Tóm tắt Luận văn Tổ chức thông tin kế toán trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản tại trường đại học kinh tế - Đại học Đà Nẵng

Hiện nay tại Trường ĐHKT-ĐHĐN với đặc thù là trường đại học công lập, nguồn thu từ học phí của Nhà trường hiện đang bị giới hạn bởi quy định mức trần học phí của chính phủ. Điều này ảnh hưởng mang tính quyết định đến công tác đầu tư CSVC, nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học theo chuẩn quốc tế. Công tác tổ chức thông tin kế toán hiện nay tại trường tuân thủ theo chế độ quy định, chưa hướng tới việc cung cấp thông tin để tăng cường quản lý nội bộ trong Trường, chưa thấy được sự kết nối hệ thống thông tin giữa thông tin kế toán và kế toán XDCB. Chính vì vậy Trường ĐHKT-ĐHĐN đang gặp khó khăn, lúng túng trong quá trình tổ chức, vận hành thông tin kế toán để cung cấp các thông tin hữu ích về hoạt động đầu tư XDCB. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi chọn đề tài “Tổ chức thông tin kế toán trong hoạt động đầu tư XDCB tại trường ĐHKT- ĐHĐN” làm đề tài luận văn của mình, với mong muốn góp phần xây dựng, tổ chức thông tin kế toán hợp lý tại trường ĐHKT-ĐHĐN nói riêng và trong các trường đại học công lập giúp lãnh đạo các trường và các cơ quan chức năng kiểm soát hiệu quả hoạt động đầu tư XDCB

pdf26 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 421 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Tổ chức thông tin kế toán trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản tại trường đại học kinh tế - Đại học Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ PHAN THỊ THU HÀ TỔ CHỨC THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN Mã số: 60.34.03.01 Đà Nẵng - 2017 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS. TS NGUYỄN MẠNH TOÀN Phản biện 1: PGS. TS. HOÀNG TÙNG Phản biện 2: GS. TS. ĐẶNG THỊ LOAN Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kế toán họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 26 tháng 8 năm 2017 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay tại Trường ĐHKT-ĐHĐN với đặc thù là trường đại học công lập, nguồn thu từ học phí của Nhà trường hiện đang bị giới hạn bởi quy định mức trần học phí của chính phủ. Điều này ảnh hưởng mang tính quyết định đến công tác đầu tư CSVC, nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học theo chuẩn quốc tế. Công tác tổ chức thông tin kế toán hiện nay tại trường tuân thủ theo chế độ quy định, chưa hướng tới việc cung cấp thông tin để tăng cường quản lý nội bộ trong Trường, chưa thấy được sự kết nối hệ thống thông tin giữa thông tin kế toán và kế toán XDCB. Chính vì vậy Trường ĐHKT-ĐHĐN đang gặp khó khăn, lúng túng trong quá trình tổ chức, vận hành thông tin kế toán để cung cấp các thông tin hữu ích về hoạt động đầu tư XDCB. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi chọn đề tài “Tổ chức thông tin kế toán trong hoạt động đầu tư XDCB tại trường ĐHKT- ĐHĐN” làm đề tài luận văn của mình, với mong muốn góp phần xây dựng, tổ chức thông tin kế toán hợp lý tại trường ĐHKT-ĐHĐN nói riêng và trong các trường đại học công lập giúp lãnh đạo các trường và các cơ quan chức năng kiểm soát hiệu quả hoạt động đầu tư XDCB. 2. Mục tiêu nghiên cứu + Nghiên cứu đặc thù quản lý hoạt động đầu tư XDCB và tổ chức tổ chức thông tin kế toán trong hoạt động đầu tư XDCB của các trường đại học công lập. + Khảo sát thực trạng về tổ chức thông tin kế toán trong hoạt động đầu tư XDCB và chỉ ra những tồn tại về tổ chức thông tin kế toán hoạt động đầu tư xây dựng tại trường ĐHKT-ĐHĐN. 2 + Đề xuất các giải pháp có tính khả thi đề hoàn thiện tổ chức thông tin kế toán trong hoạt động đầu tư XDCB tại trường ĐHKT- ĐHĐN nhằm kiểm soát việc tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước trong công tác quản lý đầu tư và cung cấp các thông tin hữu ích góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư XDCB trong giai đoạn hiện nay. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Tổ chức thông tin kế toán trong hoạt động đầu tư XDCB tại trường đại học công lập. - Phạm vi nghiên cứu: + Nội dung: Nghiên cứu các nội dung về tổ chức thông tin kế toán, quy trình thực hiện đầu tư, mua sắm, sữa chữa và mối quan hệ phối hợp giữa các bộ phận chức năng trong hoạt động đầu tư XDCB tại các đơn vị sự nghiệp công lập có thu nói chung và các trường đại học công lập nói riêng gồm các hoạt động đầu tư xây dựng, sửa chữa, mua sắm thiết bị. + Không gian: nghiên cứu tại Trường ĐHKT-ĐHĐN. + Thời gian: Năm 2016. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu * Phương pháp quan sát * Phương pháp phỏng vấn trực tiếp * Nghiên cứu các tài liệu: 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về tổ chức thông tin kế toán trong hoạt động đầu tư XDCB tại ĐVSNCT. Nghiên cứu các nhân tố bên ngoài và bên trong ảnh hưởng tới tổ chức thông tin kế toán trong hoạt động đầu tư XDCB tại trường ĐHKT-ĐHĐN. 3 Đánh giá khách quan những tồn tại của tổ chức thông tin kế toán trong hoạt động đầu tư XDCB tại trường ĐHKT-ĐHĐN trước yêu cầu tăng cường kiểm soát hoạt động đầu tư XDCB và nhu cầu thông tin của nhà quản trị cho việc ra các quyết định hiệu quả. Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức thông tin kế toán trong hoạt động đầu tư XDCB tại trường ĐHKT-ĐHĐN một cách khoa học, toàn diện cả về mặt lý luận và thực tiễn, góp phần quản lý chặt chẽ hoạt động đầu tư XDCB. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu - Các công trình nghiên cứu trong nước về tổ chức thông tin kế toán trong hoạt động ĐTXDCB trước đây. - Các văn bản Luật, Nghị, Thông tư và các văn bản liên quan về hoạt động ĐTXDCB và đơn vị quyết toán vốn NSNN. - Quy trình, tài liệu, số liệu về hoạt động đầu tư XDCB của Trường ĐHKT- ĐHĐN năm 2016. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức thông tin kế toán trong hoạt động ĐTXDCB tại các ĐVSNCT. Chương 2: Thực trạng tổ chức thông tin kế toán trong hoạt động ĐTXDCB tại trường ĐHKT-ĐHĐN. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện tổ chức thông tin kế toán trong hoạt động ĐTXDCB tại trường ĐHKT-ĐHĐN. 4 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG HOẠT ĐỘNG ĐTXDCB TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THÔNG TIN KẾ TOÁN 1.1.1. Khái niệm thông tin kế toán Theo các tác giả Thiều Thị Tâm, Nguyễn Việt Hưng, Phạm Quang Huy: “Thông tin kế toán là việc thu thập các thông tin kế toán, lưu trữ nó để sử dụng trong tương lai và cung cấp thông tin cần thiết cho người sử dụng”[6,11]. 1.1.2. Bản chất thông tin kế toán Thông tin kế toán có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp theo các phương pháp riêng có và lưu trữ các thông tin này một cách có hệ thống. Khi người sử dụng có yêu cầu, thông tin kế toán sẽ phân tích, tổng hợp và lập các báo cáo thích hợp để cung cấp thông tin cho người sử dụng. 1.1.3. Phân loại thông tin kế toán Có nhiều cách phân loại thông tin kế toán, tuy nhiên chúng thường được phân loại theo hai cách sau: a. Theo mục tiêu và phương pháp: Thông tin kế toán tài chính và Thông tin kế tóan quản trị b. Theo phương pháp xử lý và lưu trữ dữ liệu: Thông tin kế toán thủ công và Thông tin kế toán trên nền máy tính. 1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐTXDCB TRONG CÁC ĐVSNCT 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại ĐVSNCT a. Khái niệm ĐVSNCT 5 Là đơn vị do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập, có tư cách pháp nhân, có tài khoản, con dấu riêng, thực hiện chức năng quản lý nhà nước hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật. Các đơn vị này hoạt động trong lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ và môi trường, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, sự nghiệp kinh tế, dịch vụ việc làm[2] b. Đặc điểm của các ĐVSNCT Một là, ĐVSNCT được tự chủ tài chính, được chủ động bố trí kinh phí; Hai là, các ĐVSNCT được vay tín dụng ngân hàng hoặc quỹ hỗ trợ phát triển, được mở tài khoản tiền gửi ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước; Ba là, hàng hóa dịch vụ của các ĐVSNCT là sản phẩm mang lợi ích chung có tính bền vững và gắn bó hữu cơ với quá trình tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần xã hội. Bốn là, hoạt động của các ĐVSNCT luôn gắn liền và bị chi phối bởi các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước. Năm là, các ĐVSNCT có nguồn thu hợp pháp gắn liền với hoạt động sự nghiệp của mình. c. Phân loại ĐVSNCT - Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên - Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động gồm: 1.2.2. Các hoạt động ĐTXDCB trong các ĐVSNCT a. Khái niệm, phân loại, đặc điểm về hoạt động ĐTXDCB trong các ĐVSNCT * Khái niệm hoạt động ĐTXDCB: Là quá trình tiến hành các 6 hoạt động gồm: Xây dựng mới, sửa chữa cải tạo công trình thác hiệu quả sau khi đầu tư; xây dựng và mua sắm mới và sửa chữa tài sản[9]. * Đặc điểm hoạt động ĐTXDCB: Quá trình ĐTXDCB với các dự án có đặc điểm riêng biệt, khác với các ngành sản xuất khác và điều đó có ảnh hưởng đến tổ chức thông tin kế toán. b. Phân loại hoạt động ĐTXDCB trong các ĐVSNCT: Bao gồm Chi phí xây dựng; Chi phí thiết bị; Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Chi phí quản lý dự án; Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; Chi phí khác. 1.2.3. Đặc điểm quản lý hoạt động ĐTXDCB trong các ĐVSNCT Nguồn kinh phí XDCB của các ĐVSNCT được hình thành do NSNN cấp, cấp trên cấp hoặc được bổ sung từ các khoản thu của đơn vị hoặc được tài trợ, biếu tặng. Nguồn kinh phí đó và vốn XDCB được sử dụng cho mục đích đầu tư, mở rộng quy mô TSCĐ hiện có của đơn vị và phục vụ cho mục đích hoạt động HCSN. Sản phẩm thực hiện trong hoạt động đầu tư XDCB của các ĐVSNCT thường được chia thành 2 hoạt động: Hoạt động đầu tư mua sắm thường xuyên và Hoạt động đầu tư dự án. 1.2.4. Các văn bản pháp lý có liên quan đến hoạt động ĐTXDCB trong các ĐVSNCT 1.3. TỔ CHỨC THÔNG TIN KẾ TÓAN TRONG HOẠT ĐỘNG ĐTXDCB TẠI CÁC ĐVSNCT 1.3.1. Vai trò của tổ chức thông tin kế toán trong hoạt động ĐTXDCB tại các ĐVSNCT Kế toán cung cấp thông tin cho cả đối tượng bên ngoài và bên trong tổ chức để ra các quyết định liên quan tới tổ chức. 7 1.3.2. Yêu cầu của thông tin kế toán trong hoạt động ĐTXDCB tại các ĐVSNCT a. Thông tin cung cấp phải tin cậy và kịp thời b. Đáp ứng được nhu cầu thông tin của đơn vị c. Thuận tiện cho người sử dụng hệ thống 1.3.3. Các yếu tố cấu thành tổ chức thông tin kế toán trong hoạt động ĐTXDCB trong các ĐVSNCT a. Bộ máy kế toán b. Phương tiện kỹ thuật - ứng dụng công nghệ thông tin c. Tổ chức quy trình kế toán: Tổ chức hệ thống chứng từ; Tổ chức hệ thống tài khoản; Hệ thống sổ sách kế toán; Hệ thống báo cáo kế toán d. Hệ thống kiểm soát KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ XDCB TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ-ĐHĐN 2.1. TỔNG QUAN VỀ TRƢỜNG ĐHKT-ĐHĐN 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Tiền thân của Trường Đại học Kinh tế - ĐHĐN là Khoa Kinh tế thuộc Viện ĐHĐN (sau đổi tên thành Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng) được thành lập vào tháng 7 năm 1975. Sau nhiều lần thay đổi, đến năm 2004, Nhà trường chính thức mang tên Trường Đại học Kinh tế thuộc ĐHĐN theo Quyết định số 129/CP-KG của Chính phủ. 2.1.2. Đặc điểm hoạt động và tổ chức quản l ý a. Đặc điểm hoạt động 8 Trường ĐHKT-ĐHĐN là một cơ sở giáo dục đại học công lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động trong khuôn khổ luật pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Là thành viên của ĐHĐN. Trường ĐHKT-ĐHĐN chịu sự quản lý trực tiếp của ĐHĐN và sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng. b. Tổ chức quản lý Cơ cấu tổ chức của Trường ĐHKT-ĐHĐN bao gồm: Hội đồng Trường; Ban Giám hiệu; Phòng chức năng; Khoa, bộ môn; Thư viện, Tạp chí Khoa học Kinh tế và các trung tâm trực thuộc; Hội đồng Khoa học và Đào tạo, các hội đồng tư vấn khác. Việc thành lập, sát nhập, chia tách, giải thể các phòng, khoa, trung tâm, viện trực thuộc trường do Giám đốc ĐHĐN quyết định theo đề nghị của Trường trên cơ sở nhu cầu định hướng phát triển của nhà trường và quy hoạch phát triển chung của ĐHĐN (Phụ lục 2.1). 2.1.3. Cơ chế quản lý tài chính trong hoạt động ĐTXDCB a. Các nguồn tài chính của trường bao gồm - Ngân sách nhà nước. - Thu từ các hoạt động hợp tác đào tạo, khoa học công nghệ, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. - Tài trợ, viện trợ, quà biếu, tặng, cho của các cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài. - Đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài. - Nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. b. Cơ chế quản lý tài chính - Thực hiện chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán, thuế và công khai tài chính về đầu tư XDCB theo quy định của pháp luật. 9 - Xây dựng và tổ chức thực hiện dự toán, thu, chi ngân sách về đầu tư XDCB hàng năm trình Giám đốc ĐHĐN phê duyệt và tổ chức thực hiện. - Là đơn vị dự toán cấp III, nhận dự toán ngân sách hàng năm từ ĐHĐN và quyết toán ngân sách với ĐHĐN theo quy định hiện hành. - Trường được tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định hiện hành trong phạm vi nguồn kinh phí thường xuyên về đầu tư XDCB theo dự toán đã được phê duyệt; tự chủ quyết định mức thu theo quy định của pháp luật và của ĐHĐN, mức chi đối với các hoạt động do Trường ĐHKT-ĐHĐN thực hiện trên cơ sở quy định của Nhà nước, Quy chế chi tiêu nội bộ của ĐHĐN và của Trường. - Huy động, phát triển, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính, nguồn thu sự nghiệp của Trường phù hợp với quy định pháp luật; quản lý các nguồn lực của Trường. - Hàng năm Trường công khai tài chính theo dự toán được giao và tài chính về hoạt động đầu tư XDCB do Trường thực hiện. 2.2. THỰC TRẠNG VỀ QUY TRÌNH, THỦ TỤC VÀ TỔ CHỨC THÔNG TIN HOẠT ĐỘNG ĐTXDCB TẠI TRƢỜNG ĐHKT-ĐHĐN 2.2.1. Tình hình CSVC của Trƣờng ĐHKT-ĐHĐN Trong những năm qua, nhờ tăng cường công tác đầu tư nên đến nay Trường đã có một hệ thống CSVC khá khang trang với các trang thiết bị phục vụ đào tạo, nghiên cứu và sinh hoạt tương đối hiện đại, cơ bản đáp ứng được các hoạt đổi mới giáo dục đại học đang được triển khai tại Trường. 10 2.2.2. Các hoạt động liên quan đến hoạt động ĐTXDCB tại trƣờng ĐHKT-ĐHĐN a. Hoạt động ĐTXDCB tại trường ĐHKT-ĐHĐN - Có hai hoạt động: Hoạt động đầu tư XDCB hay đầu tư CSVC của Trường: được phân chia thành 2 mảng chính. Đó là đầu tư dự án và mua sắm, sữa chữa thường xuyên CSVC của Trường. * Hoạt động đầu tƣ dự án: Áp dụng đối với trường hợp công trình sử dụng nguồn thu hợp pháp của trường ĐHKT-ĐHĐN, được xây dựng tại trường và có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng được Giám đốc ĐHĐN quyết định phê duyệt đầu tư và trường ĐHKT-ĐHĐN làm Chủ đầu tư. * Hoạt động đầu tƣ mua sắm, sữa chữa thƣờng xuyên CSVC: Áp dụng đối với trường hợp gói thầu sử dụng nguồn thu hợp pháp của trường ĐHKT-ĐHĐN có tổng mức đầu tư dưới 100 triệu đồng được Hiệu trưởng Trường ĐHKT-ĐHĐN quyết định phê duyệt đầu tư. - Có hai bộ phận chính tham gia hoạt động ĐTXDCB: Phòng CSVC và Phòng KHTC. b. Quy trình thực hiện và mối quan hệ giữa các bộ phận trong quá trình thực hiện ĐTXDCB tại trường ĐHKT-ĐHĐN 2.3.3. Thực trạng về quy trình, thủ tục và tổ chức thông tin hoạt động ĐTXDCB tại trƣờng ĐHKT-ĐHĐN GIAI ĐOẠN CHUẨ N BỊ ĐẦU TƢ GIAI ĐOẠN ĐẦU TƢ GIAI ĐOẠN QUYẾT TOÁN, SỬ DỤNG GIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH ĐẦU TƢ 11 Sơ đồ 2.2. Các giai đoạn trong hoạt động ĐTXDCB a. Giai đoạn 1: Giai đoạn lập kế hoạch đầu tư Bao gồm: Thông báo và tiếp nhận đề nghị-Tập hợp ý kiến- Lập kế hoạch và tờ trình-Thẩm định hồ sơ-Phê duyệt kế hoạch Sau khi có kế hoạch đã được phê duyệt nhà trường triển khai thực hiện để đáp ứng kịp thời phục vụ các nhu cầu cấp thiết của các bộ phận sử dụng Kế hoạch đã được phê duyệt sẽ có mảng đầu tư khác nhau là: Sơ đồ 2.3. Kế hoạch ĐTXDCB được duyệt b. Giai đoạn 2: Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Bao gồm các bước: Chủ trương đầu tư-Thẩm định phê duyệt chủ trương đầu tư-Phê duyệt chủ trương đầu tư-Nhiệm vụ thiết kế- Phê duyệt nhiệm vụ thiết kế c. Giai đoạn 3: Giai đoạn đầu tư, trong giai đoạn này sẽ có 02 bước: + Bước 1: Kế hoạch lựa chọn nhà thầu các gói thầu giai đoạn tư vấn. + Bước 2: Kế hoạch lựa chọn nhà thầu các gói thầu giai đoan KẾ HOẠCH ĐÃ ĐƯỢC DUYỆT DỰ ÁN MUA SẮM SỬA CHỮA THƯỜNG XUYÊN SỬA CHỮA TX MUA SẮM TTB ĐẦU TƯ TTB MSTS XÂY DỰNG 12 thi công. Quy trình thực hiện gói thầu tư vấn bao gồm các bước: Kế hoạch LCNT các gói thầu giai đoạn tư vấn-Phê duyệt Kế hoạch LCNT các gói thầu giai đoạn tư vấn-Lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế và lập dự toán- Lựa chọn nhà thầu tư vấn thẩm tra thiết kế, dự toán -Phê duyệt hồ sơ thiết kế và dự toán Quy trình thực hiện gói thầu thi công: Kế hoạch LCNT các gói thầu giai đoạn thi công-Phê duyệt Kế hoạch LCNT các gói thầu giai đoạn thi công-Lựa chọn nhà thầu thi công và lập hồ sơ yêu cầu- Lựa chọn nhà thầu thi công-Lựa chọn nhà thầu giám sát-Lựa chọn nhà thầu kiểm toán độc lập-Tổ chức thực hiện các gói thầu d. Giai đoạn 4: Giai đoạn nghiệm thu, ban giao, quyết toán Sơ đồ 2.5. Giai đoạn nghiệm thu, bàn giao, quyết toán 2.3. THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC THÔNG TIN KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG ĐTXDCB TẠI TRƢỜNG ĐHKT-ĐHĐN 2.3.1. Bộ máy kế toán Bộ máy kế toán trong trường bao gồm: Kế toán trưởng; Kế toán thanh toán tiền mặt; Kế toán ngân hàng và kho bạc; Kế toán thu học phí; Thủ quỹ. 2.3.2. Phƣơng tiện kỹ thuật Trường sử dụng hai loại phần mềm kế toán: phần mềm thu và quản lý học phí thống nhất chung với phần mềm kế toán tổng hợp. Ngoài ra, còn có phần mềm quản lý công sản do phòng CSVC thực hiện. NGHIỆM THU VÀ BÀN GIAO SỬ DỤNG THANH TOÁN QUYẾT TOÁN VỐN HOÀN THÀNH 13 2.3.3. Hệ thống chứng từ, tài khoản và báo cáo kế toán Trường hiện nay áp dụng Chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp ban hành theo Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016. 2.3.4. Hệ thống kiểm soát Thực hiện tương đối tốt các thủ tục kiểm soát để bảo đảm cho chất lượng thông tin cung cấp và bảo mật thông tin. Trường đều đã chú ý đến việc phân công nhiệm vụ cho các nhân viên kế toán theo nguyên tắc bất kiêm nhiệm nhưng chưa triệt để. Kế toán ĐTXDCB còn kiêm nhiệm. Phần mềm kế toán có chức năng phân quyền sử dụng cho từng nhân viên kế toán cho phép phòng tránh tối đa các gian lận và sai sót có thể xảy ra. Ngoài ra hệ thống máy tính của bộ phận kế toán của trường còn kết nối với mạng internet, điều này có thể dẫn đến việc máy bị nhiễm virut, mất số liệu, gây ngừng trệ và không an toàn cho thông tin kế toán. Trường cũng đã quan tâm đến việc thiết kế và sử dụng các chứng từ, sổ sách kế toán một cách hợp lý để bảo đảm cho việc ghi chép chính xác và tròn vẹn tất cả các dữ liệu phù hợp về nghiệp vụ phát sinh. Tuy nhiên việc đối chiếu giữa số liệu trên sổ kế toán với hiện vật trên thực tế chưa thật sự được quan tâm. Trường không tiến hành kiểm kê tài sản hàng năm. 2.4. Đánh giá thực trạng tổ chức thông tin kế toán trong hoạt động đầu tƣ XDCB tại trƣờng ĐHKT-ĐHĐN 2.4.1. Ƣu điểm a. Về thực hiện quy trình trong các giai đoạn Việc thực hiện ĐTXDCB tại trường ĐHKT-ĐHĐN được tiến hành dựa trên cơ sở văn bản pháp lý và các bộ phận quy định chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban. 14 b. Về bộ máy kế toán, phương tiện kỹ thuật, hệ thống chứng từ, sổ, tài khoản, báo cáo và kiểm soát nội bộ. Thứ nhất, bộ máy kế toán trong Trường được tổ chức tương đối hợp lý, được tổ chức theo mô hình vừa tập trung vừa phân tán, phù hợp với đặc điểm hoạt động của trường. Thứ hai, Trường đã chú trọng đầu tư vào hệ thống máy tính, sử dụng phần mềm kế toán góp phần nâng cao năng suất lao động kế toán, giảm thiểu những sai sót có thể xảy ra do thực hiện các công việc kế toán theo phương thức thủ công truyền thống. Thứ ba, Trường đã thực hiện đúng chế độ tài khoản kế toán trong các ĐVSNCT. Các tài khoản được sử dụng đúng nội dung và mục đích. Thứ tư, Trường đã xây dựng hệ thống sổ kế toán tương đối đầy đủ, vận dụng linh hoạt theo các đặc điểm hoạt động của đơn vị mình. Thứ năm, Trường đã lập đầy đủ các báo cáo tài chính và các báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước theo đúng quy định của chế độ tài chính kế toán hiện hành. Thứ sáu, Trường đã tiến hành tổ chức tương đối tốt quá trình ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về ĐTXDCB theo đúng chế độ quy định. Việc lập dự toán thu, chi cũng đã tuân thủ theo đúng các quy định hiện hành. Thứ bảy, Trường đã chú trọng tổ chức hệ thống kiểm soát nhằm giảm thiểu những gian lận và sai sót có thể xảy ra trong việc ghi chép và báo cáo thông tin. 2.4.2. Nhƣợc điểm a. Về thực hiện quy trình trong các giai đoạn - Giai đoạn lập kế hoạch đầu tư 15 + Hạn mức phê duyệt dự toán, kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho các dự án, kế hoạch mua sắm trang thiết bị có giá trị dưới 100 triệu đồng nhằm duy trì hoạt dộng thường xuyên của nhà trường là quá thấp so với quy mô CSVC của Nhà trường. Ngoài ra, việc tổ chức tr
Luận văn liên quan