Tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện nay đang có
3 nhà mạng viễn thông lớn nhất triển khai và cung cấp các
dịch vụ trên mạng thông tin di động 3G đó là Vinaphone,
Mobifone, Viettel. Các nhà cung cấp dịch vụ này đang
triển khai rất nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng
dịch vụ, trong số đó là hoạt động tối ưu vùng phủ sóng
mạng 3G WCDMA, đây chính là lý do tôi chọn đề tài
“Tối ưu vùng phủ mạng thông tin di động 3G WCDMA”
Chương I giới thiệu tổng quan về mạng thông tin di
động 3G WCDMA bao gồm các kiến trúc mạng với các
phiên bản ngày càng hiện đại hơn, cấu trúc phân chia địa
lý của vùng mạng di động. Chương II đi vào tìm hiểu các
kỹ thuật cơ bản trong mạng, giao diện vô tuyến và các
kênh mà mạng 3G WCDMA sử dụng. Chương III sẽ trình
bày hoạt động tối ưu vùng phủ sóng mạng 3G WCDMA
thực tế, từ quy trình đo kiểm driving test, các chỉ tiêu KPIs
của mạng đến những biện pháp từ thực tế để nâng cao chất
lượng vùng phủ sóng
26 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2819 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận văn Tối ưu vùng phủ mạng thông tin di động 3G WCDMA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG
---------------------------------------
Ngô Quang Long
TỐI ƢU VÙNG PHỦ
MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG 3G WCDMA
Chuyên ngành: Kỹ thuật Viễn Thông
Mã số: 60.52.02.08
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Hà Nội, 2014
Luận văn được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN MINH DÂN
Phản biện 1: PGS.TS. TRẦN HỒNG QUÂN
Phản biện 2: TS. ĐẶNG ĐÌNH TRANG
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn
thạc sĩ tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Vào lúc:....... giờ ....... ngày ....... tháng ...... năm ...............
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
1
LỜI MỞ ĐẦU
Tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện nay đang có
3 nhà mạng viễn thông lớn nhất triển khai và cung cấp các
dịch vụ trên mạng thông tin di động 3G đó là Vinaphone,
Mobifone, Viettel. Các nhà cung cấp dịch vụ này đang
triển khai rất nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng
dịch vụ, trong số đó là hoạt động tối ưu vùng phủ sóng
mạng 3G WCDMA, đây chính là lý do tôi chọn đề tài
“Tối ưu vùng phủ mạng thông tin di động 3G WCDMA”
Chương I giới thiệu tổng quan về mạng thông tin di
động 3G WCDMA bao gồm các kiến trúc mạng với các
phiên bản ngày càng hiện đại hơn, cấu trúc phân chia địa
lý của vùng mạng di động. Chương II đi vào tìm hiểu các
kỹ thuật cơ bản trong mạng, giao diện vô tuyến và các
kênh mà mạng 3G WCDMA sử dụng. Chương III sẽ trình
bày hoạt động tối ưu vùng phủ sóng mạng 3G WCDMA
thực tế, từ quy trình đo kiểm driving test, các chỉ tiêu KPIs
của mạng đến những biện pháp từ thực tế để nâng cao chất
lượng vùng phủ sóng.
2
CHƢƠNG I TỔ NG QUAN MAṆ G
3G WCDMA UMTS
1.1 Giớ i thiêụ chƣơng
Chương này mô tả kiến trúc tổng quát của một
mạng thông tin di động 3G, nêu ra các kiến trúc mạng 3G
WCDMA với các phiên bản R3, R4, R5, R6, cấu hình địa
lý của mạng.
1.2 Kiến trúc của một hệ thống thông tin di động 3G
Hình 1.1 Kiến trúc tổng quát của một mạng di động kết hợp
cả CS và PS
Mạng thông tin di động 3G là mạng kết hợp giữa
các vùng chuyển mạch gói (PS) và chuyển mạch kênh
(CS) để truyền số liệu gói và tiếng. Trên đường phát triển
đến mạng toàn IP, chuyển mạch kênh sẽ dần được thay thế
bằng chuyển mạch gói. Các dịch vụ kể cả số liệu lẫn thời
gian thực (như tiếng và video) cuối cùng sẽ được truyền
trên cùng một môi trường IP bằng các chuyển mạch gói.
3
1.3 Các loại lƣu lƣợng và dịch vụ 3G WCDMA
QoS ở W-CDMA được phân loại như sau:
Loại hội thoại (Conversational, rt): Thông tin tương tác
yêu cầu trễ nhỏ (thoại chẳng hạn, video call).
Loại luồng (Streaming, rt): Thông tin một chiều đòi hỏi
dịch vụ luồng với trễ nhỏ (phân phối truyền hình thời gian
thực chẳng hạn: xem phim, )
Loại tương tác (Interactive, nrt): Đòi hỏi trả lời trong một
thời gian nhất định và tỷ lệ lỗi thấp (trình duyệt Web,
game online, bản đồ tìm địa chỉ…).
Loại nền (Background, nrt): Đòi hỏi các dịch vụ nỗ lực
nhất được thực hiện trên nền cơ sở (e-mail, tải xuống các
file ảnh, nhạc chuông…)
1.4 Kiến trúc 3G WCDMA UMTS R3
Hình 1.2 Kiến trúc 3G WCDMA UMTS R3
4
1.4.1 Thiết bị người sử dụng (UE)
UE (User Equipment: thiết bị người sử dụng)
là đầu cuối mạng UMTS của người sử dụng.
1.4.1.1 Các đầu cuối (TE)
1.4.1.2 Thẻ IC UMTS (UICC)
1.4.1.3 Thẻ SIM UMTS (USIM)
1.4.2 Mạng truy nhập vô tuyến mặt đất UMTS
WCDMA bao gồm RAN (Radio Access Network :
mạng truy nhập vô tuyến) và CN (Core Network : mạng
lõi). RAN sẽ xử lý tất cả các chức năng về mặt vô tuyến
trong khi CN xử lý các kết nối cuộc gọi thoại và số liệu
trong hệ thống WCDMA, đồng thời thực hiện chức năng
định tuyến và chuyển mạch với các mạng ngoài.
1.4.2.1 Bộ điều khiển mạng vô tuyến (RNC)
RNC (Radio Network Controller) chịu trách nhiệm
và điều khiển tải nguyên cho một hay nhiều trạm gốc, bảo
vệ sự bí mật và toàn vẹn. Xét về vai trò logic có RNC
phục vụ (Serving-RNC), RNC trôi (Drift-RNC).
1.4.2.2 Nút B
Trạm gốc trong UMTS được gọi là NodeB có
nhiệm vụ thực hiện kết nối vô tuyến vật lý giữa đầu cuối
với nó. Nút B nhận tín hiệu trên giao diện Iub từ RNC và
chuyển nó vào tín hiệu vô tuyến trên giao diện Uu. Nó
cũng thực hiện một số thao tác quản lý tài nguyên vô
tuyến.
5
1.4.3 Mạng lõi
1.4.3.1 Node hỗ trợ GPRS phục vụ (SGSN)
SGSN chịu trách nhiệm cho tất cả kết nối PS của
tất cả các thuê bao. Nó lưu hai kiểu dữ liệu thuê bao:
thông tin đăng ký thuê bao và thông tin vị trí thuê bao.
1.4.3.2 Node hỗ trợ GPRS cổng (GGSN)
Tất cả các cuộc truyền thông số liệu từ thuê bao
đến các mạng ngoài đều qua GGSN, nó lưu cả hai kiểu số
liệu: thông tin thuê bao và thông tin vị trí.
1.4.3.3 Cổng kết nối ngoài (BG)
Chức năng của nó là để đảm bảo mạng an ninh
chống lại các tấn công bên ngoài.
1.4.3.4 Bộ ghi định vị tạm trú (VLR)
1.4.3.5 Trung tâm chuyển mạch các dịch vụ di động
(MSC)
1.4.3.6 MSC cổng (GMSC)
1.4.3.7 Môi trường nhà (HE)
HE lưu các hồ sơ thuê bao của nhà khai thác mạng.
Bao gồm có :
Bộ ghi định vị thường trú (HLR) : có nhiệm vụ
quản lý thuê bao di động.
Trung tâm nhận thực (AuC) : nhận thực, mật mã
hóa và bảo vệ sự toàn vẹn thông tin cho người sử dụng.
6
Bộ ghi nhận dạng thiết bị (EIR) : chịu trách nhiệm
lưu các số nhận dạng thiết bị di động quốc tế.
1.4.3.8 Các mạng ngoài
1.4.3.9 Các giao diện
Bao gồm có giao diện Cu, Uu, Iu, Iur, Iub.
1.5 Kiến trúc 3G WCDMA UMTS R4
Trong phiên bản R4, SGSN và GGSN của miền
chuyển mạch gói vẫn không thay đổi và có thêm các giao
diện ngoài. Để đáp ứng cho yêu cầu phát triển của mạng
toàn IP, các thành phần của miền chuyển mạch kênh CS
trong phiên bản R4 có cải tiến là MSC được chia làm hai
phần khác nhau : MSC Server (chỉ xử lý phần báo hiệu) và
CS-MGW (Circuit Switched Media Gateway : cổng
phương tiện chuyển mạch kênh – xử lý dữ liệu thuê bao),
tương tự thì GMSC cũng được chia thành GMSC Server
và MGW.
1.6 Kiến trúc 3G WCDMA UMTS R5 và R6
Điểm mới của R5 và R6 là nó đưa ra một miền mới
được gọi là phân hệ đa phương tiện IP (IMS: IP
Multimedia Subsystem). Đây là một miền mạng IP được
thiết kế để hỗ trợ các dịch vụ đa phương tiện thời gian
thực IP.
1.7 Cấu hình địa lý của hệ thống thông tin di động 3G
1.7.1 Phân chia theo vùng mạng
7
Mỗi vùng mạng di động 3G được đại diện bằng
tổng đài cổng GMSC hoặc GGSN, do đó tất cả các cuộc
gọi đến một mạng di động từ một mạng khác đều được
định tuyến qua một trong hai tổng đài cổng này.
1.7.2 Phân chia theo vùng phục vụ MSC/VLR và SGSN
Một mạng thông tin di động được phân chia thành
nhiều vùng nhỏ hơn, mỗi vùng nhỏ này được phục vụ bởi
một MSC/VLR, hay SGSN. Ta gọi đây là vùng phục vụ
của MSC/VLR hay SGSN.
1.7.3 Phân chia theo vùng định vị và vùng định tuyến
Vùng định vị (hay vùng định tuyến) là một phần
của vùng phục vụ MSC/VLR (hay SGSN) mà ở đó một
trạm di động có thể chuyển động tự do và không cần cập
nhật thông tin về vị trí cho MSC/VLR (hay SGSN) quản
lý vị trí này.
1.7.4 Phân chia theo ô
Ô là một vùng phủ vô tuyến được mạng nhận dạng
bằng nhận dạng ô toàn cầu.Trạm di động nhận dạng ô
bằng mã nhận dạng trạm gốc (BSIC: Base Station Identity
Code).
1.7.5 Mẫu ô
Bao gồm 2 kiểu mẫu ô là : ô phân đoạn (sectorized)
và ô vô hương ngang (omnidirectional).
1.7.6 Tổng kết phân chia vùng địa lý trong hệ thống
thông tin di động 3G
8
1.8 Lộ trình phát triển thông tin di động lên thế hệ
thứ tƣ 4G
Theo dự kiến của Cục Tần Số Vô Tuyến Điện thì
sớm nhất sau 2015, 4G mới được triển khai tại Việt Nam,
khi ấy người dùng có thể sử dụng dịch vụ trên nền mạng
4G với tốc độ từ 100 Mbps tới 1Gbps.
1.9 Kết luận chƣơng
Hệ thống thông tin di động 3G WCDMA đang triển
khai tại Việt Nam hiện nay được tiêu chuẩn hóa bởi 3GPP
dựa trên các chỉ tiêu kỹ thuật của GSM. Hiện tại các nhà
khai thác mạng vẫn đang triển khai đồng thời các dịch vụ
trên nền tảng GSM và 3G WCDMA. Kiến trúc mạng
thông tin di động càng về sau càng phức tạp hơn, có nhiều
thành phần hơn và đòi hỏi các thiết bị trong đó phải có khả
năng xử lý nhanh hơn.
9
CHƢƠNG 2 CÁC KỸ THUẬT CƠ BẢN VÀ
KÊNH VÔ TUYẾN CỦA 3G WCDMA
Chương này trình bày các kỹ thuật cơ bản sử dụng
trong 3G WCDMA, cùng với các kênh vô tuyến của mạng
để phục vụ tối ưu vùng phủ sóng.
2.1 Kỹ thuật trải phổ
2.1.1 Nguyên lý trải phổ
Trải phổ nghĩa là biến đổi độ rộng băng tín hiệu
ban đầu ra tín hiệu có băng thông rộng hơn. Theo nguyên
lý dung lượng kênh truyền của Shannon:
C=B.log2(1+S/N) (2.1)
Trong đó: C là dung lượng kênh [b/s], B là băng
thông tín hiệu [Hz], là công suất tín hiệu trung bình [W],
N là công suất nhiễu trung bình [W].
Tỷ số độ rộng băng tần truyền thực với độ rộng
băng tần của thông tin cần truyền được gọi là độ lợi xử lý
(GP) hoặc là hệ số trải phổ.
𝑊
𝐺𝑝 = (2.2)
𝑅𝑏
Với W là băng thông của tín hiệu trải phổ và 𝑅 𝑏 là
tốc độ thông tin, ta có: W>>𝑅 𝑏 . Trong WCDMA, W=
3.84Mchip/s và 𝑅 𝑏 (tín hiệu thoại)= 12kbit/s.
10
2.1.2 Các mã trải phổ
WCDMA sử dụng hai loại mã trải phổ là mã ngẫu
nhiên và mã hoá kênh. Mỗi mã đều có đặc trưng là trực
giao.
2.1.2.1 Mã ngẫu nhiên
Mã ngẫu nhiên (Scramble code) có độ dài cố định
là 38.400 chip được sử dụng trong khác khung dữ liệu
10ms. Mã này được dùng ở cả hai hướng đường lên và
đường xuống.
2.1.2.2 Mã định kênh
Mã định kênh sử dụng ở giao diện vô tuyến được
xây dựng trên cơ sở kỹ thuật hệ số trải phổ khả biến trực
giao OSVF .Tín hiệu sau khi được mã hoá định kênh sẽ có
tốc độ được tính theo “chip”, và tốc độ của nó sẽ là 3.840
Mchip.
2.2 Điều khiển công suất
Các máy đầu cuối phải được điều khiển công suất
phát sao cho công suất thu của chúng tại trạm gốc không
phụ thuộc vào khoảng cách giữa chúng với trạm gốc, và
làm giảm nhiễu giữa các mobile với nhau.
2.2.1 Điều khiển công suất vòng hở (OLPC)
OLPC sử dụng chủ yếu để điều khiển công suất cho
đường lên. Trong quá trình điều khiển công suất, UE xác
11
định cường độ tín hiệu truyền dẫn bằng cách đo đạc mức
công suất thu của tín hiệu hoa tiêu từ BTS ở đường xuống.
Sau đó, UE điều chỉnh mức công suất truyền dẫn theo
hướng tỷ lệ nghịch với mức công suất tín hiệu hoa tiêu thu
được. Do vậy, nếu mức công suất tín hiệu hoa tiêu càng
lớn thì mức công suất phát của UE (P_trx) càng nhỏ.
2.2.2 Điều khiển công suất vòng kín (CLPC)
Trong CLPC, NodeB điều khiển UE tăng hoặc
giảm công suất phát. Quyết định tăng hoặc giảm công suất
phụ thuộc vào mức tín hiệu thu SNR tại NodeB. Khi
NodeB thu tín hiệu từ UE, nó so sánh mức tín hiệu thu với
một mức ngưỡng cho trước. Nếu mức tín hiệu thu được
vượt quá mức ngưỡng cho phép, NodeB sẽ gửi lệnh điều
khiển công suất phát tới UE để giảm mức công suất phát
của UE. Nếu mức tín hiệu thu được nhỏ hơn mức ngưỡng,
NodeB sẽ gửi lệnh điều khiển đến UE để tăng mức công
suất phát.
2.3 Chuyển giao
Quá trình chuyển đổi từ một trạm phát sóng này
sang một trạm phát sóng khác được gọi chung là chuyển
giao. Trong WCDMA có thể chia chuyển giao thành các
loại như sau:
12
Chuyển giao trong cùng một hệ thống: (Intra-
system HO): được chia làm 2 loại nhỏ sau:
Chuyển giao cùng tần số (Intra-frequency HO):
là chuyển giao xuất hiện giữa các cell sử dụng
cùng một tần số. Loại chuyển giao được sử
dụng ở đây thường là chuyển giao mềm và mềm
hơn.
Chuyển giao khác tần số (Inter- frequency
HO): xảy ra giữa các cell sử dụng tần số khác
nhau. Chuyển giao này thường là chuyển giao
cứng.
Chuyển giao giữa các hệ thống (Inter-system HO):
xuất hiện giữa các cell thuộc hai công nghệ truy
nhập vô tuyến (RAT) khác nhau hay các chế độ
truy nhập vô tuyến (RAM) khác nhau. Chuyển giao
này chỉ có thể là chuyển giao cứng.
Với mỗi loại hình chuyển giao có cơ chế chuyển giao,
thuật toán chuyển giao riêng. Xét về thủ tục có thể chia
chuyển giao thành các loại như sau:
2.3.1 Chuyển giao cứng (HHO- Hard Handover)
Chuyển giao cứng là một loại thủ tục chuyển giao
trong đó tất cả các liên kết vô tuyến cũ của một máy di
động được giải phóng trước khi các liên kết vô tuyến mới
được thiết lập.
13
2.3.2 Chuyển giao mềm (SHO) và chuyển giao mềm
hơn(Softer HO)
Trong suốt quá trình chuyển giao mềm, một máy di
động đồng thời giao tiếp với cả 2 hoặc nhiều cell ( đối với
cả 2 loại chuyển giao mềm) thuộc về các trạm gốc khác
nhau của cùng một bộ điều khiển mạng vô tuyến (intra-
RNC) hoặc các bộ điều khiển mạng vô tuyến khác nhau
(inter-RNC).
Trong trường hợp chuyển giao mềm hơn, một máy
di động được điều khiển bởi ít nhất 2 sector trong cùng
một BS, RNC không quan tâm và chỉ có một vòng điều
khiển công suất hoạt động. Chuyển giao mềm và chuyển
giao mềm hơn chỉ có thể xảy ra trong một tần số sóng
mang, do đó chúng là các quá trình chuyển giao trong
cùng tần số.
2.4 Kiến trúc của giao diện vô tuyến WCDMA/FDD
Giao diện vô tuyến được chia thành 3 lớp gồm có :
Lớp vật lý (L1)
Lớp liên kết số liệu ( L2)
Lớp mạng ( L3)
2.5 Các kênh của WCDMA
Trong UMTS có 3 loại kênh sau đây :
Kênh logic : định nghĩa loại thông tin được truyền
đi
14
Kênh truyền tải : mỗi kênh truyền tải này được
mô bởi cách và đặc tính nào của dữ liệu được
truyền qua giao diện vô tuyến
Kênh vật lý : cung cấp truyền số liệu trên giao
diện vô tuyến, bao gồm các bit và ký hiệu vật lý
(các tín hiệu điện), theo đó trong UMTS thì 1 tần số
cụ thể là tập hợp của các mã và pha.
2.6 Kết luận chƣơng
Để phục vụ tốt cho tối ưu, luận văn đã trình bày
nền tảng kiến thức về các kỹ thuật cơ bản, bao gồm có trải
phổ, điều khiển công suất, chuyển giao, các kênh vô
tuyến của 3G WCDMA (kênh vật lý, logic, truyền tải),
như vậy trong quá trính tối ưu sử dụng các phần mềm đo
kiểm (ví dụ như TEMS) sẽ dễ dàng phát hiện được các lỗi
ban đầu ngay tại hiện trường driving test.
15
CHƢƠNG 3 TỐI ƢU VÙNG PHỦ MẠNG 3G
WCDMA UMTS
3.1 Giới thiệu chƣơng
Vùng phủ sóng của mạng thông tin di động thế hệ 3
là phần diện tích không gian mà ở đó các thuê bao sử dụng
được các dịch vụ mà nhà mạng cung cấp trên nền công
nghệ 3G WCDMA, trong đó các thuê bao có thể đứng tại
1 vị trí hoặc di chuyển mà vẫn sử dụng tốt các dịch vụ
được cung cấp (bao gồm voice, data, multimedia…).
Tối ưu hóa vùng phủ sóng là hoạt động thực hiện
rất nhiều các biện pháp khác nhau (sửa lỗi thiết bị phần
cứng, căn chỉnh góc ngẩng anten, thiết kế trạm hợp lý hơn,
tối ưu quan hệ giữa các neighbor NodeB….) dựa trên kiến
thức cơ bản và kinh nghiệm thực tế nhằm đưa chất lượng
phục vụ của mạng lên tốt nhất có thể, chất lượng này dựa
theo các thông số đánh giá chất lượng KPI, thông số đánh
giá vùng phủ (RSCP, tỉ số Ec/No).
3.2 Các thông số đánh giá vùng phủ sóng 3G
WCDMA
KPI (Key Performance Indicators): các chỉ số thể
hiện chất lượng mạng, là chỉ số làm tiêu chí đánh giá
mạng di động tốt hay tồi. Các KPI được chia làm 2 loại
phục vụ cho các đối tượng khác nhau:
16
- KPI dành cho nhà quản lý : bao gồm 15 KPI chia làm
2 nhóm:
Nhóm KPI đánh giá Traffic & Resouce:
Gồm 4 chỉ tiêu là Voice Traffic, Video Call
Traffic, PS Traffic, DL Load
Nhóm KPI đánh giá Performance: Gồm 11
chỉ tiêu là P1SR, RAB CR, CSSR, CS CDR,
PS CDR, SHOSR, HHOSR, CS InRAT
HOSR, PS InRAT HOSR, HSDPA
Throughput, HSUPA Throughput
- KPI dành cho đo kiểm: bao gồm 17 KPI chia làm 2
nhóm:
Nhóm KPI đánh giá vùng phủ: Gồm 2 chỉ
tiêu là RSCP, Ec/No
Nhóm KPI đánh giá Performance: Gồm 15
chỉ tiêu là CSSR, V-CSSR PDP Activation
Success Rate, CDR, V-CDR, SHOSR,
IFHOSR, IRHOSR, LUSR, R99 Avg
Throughput DL&UL, HSPA Avg
Throughput DL&UL, AMR Access Delay
17
Time, VC Access Delay Time, PS Access
Delay Time, PS Ping Delay Time.
3.3 Quy trình thực hiện tối ƣu vùng phủ thực tế
Hình 3.2 Quy trình tiến hành Driving Test
3.4 Xử lý tối ƣu vùng phủ sóng mạng 3 WCDMA
trong thực tế
3.4.1 Giới thiệu chung về phần mềm TEMS
Investigation
TEMS Investigation là một công cụ test cho phép
chúng ta chuẩn đoán, đo kiểm lỗi, vùng phủ theo thời gian
thực. TEMS Investigation có hai Mode hoạt động là Idle
Mode và Dedicated Mode, trong đó:
18
- Idle Mode được sử để đo vùng phủ của trạm, trên
cơ sở đó chúng ta có thể tối ưu vùng phủ tốt hơn.
- Dedicated Mode được sử dụng để đo chi tiết về
chất lượng cuộc gọi như RxLev, C/I, Handover,…
3.4.2 Thủ tục đo và đánh giá vùng phủ sóng
Tùy thuộc vào mục đích đo khác nhau mà chúng ta
có các bài đo khác nhau khác nhau. Để đo được vùng phủ
chính xác của các ô thì cần phải ghi dữ liệu trong chế độ
Idle mode (MS rỗi).
Cách đánh giá vùng phủ qua RSCP và Ec/No :
Với trƣờng hợp RSCP kém :
Trong trường hợp vùng phủ của trạm phục vụ kém
tại gần trạm yêu cầu kiểm tra lại phần cứng lắp đặt
bao gồm: các đầu connector nối feeder, jumper với
tủ NodeB và Antenna, kiểm tra lại góc phương vị
(Azimuth) và góc cụp (Tilt) của anten.
Trong trường hợp vùng phủ RSCP kém tại các khu
vực xa trạm (thưa trạm), rà soát và đẩy nhanh tiến
độ lắp đặt, tích hợp và phát sóng của các trạm phục
vụ tại khu vực đó.
Với trƣờng hợp Ec/No kém :
19
Vấn đề Ec/No kém bản chất là do nhiễu vì vậy, đối
với việc đo kiểm driving test ở chế độ Idle có các hiện
tượng hay gặp sau:
Thiếu quan hệ giữa các cell dẫn đến gây nhiễu. Cần
thêm quan hệ trong trường hợp này.
Vùng tín hiệu phục vụ tốt (RSCP lớn hơn chỉ tiêu
(Target) đề ra cho các vùng), Ec/No kém, trong khi
các cell hàng xóm có RSCP tốt gần với cell phục
vụ chính (RSCPmn-RSCPs> -7dB). Cần xác định
cell nào là cell phục vụ chính trong khu vực này,
quan tâm tới vị trí địa lý, địa hình xung quanh, các
cell khác tiến hành điều chỉnh góc cụp và góc
phương vị cho phù hợp.
Vùng tín hiệu RSCP của cell phục vụ chính tốt, các
cell hàng xóm có RSCP thấp, tuy nhiên lại quá
nhiều cell hàng xóm phủ tới, làm nhiễu nền cao, và
vì vậy Ec/No thấp. Trường hợp này, cũng sẽ cần
điều chỉnh lại góc cụp và góc phương vị của các
cell hàng xóm cho phù hợp, ưu tiên chỉnh từ xa về
gần để giải quyết luôn vấn đề OverShoot.
20
Vùng RSCP kém, EcNo kém, quay lại giải quyết
vùng RSCP kém đã trình bày ở trên.
Các nguyên nhân khác, có thể là do công suất trạm
không đảm bảo, lỗi,… Trường hợp này các đội đo
kiểm sẽ thống kê khi gặp phải để làm bài học kinh
nghiệm phổ biến cho các đội khác.
3.4.3 Thiết kế vị trí đặt trạm Node B tại các vùng địa lý
khác nhau
Khu dân cư : Đối với khu vực này, do số lượng
thuê bao đông, lưu lượng lớn và đều ở khắp nơi nên cần
thiết kế trạm gồm 3 cell (mỗi cell được phủ sóng bởi một
anten) sao cho các cell có thể đồng thời phục vụ toàn khu
vực này.
Kết hợp khu dân cư và tuyến giao thông : để có thể
vừa phủ sóng tốt cho vùng dân cư, vừa phủ sóng tốt cho
các khách hàng di chuyển trên đường lớn thì cần thiết kế
trạm NodeB với 3 cell, trong đó lấy 2 cell để phục vụ
đường, còn 1 cell sẽ phục vụ dân cư. Lưu ý trong trường
hợp này khách hàng di chuyển trên đường sẽ xảy ra hiện
tượng chuyển giao – handover.
Ngã ba đường : Tại ngã ba đường như trên, cách tốt
nhất là đặt trạm NodeB với 3 cell được phủ sóng bởi 3
anten hướng ra các ngả đường, trong thực tế thì có thể ko
21
đặt được trạm ở đúng vị trí như hình vẽ, tuy nhiên vẫn
phải đảm bảo các anten phủ sóng đầy đủ các tuyến đường.
Khu dân cư đông : Tại khu vực này do số thuê bao
khá lớn, lưu lượng cao, đặc biệt là các thành phố lớn nên
các trạm phát sóng được thiết kế theo hình mắt lưới (ở đây
minh họa vùng phủ sóng của 1 ô là hình lục giác đều), khi
ấy một anten của trạm này sẽ hướng vào khoảng giữa hai
anten của trạm liền kề, như vậy đảm bảo sẽ không xuất
hiện vùng lõm (khu