Tóm tắt Luận văn Tổ chức thông tin kế toán phục vụ phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Trường Sơn

Sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng đã dần bắt nhịp với sự phát triển chung của nền kinh tế các nước, và cũng chịu ảnh hưởng theo những biến động của nền kinh tế thế giới. Trong những năm vừa qua, với sự suy thoái thế giới, các doanh nghiệp trong nước đã dè chừng hơn trong việc lựa chọn lĩnh vực đầu tư sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp phải hoạt động thế nào để đạt được mục tiêu lợi nhuận cao nhất, dành được thị phần trong sân chơi kinh tế cạnh tranh khốc liệt này. Công ty Cổ phần Trường Sơn được chuyển đổi từ Công ty TNHH Trường Sơn từ tháng 6 năm 2005 (Công ty TNHH Trường Sơn thành lập vào tháng 3/1995), đã không ngừng phát triển cả về quy mô và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của tỉnh Thừa Thiên Huế, Công ty đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ tỉnh nhà trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trên cơ sở thế mạnh của ngành nghề truyền thống là khai thác, kinh doanh đá xây dựng, Công ty đã không ngừng tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu để mở ra các hướng phát triển mới, đặc biệt là việc đầu tư mở rộng, liên doanh liên kết thành lập một số công ty, tạo sự lớn mạnh về thế và lực để thực hiện những dự án lớn.

pdf26 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 410 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Tổ chức thông tin kế toán phục vụ phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Trường Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG    BÙI HUỲNH TÀI TỔ CHỨC THÔNG TIN KẾ TOÁN PHỤC VỤ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRƯỜNG SƠN Chuyên ngành : Kế Toán Mã số : 60.34.03.01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN Đà Nẵng – Năm 2016 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Ngô Hà Tấn Phản biện 1: TS. Hoàng Tùng Phản biện 2: TS. Hồ Văn Nhàn Luận văn đã được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Kế toán họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 23 tháng 04 năm 2016. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng. - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng đã dần bắt nhịp với sự phát triển chung của nền kinh tế các nước, và cũng chịu ảnh hưởng theo những biến động của nền kinh tế thế giới. Trong những năm vừa qua, với sự suy thoái thế giới, các doanh nghiệp trong nước đã dè chừng hơn trong việc lựa chọn lĩnh vực đầu tư sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp phải hoạt động thế nào để đạt được mục tiêu lợi nhuận cao nhất, dành được thị phần trong sân chơi kinh tế cạnh tranh khốc liệt này. Công ty Cổ phần Trường Sơn được chuyển đổi từ Công ty TNHH Trường Sơn từ tháng 6 năm 2005 (Công ty TNHH Trường Sơn thành lập vào tháng 3/1995), đã không ngừng phát triển cả về quy mô và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của tỉnh Thừa Thiên Huế, Công ty đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ tỉnh nhà trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trên cơ sở thế mạnh của ngành nghề truyền thống là khai thác, kinh doanh đá xây dựng, Công ty đã không ngừng tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu để mở ra các hướng phát triển mới, đặc biệt là việc đầu tư mở rộng, liên doanh liên kết thành lập một số công ty, tạo sự lớn mạnh về thế và lực để thực hiện những dự án lớn. Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, và có đầu tư liên doanh liên kết với một số doanh nghiệp để thành lập một số công ty, do đó vấn đề quản lý tài chính của Công ty như thế nào để có hiệu quả là vấn đề quan trọng đối với Công ty. Bên cạnh Báo cáo tài chính của Công ty được lập đầy đủ và tuân thủ các quy định của chế độ kế toán, Công ty vẫn chưa có sự tách bạch một số chỉ tiêu trên các báo cáo đã làm cho thông tin phục vụ phân tích tài chính chưa có sự chính xác cao. Bên cạnh đó Công ty cũng chưa quan tâm đến các Báo cáo Kế toán quản trị. Đây cũng là một luồng thông tin phục vụ phân tích tài chính mà Công ty 2 còn thiếu. Để có được thông tin kế toán phục vụ phân tích tài chính một cách đầy đủ và chính xác, thì việc tổ chức các kênh thông tin kế toán phải được tiến hành một cách đồng bộ và chặt chẽ. Trên cơ sở đó, các báo cáo kế toán (gồm Báo cáo tài chính và Báo cáo Kế toán quản trị) phải được lập đầy đủ, đúng theo các chuẩn mực và chế độ kế toán có liên quan. Ngoài ra, các chuẩn mực (tiêu chuẩn) làm căn cứ cho phân tích, đánh giá cũng phải được quan tâm xây dựng thì mới bảo đảm đầy đủ được thông tin cho phân tích tài chính ở Công ty. Thấy được tầm quan trọng của vấn đề tổ chức thông tin kế toán phục vụ phân tích tài chính tại công ty, tôi đã quyết định chọn đề tài “Tổ chức thông tin kế toán phục vụ phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Trường Sơn” để làm luận văn của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng tổ chức thông tin kế toán phục vụ phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Trường Sơn. Từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện thông tin kế toán thông qua các báo cáo kế toán nhằm đáp ứng tốt nhất về thông tin kế toán cho quá trình phân tích tình hình tài chính ở Công ty Cổ phần Trường Sơn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. • Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về tổ chức thông tin kế toán cần thiết cho quá trình phân tích tài chính ở Công ty Cổ Phần Trường Sơn. • Phạm vi nghiên cứu: Thông tin kế toán liên quan đến phân tích tài chính được tập hợp trong toàn Công ty Cổ Phần Trường Sơn. 4. Phương pháp nghiên cứu. Luận văn sử dụng các phương pháp cụ thể để khảo sát thực trạng thông tin kế toán sử dụng trong phân tích tài chính, bao gồm phương pháp phỏng vấn và thu thập tài liệu, phương pháp điều tra, so sánh, tổng hợp và 3 một số phương pháp khác. Đối chiếu những thông tin đã thu thập để đánh giá thông tin kế toán phục vụ phân tích tình hình tài chính, từ đó đưa ra những giải pháp tổ chức hoàn thiện thông tin kế toán phù hợp với yêu cầu phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ Phần Trường Sơn. 5. Bố cục đề tài. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cầu thành các chương sau: - Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức thông tin kế toán phục vụ phân tích tài chính trong công ty cổ phần. - Chương 2: Thực trạng thông tin kế toán phục vụ phân tích tài chính tại Công ty Cổ Phần Trường Sơn. - Chương 3: Tổ chức hoàn thiện thông tin kế toán phục vụ phân tích tài chính tại Công ty Cổ Phần Trường Sơn. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu. Thông qua các tài liệu được nghiên cứu, học viên đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về tổ chức thông tin kế toán phục vụ phân tích tài chính trong doanh nghiệp. Vận dụng những kiến thức có liên quan từ những nghiên cứu trên, để nghiên cứu về tổ chức thông tin kế toán phục vụ phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Trường Sơn. Chỉ ra một số vấn đề bất cập về thông tin trên BCTC liên quan đến việc phân tích tài chính của Công ty. Học viên cũng nhận thấy Công ty chưa quan tâm đến các báo cáo KTQT phục vụ phân tích tài chính của Công ty. Qua đó, học viên đã đưa ra các giải pháp nhằm đảm bảo thông tin một cách đầy đủ cho quá trình phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Trường Sơn. 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THÔNG TIN KẾ TOÁN PHỤC VỤ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN 1.1. ĐẶC ĐIỂM CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN. 1.1.1. Đặc điểm công ty cổ phần. Công ty Cổ phần có đặc điểm: - Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; - Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty; - Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; - Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân. Số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa; - Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; - Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại ra công chúng để huy động vốn. 1.1.2. Nội dung phân tích tài chính và số liệu phục vụ phân tích. a. Phân tích cấu trúc và cân bằng tài chính. Một số nội dung phân tích cấu trúc tài chính: - Phân tích tình hình biến động và cơ cấu Tài sản; - Phân tích cấu trúc nguồn vốn; - Phân tích cân bằng tài chính. b. Phân tích hiệu quả kinh doanh. Một số nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh: - Phân tích hiệu quả kinh doanh cá biệt; - Phân tích hiệu quả kinh doanh tổng hợp. 5 c. Phân tích hiệu quả tài chính. d. Phân tích khả năng thanh toán. Một số nội dung phân tích khả năng thanh toán: - Khả năng thanh toán hiện hành. - Khả năng thanh toán nhanh. - Khả năng thanh toán tức thời. 1.2. TỔ CHỨC THÔNG TIN KẾ TOÁN PHỤC VỤ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN. 1.2.1. Tổ chức thông tin dự toán. a. Dự toán kết quả hoạt động kinh doanh. Dự toán KQHĐKD phản ánh khái quát tình hình và KQHĐKD mà công ty mong muốn đạt được. Dự toán này cung cấp thông tin chủ yếu về toàn bộ các khoản thu và chi dự kiến để tạo ra được lợi nhuận (hoặc gây ra khoản lỗ) dự kiến. Thông qua dự toán này, nhà quản trị sẽ có nguồn thông tin cần thiết để so sánh với KQHĐKD thực hiện trong kỳ. b. Dự toán bảng cân đối kế toán. Dự toán Bảng CĐKT phản ánh khái quát dự kiến tình hình Tài sản và Nguồn vốn của công ty vào một thời điểm nhất định. Thông qua Bảng CĐKT dự toán, người sử dụng được cung cấp thông tin về tình trạng tài chính mong muốn của công ty, gồm thông tin về toàn bộ giá trị Tài sản, cơ cấu Tài sản; thông tin về toàn bộ Nguồn vốn và cơ cấu Nguồn vốn dự kiến của công ty. c. Dự toán báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Dự toán báo cáo LCTT cung cấp thông tin dự kiến về các dòng tiền vào và dòng tiền ra trong kỳ. Thông qua báo cáo dự toán LCTT, người sử dụng có thể đánh giá khả năng tạo ra tiền của công ty trong kỳ tiếp theo, so sánh tình hình hoạt động trong kỳ tiếp theo của công ty với kỳ trước. 1.2.2. Tổ chức thông tin thực hiện. a. Báo cáo tài chính. BCTC là hệ thống báo cáo tổng hợp về tình hình tài chính của công 6 ty. Báo cáo cung cấp thông tin đầy đủ nhằm phục vụ công tác quản lý cũng như phân tích tình hình tài chính tại công ty. a.1. Đối với công ty lập báo cáo tài chính bình thường. Công ty lập các BCTC gồm Bảng CĐKT, Báo cáo KQHĐKD, Báo cáo LCTT và Thuyết minh BCTC theo quy định của Bộ Tài chính. a.2. Đối với công ty có các đơn vị phụ thuộc, phải lập báo cáo tài chính tổng hợp. Sau khi tiếp nhận các BCTC từ các đơn vị cấp dưới, Công ty tiến hành lập BCTC tổng hợp bằng cách tổng hợp các chỉ tiêu trong BCTC của công ty (cấp trên) và các đơn vị phụ thuộc, sau khi loại trừ các giao dịch nội bộ. Các BCTC tổng hợp được lập bao gồm Bảng CĐKT, Báo cáo KQHĐKD, Báo cáo LCTT và Thuyết minh BCTC. b. Báo cáo kế toán quản trị. Trong phân tích tình hình tài chính, ngoài việc phải dựa vào các BCTC còn phải dựa vào các báo cáo KTQT để đảm bảo thông tin được đầy đủ cho phân tích. Một số báo cáo KTQT có thể được lập bao gồm: 1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo đơn vị. Báo cáo cung cấp thông tin về lợi nhuận của từng đơn vị để đánh giá KQHĐKD của từng đơn vị và có được nguồn số liệu chi tiết trong phân tích tình hình tài chính của toàn công ty, từ đó có thể thấy được đơn vị nào của công ty hoạt động hiệu quả hơn. 2. Báo cáo doanh thu theo dịch vụ/mặt hàng. Báo cáo cung cấp thông tin về Doanh thu theo từng dịch vụ/mặt hàng để đánh giá hoạt động kinh doanh của từng dịch vụ/mặt hàng. Qua đó thấy được tỷ lệ doanh thu của từng dịch vụ/mặt hàng có trong tổng doanh thu của toàn công. 3. Báo cáo nợ phải thu khách hàng theo thời hạn nợ. Trong phân tích tình hình tài chính, báo cáo nợ phải thu khách hàng cung cấp các thông tin về giá trị các khoản nợ trong ngắn hạn, dài hạn, nợ đến hạn, nợ quá hạn hay giá trị các khoản nợ khó đòi. Qua đó, tính 7 ra được tỉ lệ các khoản nợ trong tổng nợ phải thu của công ty, giúp công ty đưa ra các phương án thu hồi nợ nhằm hạn chế các khoản tiền bị chiếm dụng, thu hồi nhanh các khoản nợ để phục vụ cho hoạt động SXKD. 4. Báo cáo nợ phải trả cho người bán theo thời hạn. Trong phân tích tình hình tài chính, báo cáo công nợ phải trả cho người bán cung cấp các thông tin về giá trị cũng như tỷ lệ các khoản nợ phải trả cho người bán trong dài hạn, ngắn hạn, nợ đến hạn, hoặc nợ quá hạn trong tổng nợ phải trả cho người bán của công ty, qua đó giúp công ty chuẩn bị nguồn tài chính nhằm đáp ứng khả năng thanh toán trong thời gian quy định. 5. Báo cáo nợ vay phải trả theo thời hạn. Tương tự, thông tin trên báo cáo nợ vay phải trả theo thời hạn là rất cần thiết cho việc quản lý tình hình nợ vay và cung cấp thông tin phục vụ phân tích tình hình tài chính tại công ty. 1.2.3. Thiết lập các bảng phân tích theo từng nội dung phân tích tài chính. Từ các số liệu đã được thiết lập (số liệu dự toán và số liệu của các báo cáo kế toán), ta tiến hành lập các bảng phân tích theo từng nội dung phân tích với số liệu được lấy trên các báo cáo phù hợp. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG THÔNG TIN KẾ TOÁN PHỤC VỤ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRƯỜNG SƠN 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TRƯỜNG SƠN. 2.1.1. Đặc điểm hoạt động SXKD của Công ty. Lĩnh vực kinh doanh của Công ty Cổ phần Trường Sơn bao gồm: Sản xuất kinh doanh đá xây dựng và Nuôi tôm trên cát. 8 Bên cạnh đó, Công ty cũng tham gia đầu tư tài chính dài hạn bằng các hoạt động liên doanh liên kết với một số công ty khác. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lí ở Công ty Cổ phần Trường Sơn. a. Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty. Chú thích: Quan hệ chỉ đạo trực tiếp Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. b. Chức năng, nhiệm vụ trong bộ máy quản lý công ty. 2.1.3. Tổ chức kế toán ở Công ty Cổ phần Trường Sơn. a. Tổ chức bộ máy kế toán. Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Tổng Giám đốc Ban kiểm soát P. Tổng Giám đốc phụ trách SXKD đá P. Tổng Giám đốc phụ trách KH-TC P. Kinh doanh XN khai thác và chế biến Xưởng cơ khí P. Kế toán P. KH-VT P. TC-HC Ban chất lượng XN NTTS Điền Môn XN NTTS Điền Hương XN NTTS Điền Lộc 9 b. Chế độ kế toán áp dụng ở Công ty. Từ năm 2014 trở về trước, Công ty Cổ phần Trường Sơn áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp được ban hành theo Quyết định sô 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Bắt đầu từ năm 2015, Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp được ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Hình thức thức kế toán được áp dụng là hình thức Nhật ký chung, được thực hiện trên phần mềm kế toán Bravo. 2.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THÔNG TIN KẾ TOÁN PHỤC VỤ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRƯỜNG SƠN. 2.2.1. Khái quát nội dung phân tích tài chính tại Công ty Cổ Phần Trường Sơn. a. Phân tích cấu trúc và cân bằng tài chính. 1. Phân tích cấu trúc tài sản. Để phân tích cấu trúc tài sản, Công ty dựa vào thông tin trên Bảng CĐKT năm 2014 so với hai năm trước đó để lập bảng phân tích. Giá trị các chỉ tiêu phân tích được lấy ở thời điểm cuối năm trên Bảng CĐKT. Tình hình phân tích được thể hiện qua bảng sau: 10 2. Phân tích cấu trúc nguồn vốn. Tương tự như phân tích cấu trúc tài sản, Số liệu để tính toán các chỉ tiêu phân tích được lấy ở Bảng CĐKT của các năm. Tình hình phân tích được thể hiện qua bảng sau: 3. Phân tích cân bằng tài chính. Tương tự, Công ty cũng dựa vào thông tin trên Bảng CĐKT năm 2014 so với hai năm trước đó để lập bảng phân tích. Bảng phân tích được thể hiện như sau: 11 Với nội dung phân tích cấu trúc và cân bằng tài chính nêu trên, ta thấy nguồn số liệu được sử dụng cho phân tích chủ yếu là giá trị các chỉ tiêu trên Bảng CĐKT qua các năm của Công ty. Vì vậy, tổ chức thông tin đầy đủ và chính xác trên Bảng CĐKT là rất cần thiết cho phân tích tình hình tài chính tại Công ty. b. Phân tích hiệu quả kinh doanh. 1. Phân tích hiệu quả kinh doanh tổng hợp. Để phân tích hiệu quả kinh doanh tổng hợp, Công ty dựa vào các thông tin trên Báo cáo KQHĐKD và Bảng CĐKT năm 2014 so với hai năm trước đó. Các chỉ tiêu phân tích được tính như bảng sau: 2. Phân tích hiệu quả kinh doanh cá biệt. Hiện tại Công ty chưa thực hiện phân tích các chỉ tiêu này. Tuy nhiên đây cũng là nội dung cần thiết phải tiến hành phân tích để đánh giá được đầy đủ hơn về hiệu quả kinh doanh của Công ty. 12 c. Phân tích hiệu quả tài chính. 1. Phân tích khái quát hiệu quả tài chính. Tương tự, Công ty dựa vào các thông tin trên Báo cáo KQHĐKD và Bảng CĐKT năm 2014 so với hai năm trước đó. Các chỉ tiêu phân tích được tính như bảng sau: 2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính. Hiện tại Công ty chưa phân tích chỉ tiêu này. Tuy nhiên đây cũng là một nội dung cần thiết phải tiến hành phân tích để đánh giá được đầy đủ hơn về hiệu quả tài chính của Công ty. d. Phân tích khả năng thanh toán. 13 Với nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh nêu trên, ta thấy nguồn số liệu được sử dụng cho phân tích là giá trị các chỉ tiêu trên Bảng CĐKT và Báo cáo KQHĐKD qua các năm của Công ty. Vì vậy, tổ chức thông tin đầy đủ và chính xác trên Bảng CĐKT và Báo cáo KQHĐKD là rất cần thiết cho phân tích tình hình tài chính tại Công ty. 2.2.2. Các báo cáo kế toán sử dụng trong phân tích tài chính và lập các báo cáo này ở Công ty Cổ Phần Trường Sơn. a. Bảng cân đối kế toán. Công ty Cổ phần Trường Sơn gồm nhiều cơ sở kinh doanh bố trí cách xa nhau, tuy nhiên Công ty tổ chức kế toán theo mô hình tập trung. Bảng CĐKT được lập tại Công ty dựa vào số liệu trên sổ kế toán của Công ty về tất cả các lĩnh vực SXKD. Công ty đã lập đầy đủ, đúng quy định của Bộ Tài chính về các biểu mẫu BCTC. b. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Báo cáo KQHĐKD cũng được lập đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành. Thông tin sử dụng để lập Báo cáo KQHĐKD được lấy từ các sổ kế toán Doanh thu và Chi phí. Chi tiết các khoản mục cũng được thuyết minh đầy đủ trên Thuyết minh báo cáo tài chính. c. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Báo cáo LCTT của Công ty được lập theo phương pháp gián tiếp. Báo cáo LCTT được lập đầy đủ, theo đúng quy định của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, trong phân tích tài chính, Công ty không sử dụng đến thông tin trên Báo cáo LCTT này. d. Thuyết minh báo cáo tài chính. Tất cả các khoản mục trên Bảng CĐKT, Báo cáo KQHĐKD và Báo cáo LCTT có ghi chú thuyết minh đều được thuyết minh đầy đủ trên Thuyết minh BCTC. Qua đó ta thấy thông tin trên Thuyết minh BCTC được công ty chú trọng trình bày tạo điều kiện cho việc sử dụng thông tin được đầy đủ trong phân tích tình hình tài chính. 14 2.2.3. Đánh giá thực trạng thông tin kế toán phục vụ phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ Phần Trường Sơn. a. Về nội dung phương pháp phân tích. Nội dung phân tích còn sơ lược, còn thiếu một số nội dung quan trọng như phân tích hiệu quả kinh doanh cá biệt, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính; Phương pháp phân tích chưa đa dạng, chỉ sử dụng phương pháp so sánh, chưa sử dụng các phương pháp phân tích nhân tố ảnh hưởng để cung cấp thông tin được đầy đủ hơn. b. Về thông tin từ Báo cáo tài chính. 1. Đối với Bảng cân đối kế toán. Công ty Cổ phần Trường Sơn đã lập Bảng CĐKT đầy đủ, rõ ràng. Đây là điều kiện thuận lợi cho phân tích tình hình tài chính. Tuy nhiên, vẫn chưa thấy các khoản dự phòng thể hiện trên Bảng CĐKT. Ngoại trừ khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi. Điều này dẫn đến một số chỉ tiêu được xử lý đưa vào phân tích không đảm bảo được chính xác. 2. Đối với Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Báo cáo KQHĐKD của Công ty được lập đầy đủ, tuân thủ các quy định trong chế độ kế toán hiện hành. Tuy nhiên, trong Báo cáo KQHĐKD của Công ty cả 3 năm 2012, 2013 và 2014 đều không thể hiện rõ ràng các khoản thu từ hoạt động đầu tư liên doanh liên kết. Ở mục V.3 - “Doanh thu hoạt động tài chính” trên thuyết minh chỉ thể hiện doanh thu từ lãi tiền gửi ngân hàng. Trong khi đó, doanh thu hoạt động liên doanh liên kết lại được Công ty gộp chung ở mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ với tên gọi doanh thu hoạt động khác. Điều này sẽ dẫn đến thiếu chính xác trong việc xác định doanh thu, thu nhập phục vụ phân tích các chỉ tiêu tài chính. 3. Đối với Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Công ty đã tiến hành lập đầy đủ theo đúng quy định của chế độ kế toán. Tuy nhiên, trong phân tích tài chính, Công ty không sử dụng đến thông tin trên Báo cáo LCTT này. 15 4. Đối với Thuyết minh báo cáo tài chính. Công ty đã tiến hành thuyết minh đầy đủ cho tất cả các chỉ tiêu được ghi chú thuyết minh trên cả Bảng CĐKT và Báo cáo KQHĐKD. Tuy nhiên, một số khoản mục trong Thuyết minh BCTC vẫn chưa được thuyết minh rõ ràng. Cụ thể: Phải thu khách hàng (Mục IV khoản 2), Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (Mục IV khoản 5), Hàng tồn kho (Mục IV khoản 6), Phải trả cho ngư
Luận văn liên quan