Các ngân hàng luôn quan tâm đến các giải pháp để đảm bảo an toàn nguồn vốn
vay mà không làm tăng giá vốn. Một trong các biện pháp được các ngân hàng áp dụng
để đảm bảo an toàn nguồn vốn tín dụng là bảo hiểm. Nắm bắt được nhu cầu của các
ngân hàng, các DNBH đã đưa ra các“sản phẩm bảo hiểm”dành cho người vay vốn và
liên kết cùng với các ngân hàng để triển khai.
Ngày 26/10/2006, ABIC chính thức thành lập và hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm
phi nhân thọ và đầu tư tài chính. Trải qua gần 10 năm hoạt động, ABIC đã đạt được
những kết kinh doanh đáng ngạc nhiên, nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa Agribank và ABIC
cùng với sản phẩm chủ lực – Bảo an tín dụng (BATD). Sản phẩm bảo hiểm BATD là sản
phẩm được ABIC thiết kế dành riêng cho nhóm khách hàng cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh
doanh sản xuất nhỏ. Tuy nhiên, sản phẩm nào cũng có vòng đời tồn tại nên việc đánh giá
tình hình triển khai sản phẩm bảo hiểm BATD để rút ra các bài học thực tế và đưa ra các giải
pháp, kiến nghị trong thời gian tới là một vấn đề có tính thời sự và cấp bách có ý nghĩa về
mặt lý luận và thực tiễn.
Chính vì vậy, tôi lựa chọn đề tài: “Tình hình triển khai sản phẩm Bảo an tín dụng
tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp”
10 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 549 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Tình hình triển khai sản phẩm Bảo an tín dụng tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM TẮT LUẬN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Các ngân hàng luôn quan tâm đến các giải pháp để đảm bảo an toàn nguồn vốn
vay mà không làm tăng giá vốn. Một trong các biện pháp được các ngân hàng áp dụng
để đảm bảo an toàn nguồn vốn tín dụng là bảo hiểm. Nắm bắt được nhu cầu của các
ngân hàng, các DNBH đã đưa ra các“sản phẩm bảo hiểm”dành cho người vay vốn và
liên kết cùng với các ngân hàng để triển khai.
Ngày 26/10/2006, ABIC chính thức thành lập và hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm
phi nhân thọ và đầu tư tài chính. Trải qua gần 10 năm hoạt động, ABIC đã đạt được
những kết kinh doanh đáng ngạc nhiên, nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa Agribank và ABIC
cùng với sản phẩm chủ lực – Bảo an tín dụng (BATD). Sản phẩm bảo hiểm BATD là sản
phẩm được ABIC thiết kế dành riêng cho nhóm khách hàng cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh
doanh sản xuất nhỏ. Tuy nhiên, sản phẩm nào cũng có vòng đời tồn tại nên việc đánh giá
tình hình triển khai sản phẩm bảo hiểm BATD để rút ra các bài học thực tế và đưa ra các giải
pháp, kiến nghị trong thời gian tới là một vấn đề có tính thời sự và cấp bách có ý nghĩa về
mặt lý luận và thực tiễn.
Chính vì vậy, tôi lựa chọn đề tài: “Tình hình triển khai sản phẩm Bảo an tín dụng
tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về sản phẩm bảo hiểm bảo an tín dụng.
- Tìm hiểu, đánh giá và làm rõ những kết quả đạt được, cũng như các vấn đề còn tồn tại
trong việc triển khai sản phẩm bảo hiểm bảo an tín dụng tại ABIC trong thời gian qua.
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển sản phẩm bảo hiểm BATD tại
ABIC trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sản phẩm bảo hiểm bảo an tín dụng của ABIC.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu tình hình triển khai sản phẩm bảo
hiểm BATD tại ABIC thông qua mô hình Bancassurance trong giai đoạn từ năm 2010
đến năm 2015.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp quy nạp, suy diễn trên cơ sở các báo cáo hoạt động của
Agribank và ABIC
- Phương pháp định lượng như thống kê, thử nghiệm... qua kết quả triển khai
sản phẩm BATD của ABIC.
5. Tổng quan nghiên cứu
Tham vấn:
- TS Nguyễn Thị Hải Đường - “Giải pháp phát triển bền vững bảo hiểm vi mô ở
Việt Nam” - Tạp chí tài chính ngày 12/05/2016
- Đỗ Minh Hoàng (2009) – Luận văn thạc sỹ: “Vận dụng mô hình Bancassurance
vào Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam”
- Trần Quốc Huy (2016) – Luận văn thạc sỹ: “Sự hài lòng của khách hàng đối với sản
phẩm bảo an tín dụng của Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp”
6. Kết cấu đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu
thành ba chương. Bao gồm:
Chương 1: Cơ sở khoa học về sản phẩm bảo hiểm bảo an tín dụng
Chương 2: Tình hình triển khai sản phẩm bảo hiểm bảo an tín dụng tại ABIC (2010-
2015)
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị phát triển sản phẩm bảo an tín dụng tại ABIC
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ SẢN PHẨM BẢO HIỂM
BẢO AN TÍN DỤNG
1.1 Sự cần thiết và vai trò của sản phẩm bảo hiểm bảo an tín dụng
1.1.1 Sự cần thiết của sản phẩm bảo hiểm bảo an tín dụng
- Tiềm năng thị trường tín dụng cá nhân tại Việt Nam rất lớn nhưng cũng đòi hỏi
các Ngân hàng thương mại phải có một sự đầu tư nhất định để có thể khai thác hiệu quả
và quản lý rủi ro tốt.
- Để đối phó với các rủi ro khách quan như tai nạn, ốm đau, bệnh tật mà người vay
gặp phải, các ngân hàng kết hợp cùng các DNBH để cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho Người
vay. Sản phẩm bảo hiểm BATD ra đời đã đáp ứng nhu cầu bảo vệ tài sản đảm bảo và khoản
vay khi không may rủi ro sức khỏe xảy đến với khách hàng.
1.1.2 Vai trò của sản phẩm bảo hiểm bảo an tín dụng
1.1.2.1 Đối với ngân hàng
- Cung cấp sản phẩm bảo hiểm BATD giúp ngân hàng tăng doanh thu, lợi nhuận
và các lợi ích tài chính khác.
- Giúp ngân hàng tối đa hóa hiệu quả hoạt động.
- Tăng hiệu suất làm việc của nhân viên ngân hàng
- Giúp ngân hàng tăng hiệu quả sử dụng của các chi nhánhGia tăng sự trung thành
của khách hàng
- Đa dạng hóa và mở rộng danh mục sản phẩm
- Thu hút thêm khách hàng mới
- Giảm thiểu rủi ro đối với khoản vay tín dụng cá nhân
- Giúp ngân hàng quảng bá thương hiệu
1.1.2.2 Đối với Doanh nghiệp bảo hiểm
- Tiết kiệm chi phí phân phối sản phẩm
- Mở rộng phạm vi kinh doanh, có thêm khách hàng mới
- Đa dạng hóa kênh phân phối
- Nâng cao hiệu quả kinh doanh cho DNBH
- Nâng cao uy tín và góp phần quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp bảo hiểm trên
thị trường thông qua việc sử dụng uy tín và thương hiệu của ngân hàng.
1.1.2.3 Đối với Khách hàng
- Giúp khách hàng được sử dụng các dịch vụ tài chính “trọn gói” qua “một cửa”
với chi phí thấp hơn.
- Sản phẩm bảo hiểm BATD giúp khách hàng có thể quản lý rủi ro tốt hơn và
hoạch định tài sản hiệu quả hơn.
- Giúp khách hàng tăng thụ hưởng tiện ích của các sản phẩm, có cơ hội để lựa
chọn nhiều sản phẩm và dịch vụ tài chính một cách thuận tiện từ ngân hàng
- Nhờ kênh phân phối Bancassurace sẽ giúp khách hàng được bảo hiểm hai lần
thông qua chính sản phẩm bảo hiểm và qua uy tín của ngân hàng.
1.2 Đặc điểm của sản phẩm bảo hiểm bảo an tín dụng
- Sản phẩm bảo hiểm BATD thuộc loại hình bảo hiểm con người phi nhân thọ nên
về mặt kỹ thuật nó mang các đặc điểm, các thuộc tính của loại hình bảo hiểm con người
phi nhân thọ.
- Là sản phẩm được thiết kế để bán cùng các sản phẩm tín dụng cá nhân nên các
điều kiện, điều khoản đều gắn với các sản phẩm tín dụng cá nhân và được phân phối qua
kênh liên kết ngân hàng – bảo hiểm (Bancassurance).
1.3 Nội dung cơ bản của sản phẩm bảo hiểm bảo an tín dụng
a) Đối tượng bảo hiểm:“Là sức khỏe và tính mạng của Người được bảo hiểm. Với
Người được bảo hiểm là cá nhân có quan hệ tín dụng với Ngân hàng.
b) Phạm vi bảo hiểm: DNBH sẽ chịu trách nhiệm bảo hiểm trong các trường hợp sau:
- NĐBH bị tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn trong thời hạn bảo
hiểm.
- NĐBH bị tử vong hoặc tàn tật toàn bộ vĩnh viễn do bệnh tật, thai sản kể từ thời
điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm, trong thời hạn bảo hiểm.
c) Loại trừ bảo hiểm: DNBH không chịu trách nhiệm bảo hiểm khi NĐBH bị tử
vong, thương tật/tàn tật toàn bộ vĩnh viễn hoặc thương tật bộ phận vĩnh viễn do các
nguyên nhân bị loại trừ.
d) Số tiền bảo hiểm: Là số tiền khách hàng muốn tham gia nhưng không vượt quá
số tiền Ngân hàng đồng ý cho vay hoặc tối đa không quá một hạn mức nào đó, tùy thuộc
vào chiến lược kinh doanh của DNBH.
e) Thời hạn bảo hiểm: Là thời hạn khách hàng muốn tham gia hoặc tương ứng với
thời hạn của hợp đồng tín dụng.
f) Quyền lợi bảo hiểm, bao gồm:
- Quyền lợi bảo hiểm cơ bản:
+ Trường hợp NĐBH bị tử vong, thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn thuộc
phạm vi bảo hiểm, DNBH sẽ chi trả 100% số tiền bảo hiểm.
+ Trường hợp NĐBH bị tử vong, tàn tật toàn bộ vĩnh viễn do bệnh tật, thai sản
thuộc phạm vi bảo hiểm, DNBH sẽ chi trả theo tỷ lệ nhân với số tiền bảo hiểm.
- Quyền lợi bảo hiểm bổ sung: Tùy thuộc vào DNBH có thể thiết kế thêm các
quyền lợi bảo hiểm bổ sung.
g) Phí bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm BATD được đóng một lần, tại thời điểm
ký kết hợp đồng bảo hiểm. Tỷ lệ phí bảo hiểm phụ thuộc vào độ tuổi của Người được bảo
hiểm và số tiền bảo hiểm tham gia.
1.4 Triển khai sản phẩm bảo hiểm Bảo an tín dụng ở Việt Nam
1.4.1. Triển khai sản phẩm bảo hiểm Bảo an tín dụng tại một số doanh
nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam
Hiện tại, trên thị trường có 06 DNBH cung cấp sản phẩm bảo hiểm BATD thông
qua kênh phân phối Bancassurance.
Về đặc điểm của các sản phẩm bảo hiểm BATD trên thị trường không quá khác biệt
về mặt phạm vi bảo hiểm, quyền lợi bảo hiểm, cũng không có sự chêch lệch quá nhiều
về phí bảo hiểm. Do vậy, sự thành công của sản phẩm bảo hiểm BATD phụ thuộc phần
lớn vào mô hình triển khai của kênh phân phối.
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho thị trường bảo hiểm Việt Nam
Từ những kinh nghiêṃ và thưc̣ tiêñ triển khai sản phẩm bảo hiểm , có thể rút ra một
số bài hoc̣ kinh nghiệm cho ABIC như sau :
Thứ nhất, do sản phẩm bảo hiểm BATD gắn liền với kênh phân phối Bancassurace
nên sự triển khai thành công của sản phẩm phụ thuộc lớn vào mô hình kênh phân phối.
Thứ hai, hoạt động của kênh nói chung và sự phát triển của sản phẩm bảo hiểm
BATD nói riêng khó có thể thành công khi DNBH và ngân hà ng không xây dưṇg
chiến lược và lộ trình triển khai, đầu tư nghiên cứu xây dựng mô hình hợp tác bài bản .
Thứ ba, giữa DNBH và ngân hàng phải có hệ thống vận hành hoạt động trơn chu ,
đảm bảo luân chuyển dữ liệu, chứng từ tuân thủ yêu cầu của quy trình nghiệp vụ, triển
khai nhanh chóng và đồng bộ các sáng kiến giải pháp mà hai bên mong muốn, thanh toán
và quyết toán tài chính nhanh và chính xác.
Thứ tư, định hướng cải tiến sản phẩm bảo hiểm BATD theo hướng đơn giản, dễ
hiểu, phù hợp với kênh phân phối và sản phẩm tín dụng cá nhân của Ngân hàng.
CHƢƠNG 2: TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI SẢN PHẨM BẢO HIỂM
BẢO AN TÍN DỤNG TẠI ABIC (2010-2015)
2.1 Giới thiệu về ABIC
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
- Ngày 18/10/2006, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã cấp giấy phép thành lập và hoạt
động chính thức cho ABIC tại quyết định số 38/GP-KDBH.
- Ngày 08/08/2007 ABIC khai trương chính thức đi vào hoạt động. Vốn điều lệ là
380 tỷ đồng (trong đó Agribank chiếm 47.81%).
- ABIC xác định thị trường chủ đạo lâu dài là hệ thống khách hàng của Agribank.
2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý và mục đích hoạt động
- Cơ cấu tổ chức của ABIC bao gồm: ABIC hội sở và 10 chi nhánh trải dài khắp cả
nước - thực hiện công tác kinh doanh trên địa bàn các cụm tỉnh thành.
- ABIC được định hướng phát triển bởi Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị
và được điều hành bởi Ban điều hành gồm gồm một Tổng giám đốc và 04 Phó tổng Giám
đốc giúp việc.
2.1.3 Kết quả kinh doanh của ABIC (2010-2015)
Năm 2015 ABIC được Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam
Report) xếp trong TOP 10 doanh nghiệp bảo hiểm uy tín nhất tại Việt Nam và là doanh
nghiệp đứng đầu về hiệu quả hoạt động trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ.
Từ năm 2010 đến nay, doanh thu phí bảo hiểm, hoa hồng bảo hiểm ABIC chi trả
qua mô hình Bancassurance đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Trong giai đoạn 2010 – 2015
ABIC đã đạt được tổng doanh thu phí bảo hiểm là 2.171,3 tỷ đồng, tổng hoa hồng bảo
hiểm đã chi trả cho Tổng đại lý là 430,7 tỷ đồng.
2.2 Tình hình triển khai sản phẩm bảo hiểm Bảo an tín dụng tại ABIC
2.2.1 Giới thiệu về sản phẩm bảo hiểm Bảo an tín dụng
2.2.1.1 Sự hình thành sản phẩm bảo hiểm Bảo an tín dụng
Hiện nay Agirbank đang có quan hệ với trên 9 triệu hộ gia đình sản xuất và cá nhân
(chiếm 70% tổng số hộ cả nước). Như vậy, định hướng mục tiêu phát triển trong tương lai và
đa số khách hàng thực tế của Agribank là nhóm Khách hàng cá nhân và hộ gia đình. Với đặc
điểm khách hàng này, ABIC đã xây dựng và thiết kế sản phẩm bảo hiểm BATD, đáp ứng tốt
nhất nhu cầu của khách hàng và ngân hàng. Sản phẩm bảo hiểm BATD bảo hiểm cho sức
khỏe và tính mạng của Người vay vốn.
Do gắn liền với các sản phẩm tín dụng cá nhân của Agirbank nên sản phẩm bảo
hiểm BATD được phân phối qua kênh liên kết Ngân hàng – Bảo hiểm.
2.2.1.2 Quá trình phát triển sản phẩm và nội dung cơ bản của sản phẩm Bảo
an tín dụng của ABIC
Quy tắc bảo hiểm BATD của ABIC đã được sửa đổi ba lần từ năm 2009 đến nay.
Các Quy tắc bảo hiểm BATD đã được triển khai như sau:
- Quy tắc bảo hiểm BATD số 605/2009/QĐ-ABIC-PHH ngày 10/03/2009.
- Quy tắc bảo hiểm BATD số 2250/2011/QĐ-ABIC-PHH ngày 01/12/2011, sửa
đổi lần thứ nhất.
- Quy tắc bảo hiểm BATD số 2273/2012/QĐ-ABIC-PHH ngày 28/09/2012 sửa đổi
lần thứ 2.
- Quy tắc bảo hiểm BATD sửa đổi lần thứ ba số 3131/2013/QĐ-ABIC-PHH ngày
18/12/2013.
2.2.2 Quy trình triển khai sản phẩm bảo hiểm Bảo an tín dụng
+ Kênh phân phối sản phẩm Bancassurance:Thực hiện theo mô hình Tổng Đại lý
bán hàng đa cấp từ Tỉnh, thành phố đến Quận, Huyện và Phòng Giao dịch cơ sở.
- Nguồn nhân lực bán sản phẩm bảo hiểm: Cán bộ ngân hàng được tuyển chọn,
đào tạo đủ tiêu chuẩn Đại lý viên.
- Cơ sở hạ tầng cho kênh phân phối: Gồm hệ thống công nghệ thông tin giữa
Agribank và ABIC, địa điểm tác nghiệp và trang bị máy móc thiết bị phục vụ cho khai
thác và quản lý hoạt động.
- Các hình thức phân phối"sản phẩm Bảo hiểm”BATD qua kênh phân phối
Bancassurance: Tổng Đại lý trực tiếp thu xếp cấp đơn Bảo hiểm, nhân viên Bảo hiểm
thực hiện các dịch vụ sau bán hàng.
- Cơ chế tài chính để vận hành kênh phân phối Bancassurance: Toàn bộ thù lao hoa
hồng theo hợp đồng Tổng Đại lý được hạch toán vào thu nhập khác của Agribank.
- Quy trình triển khai giữa các bộ phận trong bộ máy các cấp của Tổng Đại lý: ABIC
và Agribank đã cùng nhau nghiên cứu và đưa ra quy trình triển khai giữa các bộ phận trong bộ
máy các cấp của Tổng đại lý từ cấp trung ương đến cấp địa phương, đảm bảo tính thống nhất
của hệ thống.
2.2.3 Kết quả triển khai sản phẩm bảo hiểm Bảo an tín dụng tại ABIC
2.2.3.1 Doanh thu“sản phẩm bảo hiểm”Bảo an tín dụng tại ABIC
Từ năm 2009 đến nay, thông qua hệ thống Tổng đại lý Agribank, ABIC đã cung
cấp“sản phẩm bảo hiểm”đến hơn 06 triệu lượt khách hàng . Riêng năm 2015, ABIC đã
bảo hiểm cho gần 1,5 triệu khách hàng vay vốn tại Agribank.
Sự thành công của một sản phẩm, trước hết là do chính bản thân“sản phẩm bảo
hiểm”BATD được thiết kế đơn giản và phù hợp. Đồng thời, với việc lựa chọn kênh bán hàng
Bancassurance để phân phối sản phẩm này, ABIC đã tận dụng được lực lượng bán hàng cơ sở
của Agribank. Đây là điều kiện đủ mang lại sự thành công của sản phẩm này.
2.2.3.2 Công tác chi trả bảo hiểm Bảo an tín dụng tại ABIC (2010-2015)
- ABIC đã xây dựng được hệ thống Giám định bồi thường phủ khắp cả nước để
kịp thời phục vụ công tác chi trả bảo hiểm. Tất cả các khâu tác nghiệp về giám định bồi
thường đều được ABIC quy định rõ trong Quy trình giám định bồi thường.
- Đến năm 2015, tốc độ giải quyết trung bình một hồ sơ chi trả bảo hiểm BATD là
30 ngày, kể cả thời gian xác minh. Toàn hệ thống ABIC luôn duy trì tỷ lệ tồn hồ sơ chi
trả bảo hiểm BATD ở mức dưới 12%.
- Tỷ lệ bồi thường trung bình dưới 25%. Số liệu lũy kế từ năm 2010 đến năm
2015, ABIC đã giải quyết 13.302 hồ sơ và đã thực hiện chi trả 315,24 tỷ đồng cho các
bên thụ hưởng.
2.2.3.3 Công tác xây dựng phát triển hệ thống và quản lý đại lý tại ABIC
(2010-2015)
ABIC luôn coi trọng và đã chủ động, tích cực phối hợp với các Chi nhánh Agribank
xây dựng mạng lưới phân phối các sản phẩm bảo hiểm. Tỷ lệ doanh thu phí bảo hiểm từ
hệ thống Agribank đạt 70 % tổng doanh thu của ABIC (năm 2015).
2.2.3.4 Công tác xây dựng, tuyên truyền và quảng bá thương hiệu:
Thứ nhất, ABIC đã kết hợp với các Chi nhánh Agribank, Đài phát thanh - Truyền hình,
Báo địa phương tổ chức tuyên truyền về lợi ích tham gia bảo hiểm hoặc tuyên truyền trực tiếp
qua việc chi trả quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng tại địa bàn.
Thứ hai, hàng năm ABIC thực hiện hoạt động xúc tiến thương hiệu thông qua việc thiết
kế các Pano, Áp phích, các tờ rơi...quảng cáo về“sản phẩm bảo hiểm”BATD.
Thứ ba, ABIC kết hợp cùng các chi nhánh Agribank tham dự các cuộc họp với Ủy ban nhân
dân xã, huyện tại địa bàn để tuyên truyền về lợi ích của“sản phẩm bảo hiểm”BATD.
Thứ tư, ABIC xây dựng hình ảnh của Công ty thông qua các yếu tố như cơ sở vật
chất và chất lượng phục vụ khách hàng.
2.2.4 Hạn chế và nguyên nhân
Thứ nhất, do mạng lưới của Agribank rộng lớn phủ kín toàn quốc từ Trung ương đến
bản làng thôn xóm nên việc xây dựng một quy trình tác nghiệp chuẩn tắc thống nhất toàn hệ
thống, phù hợp với mọi địa phương là gần như khó có thể thực hiện.
Thứ hai, mô hình tổ chức bộ máy của ABIC: Nhân sự của ABIC còn mỏng, nhân sự
còn thiếu và trình độ tác nghiệp chưa đồng đều. Tổ chức bộ máy chưa phát triển tương
thích với cơ cấu bộ máy của Agribank trên toàn quốc. Tại tất cả các đơn vị chưa tách bộ
phận quản lý nghiệp vụ và bộ phận kinh doanh.
Thứ ba, trình độ cán bộ chưa đồng đều, chuyên môn còn hạn chế chưa đáp ứng
được yêu cầu hoạt động kinh doanh.
Thứ tư, hệ thống phần mềm tác nghiệp của“sản phẩm bảo hiểm”BATD cần cải tiến
hơn. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ chuyên về lập trình và ứng dụng phần mềm còn mỏng,
do vậy việc sửa đổi, bổ sung hoặc nâng cấp ứng dụng để đáp ứng các yêu cầu quản trị,
quản lý, điều hành và tác nghiệp còn chậm.
Thứ năm, công tác phục vụ khách hàng đã được cải thiện tuy nhiên tại một số đơn
vị ABIC vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu khách hàng và Tổng đại lý.
Thứ sáu, hoạt động quản lý đại lý tại các chi nhánh chưa được chú trọng. Công tác
báo cáo về hoạt động đại lý tại một số đơn vị còn thiếu chính xác, việc kiểm tra kiểm soát
của phòng Quản lý đại lý và phát triển hệ thống còn chưa chặt chẽ.
Thứ bảy, các hoạt động marketing diễn ra nhỏ lẻ, không quy mô, không có một kế
hoạch dài hạn. ABIC chưa có phòng ban hay bộ phận chuyên trách về vấn đề quáng bá,
xây dựng thương hiệu.
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN SẢN
PHẨM BẢO HIỂM BẢO AN TÍN DỤNG TẠI ABIC
3.1 Định hƣớng phát triển của ABIC đến năm 2020
Phát triển hoạt động kinh doanh của ABIC gắn liền với hoạt động kinh doanh của
Agribank. Phát triển mô hình kênh phân phối liên kết Ngân hàng – Bảo hiểm bền vững,
hiệu quả.
3.2 Giải pháp phát triển sản phẩm bảo hiểm BATD tại ABIC
3.2.1 Phát triển sản phẩm bảo hiểm BATD
- Cần sửa đổi Điểm 9.8 – Điều 9 – Quy tắc bảo hiểm BATD Quy tắc bảo hiểm
BATD của ABIC cần phải sửa đổi để tránh gây khó khăn trong quá trình giải quyết chi
trả bồi thường.
3.2.2 Hoàn thiện công tác khai thác
- Phải nhanh chóng xây dựng và vận hành tổ chức bộ máy phù hợp đủ tương thích với
bộ máy kênh phân phối của Agribank để hỗ trợ tác nghiệp cho Tổng Đại lý.
- ABIC cần xây dựng mô hình tách biệt giữa chức năng quản lý và chức năng kinh
doanh từ hội sở cho đến tất cả các Chi nhánh.
- ABIC cần có kế hoạch để mở rộng thêm 3 đến 5 Chi nhánh mới, chia tách bớt
các địa bàn của các Chi nhánh cũ.
3.2.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân sự
- ABIC cần xây dưng được Quy trình tuyển chọn, đào tạo và sát hạch cán bộ. Đồng thời
phải đảm bảo việc thực hiện Quy trình này một cách bài bản và nghiêm túc, qua đó, nâng cao
chất lượng cán bộ.
- ABIC cần phối hợp chặt với các cơ sở đào tạo chính quy như các Trường đại học
để tuyển chọn các ứng viên được đào tạo đúng chuyên ngành bảo hiểm, nâng cao tỷ lệ lao
động được đào tạo chính quy bảo hiểm.
3.2.4 Nâng cao chất lượng phục vụ Khách hàng và Tổng đại lý
- Đẩy mạnh công tác phối hợp tác nghiệp giữa ABIC và các Tổng đại lý
- Cần thiết trang bị đầy đủ các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật cho Tổng Đại lý
đảm bảo hoạt động và phục vụ khách hàng tốt nhất.
- Tùy thuộc vào thực tế để bổ sung nhân sự cho các địa bàn còn thiếu.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên có đạo đức tốt, có trình độ và nhiệt tình trong
tư vấn bán hàng cũng như hỗ trợ trong công tác giải quyết chi trả bảo hiểm. Thông qua
đó, dần xây dựng hình ảnh, thương hiệu của ABIC.
3.2.5 Tăng cường công tác quản lý đại lý và phát triển hệ thống phân phối
sản phẩm
- Các Chi nhánh cần có cán bộ chuyên trách để thực hiện công tác quản lý đại lý.
Công tác báo cáo thông tin hai chiều cần được chú trọng hơn.
- Phối hợp với Agribank đào tạo mới đội ngũ Đại lý và công tác đào tạo thường
xuyên để có đủ kỹ năng tác nghiệp đáp ứng nhu cầu tư vấn cho khách hàng.
3.2.6 Làm tốt công tác tuyên truyền và quảng bá thương hiệu
ABIC cần xây dựng phòng ban, bộ phận chuyên môn riêng để thực hiện công tác
tuyên truyền và quảng bá thương hiệu.
3.3 Kiến nghị nhằm phát triển“sản phẩm bảo hiểm”bảo an tín dụng tại ABIC
3.3.1 Đối với Nhà Nước
Với hệ thống pháp luật hiện hành, Việt Nam cũng nên bổ sung một số quy định còn
thiếu để tạo hành lang p