Tóm tắt Luận văn Tóm tắt Luận văn Hu hút FDI trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước coi là một chủ trương quan trọng nhằm góp phần khai thác các nguồn lực trong nước, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, tạo nên sức mạnh tổng hợp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển đất nước. Để tăng cường hoạt động thu hút FDI vào nước ta Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX chỉ rõ nhiệm vụ của nhà nước ta trong thời gian tới là: “Tạo điều kiện để kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển thuận lợi, hướng vào xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm. Cải thiện môi trường kinh tế pháp lý để thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài”. Riêng hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài tại tỉnh Nghệ An trong những năm qua nhờ có tài nguyên khá đa dạng đã thu được một số kết quả đáng kể. Tuy nhiên, số dự án cùng với số vốn FDI vào tỉnh vẫn chưa tương xứng so với tiềm năng, lợi thế sẵn có. Nguyên nhân của những hạn chế do lĩnh vực này tương đối mới mẻ đòi hỏi phải có một bề dày kinh nghiệm, một kiến thức sâu rộng nên việc thu hút, định hướng, quản lý và sử dụng FDI vẫn còn một số hạn chế, thiếu sót nhất định. Hơn nữa, trước xu thế hội nhập diễn ra gay gắt, trước sự phát triển không ngừng của các tỉnh lân cận như Thanh Hóa, Hà Tĩnh thì vấn đề đặt ra là làm sao tạo hình ảnh Nghệ An có sức hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, để không ngoài mục đích thúc đẩy việc gia tăng nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Nghệ An ngày một nhiều hơn. Do đó, tác giả xác định tên đề tài làm luận văn thạc sĩ cho mình là: “THU HÚT FDI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN”.

pdf19 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 479 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Tóm tắt Luận văn Hu hút FDI trên địa bàn tỉnh Nghệ An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU TÓM TẮT LUẬN VĂN LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI (FDI) .................................... Error! Bookmark not defined. 1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của FDIError! Bookmark not defined. 1.1.1. Khái niệm FDI ....................................... Error! Bookmark not defined. 1.1.2. Đặc điểm của FDI ................................. Error! Bookmark not defined. 1.1.3. Các hình thức cơ bản FDI ..................... Error! Bookmark not defined. 1.1.4. Vai trò của FDI ...................................... Error! Bookmark not defined. 1.2. Các điều kiện thu hút FDI ..................... Error! Bookmark not defined. 1.2.1. Môi trường kinh tế vĩ mô ...................... Error! Bookmark not defined. 1.2.2. Môi trường tự nhiên - xã hội ................. Error! Bookmark not defined. 1.2.3. Thị trường tiêu thụ ................................ Error! Bookmark not defined. 1.3. Lý thuyết thu hút FDI của một số địa phƣơngError! Bookmark not defined. 1.3.1. Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Nai ........... Error! Bookmark not defined. 1.3.2. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương ....... Error! Bookmark not defined. 1.3.3. Kinh nghiệm tại Thủ đô Hà Nội............ Error! Bookmark not defined. 1.4. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thu hút FDIError! Bookmark not defined. 1.5. Các chỉ tiêu phản ảnh thu hút FDI ....... Error! Bookmark not defined. CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI TỈNH NGHỆ AN ................................... Error! Bookmark not defined. 2.1. Giới thiệu về tiềm năng của tỉnh Nghệ AnError! Bookmark not defined. 2.1.1.Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên ..... Error! Bookmark not defined. 2.1.2. Tiềm năng dân số và lao động .............. Error! Bookmark not defined. 2.2. Thực trạng thu hút nguồn vốn FDI ở tỉnh Nghệ AnError! Bookmark not defined. 2.2.1. Số dự án được cấp phép ........................ Error! Bookmark not defined. 2.2.2. FDI theo giai đoạn ................................. Error! Bookmark not defined. 2.2.3. Theo lĩnh vực đầu tư ............................. Error! Bookmark not defined. 2.2.4. Theo hình thức đầu tư ........................... Error! Bookmark not defined. 2.2.5. Theo đối tác đầu tư ................................ Error! Bookmark not defined. 2.2.6. Tình hình phát triển khu công nghiệp để hỗ trợ việc đầu tư FDIError! Bookmark not defined. 2.2.7. Các chính sách ưu đãi để thu hút nguồn vốn FDIError! Bookmark not defined. 2.3. Đánh giá thực trạng thu hút FDI .......... Error! Bookmark not defined. 2.3.1. Những kết quả đạt được từ hoạt động FDI đối với kinh tế Nghệ AnError! Bookmark not defined. 2.3.2. Những khó khăn vướng mắc trong công tác thu hút FDI tại Nghệ AnError! Bookmark not defined. 2.4. Nguyên nhân dẫn đến tồn tại trong việc thu hút vốn FDI ở tỉnh Nghệ An ................................................... Error! Bookmark not defined. 2.4.1. Nguyên nhân khách quan ...................... Error! Bookmark not defined. 2.4.2. Nguyên nhân chủ quan .......................... Error! Bookmark not defined. CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG THU HÚT FDI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN.................................. Error! Bookmark not defined. 3.1. Định hƣớng và mục tiêu phát triểu kinh tế xã hội của Nghệ An trong thời gian tới .................................. Error! Bookmark not defined. 3.1.1. Định huớng phát triển chung ................. Error! Bookmark not defined. 3.1.2. Một số định hướng cụ thể ..................... Error! Bookmark not defined. 3.1.3. Mục tiêu kinh tế xã hội ......................... Error! Bookmark not defined. 3.2. Dự báo những thuận lợi, khó khăn của việc thu hút FDI trong thời gian tới ..................................................... Error! Bookmark not defined. 3.2.1. Những thuận lợi .................................... Error! Bookmark not defined. 3.2.2. Những khó khăn, trở ngại ..................... Error! Bookmark not defined. 3.3. Giải pháp tăng cƣờng thu hút nguồn vốn FDIError! Bookmark not defined. 3.3.1. Nhận thức đúng đắn về thu hút và sử dụng hiệu quả FDIError! Bookmark not defined. 3.3.2. Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tưError! Bookmark not defined. 3.3.3. Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch ............. Error! Bookmark not defined. 3.3.4. Cải cách thủ tục hành chính .................. Error! Bookmark not defined. 3.3.5. Đầu tư cơ sở hạ tầng .............................. Error! Bookmark not defined. 3.3.6. Đào tạo nguồn nhân lực ........................ Error! Bookmark not defined. 3.3.7. Tập trung thu hút đầu tư các dự án lớn vào các địa bàn trọng điểm và các nhà đầu tư tại các khu vực có tiềm năngError! Bookmark not defined. 3.3.8. Tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện các đề án trọng điểmError! Bookmark not defined. 3.3.9. Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước ... Error! Bookmark not defined. 3.3.10. Tìm hiểu kỹ bản sắc văn hoá, phong tục tập quán của quốc gia từng nhà đầu tư .............................................. Error! Bookmark not defined. 3.3.11. Kết hợp phát triển các khu công nghiệp (KCN) với việc đô thị hóa vùng nông thôn phụ cận, đồng thời xây dựng chính sách thu hút các công ty xuyên quốc gia (TNCs) ............ Error! Bookmark not defined. 3.4. Kiến nghị và đề xuất .............................. Error! Bookmark not defined. 3.4.1. Đối với Chính phủ ................................ Error! Bookmark not defined. 3.4.2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..... Error! Bookmark not defined. LỜI MỞ ĐẦU 1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước coi là một chủ trương quan trọng nhằm góp phần khai thác các nguồn lực trong nước, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, tạo nên sức mạnh tổng hợp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển đất nước. Để tăng cường hoạt động thu hút FDI vào nước ta Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX chỉ rõ nhiệm vụ của nhà nước ta trong thời gian tới là: “Tạo điều kiện để kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển thuận lợi, hướng vào xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm. Cải thiện môi trường kinh tế pháp lý để thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài”. Riêng hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài tại tỉnh Nghệ An trong những năm qua nhờ có tài nguyên khá đa dạng đã thu được một số kết quả đáng kể. Tuy nhiên, số dự án cùng với số vốn FDI vào tỉnh vẫn chưa tương xứng so với tiềm năng, lợi thế sẵn có. Nguyên nhân của những hạn chế do lĩnh vực này tương đối mới mẻ đòi hỏi phải có một bề dày kinh nghiệm, một kiến thức sâu rộng nên việc thu hút, định hướng, quản lý và sử dụng FDI vẫn còn một số hạn chế, thiếu sót nhất định. Hơn nữa, trước xu thế hội nhập diễn ra gay gắt, trước sự phát triển không ngừng của các tỉnh lân cận như Thanh Hóa, Hà Tĩnh thì vấn đề đặt ra là làm sao tạo hình ảnh Nghệ An có sức hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, để không ngoài mục đích thúc đẩy việc gia tăng nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Nghệ An ngày một nhiều hơn. Do đó, tác giả xác định tên đề tài làm luận văn thạc sĩ cho mình là: “THU HÚT FDI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý luận về vai trò của việc thu hút vốn FDI, mục đích nghiên cứu của luận văn là tìm kiếm và đề xuất một số giải pháp thu hút FDI nhằm tạo ra sức bật mới với một tỉnh đầy tiềm năng và cơ hội đầu tư như Nghệ An có thể cùng cả nước góp phần đưa đất nước phát triển và tăng trưởng mạnh mẽ, vững chắc, đạt được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là lĩnh vực FDI về các phương diện: Hình thức đầu tư, số lượng, quy mô, cơ cấu, thực trạng, tác động, xu hướng vận động,... Với tư cách là các nhân tố quan trọng miêu tả bức tranh về hoạt động FDI, một đòn bẩy then chốt trong công cuộc phát triển kinh tế của đất nước. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn giới hạn trình bày nội dung là hoạt động FDI tại tỉnh Nghệ An từ năm 1991 đến nay. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, phương pháp phân tích định lượng và định tính, phân tích hệ thống, phương pháp mô hình hóa, phương pháp so sánh, đối chiếu, suy luận logic, lý thuyết hệ thống, phương pháp điều tra, để làm sáng tỏ và cụ thể hóa nội dung nghiên cứu, đồng thời tiếp thu có phê phán, chọn lọc những kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục sơ đồ bảng biểu và các tài liệu tham khảo. Luận văn được kết cấu gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) - Chương 2: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nghệ An. - Chương 3: Giải pháp tăng cường thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Nghệ An. CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI 1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của FDI 1.1.1. Khái niệm FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại một quốc gia là việc nhà đầu tư ở một nước khác đưa vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào vào quốc gia đó để có được quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia đó, với mục tiên tối đa hoá lợi ích của mình. Tài sản trong khái niệm này, theo thông lệ quốc tế, có thể là tài sản hữu hình (máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ, bất động sản, các loại hợp đồng và giấy phép có giá trị,...), tài sản vô hình (quyền sở hữu tí tuệ, bí quyết và kinh nghiệm quản lý,...) hoặc tài sản tài chính (cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, giấy ghi nợ,...). Như vậy FDI bao giờ cũng là một dạng quan hệ kinh tế có nhân tố nước ngoài. Hai đặc điểm cơ bản của FDI là: có sự dịch chuyển tư bản trong phạm vi quốc tế và chủ đầu tư (pháp nhân, thể nhân) trực tiếp tham gia vào hoạt động sử dụng vốn và quản lý đối tượng đầu tư. Chúng ta cần phân biệt rõ: Đầu tư trực tiếp là loại đầu tư mà người đầu tư vốn (chủ đầu tư) và người sử dụng vốn là một chủ thể. Đầu tư nước ngoài trực tiếp FDI (Foreign Direct Investment): Người đầu tư và vốn là nước ngoài 1.1.2. Đặc điểm của FDI Qua nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của FDI qua các thời kỳ, có thể nhận thấy bản chất của FDI là nhằm mục đích tối đa hoá lợi ích hay tìm kiếm lợi nhuận ở nước tiếp nhận đầu tư thông qua di chuyển vốn từ nước đi đầu tư đến nước tiếp nhận đầu tư. Hoạt động FDI có những đặc điểm sau: Thứ nhất: FDI thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới, mua lại toàn bộ hay từng phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc mua cổ phiếu để thôn tính hay sát nhập các doanh nghiệp với nhau. Thứ hai: Lợi ích của chủ đầu tư nước ngoài thu được phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh và được chia theo tỷ lệ vốn góp trong vốn pháp định. Thứ ba: Đầu tư trực tiếp nước ngoài phải tuân theo sự điều chỉnh của một bộ luật tương ứng, thường là Luật đầu tư nước ngoài. Thứ tư: FDI là một khoản đầu tư mang tính lâu dài. Thứ năm: Các nhà ĐTNN trực tiếp quản lý và điều hành dự án mà họ bỏ vốn đầu tư. Thứ sáu: FDI là hình thức kéo dài chu kỳ "tuổi thọ sản xuất", "tuổi thọ kỹ thuật" và nội bộ hoá di chuyển kỹ thuật. Thứ bảy: Đi kèm với các dự án FDI là ba yếu tố: Hoạt động thương mại (xuất nhập khẩu), chuyển giao công nghệ, di cư lao động quốc tế. Thứ tám: Các bên tham gia vào các dự án FDI phải có quốc tích khác nhau và đồng thời sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Thứ chín: Các dự án FDI chịu sự chi phối của nhiều nguồn luật khác nhau, luật của từng bên tham gia đầu tư, luật quốc tế, luật khu vực,... Thứ mười: Các dự án FDI được thực hiện thông qua nhiều hình thức đầu tư khác nhau có tính đặc thù riêng. 1.1.3. Các hình thức cơ bản FDI Để thực hiện hoạt động FDI, các nhà đầu tư có thể xây dựng một cơ sở sản xuất hoàn toàn mới hoặc mua lại các cơ sở sản xuất kinh doanh đang hoạt động ở nước sở tại. Do đó, FDI hiện nay được thựcc hiện thông qua hai kênh: Mua lại, sáp nhập và đầu tư mới. a. Mua lại và sáp nhập Mua lại sáp nhập (M&A): là hình thức thông qua việc mua lại hoặc sáp nhập các doanh nghiệp đang tồn tại ở nước ngoài hoặc mua cổ phần của các công ty cổ phần, các công ty cổ phần hoá ở nước ngoài. M&A là hình thức quan trọng của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển. b. Đầu tư mới Hình thức đầu tư mới là các chủ đầu tư thực hiện đầu tư ở nước ngoài thông qua việc xây dựng các doanh nghiệp mới. Đây chính là kênh đầu tư chủ yếu của các nước phát triển, gồm 03 hình thức cơ bản: Doanh nghiệp vốn 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh. 1.1.4. Vai trò của FDI a. Đối với nước xuất khẩu đầu tư - Giúp các chủ đầu tư nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, giúp hạ giá thành sản phẩm, nâng cao tỷ suất lợi nhuận đồng thời nó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng thị trường nguyên liệu với giá rẻ và ổn định. - Giúp cho các quốc gia đầu tư nâng cao sức mạnh kinh tế và uy tín trên thị trường quốc tế. - Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp các chủ đầu tư phân tán rủi ro do tình hình kinh tế chính trị trong nước bất ổn định. - Một mục đích khác rất quan trọng đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các nhà đầu tư là nhằm gia nhập thị trường không độc quyền dễ phân chia quyền lợi hoặc dễ mua một công ty nào đó có nhiều hứa hẹn phát triển nhằm tránh được sự cạnh tranh trong tương lai có thể mất thị trường xuất khẩu. b. Đối với nước tiếp nhận đầu tư - Bên cạnh đầu tư ra nước ngoài để tìm kiếm lợi nhuận thì đây cũng là một nơi thu hút một nguồn vốn ĐTNN rất lớn. - ĐTNN là một nguồn vốn rất quan trọng để phát triển kinh tế đất nước. - Quá trình phát triển kinh tế cũng đồng thời là quá trình tích tụ và tăng trưởng các nguồn nội lực như vốn, kỹ năng lao động, công nghệ. - Đầu tư nước ngoài giúp giải quyết về lao động. - Đầu tư nước ngoài góp phần nâng cao khả năng quản lý kinh doanh. - Đầu tư nước ngoài đẩy nhanh tiến trình cải tiến máy móc, công nghệ. - Đầu tư nước ngoài giúp cải thiện cơ sở hạ tầng. 1.3. Các điều kiện thu hút FDI 1.3.1. Môi trƣờng kinh tế vĩ mô Ổn định chính trị, các chính sách - pháp luật và một môi trường pháp lý vững chắc có hiệu lực. Nếu nước chủ nhà có một hệ thống chính sách đầy đủ và hợp lý, đảm bảo sự nhất quán về chủ trương thu hút đầu tư cũng sẽ là những yếu tố quan trọng, hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. 1.3.2. Môi trƣờng tự nhiên - xã hội Trình độ phát triển của nền kinh tế và đặc điểm phát triển của nền văn hoá xã hội được coi là các yếu tố quản lý vĩ mô, điều kiện cơ sở hạ tầng, chất lượng cung cấp các dịch vụ. Sự thuận lợi hay không thuận lợi về ngôn ngữ, tôn giáo, phong tục tập quán đều có thể trở thành sự khuyến khích hay kìm hãm việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, đó là đặc điểm khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, dân số, vị trí địa lý, Đây cũng là những yếu tố tác động nhiều đến tính sinh lãi hoặc rủi ro trong đầu tư. Nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu dồi dào, nguồn nhân lực chất lượng sẵn có tại địa phương cũng là yếu tố tác động rất lớn tâm lý của nhà đầu tư. 1.3.3. Thị trƣờng tiêu thụ Thị trường tiêu thụ là một nhân tố ảnh hưởng lớn đến tâm lý đầu tư của các nhà đầu tư, sản phẩm làm ra tại địa phương với nguồn nguyên liệu, nhân lực tại chỗ giúp tiết kiệm chi phí, giảm giá thành. Nếu tiêu thụ được ngay trên địa phương đó hoặc trong khu vực lân cận sẽ giúp cho nhà đầu tư tiết kiệm thêm được các chi phí vận chuyển, thuế XNK,... Còn ngược lại, sẽ là mối quan tâm cân nhắc của nhà đầu tư khi quyết định lựa chọn nước để đầu tư. 1.4. Lý thuyết thu hút FDI của một số địa phƣơng Tác giả phân tích kinh nghiệm thu hút nguồn vốn FDI của một số nước trong khu vực Asean và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Hà Nội từ đó rút ra bài học kinh nghiệm từ việc thu hút FDI từ các địa phương trên. 1.5. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thu hút FDI 1.5.1. Thống nhất nhận thức về vị trí, vai trò quan trọng của FDI trong nền kinh tế phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước, trên cơ sở đó có các chủ trương, chính sách và các giải pháp tổ chức, thực hiện tập trung thống nhất, đồng bộ. 1.5.2. Tăng cường mở rộng địa bàn, lĩnh vực và đối tác đầu tư, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các nhà ĐTNN (Trung Quốc khi vào WTO đã mở cửa cho FDI vào các lĩnh vực nhạy cảm như bưu chính viễn thông, bảo hiểm, tài chính - ngân hàng, kinh doanh bán buôn bán lẻ, phân phối xuất nhập khẩu,...). 1.5.3. Không ngừng bổ sung, sửa đổi kịp thời các cơ chế, chính sách ưu đãi giảm nhanh chi phí đầu tư và cải tiến mạnh mẽ các thủ tục hành chính để tạo sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư (Trung Quốc đã thực hiện giảm nhanh cước phí bưu chính viễn thông, giá điện, giá vận tải, giá thuê đất,...). 1.5.4. Đa dạng hóa các hình thức đầu tư, các đối tác đầu tư nhằm tạo điều kiện thu hút ngày càng nhiều hơn FDI (Trung Quốc đã tăng dần tỷ trọng của các nhà đầu tư từ Mỹ, EU, Nhật Bản, đồng thời tranh thủ đầu tư của Hoa kiều từ Hồng Kông, Đài Loan và các nước trong khu vực). 1.5.5. Giải quyết tốt mối quan hệ lợi ích giữa nhà đầu tư, doanh nghiệp trong nước và nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài (Trung Quốc và các nước trong khu vực đã xây dựng luật đầu tư thống nhất giữa đầu tư trong nước và ĐTNN, giữa các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân). 1.5.6. Tổ chức và thực hiện tốt công tác xúc tiến đầu tư với các hình thức đa dạng như quảng cáo, tuyên truyền, chủ động kêu gọi các nhà đầu tư; Tạo điều kiện cho việc kêu gọi các nhà ĐTNN có hiệu quả (nhiều nước đã có tổ chức xúc tiến đầu tư thống nhất từ trung ương đến địa phương và có các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài). 1.5.7. Trong chiến lược thu hút các nhà đầu tư lớn của các nước, nên bắt đầu bằng việc thu hút các nhà đầu tư có quan hệ mật thiết trong lịch sử, có những nét tương đồng về văn hoá. Thực tế cho thấy, không chỉ Malaysia mà các nước khác trong khu vực đều đã tiến hành thực hiện ưu tiên thu hút đầu tư và chuyển giao công nghệ từ phía Nhật Bản, Hàn Quốc - những nước vừa có vị trí địa lý khá gần gũi lại vừa có những nét tương đồng về văn hoá- từ đó tạo cơ sở vững chắc cho việc mở rộng chính sách hướng tới các nhà đầu tư Châu Âu và Bắc Mỹ. Ngoài chính sách thu hút FDI của hoa kiều, Trung Quốc cũng thực hiện chiến lược thu hút FDI ở tất cả các quốc gia trên thế giới và cụ thể hoá bằng các chính sách khuyến khích, thúc đẩy mạnh mẽ các nhà ĐTNN thành lập trung tâm nghiên cứu hay thu hút đầu tư của các công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực công nghệ. 1.5.8. Thu hút FDI của các nước thì phải gắn liền với quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Để thu hút FDI vào các ngành công nghệ có hiệu quả nhất thiết phải có một đội ngũ nhân viên có tay nghề cao, có ý thức và tác phong công nghiệp. Ở Trung Quốc, Singapore điều này được thực hiện thông qua các hình thức khuyến khích các công ty nước ngoài đào tạo nhân lực, kết hợp giữa các tổ chức đào tạo trong nước với các tổ chức đào tạo của các nước hay của các công ty nước ngoài. Nhiều công ty xuyên quốc gia như Siemen, Motorola, Ericson đã lập các trường đại học hay cao đẳng kỹ thuật để đào tạo nguồn nhân lực cho Trung Quốc. 1.5.9. Cơ sở hạ tầng phát triển cũng là nhân tố quan trọng thu hút mạnh FDI. Các nước như Singapore, Malaysia, Trung Quốc và Thái Lan rất chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại ở các khu công nghệ cao với mục đích đạt trình độ phù hợp đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư lớ
Luận văn liên quan