hạng mục trên cơ sở các thiết kế trên bản vẽ thi công, là bảng tính chi phí chi tiết đối với hạng mục đó trên cơ sở tính toán giá cả thị trường và các định mức đơn giá được quy định sẵn của Bộ Xây dựng hoặc định mức đơn giá do chủ đầu tư tự xây dựng. Dự toán hạng mục là cơ sở cho việc chọn nhà thầu xây dựng, là cơ sở cho việc thanh, quyết toán hạng mục công trình. Giá gói thầu (bao gồm cả dự phòng) được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc tổng vốn đầu tư, dự toán được duyệt (nếu có) và các quy định liên quan. xi Giá hợp đồng xây dựng là khoản kinh phí Bên giao thầu trả cho Bên nhận thầu để thực hiện khối lượng công việc theo yêu cầu về tiến độ, chất lượng và các yêu cầu khác quy định trong hợp đồng xây dựng. Quản lý chi phí ĐTXD thông qua các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng. 1.2.2. Quản lý vốn ĐTXD công trình Quản lý vốn ĐTXD công trình gồm: Lập kế hoạch vốn đầu tư, giải ngân vốn đầu tư và quyết toán vốn đầu tư. Căn cứ vào tiến độ thực hiện của dự án, kế hoạch vốn đầu tư được lập và yêu cầu cấp theo năm nhằm xác định lượng vốn đầu tư cần phải có để thanh toán cho các chi phí ĐTXD công trình trong năm đó. Giải ngân vốn ĐTXD công trình là việc thanh toán vốn đầu tư giữa chủ đầu tư và các nhà thầu được thực hiện thông qua các phương thức: Tạm ứng và thanh toán vốn đầu tư xây dựng. Tạm ứng vốn đầu tư là việc ứng trước giá trị hợp đồng theo các điều khoản trong hợp đồng, giúp nhà thầu chủ động được nguồn vốn nhằm chuẩn bị nguồn lực để thực hiện hợp đồng. Tạm ứng vón đầu tư được thực hiện khi có đủ điều kiện tạm ứng vốn. Mức tạm ứng vốn theo tỷ lệ quy định đối với từng loại công việc và được quy định cụ thể trong hợp đồng. Vốn tạm ứng được thu hồi dần vào các lần thanh toán cho đến khi giá trị thanh toán đạt 80% hợp đồng thì phải thu hồi hết vốn đã tạm ứng. Thanh toán vốn là việc thanh toán hợp đồng dựa trên khối lượng hoàn thành được nghiệm thu. Khối lượng hoàn thành được nghiệm thu là khối lượng thực tế hoàn thành phải có biên bản nghiệm thu giữa: Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát và Nhà thầu. Thanh toán vốn đầu tư được thực hiện khi hợp đồng, hạng mục công việc có đủ điều kiện thanh toán. xii Quyết toán vốn đầu tư là một khâu rất quan trọng trong quá trình quản lý đầu tư và xây dựng, nhằm phản ánh chính xác chi phí hợp pháp đã thực hiện trong quá trình đầu tư và xây dựng công trình. Chủ đầu tư lập quyết toán vốn ĐTXD công trình để báo cáo với cơ quan quyết định đầu tư và đề nghị phê duyệt quyết toán vốn ĐTXD công trình. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới tài chính dự án ĐTXD công trình Quản lý tài chính dự án ĐTXD công trình chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố, trong đó có cả các nhân tố chủ quan lẫn nhân tố khách quan. Các nhân tố chủ quan gồm: con người; cách thức tổ chức trong quản lý dự án; trang thiết bị, phương tiện làm việc; thông tin; công tác kiểm tra, kiểm soát và đặc điểm quy mô, tính chất của dự án. Các nhân tố khách quan gồm: Các văn bản pháp luật; các đơn vị trực tiếp tham gia dự án; sự kết hợp giữa các ban, ngành và môi trường kinh tế - xã hội, tự nhiên. xiii Chương 2 Thực trạng quản lý tài chính Dự án ĐTXD tại Ban quản lý dự án ĐTXD Nhà Quốc hội và hội trường Ba đình (mới) Cùng với quá trình công nghiệp hóa đất nước, trong những năm qua tốc độ đô thị hoá trên khắp cả nước diễn ra rất nhanh với quy mô công trình ngày một lớn hơn, kỹ thuật công nghệ cao hơn. Tỷ trọng chi cho đầu tư XDCB chiếm khoảng 95% tổng chi cho đầu tư phát triển của cả nước, tổng sản phẩm xây dựng chiếm khoảng 7% GDP. Việc quản lý dự án ĐTXD công trình đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, phức tạp. Nhiều công trình, dự án ĐTXD công trình bị chậm tiến độ hoặc đang trong tình trạng dừng thi công do phải phục vụ điều tra tham nhũng, hối lộ, và nhiều hành vi tiêu cực, sai phạm khác. Những tồn tại này gây bất bình không những trong nước mà cả các nhà tài trợ quốc tế và đang trở thành vấn đề bức xúc trong xã hội hiện nay. Trong bối cảnh đó, để hiểu rõ thực trạng thực trạng quản lý tài chính dự án ĐTXD công trình tại Ban quản lý dự án ĐTXD Nhà Quốc hội và Hội trường Ba đình (mới), trên cơ sở tình hình quản lý tài chính dự án ĐTXD công trình tại Ban QLDA này, tác giả tập trung phân tích và đánh giá thực trạng quản lý tài chính dự án ĐTXD công trình tại đây, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm ngăn ngừa các tiêu cực có thể xảy ra trong chương sau. Các nội dung được đề cập trong chương này là: 2.1. Giới thiệu về Ban QLDA ĐTXD Nhà Quốc hội và Hội trường Ba đình (mới) Ban QLDA ĐTXD Nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình (mới) (gọi tắt là Ban QLDA NQH) được thành lập tại quyết định số 926/QĐ-BXD ngày xiv 15/07/2002 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Xây dựng, nhằm giúp Bộ Xây dựng (chủ đầu tư) quản lý và thực hiện một số dự án ĐTXD công trình mà Bộ Xây dựng làm chủ đầu tư. Ban QLDA NQH có cơ cấu tổ chức bao gồm:  Giám đốc Ban QLDA do Bộ trưởng Bộ Xây dựng bổ nhiệm, có nhiệm vụ và quyền hạn: Chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Ban QLDA trước Bộ trưởng Bộ Xây dựng và pháp luật. Thực hiện các nhiệm vụ do Bộ trưởng Bộ Xây dựng uỷ quyền. Uỷ quyền cho các Phó giám đốc đảm nhiệm một số công việc thuộc thẩm quyền.  Các phó giám đốc: Thực hiện các nhiệm vụ được Giám đốc Ban QLDA phân công và chịu trách nhiệm về kết quả công việc trước Giám đốc. Được ký các văn bản thực hiện công việc được giao và các văn bản khác do Giám đốc uỷ quyền. Hiện tại, Ban QLDA có 2 phó giám đốc: Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật và Phó giám đốc khối kinh tế, hành chính.  Các phòng chuyên môn nghiệp vụ: Phòng Kỹ thuật, Phòng Kinh tế - Kế hoạch, Phòng Tổ chức - Hành chính và phòng Tài chính - Kế toán. Mỗi phòng có trưởng phòng và phó trưởng phòng. Trưởng phòng có nhiệm vụ quản lý, điều hành hoạt động của phòng và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Ban QLDA về thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. 2.2. Thực trạng quản lý tài chính các dự án ĐTXD tại Ban QLDA ĐTXD Nhà Quốc hội và Hội trường Ba đình (mới) 2.2.1. Các dự án đang thực hiện tại Ban QLDA NQH Thực hiện nhiệm vụ được giao, Ban QLDA NQH đã và đang triển khai một số dự án ĐTXD công trình bằng nguồn vốn NSNN do Bộ Xây dựng làm chủ đầu tư. Đó là các dự án: Dự án ĐTXD Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Dự án ĐTXD Nhà Quốc hội, Dự án ĐTXD Cung triển lãm Quy hoạch Quốc gia, Dự án ĐTXD Khu Biệt thự trong khuôn viên TTHNQG. xv Trong khuôn khổ luận văn tác giả minh hoạ công tác quản lý tài chính dự án ĐTXD của Ban QLDA NQH thông qua việc quản lý tài chính dự án ĐTXD Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Dự án ĐTXD Trung tâm Hội nghị Quốc gia thực hiện ĐTXD công trình TTHNQG phục vụ cho việc đăng cai tổ chức hội nghị APEC lần thứ 14 năm 2006, đồng thời phục vụ các sinh hoạt chính trị, xã hội quan trọng của đất nước tại thủ đô Hà nội. Công trình này đã khởi công xây dựng từ tháng 11 năm 2004, hoàn thành vào tháng 9 năm 2006, sau 23 tháng thi công, với tổng mức đầu tư cho toàn bộ công trình là 4.281 tỷ đồng. Địa điểm xây dựng công trình tại xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội (nay là xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, Hà Nội). Công trình được hoàn thành gồm các hạng mục chính là: Nhà chính 60.000m2 với phòng họp 3.747 chỗ; nhà để xe ngầm, ba bãi đỗ ô tô nổi; một sân đỗ trực thăng và hệ thống đường giao thông nội bộ với chiều dài 4,5km. Ngoài ra còn có các công trình phụ trợ, kiến trúc cảnh quan, sân vườn, cây xanh, mặt nước với diện tích ba hồ là 8,1 ha cùng với hệ thống đường giao thông đô thị. Công trình được coi là tổ hợp đa năng lớn nhất tại thủ đô. 2.2.2. Công tác quản lý chi phí ĐTXD công trình Tổng mức đầu tư: Dự án ĐTXD Trung tâm Hội nghị Quốc gia được Thủ tướng phê duyệt với tổng mức đầu tư là: 4.281 tỷ đồng. Việc lập dự án, thiết kế công trình và tính toán tổng mức đầu tư được giao cho nhà thầu tư vấn quốc tế Liên danh GMP của Cộng hòa liên bang Đức thực hiện, đây là đơn vị đạt giải A trong đợt thi tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc cho công trình TTHNQG. Dự toán công trình: Công trình TTHNQG được nhà thầu tư vấn thiết kế lập ngay khi có thiết kế kỹ thuật của công trình. Tổng dự toán được lập thông qua việc bóc tách khối lượng thực hiện các hạng mục trong bản vẽ thiết xvi kế thi công. Theo thiết kế, tổng dự toán công trình được phê duyệt là 4.280 tỷ đồng, trong đó: Chi xây lắp là 2.807 tỷ đồng, chi thiết bị 764 tỷ đồng, chi phí khác là 592 tỷ đồng và chi phí dự phòng là 117 tỷ đồng. Các chi phí trong tổng mức đầu tư và dự toán công trình được nhà thầu tư vấn phối hợp với nhà thầu phụ Việt Nam lập dựa trên các định mức đơn giá do Bộ Xây dựng ban hành. Một số hạng mục công việc chưa có định mức đơn giá, các nhà thầu tự lập dựa trên các thông tin, giá cả thị trường và có sự kiểm soát của Ban QLDA và trình Bộ Xây dựng phê duyệt định mức này. Giá gói thầu được hình thành dựa trên dự toán được duyệt cho hạng mục công việc đó và có sự phê duyệt của Bộ Xây dựng. Các chi phí trong giá gói thầu đều được lập bảng tính chi tiết dựa vào các nghị định, thông tư của Bộ Xây dựng và các chế độ, chính sách về quản lý ĐTXD của Nhà nước. Giá hợp đồng được hình thành sau khi có kết quả thầu và kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng. Mặc dù Ban QLDA đã chú trọng công tác lập tổng mức đầu tư và tổng dự toán, nhưng trong thời gian thực hiện dự án, thiết kế công trình bị điều chỉnh do xuất phát từ yêu cầu thực tế thi công, một số hạng mục bị cắt bỏ, kết cấu, chủng loại vật tư, thiết bị thay đổi, định mức đơn giá, giá vật tư, vật liệu, thiết bị biến động, giá cả thị trường biến động theo chiều hướng tăng do trượt giá nên một số gói thầu phải điều chỉnh dự toán, lập dự toán bổ sung, một số hợp đồng bị phát sinh khối lượng công việc theo thực tế thi công và phải điều chỉnh cơ cấu tổng dự toán công trình. 2.2.3. Công tác quản lý vốn ĐTXD công trình * Lập kế hoạch vốn đầu tư Kế hoạch vốn đầu tư được lập theo năm căn cứ vào tiến độ thi công công trình. Kế hoạch vốn đầu tư hàng năm của dự án được lập dựa trên kế hoạch xvii thực hiện công việc và tiến độ thi công của dự án và đề nghị Chính phủ cấp vốn. Việc giao kế hoạch vốn theo luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản pháp luật về ĐTXD. Đối với dự án TTHNQG, tổng số kế hoạch vốn cấp cho dự án qua các năm từ 2004 đến 2007 là: 4.177 tỷ đồng. * Tình hình giải ngân vốn đầu tư Tạm ứng và thu hồi vốn tạm ứng: Tính đến hết năm 2008, Ban QLDA đã giải ngân tổng nguồn vốn cho dự án TTHNQG là: 3.750 tỷ đồng đạt 90% kế hoạch vốn cấp, trong đó tạm ứng vốn là 1.509 tỷ đồng, đạt 40% so với tổng vốn giải ngân của cả dự án. Bên cạnh việc tạm ứng vốn, Ban QLDA cũng thực hiện việc thu hồi vốn tạm ứng trong các kỳ thanh toán giá trị hoàn thành. Đến năm 2008, Ban QLDA thu hồi hết toàn bộ tổng vốn tạm ứng cho các nhà thầu. Thanh toán vốn đầu tư: Đối với dự án TTHNQG, đến năm 2008, tổng giá trị thanh toán cho khối lượng công việc thực hiện hoàn thành là 3.814 tỷ đồng, đạt 89% so với dự toán được duyệt. Phần giá trị đã chấp nhận thanh toán chưa giải ngân là 64 tỷ đồng. đây là phần giá trị để lại của các đơn vị tham gia đối với các hạng mục thi công, dự kiến sẽ thanh toán khi dự án được phê duyệt quyết toán. Quá trình thanh toán vốn đầu tư được Ban QLDA thực hiện theo cách là kiểm soát chặt các chi phí cũng như thủ tục, hồ sơ thanh toán, khi có đủ điều kiện thanh toán thì giải ngân vốn đầu tư nhanh, tránh gây ùn tắc hồ sơ thanh toán. Do đó, trong quá trình kiểm soát thanh toán tại Ban QLDA, một số hạng mục công việc trong hồ sơ đề nghị thanh toán của nhà thầu bị cắt giảm khối lượng do tính toán sai định mức đơn giá hoặc vượt dự toán. xviii * Quyết toán vốn đầu tư Công trình hoàn thành với 306 hạng mục công việc chi tiết, chi phí ĐTXD đề nghị quyết toán là 3.814 tỷ đồng. Trong đó: Chi phí cho Xây lắp: 2.606 tỷ đồng; Chi phí thiết bị là: 655 tỷ đồng và chi phí khác là: 533 tỷ đồng. Giá trị tài sản cố định hình thành qua đầu tư là: 3.814 tỷ đồng. Đến thời điểm quyết toán dự án, số vốn còn dư so với dự toán được duyệt của dự án là 466 tỷ đồng, tổng số chi phí đã thực hiện chưa giải ngân là 64 tỷ đồng chủ yếu là phần giá trị giữ lại của các nhà thầu chờ duyệt quyết toán dự án. Tổng giá trị ngoại tệ chưa thanh toán của các gói thầu là 1.275.254,95 USD và 3.750 EUR. Phần chi phí thực hiện chưa giải ngân trong năm kế hoạch được thanh toán trong các năm sau, đến khi quyết toán dự án. Đến nay dự án hoàn thành đã 3 năm, Ban QLDA đã lập xong báo cáo quyết toán d
Luận văn liên quan