Trong những năm gần đây, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu
hóa đã làm thay đổi khá lớn nền kinh tế nước ta nói chung và ngành ngân hàng nói
riêng. Áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gia tăng.
Trong những năm qua, các dịch vụ ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
không ngừng tăng trưởng, vững mạnh về quy mô, mạng lưới giao dịch, năng lực tài
chính, năng lực điều hành, số lượng và chất lượng sản phẩm ngày càng đa dạng
Các ngân hàng vẫn chủ yếu tập trung vào những dịch vụ chính như: Huy động vốn;
Tín dụng; Thanh toán và Dịch vụ thẻ. Trong khi đó, thị trường tài chính tại Đắk
Nông có nhiều tiềm năng phát triển dẫn tới mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Vấn đề đặt ra là làm sao để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng phát triển
đa dạng, phong phú và tự do kinh doanh cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật, hạn
chế những tiêu cực do chính cơ chế thị trường tạo ra. Lúc này, vai trò quản lý của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam càng quan trọng hơn bao giờ hết trong việc quản lý
có hiệu quả thị trường tài chính để không xảy ra những bất ổn, cạnh tranh thiếu lành
mạnh giữa các tổ chức.
Từ những lý do trên, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài: “Vai trò của Ngân
hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Đăk Nông trong phát triển dịch vụ ngân hàng”
làm đề tài cho luận văn thạc sỹ của mình.
Ngoài phần mở đầu kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, kết cấu
luận văn gồm 3 chương. Bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luâṇ về vai trò c ủa Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh
trong phát triển dịch vụ ngân hàng.
Chương 2: Đá nh giá thực trạng vai trò c ủa Ngân hàng Nhà nước chi nhánh
tỉnh Đắk Nông trong phát triển dịch vụ ngân hàng.
Chương 3: Giải pháp nâng cao vai trò của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh
tỉnh Đắk Nông trong phát triển dịch vụ ngân hàng.
7 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 476 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Vai trò của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Đăk Nông trong phát triển dịch vụ ngân hàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trong những năm gần đây, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu
hóa đã làm thay đổi khá lớn nền kinh tế nước ta nói chung và ngành ngân hàng nói
riêng. Áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gia tăng.
Trong những năm qua, các dịch vụ ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
không ngừng tăng trưởng, vững mạnh về quy mô, mạng lưới giao dịch, năng lực tài
chính, năng lực điều hành, số lượng và chất lượng sản phẩm ngày càng đa dạng
Các ngân hàng vẫn chủ yếu tập trung vào những dịch vụ chính như: Huy động vốn;
Tín dụng; Thanh toán và Dịch vụ thẻ. Trong khi đó, thị trường tài chính tại Đắk
Nông có nhiều tiềm năng phát triển dẫn tới mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Vấn đề đặt ra là làm sao để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng phát triển
đa dạng, phong phú và tự do kinh doanh cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật, hạn
chế những tiêu cực do chính cơ chế thị trường tạo ra. Lúc này, vai trò quản lý của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam càng quan trọng hơn bao giờ hết trong việc quản lý
có hiệu quả thị trường tài chính để không xảy ra những bất ổn, cạnh tranh thiếu lành
mạnh giữa các tổ chức.
Từ những lý do trên, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài: “Vai trò của Ngân
hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Đăk Nông trong phát triển dịch vụ ngân hàng”
làm đề tài cho luận văn thạc sỹ của mình.
Ngoài phần mở đầu kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, kết cấu
luận văn gồm 3 chương. Bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luâṇ về vai trò c ủa Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh
trong phát triển dịch vụ ngân hàng.
Chương 2: Đánh giá thực trạng vai trò c ủa Ngân hàng Nhà nước chi nhánh
tỉnh Đắk Nông trong phát triển dịch vụ ngân hàng.
Chương 3: Giải pháp nâng cao vai trò của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh
tỉnh Đắk Nông trong phát triển dịch vụ ngân hàng.
ii
Trong chương 1: Tác giả đã trình bày những nội dung về phát triển dịch vụ
ngân hàng gồm: Khái niệm, đặc điểm, các sản phẩm của dịch vụ ngân hàng, các
nhân tố ảnh hưởng tới phát triển dịch vụ ngân hàng.
Dịch vụ ngân hàng là toàn bộ các hoạt động mà một ngân hàng có thể tạo ra
làm thoả mãn nhu cầu khách hàng, góp phần trực tiếp hoặc gián tiếp làm tăng thu
nhập của ngân hàng.
- Đặc điểm của dịch vụ ngân hàng: Một là, dịch vụ ngân hàng do NHTM tạo
ra và cung cấp làm thoả mãn nhu cầu của khách hàng; Hai là, dịch vụ ngân hàng có
tính mở cao; Ba là, dịch vụ ngân hàng dễ bị bắt chước; Bốn là, các dịch vụ ngân
hàng mang tính hỗ trợ cao, có mối liên kết chặt chẽ; Năm là, dịch vụ mang lại thu
nhập cho NH thông qua phí dịch vụ
- Sản phẩm dịch vụ ngân hàng bao gồm: Dịch vụ huy động vốn; Hoạt động
tín dụng; Hoạt động dịch vụ thanh toán; Dịch vụ ngân hàng hiện đại; Dịch vụ ngân
hàng điện tử; Các hoạt động khác.
- Phát triển dịch vụ ngân hàng là việc mở rộng số lượng và nâng cao chất
lượng các dịch vụ ngân hàng nhằm làm thoả mãn ngày càng tốt nhu cầu của khách
hàng, trên cơ sở đảm bảo các mục tiêu của ngân hàng.
Phát triển dịch vụ ngân hàng là một nhiệm vụ và mục tiêu quan trọng của các
ngân hàng thương mại. Tác giả đã đưa ra các mục tiêu và tiêu chí đánh giá phát
triển dịch vụ ngân hàng: Một là, gia tăng số lượng dịch vụ ngân hàng; Hai là, sự cải
tiến chất lượng dịch vụ ngân hàng; Ba là, sự gia tăng số lượng khách hàng sử dụng
dịch vụ ngân hàng; Bốn là, sự tăng trưởng doanh số hoạt động dịch vụ; Năm là, sự
tăng trưởng của thu nhập dịch vụ.
Cũng trong chương 1, tác giả đã trình bày vai trò của Ngân hàng Nhà nước
chi nhánh tỉnh trong phát triển dịch vụ ngân hàng và các nhân tố ảnh hưởng đến vai
trò của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh trong phát triển dịch vụ ngân hàng.
Vai trò của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh gồm: Tham gia hoạch định
chính sách phát triển dịch vụ ngân hàng; Tổ chức thực hiện chính sách phát triển
dịch vụ ngân hàng; Cung ứng dịch vụ thanh toán, các dịch vụ khác cho các tổ chức
iii
tín dụng; khai thác và quản lý việc thực hiện phát triển dịch vụ ngân hàng; Thực
hiện thanh tra, giám sát đối với các ngân hàng thương mại trong phát triển dịch vụ
ngân hàng.
Trong chương 2: Tác giả tiến hành đánh giá thưc̣ traṇg phát tri ển dịch vụ
ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông và vai trò của Ngân hàng Nhà nước chi
nhánh tỉnh Đắk Nông trong phát triển dịch vụ ngân hàng, cụ thể:
Thứ nhất, giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Đắk
Nông cùng các vấn đề liên quan tới Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh.
Thứ hai, tác giả đi sâu làm rõ thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng trên địa
bàn tỉnh Đắk Nông, bao gồm: Mạng lưới các tổ chức cung cấp dịch vụ ngân hàng
trên địa bàn tỉnh Đăk Nông; Khái quát tình hình hoạt động của các tổ chức cung
ứng dịch vụ ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đăk Nông; Thực trạng các dịch vụ ngân
hàng trên địa bàn tỉnh Đăk Nông và Đánh giá thực trạng phát triển các dịch vụ ngân
hàng thông qua các mục tiêu cụ thể. Tổng quan, thực trạng phát triển các dịch vụ
ngân hàng thời gian vừa qua đều đạt được những mục tiêu đề ra như: Gia tăng số
lượng dịch vụ ngân hàng; Cải tiến chất lượng dịch vụ ngân hàng; Gia tăng số lượng
khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng; Tăng trưởng doanh số hoạt động dịch vụ;
Tăng trưởng của thu nhập dịch vụ.
Thứ ba, luận văn đi sâu phân tích vai trò của Ngân hàng Nhà nước chi
nhánh tỉnh Đắk Nông trong phát triển dịch vụ ngân hàng và đánh giá vai trò của
Ngân hàng Nhà nước trong phát triển dịch vụ ngân hàng trên địa bàn tỉnh.
Tác giả tập trung phân tích thực trạng của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh
tỉnh Đắk Nông gồm các hoạt động: Tham gia hoạch định chính sách phát triển dịch
vụ ngân hàng; Tổ chức thực hiện chính sách phát triển dịch vụ ngân hàng; Cung
ứng dịch vụ thanh toán, các dịch vụ khác cho các tổ chức tín dụng trong phát triển
dịch vụ ngân hàng và hoạt động thanh tra, giám sát phát triển dịch vụ ngân hàng.
Với kết quả nghiên cứu thu được như sau:
- NHNN chi nhánh tỉnh Đắk Nông chủ yếu tham gia vào giai đoạn chuẩn bị
(qua các văn bản góp ý, kiến nghị, đề xuất ...) và triển khai các văn bản, quy phạm
iv
pháp luật của Nhà nước, đồng thời chịu trách tổ chức thực thi các chính sách liên
quan đến phát triển dịch vụ ngân hàng trên địa bàn tỉnh.
- Thu thập thông tin và đánh giá về thực hiện chính sách liên quan đến phát
triển dịch vụ ngân hàng. Căn cứ trên thông tin thu thập được, Ngân hàng Nhà nước
chi nhánh tỉnh Đắk Nông đã thực hiện đánh giá các mục tiêu chính sách.
- Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Đắk Nông đã đẩy mạnh việc mở tài
khoản và thực hiện các giao dịch cho các ngân hàng trên địa bàn.
- NHNN chi nhánh tỉnh đã tập trung phân tích, giám sát, thanh tra, kiểm tra
tình hình huy động vốn, cho vay, dịch vụ thanh toán... của các ngân hàng theo các
quy định nhằm đảm bảo sự cạnh tranh công bằng giữa các ngân hàng, quyền và lợi
ích của khách hàng.
Trên cơ sở những đánh giá về thực trạng vai trò của Ngân hàng Nhà nước tỉnh
Đắk Nông trong phát triển dịch vụ ngân hàng trên địa bàn tỉnh, tác giả đã tổng hợp
những thành công đã đạt được, đồng thời chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của
các hạn chế đó.
Trong chương 3: Tác giả tập trung vào việc phân tích các giải pháp nâng cao
vai trò của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Đắk Nông trong phát triển dịch vụ
ngân hàng đáp ứng yêu cầu đến năm 2020. Trong chương này luận văn đã nêu lên
được những quan điểm và định hướng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phát
triển dịch vụ ngân hàng và Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng trên địa bàn
Đắk Nông đến năm 2020.
Từ thực tế dịch vụ ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông và vai trò của Ngân
hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Đắk Nông, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao vai trò của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Đắk Nông trong phát triển
dịch vụ ngân hàng. Các nhóm giải pháp chính bao gồm:
1. Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện chính sách phát triển dịch
vụ ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Đắk Nông
2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán dịch vụ thanh
toán, các dịch vụ khác
v
3. Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh tra, giám sát
- Trong nhóm giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện chính sách
phát triển dịch vụ ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Đắk Nông,
tác giả tập trung vào các vấn đề chính: Nâng cao năng lực triển khai thực hiện chính
sách phát triển dịch vụ ngân hàng của cán bộ NHNN chi nhánh tỉnh Đăk Nông;
Khuyến khích và cho phép các TCTD phát triển mở rộng mạng lưới trên địa bàn;
Cần tiếp tục bổ sung và hoàn thiện cơ chế thanh toán điện tử không chỉ đối với hoạt
động thanh toán giữa các ngân hàng mà phải trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế - xã
hội kết hợp tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền. Ngoài ra, cần có một cơ
chế thông thoáng để thúc đẩy sự phát triển dịch vụ ngân hàng.
- Trong nhóm giải pháp hoàn thiện hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán
dịch vụ thanh toán, các dịch vụ khác, tác giả đã chỉ ra hiệu quả của việc đẩy nhanh
quá trình thực hiện đề án thanh toán không dùng tiền mặt thông qua việc hoàn thiện
các văn bản liên quan đến vấn đề này. Đồng thời, ngân hàng Nhà nước cần tăng
cường định hướng hoạt động của các ngân hàng và phát triển thị trường thẻ, phối
hợp với cơ quan truyền thông báo chí để tuyên truyền quảng bá sâu rộng cho đến
nhiều tầng lớp dân cư.
- Trong nhóm giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh tra, giám sát: Từ những
kết quả và hiệu quả của việc thanh tra, giám sát. Tác giả đưa ra giải pháp: Tăng
cường hơn nữa công tác thanh tra giám sát hoạt động ngân hàng nhằm đảm bảo sự
an toàn cho hoạt động ngân hàng nhằm góp phần bảo vệ cho nhà đầu tư cũng như
người tiêu dùng – điều kiện cho các DVNH có thể phát triển. Đồng thời đổi mới
phương pháp giám sát của NHNN phải được đưa vào thực hiện dần dần từng bước
trước khi bắt đầu áp dụng một cách triệt để.
Ngoài 3 nhóm giải pháp chính ở trên, tác giả đưa ra một số giải pháp khác
nhằm bổ sung cho những nhóm giải phát trên như: Nâng cao năng lực lãnh đạo của
cán bộ quản lý của NHNN chi nhánh tỉnh Đăk Nông; Kiện toàn tổ chức bộ máy
quản lý và hoạt động của NHNN chi nhánh tỉnh Đăk Nông; Tăng cường quản lý cán
bộ thuộc thẩm quyền quản lý của NHNN chi nhánh tỉnh và tăng cường phối hợp
vi
giữa NHNN chi nhánh tỉnh với cấp uỷ, chính quyền, các Sở, Ban, Ngành địa
phương; Khuyến khích sự tham gia của TCTD vào hoạt động quản lý nhà nước của
NHNN chi nhánh tỉnh.
Trong nội dung của chương 3, tác giả đã đề xuất một số kiến nghị để thực
hiện các giải pháp gồm: Kiến nghị đối với Chính phủ; Đối với Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam; Đối với Hiệp hội ngân hàng và đối với Chính quyền địa phương.
- Đối với Chính phủ: Nhà nước cần tạo hàng lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ và
khả thi liên quan đến phát triển các dịch vụ ngân hàng; đồng thời ban hành các văn
bản pháp quy mang tính pháp lý cao hơn cho hoạt động thanh toán không dùng tiền
mặt; Ngoài ra, cần thực hiện xã hội hoá hoạt động ngân hàng.
- Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: bổ sung và hoàn thiện các qui định
pháp lý theo hướng khuyến khích các Ngân hàng tăng cường phát triển các dịch vụ
ngân hàng; Nâng cao hiệu quả quản lý của NHNN về DVNH; Ngân hàng Nhà nước
nên giao quyền chủ động hơn nữa cho các ngân hàng trong kinh doanh ngoại hối, đa
dạng hoá nghiệp vụ.
- Đối với Hiệp hội ngân hàng: Phát huy hơn nữa vai trò của Hiệp hội ngân
hàng trong việc tập hợp, liên kết các Ngân hàng; Tổ chức cho các TCTD quán triệt
các văn bản pháp quy mới được ban hành để thực hiện đúng quy định; Tập hợp ý
kiến phản ánh của các TCTD về những khó khăn vướng mắc trong hoạt động kinh
doanh phát triển dịch vụ ngân hàng
- Đối với chính quyền địa phương: Có chính sách khuyến khích các ngân
hàng đầu tư, phát triển, mở rộng thị phần trên địa bàn tỉnh Đăk Nông như ưu tiên vị
trí xây dựng trụ sở, giá thuê đất...Tăng cường cải cách thủ tục hành chính; Đẩy
mạnh chống tham nhũng, tiêu cực trong bộ máy quản lý; Chỉ đạo các cơ quan tư
pháp (tòa án, cơ quan thi hành án ) các cấp đẩy nhanh đẩy nhanh tiến độ giải
quyết hồ sơ khởi kiện, xử lý tài sản đảm bảo
Cuối cùng là phần kết luận tóm lược lại các vấn đề đã được đề cập trong luận
văn cùng những nhận định khái quát nhất về những kết quả thực hiện được cũng
như những hạn chế trong nghiên cứu của tác giả.
7