Tóm tắt Luận văn Tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ tại Trường cao đẳng Nông Lâm

Nghị định Số 43/2006/ NĐ – CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập ra đời đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức đối với các tổ chức sự nghiệp công. Trường cao đẳng Nông Lâm là một tổ chức sự nghiệp công lập. Với chức năng chính là đào tạo các kỹ sư thực hành trong lĩnh vực Nông Lâm nghiệp cũng đang phải đối mặt với vấn đề trên. Do vậy, việc quản lý, tổ chức hoạt động của Nhà trường thế nào để đạt được mục tiêu đặt ra là vấn đề cấp thiết. Việc tổ chức HTKSNB hữu hiệu là yêu cầu không thể thiếu đối với Nhà trường vì nó giúp cho người quản lý luôn nắm bắt và kiểm soát một cách tốt nhất hoạt động của đơn vị; hạn chế, ngăn ngừa những sai sót có thể xảy ra trong quá trình hoạt động và đảm bảo cho hoạt động của đơn vị đạt được mục tiêu đề ra. Do vậy, với Đề tài: “Tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ tại Trường cao đẳng Nông Lâm” Luận văn tiến hành nghiên cứu, hệ thống hoá những vấn đề lý luận HTKSNB, từ đó phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm tổ chức HTKSNB tại Trường cao đẳng Nông Lâm

pdf18 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 472 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ tại Trường cao đẳng Nông Lâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i TÓM TẮT LUẬN VĂN Nghị định Số 43/2006/ NĐ – CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập ra đời đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức đối với các tổ chức sự nghiệp công. Trường cao đẳng Nông Lâm là một tổ chức sự nghiệp công lập. Với chức năng chính là đào tạo các kỹ sư thực hành trong lĩnh vực Nông Lâm nghiệp cũng đang phải đối mặt với vấn đề trên. Do vậy, việc quản lý, tổ chức hoạt động của Nhà trường thế nào để đạt được mục tiêu đặt ra là vấn đề cấp thiết. Việc tổ chức HTKSNB hữu hiệu là yêu cầu không thể thiếu đối với Nhà trường vì nó giúp cho người quản lý luôn nắm bắt và kiểm soát một cách tốt nhất hoạt động của đơn vị; hạn chế, ngăn ngừa những sai sót có thể xảy ra trong quá trình hoạt động và đảm bảo cho hoạt động của đơn vị đạt được mục tiêu đề ra. Do vậy, với Đề tài: “Tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ tại Trường cao đẳng Nông Lâm” Luận văn tiến hành nghiên cứu, hệ thống hoá những vấn đề lý luận HTKSNB, từ đó phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm tổ chức HTKSNB tại Trường cao đẳng Nông Lâm. CHƯƠNG 1 LUẬN VĂN HỆ THỐNG HOÁ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HTKSNB TRONG CÁC TỔ CHỨC SỰ NGHIỆP CÔNG Thứ nhất, trong mối quan hệ với quản lý, kiểm soát không phải là một giai đoạn hay một khâu của quá trình quản lý mà nó được thực hiện ở tất cả các giai đoạn của quá trình quản lý. Do đó, kiểm soát là một chức năng của quản lý, gắn liền với quản lý. Kiểm soát là hoạt động giám sát thực tiễn từ đó cung cấp thông tin cho nhà quản lý, giúp các nhà quản lý đánh giá tình hình thực tế để có các quyết định phù hợp và kịp thời đảm bảo tính khả thi của mục tiêu đã đề ra. Chức năng kiểm tra, kiểm soát trong các đơn vị được thực hiện bởi ii HTKSNB. Thứ hai, về khái niệm HTKSNB, theo Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế (Chuẩn mực IAS 400) “HTKSNB là toàn bộ những chính sách và thủ tục kiểm soát do ban lãnh đạo của đơn vị thiết lập nhằm đảm bảo việc quản lý chặt chẽ và sự hiệu quả của các hoạt động trong khả năng có thể. Các thủ tục này đòi hỏi việc tuân thủ các chính sách quản lý, bảo quản tài sản, ngăn ngừa và phát hiện gian lận hoặc sai sót, tính chính xác và tính đầy đủ của các ghi chép kế toán; đồng thời đảm bảo lập trong thời gian mong muốn những thông tin tài chính đáng tin cậy” Qua đó, HTKSNB được hiểu là toàn bộ các chính sách, các bước kiểm soát và thủ tục kiểm soát được thiết lập nhằm kiểm soát các hoạt động của đơn vị trên cơ sở xác định rủi ro có thể xảy ra trong từng khâu công việc để tìm ra biện pháp ngăn chặn nhằm thực hiện có hiệu quả tất cả các mục tiêu đặt ra của đơn vị. HTKSNB hướng tới những mục tiêu cơ bản như: - Tài sản của đơn vị phải được bảo vệ. - Các thông tin phải đảm bảo độ tin cậy. - Bảo đảm việc tuân thủ các quy định pháp lý. - Bảo đảm hiệu năng, hiệu quả trong hoạt động của các đơn vị. Thứ ba, để thực hiện đầy đủ chức năng kiểm tra, kiểm soát của quản lý HTKSNB, trong các đơn vị thường bao gồm 4 bộ phận cấu thành cơ bản: môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, các thủ tục kiểm soát và kiểm toán nội bộ. Môi trường kiểm soát bao gồm toàn bộ nhân tố bên trong và bên ngoài đơn vị tác động đến việc thiết kế, hoạt động và xử lý dữ liệu của các loại hình KSNB như: đặc thù về quản lý, cơ câú tổ chức, chính sách nhân sự, công tác lập kế hoạch, uỷ ban kiểm soát và các yếu tố bên ngoài. - Đặc thù về quản lý: đó là nhận thức, quan điểm của người quản lý trong điều hành các hoạt động của đơn vị. Những quan điểm này ảnh hưởng trực tiếp đến các chính sách, chế độ cũng như cách thức tổ chức, quy trình kiểm tra, kiểm soát trong đơn vị. - Cơ cấu tổ chức: là sự phân chia nhiệm vụ quyền hạn giữa các thành viên trong đơn vị. Cơ cấu tổ chức hợp lý đảm bảo một hệ thống xuyên suốt từ trên xuống dưới trong việc ban hành, triển khai cũng như kiểm tra, giám sát việc iii thực hiện các quyết định trong toàn bộ đơn vị, góp phần ngăn ngừa có hiệu quả các hành vi gian lận và sai sót trong mọi hoạt động của đơn vị. - Chính sách nhân sự: bao gồm toàn bộ các chính sách chế độ của đơn vị đối với việc tuyển dụng, đánh giá, đề bạt, khen thưởng và kỷ luật các nhân viên. Chính sách nhân sự có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường kiểm soát vì con người đóng vai trò quyết định trong qúa trình quản lý, là chủ thể trực tiếp thực hiện mọi thủ tục kiểm soát trong hoạt động của đơn vị. - Công tác kế hoạch: Hệ thống kế hoạch và dự toán bao gồm các kế hoạch đào tạo, thực hành thực tập, kế hoạch sản xuất, tiêu thụ...đặc biệt là kế hoạch tài chính gồm những ước tính cân đối tình hình tài chính, kết quả hoạt động và sự luân chuyển tiền trong tương lai là những nhân tố quan trọng trong môi trường kiểm soát. Lập kế hoạch là giai đoạn đầu tiên của quản lý giúp cho đơn vị hoạt động đúng hướng và đạt mục tiêu đặt ra. - Uỷ ban kiểm soát: bao gồm những người trong bộ máy lãnh đạo cao nhất của đơn vị nhưng không kiêm nhiệm các chức vụ quản lý và những chuyên gia am hiểu về lĩnh vực kiểm soát. Uỷ ban kiểm soát thường có nhiệm vụ và quyền hạn như: Giám sát sự chấp hành pháp luật của đơn vị; Kiểm tra và giám sát công việc của kiểm toán viên nội bộ... - Các nhân tố bên ngoài: Bao gồm: sự kiểm soát của các cơ quan chức năng của Nhà nước, môi trường pháp lý, đường lối phát triển của đất nước...Mặc dù không thuộc sự kiểm soát của các nhà quản lý nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến thái độ, phong cách điều hành của các nhà quản lý cũng như sự thiết kế và vận hành các quy chế và các thủ tục kiểm soát nội bộ. Như vậy, môi trường kiểm soát bao gồm toàn bộ những nhân tố có ảnh hưởng đến quá trình thiết kế, vận hành và xử lý dữ liệu của HTKSNB của đơn vị, trong đó nhân tố chủ yếu và quan trọng là nhận thức về hoạt động kiểm tra, kiểm soát và điều hành hoạt động của các nhà quản lý đơn vị. Hệ thống kế toán: Là hệ thống thông tin chủ yếu của đơn vị bao gồm hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống sổ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán và hệ thống bảng tổng hợp, cân đối kế toán. Trong đó, quá trình lập và luân chuyển chứng từ đóng vai trò quan trọng trong công tác KSNB của đơn vị. Chức năng iv kiểm tra, kiểm soát của hệ thống kế toán trong đơn vị được thể hiện thông qua 3 giai đoạn của quá trình kế toán là: Lập và luân chuyển chứng từ kế toán; Phản ánh vào sổ kế toán và Lập báo cáo tài chính. Trong HTKSNB, một hệ thống kế toán hữu hiệu phải bảo đảm các mục tiêu kiểm soát chi tiết về tính có thực, sự phê chuẩn, tính đầy đủ, sự đánh giá, sự phân loại, tính đúng kỳ, quá trình chuyển sổ và tổng hợp chính xác. Thông qua việc tính toán, ghi chép và đôí chiếu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hệ thống kế toán không những cung cấp thông tin cho việc quản lý mà còn có tác dụng kiểm soát nhiều mặt hoạt động của đơn vị. Thủ tục kiểm soát là các chính sách và các thủ tục được thiết lập trong quản lý nhằm đảm bảo các mệnh lệnh quản lý được thực hiện đầy đủ. Để đạt được các mục tiêu quản lý, các nhà quản lý phải thiết lập và duy trì các chính sách cũng như các thủ tục kiểm soát trong đơn vị. Chúng được thiết kế tuỳ thuộc vào đặc thù của từng đơn vị. Tuy nhiên, các thủ tục kiểm soát đều phải được xây dựng theo các nguyên tắc cơ bản như sau: - Nguyên tắc phân công, phân nhiệm: có nghĩa quyền hạn và trách nhiệm cần được phân chia cho nhiều người trong một bộ phận hoặc nhiều bộ phận khác nhau trong một tổ chức. Vì nhiều người cùng làm một công việc thì sai sót dễ phát hiện hơn và các gian lận khó xảy ra hơn. Việc phân công, phân nhiệm còn có tác dụng tạo nên sự chuyên môn hoá, tạo cơ chế kiểm tra, thúc đẩy lẫn nhau trong công việc và là sự lựa chọn nhân sự phù hợp với từng vị trí công việc nhằm bảo đảm sử dụng tốt nhất nguồn lực về con người. - Nguyên tắc bất kiêm nhiệm: Nguyên tắc này đòi hỏi sự tách biệt về quyền hạn và trách nhiệm đối với một số công việc. Nó xuất phát từ mối quan hệ đặc biệt giữa các trách nhiệm với sự kiêm nhiệm dễ dẫn đến gian lận khó phát hiện. - Nguyên tắc uỷ quyền và phê chuẩn: Theo nguyên tắc này, người quản lý đơn vị không thể giải quyết mọi công việc sự vụ trong đơn vị mà phải uỷ quyền cho cấp dưới thay mặt mình quyết định một số công việc trong phạm vi nhất định. Quá trình uỷ quyền được tiếp tục thực hiện đối với các cấp thấp hơn tạo nên một hệ thống phân chia trách nhiệm và quyền hạn giữa các cấp v song vẫn bảo đảm tính tập trung của đơn vị. Theo nội dung kiểm soát, HTKSNB gồm hai loại là KSNB về quản lý và KSNB về kế toán. Kiểm toán nội bộ là một bộ phận độc lập được thiết lập trong đơn vị tiến hành công việc kiểm tra và đánh giá các hoạt động phục vụ yêu cầu quản trị nội bộ đơn vị, cung cấp một sự quan sát, đánh giá thường xuyên về toàn bộ hoạt động của đơn vị. Đây là một trong những nhân tố cơ bản trong HTKSNB của đơn vị. Bộ phận kiểm toán nội bộ hữu hiệu sẽ giúp đơn vị có được những thông tin kịp thời và xác thực về các hoạt động trong đơn vị, chất lượng của hoạt động kiểm soát nhằm kịp thời điều chỉnh và bổ sung các quy chế kiểm soát thích hợp và hiệu quả. Thứ tư, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và các bộ phận cấu thành, HTKSNB đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của đơn vị với các mục tiêu như: - HTKSNB được xây dựng với mục đích bảo vệ tài sản của đơn vị, tránh thất thoát, hư hỏng, bị lạm dụng, sử dụng sai mục đích. Tài sản của đơn vị bao gồm tài sản hữu hình và tài sản vô hình. - HTKSNB đảm bảo việc thực hiện các chế độ pháp lý, bảo đảm sự tuân thủ các quy định và chế độ pháp lý liên quan, tránh những tổn thất xảy ra cho đơn vị do vi phạm những quy định đó. Những quy định này có thể thay đổi theo thời gian và đòi hỏi tính tuân thủ cao. Việc vi phạm các quy định mang tính pháp lý này dù vô ý hay cố ý cũng sẽ khiến đơn vị phải đối mặt với sự trừng phạt của pháp luật. - HTKSNB được các nhà quản lý xây dựng để đảm bảo năng lực của hoạt động quản lý, giám sát việc thực thi các quyết định, quy định, bảo đảm tính tuân thủ của các cán bộ công nhân viên chức, các bộ phận trong đơn vị. - HTKSNB được xây dựng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị. Vì những hoạt động kiểm tra, kiểm soát thường xuyên sẽ giúp các nhà quản lý nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động cũng như những bất hợp lý trong quá trình thực hiện để có những điều chỉnh kịp thời. - HTKSNB được xây dựng để đảm bảo độ tin cậy của thông tin kế toán. Vì vi kế toán là một nguồn cung cấp thông tin chủ yếu cho các nhà quản lý đơn vị cũng như các đối tượng bên ngoài đơn vị. Tóm lại, với mục tiêu hướng tới là bảo đảm hiệu năng, hiệu quả của các hoạt động trong đơn vị; bảo đảm sự tuân thủ quy định của đơn vị và pháp luật của Nhà nước; bảo đảm độ tin cậy của thông tin và bảo vệ tài sản của đơn vị, HTKSNB có ý nghĩa trong mọi hoạt động của đơn vị. Phần hai của chương, Luận văn đề cập đến đặc điểm HTKSNB trong các tổ chức sự nghiệp công. Thứ nhất, là những đặc điểm chủ yếu của các tổ chức sự nghiệp công ở Việt Naảytong giai đoạn hiện nay, bao gồm các đặc điểm về sản phẩm, nguồn lực, thị trường yếu tố đầu vào, đầu ra và cơ chế quản lý kế hoạch Thứ hai, là những yếu tố tác động đến HTKSNB trong các tổ chức sự nghiệp công - Đặc thù về quản lý của các tổ chức sự nghiệp công chịu sự chi phối, quản lý của cơ quan chủ quản. - Cơ cấu tổ chức bộ máy là cơ chế năng động, linh hoạt, hiệu quả phù hợp với nhiệm vụ. - Chính sách nhân sự: Các chỉ tiêu tuyển dụng cán bộ cơ hữu do cơ quan chủ quản quyết định. Đơn vị có quyền quyết định việc ký kết các hợp đồng nếu nhu cầu công việc cần thiết. Và họ có quyền sắp xếp nhân sự cho hợp lý nhằm phát huy hết năng lực, sở trường của cán bộ công nhân viên. - Môi trường bên ngoài: đơn vị ngoài sự kiểm soát của các cơ quan chức năng của Nhà nước, đường lối phát triển kinh tế... còn chịu sự kiểm soát trực tiếp của cơ quản chủ quản. - Hệ thống kế toán tài chính: đơn vị sử dụng hệ thống kế toán HCSN. - Thủ tục KSNB: Trên cơ sở các nguyên tắc phân công phân nhiệm, nguyên tắc bất kiêm nhiệm, nguyên tắc uỷ quyền và phê chuẩn... Thứ hai, về đặc điểm HTKSNB trong các tổ chức sự nghiệp công. - Môi trường kiểm soát: Thủ trưởng đơn vị đã quan tâm và có thái độ ủng hộ tích cực đối với HTKSNB. Về phía các Bộ chủ quản cũng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với các đơn vị trực thuộc thông qua việc vii kiểm soát của Vụ Kế hoạch Tài chính đối với việc phân bổ và cấp phát kinh phí NSNN, việc thẩm tra, xét duyệt quyết toán... Công tác kiểm tra, thanh tra của các cơ quan chức năng của Nhà nước cũng chưa thường xuyên và kiểm tra mang tính chọn mẫu, thanh tra vụ việc tại một số đơn vị nên còn một số sai sót trong công tác quản lý tài chính kế toán trong các đơn vị chưa được phát hiện và có biện pháp khắc phục kịp thời. - Hệ thống kế toán: Các đơn vị đều áp dụng chế độ kế toán HCSN ban hành theo Quyết định Số 19/2006/QĐ – BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Hầu hết các đơn vị đã áp dụng phần mềm kế toán, do đó phục vụ tốt hơn công tác tài chính kế toán và việc cung cấp thông tin các báo cáo phục vụ cho công tác quản lý được nhanh chóng, kịp thời, chính xác. Công tác kiểm tra, kiểm soát việc quản lý sử dụng vật tư, tài sản tiền vốn của bộ phận kế toán cũng từng bước nâng lên. Bộ phận kế toán tài chính thực hiện cả ba loại hình kiểm soát trước, trong và sau quá trình thực hiện ngân sách. Chức năng kiểm soát của kế toán được lồng ghép, gắn chặt với chức năng thông tin trong cả 4 nội dung của hệ thống kế toán: chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính. Chức năng kiểm tra kế toán được thể hiện ở việc kiểm tra chứng từ kế toán, kiểm tra công tác hạch toán tài khoản kế toán, kiểm tra báo cáo tài chính và các thông tin kinh tế tài chính. - Thủ tục kiểm soát: Trong các đơn vị, một số thủ tục kiểm soát đã được thiết lập như kiểm soát tuân thủ pháp luật, kiểm soát mục tiêu, kế hoạch đã xây dựng, kiểm soát các chu trình nghiệp vụ tài chính... - Kiểm toán nội bộ: Tại các tổ chức sự nghiệp công chưa có tổ chức kiểm toán nội bộ. Tóm lại, công tác kiểm tra, kiểm soát của các Bộ chủ quản và tại các tổ chức sự nghiệp công thuộc Bộ chủ quản đã có nhiều cố gắng, đi vào nề nếp. Các nhà quản lý đã bắt đầu quan tâm đến hiệu quả hoạt động của HTKSNB. Tuy nhiên, HTKSNB nói chung vẫn chưa đủ mạnh để đáp ứng yêu cầu quản lý. viii CHƯƠNG 2 LUẬN VĂN ĐỀ CẬP ĐẾN THỰC TRẠNG HTKSNB TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NÔNG LÂM Thứ nhất, khái quát về tổ chức, hoạt động của Trường cao đẳng Nông Lâm Khái quát về sự hình thành và phát triển của Trường cao đẳng Nông Lâm Trường cao đẳng Nông Lâm đóng tại xã Bích Sơn, Huyện Việt Yên, Tỉnh Bắc Giang - thuộc Bộ Nông Nghiệp & PTNT, được thành lập theo Quyết định Số 125/1999/QĐ – TTg ngày 28 tháng 5 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở trường Trung cấp Nông nghiệp ra đời từ năm 1959 tại Nghĩa Đàn - Nghệ An. Đặc điểm hoạt động của trường Cao đẳng Nông Lâm Với mục tiêu đào tạo các kỹ sư thực hành có trình độ bậc đại học gắn với nông thôn, yêu cầu về lý thuyết có mức độ, nhưng tay nghề phải cao, vị trí làm việc tại cấp huyện, tỉnh, đặc biệt ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Hiện nay, trường đào tạo 9 ngành nghề: Kinh tế nông nghiệp, Trồng trọt, Chăn nuôi, Quản lý đất đai, Chế biến nông sản thực phẩm, Lâm nghiệp, Công nghệ sinh học, Công nghệ thông tin, Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp. Thời gian đào tạo: Đào tạo Cao đẳng: 3 năm; Đào tạo hệ Trung học: 2 năm; Đào tạo công nhân kỹ thuật: 1 năm; Bồi dưỡng, tập huấn ngắn hạn. Thứ hai, là hiện trạng HTKSNB tại Trường cao đẳng Nông Lâm Môi trường kiểm soát, bao gồm các yếu tố: đặc thù quản lý, chính sách nhân sự, công tác kế hoạch, uỷ ban kiểm soát và môi trường bên ngoài. Đặc thù về quản lý: Nhà trường với cơ cấu chức năng các phòng, ban, khoa, bộ môn chuyên ngành đã được quy định rõ ràng đã làm hạn chế tối đa sự chồng chéo giữa các đơn vị, giảm thiểu việc bỏ sót trong lĩnh vực quản lý. Ban Giám hiệu coi công tác tài chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Nhìn chung, Nhà trường đã có ý thức tốt trong chấp hành pháp luật tài chính, kế toán trong quản lý, sử dụng kinh phí NSNN cũng như các nguồn thu khác. Đây là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến những thành công trong công tác KSNB về tài chính, kế toán. Chính sách nhân sự: Số lượng cán bộ giảng dạy đã và đang được tuyển ix dụng mới, trình độ chuyên môn nghiệp vụ đang ngày một nâng lên thông qua việc đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên. Chính sách thu nhập, khen thưởng và kỷ luật của Nhà trường cũng được quy định khá rõ ràng và gắn liền với hiệu quả công việc mà cán bộ công nhân viên đóng góp. Như vậy, Nhà trường đã xây dựng chính sách nhân sự tương đối tốt từ khâu tuyển dụng, tiếp nhận cán bộ, điều động, sắp xếp, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bố trí, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ đủ tiêu chuẩn, có năng lực chuyên môn, năng lực lãnh đạo và phẩm chất chính trị, đồng thời mang tính kế thừa và liên tục. Công tác kế hoạch: được đề cập tới chủ yếu là về lĩnh vực tài chính kế toán, bao gồm việc lập dự toán ngân sách, kiểm tra tài chính nội bộ, công khai tài chính, Ban thanh tra nhân dân, cơ chế chính sách tài chính kinh tế và kế hoạch đào tạo. Việc lập kế hoạch tại Trường tương đối tốt, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính kế toán. Vấn đề lập dự toán ngân sách được chú trọng, đảm bảo tiến độ yêu cầu. Mặc dù có sự sai lệch giữa năm ngân sách và năm học đã gây khó khăn cho việc thực hiện kế hoạch. Kế hoạch đào tạo còn một số vướng mắc. Kiểm tra tài chính nội bộ: Trường đã tiến hành tự kiểm tra thường xuyên mọi hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động và hạn chế tổn thất rủi ro xảy ra. Công khai tài chính: Việc công khai tài chính được thực hiện giúp các cán bộ công nhân viên trong đơn vị có khả năng giám sát, đánh giá hoạt động này. Ban Thanh tra nhân dân: Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định và nội quy của đơn vị, hướng các hoạt động của đơn vị đi vào nề nếp và tuân thủ chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy chế của đơn vị. Nhìn chung, Nhà trường đã thực hiện tốt, không để xảy ra sai phạm gì lớn. Cơ chế chính sách tài chính kinh tế: Hoạt động tài chính của đơn vị tuân theo hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước hiện hành. Việc chấp hành Luật ngân sách và các chính sách chế độ chi tiêu của đơn vị tương đối tốt và đầy đủ. Ngoài nguồn tài chính chủ yếu từ ngân sách Nhà nước cấp cho giáo dục đào tạo, Nhà trường còn coi trọng các nguồn tài chính khác được hình thành chủ yếu từ các nguồn như: Thu học phí, lệ phí; Thu từ các hoạt động x giáo dục, đào tạo, nghiên cứu ứng dụng, lao động sản xuất và dịch vụ cộng đồng; Thu khác như thu tiền cho thuê tài sản, thuê phòng học, thu tiền bán vật tư, sản phẩm sau khi thực hành; thu tiền bán vật tư, phế liệu các công trình sửa chữa; thu thanh lý... Hoạt động cụ thể: như hoạt động bằng nguồn NSNN: Căn cứ vào dự toán ngân sách của đơn vị được Bộ Nông nghiệp & PTNT phân bổ hàng năm, Vụ Tài chính cấp kinh phí cho đơn vị thực hiện. Tất cả dự toán phòng Kế toán Tài chính phải kiểm tra, tham mưu, ký nháy trước khi trình lãnh đạo duyệt. Hoạt động bằng nguồn viện trợ và nguồn các chương trình cộng tác: Căn cứ vào hợp đồng được ký kết và văn bản thống nhất đề cương, dự toán chi tiết được duyệt, các phòng, khoa, bộ môn chuyên môn triển khai, phòng Kế toán Tài chính giám sát thanh quyết toán theo đúng quy định của Nhà nước và yêu cầu của nhà tài trợ và đối tác. Đối với TSCĐ: Các phòng, khoa, bộ môn chịu trách nhiệm bảo quản và sử dụng tài sản được giao, có hồ sơ theo dõi từng tài sản. Thành lập Ban kiểm kê gồm các phòng liên quan và tổ chức kiểm kê vào ngày 31 tháng 12 hàng năm. Đối với kho, quỹ: Tiến hành kiểm tra, đối chiếu giữa kế toán và thủ kho, thủ quỹ thư
Luận văn liên quan