Trong hoạt động thu ngân sách nhà nước, thuế là khoản thu chiếm tỷ
trọng lớn. Thuế là khoản thu mang tính chất bắt buộc theo nghĩa vụ mà mỗi
công dân, tổ chức phải đóng góp cho ngân sách nhà nước theo đúng quy định
trong các luật thuế của mỗi quốc gia. Tuy nhiên hệ thống thuế của nước ta
đang bộc lộ nhiều khuyết nhược điểm, chưa thật phù hợp với tình hình mới,
cả về nội dung chính sách và tổ chức quản lý thu thuế. Do đó, nhìn chung còn
thất thu lớn về số lượng cơ sở có thực tế kinh doanh, về căn cứ tính các loại
thuế, về nợ đọng kéo dài, chưa phát huy được hết tác dụng của thuế nhằm đẩy
mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện đóng góp hợp lý, công bằng
cho ngân sách nhà nước. Do phân cấp thu ngân sách nhà nước, các chi cục
thuế được phân công quản lý thu thuế của hầu hết các tổ chức kinh doanh trên
địa bàn quận, huyện. Do đó, việc quản lý thu thuế do các chi cục thuế thực
hiện cần được tổ chức một cách có hiệu quả. Bằng những kiến thức, lý luận
được trang bị và những hiểu biết của mình thông qua hoạt động thực tiễn tôi
chọn đề tài: “Tổ chức kiểm soát hoạt động thu ngân sách nhà nước do các
chi cục thuế thực hiệ
17 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 471 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Tổ chức kiểm soát hoạt động thu ngân sách nhà nước do các chi cục thuế thực hiện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
Trong hoạt động thu ngân sách nhà nước, thuế là khoản thu chiếm tỷ
trọng lớn. Thuế là khoản thu mang tính chất bắt buộc theo nghĩa vụ mà mỗi
công dân, tổ chức phải đóng góp cho ngân sách nhà nước theo đúng quy định
trong các luật thuế của mỗi quốc gia. Tuy nhiên hệ thống thuế của nước ta
đang bộc lộ nhiều khuyết nhược điểm, chưa thật phù hợp với tình hình mới,
cả về nội dung chính sách và tổ chức quản lý thu thuế. Do đó, nhìn chung còn
thất thu lớn về số lượng cơ sở có thực tế kinh doanh, về căn cứ tính các loại
thuế, về nợ đọng kéo dài, chưa phát huy được hết tác dụng của thuế nhằm đẩy
mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện đóng góp hợp lý, công bằng
cho ngân sách nhà nước. Do phân cấp thu ngân sách nhà nước, các chi cục
thuế được phân công quản lý thu thuế của hầu hết các tổ chức kinh doanh trên
địa bàn quận, huyện. Do đó, việc quản lý thu thuế do các chi cục thuế thực
hiện cần được tổ chức một cách có hiệu quả. Bằng những kiến thức, lý luận
được trang bị và những hiểu biết của mình thông qua hoạt động thực tiễn tôi
chọn đề tài: “Tổ chức kiểm soát hoạt động thu ngân sách nhà nước do các
chi cục thuế thực hiện”.
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG THU NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC DO CÁC CHI CỤC THUẾ THỰC HIỆN
1.1. Lý luận chung về kiểm soát hoạt động thu ngân sách nhà nước
do các chi cục thuế thực hiện
1.1.1. Tổng quan về kiểm soát trong quản lý
Kiểm soát là công việc nhằm soát xét lại những quy định, những quá
trình ra quyết định và thực thi các quyết định quản lý được thể hiện trên các
nghiệp vụ (những thao tác cụ thể) nhằm nắm bắt và điều hành được những
nghiệp vụ đó.
ii
Kiểm soát hoạt động thu ngân sách nhà nước là những hoạt động của
nhà nước nhằm kịp thời phát hiện và xử lý các sai sót, ách tắc, đổ vỡ, những
khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện thu ngân sách nhà nước nhằm
đảm bảo cho các chủ thể kinh tế hoạt động đúng định hướng và có hiệu quả.
1.1.2. Kiểm soát thu ngân sách nhà nước
Thu ngân sách nhà nước là hoạt động đầu vào của ngân sách nhà nước
và phản ánh quan hệ kinh tế giữa nhà nước với khách thể thực hiện hoạt động
thuộc đối tượng thu (thường được gọi là người nộp thuế) với chính sách thu
cụ thể. Mỗi đối tượng thu hình thành một nguồn thu và bao gồm 2 loại thu cơ
bản: thuế và lệ phí.
Thứ nhất: Thuế
Thuế là một hình thức động viện thực hiện việc phân phối và phân phối
lại sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân do các tổ chức kinh tế và cá nhân
kinh doanh tạo ra để hình thành quỹ tiền tệ tập trung, nhằm đáp ứng nhu cầu
chi tiêu của nhà nước.
Thuế phải thực hiện 3 chức năng cơ bản, đó là: chức năng bảo đảm
nguồn thu cho ngân sách nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà
nước; chức năng phân phối lại thu nhập và tài sản nhằm đảm bảo công bằng
xã hội và chức năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Tuỳ theo yêu cầu quản lý, thuế được phân chia theo những tiêu thức
khác nhau. Trong quan hệ trực tiếp với quản lý nguồn thu ngân sách nhà
nước, thuế được phân thành 2 loại:
Một là, Thuế điều tiết các hoạt động điều tiết các hoạt động kinh doanh
và hoạt động có thu nhập khác của các tổ chức (chủ yếu là các doanh nghiệp),
các cá nhân hoặc hoạt động tiêu dùng.
iii
Hai là, Thuế điều tiết quyền sở hữu tài sản hoặc sử dụng tài sản công,
thuế môn bài.
Thứ hai: Phí và lệ phí
Đây là khoản thu được xác định theo mức cụ thể cho từng đối tượng
thu liên đến sở hữu hoặc sử dụng những tài sản, những dịch vụ công phục vụ
riêng cho những đơn vị, cá nhân có nhu cầu không thường xuyên: lệ phí trước
bạ, lệ phí giao thông, lệ phí công chứng
Thu ngân sách nhà nước là một hoạt động nhà nước, phản ánh mối
quan hệ kinh tế giữa nhà nước với khách thể thực hiện hoạt động thu với
những đặc điểm sau:
Một là, Thu ngân sách nhà nước là hoạt động có tính hệ trọng cao: thu
ngân sách nhà nước không chỉ là yếu tố quyết định toàn bộ hoạt động ngân
sách nhà nước mà còn là phương pháp điều tiết vĩ mô nền kinh tế và đảm bảo
công bằng xã hội. Nguồn thu này không chỉ đảm bảo hoạt động của cả bộ
máy nhà nước mà còn tham gia vào việc thực hiện các định hướng chiến lược
của nhà nước cả trong lĩnh vực kinh tế, cả trong lĩnh vực xã hội, kể cả dân
sinh, an ninh, quốc phòng.
Hai là, Tính đa dạng của hoạt động thu
Như đã khái quát ở phần trên, hoạt động thu ngân sách nhà nước bao
gồm nhiều khoản thu từ những loại thuế, những loại lệ phí khác nhau. Mỗi
loại hoạt động thu này phản ánh một loại quan hệ kinh tế- pháp lý khác nhau.
Do vậy, kiểm soát hoạt động thu cần được vận dụng thích hợp với chức năng
của từng khoản thu.
Ba là, Tính pháp lý cao của hoạt động thu
iv
Xuất phát từ tính hệ trọng và đa dạng nói trên của hoạt động thu, nhà
nước luôn quan tâm xây dựng một hệ thống pháp lý đầy đủ và thích hợp cho
từng loại hoạt động. Trên cơ sở hệ thống pháp lý chung của nhà nước, cơ
quan tài chính các cấp lập dự toán ngân sách nhà nước. Sau khi được cấp có
thẩm quyền phê duyệt, các mục tiêu, kể cả các con số cũng trở thành pháp
lệnh và cần được thực hiện trên cơ sở kết hợp nhiều loại phương pháp từ
tuyên truyền vận động đến cưỡng chế khi cần thiết.
1.1.3. Vai trò của kiểm soát hoạt động thu ngân sách nhà nước
Kiểm soát hoạt động thu thuế đã góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách
pháp luật về thuế. Kiểm soát hoạt động thu thuế là nơi cung cấp các căn cứ,
các bằng chứng cụ thể phản ánh một cách chân thực, sống động các hoạt động
diễn ra trong thực tế, để phục vụ cho việc hoàn thiện, bổ sung các chính sách
thuế cho phù hợp.
Kiểm soát hoạt động thu thuế là phương tiện phòng ngừa hành vi vi
phạm pháp luật và tội phạm nảy sinh trong hoạt động quản lý thu thuế. Kiểm
soát hoạt động thu thuế chính là việc xem xét tại chỗ việc làm của các tổ
chức, cơ quan và các cá nhân có đúng quy định của chính sách pháp luật về
thuế hay không, qua đó sử dụng các biện pháp chế tài bằng mệnh lệnh hoặc
các quyết định hành chính nhằm ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật của
người nộp thuế.
Kiểm soát hoạt động thu thuế có vai trò quan trọng trong việc cải cách
thủ tục hành chính cả về quy chế và tổ chức thực hiện, giảm đến mức tối đa
các thủ tục, quy chế không cần thiết gây phiền hà đến nhân dân và doanh
nghiệp.
1.2. Kiểm soát hoạt động thu ngân sách nhà nước do các chi cục
thuế thực hiện
v
1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý thu ngân sách nhà nước tại các
chi cục thuế
Bộ máy quản lý thuế được tổ chức thành hệ thống dọc từ Trung ương
đến địa phương; cơ quan thuế đặt tại địa phương chịu sự lãnh đạo song trùng
của Ngành Thuế cấp trên và chủ tịch uỷ ban nhân dân cùng cấp; Tổng cục
Thuế, cục thuế, chi cục thuế là tổ chức trong hệ thống hành chính nhà nước có
tư cách pháp nhân công quyền, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại
Kho bạc nhà nước.
1.2.2. Phương pháp quản lý hoạt động thu ngân sách nhà nước tại các
chi cục thuế
Về phương pháp quản lý thu thuế, trên thực tế đang áp dụng 2 phương
pháp cơ bản: Phương pháp chuyên quản và phương pháp tự khai.
Phương pháp khép kín hay chuyên quản: Đặc điểm của phương pháp
này là mỗi cán bộ thuế phụ trách một hoặc một số người nộp thuế xác định;
theo đó, các công việc quản lý thu (từ xác định mức thu, kể cả kiểm tra cơ sở
tính toán và tính ra mức thuế, đôn đốc thu nộp đến thực hiện công việc thu)
được giao khép kín cho mỗi chủ thể thu nói trên. Phương pháp này thích hợp
trong điều kiện nhận thức thuế nói riêng và thu ngân sách nói chung cũng như
ý thức chấp hành luật pháp của người nộp thuế chưa đầy đủ.
Phương pháp quản lý theo chức năng (phương pháp tự kê khai, tự
nộp thuế): là phương pháp tiên tiến và hiệu quả trong điều kiện hiện tại: Theo
phương pháp này, người nộp thuế có thể tự tính, tự kê khai, tự nộp và tự chịu
trách nhiệm về tính chính xác của mức thu nộp cũng như thời hạn kê khai và
nộp thuế của mình (người nộp thuế nộp tờ khai thuế và tiền thuế khi chưa có
sự can thiệp của cơ quan thuế).
vi
Kiểm soát hoạt động thu ngân sách nhà nước tại các chi cục thuế được
thực hiện theo các quy trình quản lý thuế, cụ thể là: Đăng ký thuế, khai thuế,
nộp thuế, ấn định thuế; Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế; Xoá nợ tiền
thuế, tiền phạt; Quản lý thông tin về người nộp thuế; Kiểm tra thuế, thanh tra
thuế; Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; Xử lý vi phạm pháp
luật về thuế; Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện
1.2.3. Kiểm soát hoạt động thu ngân sách nhà nước tại các chi cục thuế
qua thanh tra, kiểm tra thuế
Kiểm tra thuế, thanh tra thuế là một trong những chức năng chủ yếu
của cơ quan quản lý thuế, chức năng này đặc biệt cần thiết khi áp dụng cơ chế
người nộp thuế tự tính, tự khai, tự nộp thuế. Kiểm tra, thanh tra thuế nhằm
phát hiện kịp thời những vi phạm trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế để nhắc
nhở, giáo dục, ngăn chặn và xử phạt đối với các trường hợp cố ý gian lận về
thuế dưới mọi hình thức.
Kiểm tra thuế được xác định là công việc thường xuyên mang tính
nghiệp vụ được thực hiện ngay tại trụ sở cơ quan thuế dựa trên hồ sơ khai
thuế của người nộp thuế hoặc được thực hiện tại trụ sở của người nộp thuế khi
mà người nộp thuế không giải trình được các số liệu chưa hợp lý trong hồ sơ
khai thuế
Thanh tra thuế được thực hiện trong các trường hợp: theo định kỳ đối
với các cơ sở kinh doanh có ngành nghề kinh doanh đa dạng, quy mô kinh
doanh lớn và phức tạp, số thuế nộp nhiều; đối với cơ sở kinh doanh và người
nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế; thanh tra để giải quyết khiếu
nại, tố cáo về thuế.
Thanh tra, kiểm tra chấp hành nhiệm vụ, công vụ của cơ quan thuế
để đảm bảo công tác thanh tra, kiểm tra sự tuân thủ của Ngành Thuế thống
vii
nhất, xuyên suốt từ Tổng cục Thuế đến các cục thuế và chi cục thuế; đảm bảo
hoạt động thanh tra, kiểm tra chấp hành nhiệm vụ, công vụ của Ngành Thuế
tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật, đồng thời đáp ứng yêu cầu
cải cách và hiện đại hoá Ngành Thuế; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động
thanh tra, kiểm tra sự tuân thủ trong toàn Ngành Thuế.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG THU NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC DO CÁC CHI CỤC THUẾ THỰC HIỆN
2.1. Đặc điểm tổ chức và hoạt động của các chi cục thuế trong hệ
thống thuế ở Việt Nam với kiểm soát thu ngân sách nhà nước
Cơ chế quản lý thuế của Nhà nước Việt Nam là quản lý theo địa giới
hành chính gồm 3 cấp: Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; huyện; xã. Tại
Trung ương có Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng
nghiên cứu chính sách thuế, chỉ đạo thực hiện thống nhất đối với mọi thành
phần kinh tế. Tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có các cục thuế trực
thuộc Tổng cục Thuế. Tại quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh có các chi cục thuế
trực thuộc cục thuế. Cục thuế, chi cục thuế thực hiện chức năng trực tiếp quản
lý thu thuế và thu khác trong phạm vi địa bàn được phân công. Cấp xã,
phường không tổ chức cơ quan thuế độc lập mà chỉ tổ chức bộ phận quản lý
thuế thuộc chi cục thuế quận, huyện. Công tác thuế cũng gắn chặt và phục vụ
hoạt động của chính quyền địa phương.
Các chi cục thuế trực tiếp quản lý, thu thuế đối với các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh; hộ kinh doanh cá thể; thuế sử dụng đất nông nghiệp; lệ phí
trước bạ; thuế nhà đất và các khoản thu khác phát sinh trên địa bàn quận,
huyện qua các tổ đội thuế và các bộ phận chuyên trách tại văn phòng các chi
cục thuế.
viii
2.2. Kiểm soát qua quy trình quản lý thu ngân sách nhà nước chi cục
thuế thực hiện
2.2.1. Quy trình chung của quản lý thu ngân sách nhà nước
Đăng ký thuế: Đăng ký thuế là việc người nộp thuế kê khai những thông
tin của người nộp thuế theo mẫu quy định và nộp tờ khai cho cơ quan quản lý
thuế để bắt đầu thực hiện nghĩa vụ về thuế với Nhà nước theo các qui định
của pháp luật.
Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế
Pháp luật về thuế là một bộ phận của hệ thống pháp luật nhà nước mà
mọi người dân nói chung và người nộp thuế nói riêng phải chấp hành. Đồng
thời, trong hệ thống bộ máy quản lý nhà nước, Cơ quan Thuế đại diện cho
Nhà nước trong việc quản lý và thực thi pháp luật về thuế. Vì vậy, Cơ quan
Thuế phải tuyên truyền, giải thích, giáo dục pháp luật thuế cho người nộp
thuế và toàn dân để mọi công dân và người nộp thuế hiểu biết về thuế, pháp
luật thuế, về nghĩa vụ và quyền lợi của người nộp thuế, từ đó thực hiện tốt
nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước.
Quản lý, sử dụng hoá đơn
Một trong những nguyên nhân rất cơ bản dẫn đến tình trạng trốn lậu
thuế, nạn tham nhũng phát sinh nặng nề là việc quản lý hoá đơn còn lỏng lẻo.
Cán bộ thuế là người có trách nhiệm chủ yếu trong việc hướng dẫn, theo dõi,
kiểm tra chặt chẽ, thường xuyên việc chấp hành chế độ quản lý, sử dụng hoá
đơn, xử lý nghiêm minh đối với mọi vi phạm.
Công tác kê khai và kế toán thuế
Công tác quản lý kê khai thuế đã được các chi cục chú trọng thực hiện
ngay từ đầu, khi Luật Quản lý thuế có hiệu lực, vì vậy việc kê khai thuế của
ix
người nộp thuế đạt được nhiều tiến bộ, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh thực
hiện kê khai thuế đảm bảo thời gian quy định, áp dụng công nghệ mã vạch hai
chiều trong kê khai thuế, nhập tờ khai thuế. Các đối tượng ngừng hoạt động,
bỏ trốn, mất tích, đã thực hiện và đóng mã số thuế theo đúng quy trình. Công
tác kiểm tra tờ khai thuế giá trị gia tăng hàng tháng được tăng cường, các
trường hợp kê khai chậm đã bị xử phạt hành chính theo quy định.
Công tác quản lý và cưỡng chế nợ thuế
Tại các chi cục đã thực hiện nhiều biện pháp quản lý nợ thuế và cưỡng
chế nợ thuế: Rà soát các khoản nợ, phân loại nợ thuế, thực hiện chốt nợ thuế
với từng người nộp thuế, lập bộ nợ thuế theo đúng quy trình (nợ thông
thường, khó thu, chờ xử lý). Nợ thông thường đã được áp dụng các biện pháp
đốc nợ: Ra thông báo đôn đốc, phạt hành chính, ra lệnh thu, tạm dừng bán hoá
đơn, chuyển hồ sơ sang công an quận hỗ trợ....). Do đó, công tác thu nợ cũng
đạt nhiều kết quả khả quan.
Tăng cường kiện toàn và củng cố tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ thuế
Các chi cục thuế thường xuyên tổ chức các lớp huấn luyện đào tạo, bồi
dưỡng trình độ nghiệp vụ cho cán bộ thuế, nhắc nhở rèn luyện phẩm chất đạo
đức cách mạng theo mười điều kỷ luật của Ngành Thuế.
2.2.2. Kiểm soát hoạt động thu ngân sách nhà nước tại các chi cục thuế
Thực trạng việc kiểm soát hoạt động thu ngân sách nhà nước tại các chi
cục thuế được thể hiện qua các mặt công việc sau:
Thứ nhất, Về công tác kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế
Việc kiểm tra thuế được áp dụng đối với cả doanh nghiệp và các hộ sản
xuất kinh doanh hoạt động trên địa bàn của mỗi quận, huyện.
x
Hàng tháng, khi nhận được tờ khai thuế của người nộp thuế nộp, cán bộ
thuế phải tiến hành kiểm tra tờ khai về: tính pháp lý, các căn cứ kê khai và
tính thuế; phát hiện những điều bất hợp lý hoặc dấu hiệu vi phạm các quy
định về thuế để yêu cầu người nộp thuế giải trình. Theo chỉ đạo của Tổng cục
Thuế, trong thời gian qua, các cán bộ thuế đã thực hiện kiểm tra 100% tờ khai
thuế của doanh nghiệp mới thành lập và các doanh nghiệp có doanh thu lớn.
Thứ hai, Về công tác thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế
Có thể nói, công tác thanh tra, kiểm tra là một trong những nhiệm vụ
trọng tâm nhằm tăng cường công tác chống thất thu thuế. Qua công tác thanh
tra, kiểm tra năm 2008, Ngành Thuế đã phát hiện hàng nghìn tỷ đồng sai
phạm.
Thứ ba, Về công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành và của các cơ
quan chức năng đối với Ngành Thuế
Hàng năm, các cục thuế đều có kế hoạch thực hiện kiểm tra thanh tra
việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ tại các chi cục thuế trực thuộc cũng
như các phòng thuộc văn phòng cục. Ngoài ra, Tổng cục Thuế cũng tổ chức
thanh tra, kiểm tra sự tuân thủ ở các cục thuế và các chi cục thuế. Qua thanh
tra, kiểm tra nội bộ ngành đã phát hiện nhiều sai phạm trong quá trình quản lý
thuế, kịp thời chấn chỉnh, khắc phục, sửa chữa những sai phạm để việc thực
hiện các quy định của pháp luật được nghiêm minh.
2.2.3. Kết quả đã đạt được trong kiểm soát hoạt động thu ngân sách
nhà nước
Được sự chỉ đạo của các cục thuế và Tổng cục Thuế, công tác quản lý
đối tượng nộp thuế được các chi cục thuế tiến hành tốt, đã đưa được hầu hết
các hộ kinh doanh thực tế trên địa bàn vào diện quản lý. Các chi cục đã triển
khai kế toán hộ, thanh tra các doanh nghiệp trên địa bàn, tình trạng xin nghỉ
xi
kinh doanh, khiếu kiện giảm. Ngoài ra, căn cứ vào doanh thu kê khai nộp thuế
của các hộ thực hiện kế toán, cơ quan thuế có thể đánh giá mức độ thất thu để
điều chỉnh mức thuế ấn định của các hộ đang nộp thuế khoán.
Công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ Ngành cũng được chú trọng. Qua
công tác kiểm tra nội bộ, đã phát hiện và kịp thời chấn chỉnh những sai phạm
trong công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, tăng cường việc tuân thủ
những quy định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế có liên quan và những
quy trình, nghiệp vụ trong ngành, xử lý những cán bộ vi phạm để tăng cường
hiệu quả của công tác quản lý thu ngân sách nhà nước.
Các chi cục thuế đã chủ động phối kết hợp chặt chẽ với khối nội chính
quận, các phường cùng với sự nỗ lực của toàn thể công chức chi cục thuế đề
ra nhiều biện pháp có hiệu quả thực hiện trong công tác trọng tâm của ngành
và kế hoạch của uỷ ban nhân dân quận, huyện đẩy mạnh công tác quản lý, đôn
đốc thu nộp thuế kịp thời và tăng cường chống thất thu thuế.
2.2.4. Hạn chế trong công tác kiểm soát hoạt động thu ngân sách nhà
nước
Trong việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế, các đơn vị khi xây
dựng danh sách kiểm tra rủi ro chưa phân tích kỹ các đặc điểm trong chấp
hành pháp luật thuế của doanh nghiệp để xây dựng các tiêu chí phân loại
doanh nghiệp có rủi ro về thuế, dẫn tới danh sách kiểm tra rủi ro chưa lựa
chọn được các đối tượng thực sự có rủi ro.
Trong việc thực hiện quy trình thanh tra, kiểm tra thuế: Công tác kiểm
tra hồ sơ khai thuế theo danh sách rủi ro đã được phê duyệt hiệu quả chưa
cao, chủ yếu còn nặng tính thủ tục nên kết quả còn rất hạn chế.
Thuế vẫn còn bị thất thu và nợ đọng lớn làm cho nguồn thu ngân sách
bị ảnh hưởng. Thất thu thuế được đề cập ở hai khía cạnh: thất thu về số hộ và
xii
thất thu về số thuế. Hiện tượng một số hộ kinh doanh cá thể không thực hiện
đầy đủ chế độ đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế còn khá phổ biến tại các chi
cục.
Tình trạng hoá đơn không được chấp hành nghiêm chỉnh với nhiều hình
thức khác nhau: Bán hàng với số lượng lớn nhưng không xuất hoá đơn, hoá
đơn khống. Công tác xác minh hoá đơn tại các chi cục thuế được thực hiện
khá tốt, nhưng chỉ đáp ứng được một phần nhỏ so với yêu cầu.
Việc thực hiện quy trình quản lý thu chưa tốt, việc theo dõi, kiểm tra
chấp hành chính sách thuế trên địa bàn chưa chặt chẽ, còn để hiện tượng hộ
kinh doanh không nộp thuế, dẫn đến tình trạng chây ỳ nợ thuế, gây thất thu
cho ngân sách nhà nước
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số cán bộ thuế ở cơ sở còn
yếu kém, chưa đáp ứng được yêu câu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay. Một
bộ phận cán bộ, tuy rất nhỏ nhưng cũng là hiện tượng báo động về sự suy
thoái phẩm chất.
2.2.5 Nguyên nhân của những hạn chế trong kiểm soát hoạt động thu
ngân sách nhà nước
Một là, Hệ thống thuế suất còn quá phức tạp và có nhiều bất cập: biểu
tỷ lệ thuế ấn định dùng cho các hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp
khoán còn nhiều bất cập, ngành nghề quá chung chung, dễ tạo khe hở cho
việc “lách luật”, tránh thuế và vận dụng tuỳ tiện, tiêu cực.
Hai là, Tổ chức bộ máy tuy đã được tăng cường về chất lượng, nhưng
trình độ nghiệp vụ và kiến thức về kế toán, kiểm toán, phân tích đạo đức, tác
phong của một số cán bộ thuế còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu
quản lý ngày càng cao trong tình hình hoạt động kinh doanh có nhiều mặt
hàng đa dạng, phức tạp.
xiii
Ba là, Công tác tuyên truyền được chú trọng nhưng chưa phát huy được
tác dụng nâng cao ý thức của các tầng lớp dân cư trong