1.1. Láy là một phương thức cấu tạo từ quan trọng của tiếng Việt, giúp
sản sinh ra khối lượng từ khá lớn bổ sung vào kho từ vựng tiếng Việt. Đây có
thể được coi là mảng từ vựng thể hiện rõ nhất đóng góp của hình thức ng ữ âm
tiếng Việt trong việc biểu lộ tư tưởng tình cảm của người sử dụng ngôn ngữ.
Sự hoà phối âm thanh trong nội bộ cấu trúc từ đã tạo ra những hiệu quả ngữ
nghĩa bất ngờ cũng như tạo điểm nhấn cho sự diễn đạt mà chỉ khi đọc lên ta
mới cảm thụ hết được. Chính vì vậy, từ láy đã và đang là đề tài nghiên cứu
hấp dẫn với các học giả trong quá trình nghiên cứu về từ tiếng Việt. Bên cạnh
những kết quả đã đạt được, các nhà ngôn ngữ học cũng nhận thấy vẫn còn
nhiều vấn đề về từ láy chưa được giải quyết thoả đáng, cầ n có sự nghiên cứu
thêm.
1.2. Văn học là một ngành nghệ thuật đặc biệt, nghệ thuật ngôn từ.
Không một ngành nghệ thuật nào có thể tái hiện hoàn chỉnh bức tranh hiện
thực đời sống phong phú, đa dạng, nhiều màu vẻ như văn học. Điều đó có
được là nhờ chức năng thi ca của ngôn ngữ. Bản thân vỏ âm thanh của ngôn
ngữ khi được chọn lựa, đặt vào đúng chỗ sẽ góp phần khơi gợi xúc cảm nơi
người đọc người nghe. Đây chính là nơi để từ láy có cơ hội phát huy vai trò
của mình nhờ những đặc điểm hài âm, hài thanh khác biệt.
11 trang |
Chia sẻ: tienduy345 | Lượt xem: 4189 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Vai trò của từ láy trong một số tác phẩm văn chương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
-------
NGUYỄN THỊ THANH HÒA
VAI TRÒ CỦA TỪ LÁY TRONG MỘT SỐ
TÁC PHẨM VĂN CHƢƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Thái Nguyên, năm 2009
--- ---
NGUYỄN THỊ THANH HÒA
VAI TRÒ CỦA TỪ LÁY TRONG MỘT SỐ
TÁC PHẨM VĂN CHƢƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Thái Nguyên, năm 2010
2
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
-------
NGUYỄN THỊ THANH HÒA
VAI TRÒ CỦA TỪ LÁY TRONG MỘT SỐ
TÁC PHẨM VĂN CHƢƠNG
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 602201
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS Hoàng Cao Cƣơng
Thái Nguyên, năm 2010
3
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được nhiều sự giúp đỡ to lớn và quý báu.
Tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Hoàng Cao Cương – Viện Ngôn
Ngữ học đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn, khoa Sau
đại học, trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu, cảm ơn bạn bè và các anh chị đồng
nghiệp đã nhiệt tình trao đổi, góp ý để tôi có thể hoàn thành luận văn.
Nguyễn Thị Thanh Hòa
4
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, công trình nghiên cứu này là thực sự của cá nhân,
được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức kinh điển, nghiên
cứu khảo sát các tác phẩm của các tác giả dưới sự hướng dẫn khoa học của
Tiến sĩ Hoàng Cao Cương.
Các số liệu và khẳng định trong luận văn là trung thực, do tôi tự nghiên
cứu, khảo sát và thực hiện.
Nguyễn Thị Thanh Hòa
5
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Tên Bảng Trang
1 Bảng 2.1. Kết quả khảo sát từ láy 33
trong các tác phẩm thơ ca
2 Bảng 2.2. Đối ứng thanh điệu trong các 37
từ láy được khảo sát
3 Bảng 2.3. Đối ứng âm đầu trong các 38- 39
từ láy được khảo sát
4 Bảng 2.4. Đối ứng âm chính trong các 40
từ láy được khảo sát
5 Bảng 2.5. Đối ứng âm cuối trong các 41
từ láy được khảo sát
6
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................... 8
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .......................................................................... 9
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................... 10
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .......................................... 11
5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 11
6. Đóng góp của luận văn ............................................................................. 11
7. Kết cấu luận văn ....................................................................................... 12
NỘI DUNG
Chƣơng 1. ĐẶC ĐIỂM CỦA TỪ LÁY
1.1. Dẫn nhập ............................................................................................... 13
1.2. Các phương thức cấu tạo từ trong tiếng Việt ......................................... 13
1.2.1. Phương thức ghép ........................................................................ 14
1.2.2. Phương thức láy ........................................................................... 16
1.3. Đặc điểm của từ láy tiếng Việt .............................................................. 16
1.3.1. Đặc điểm hình thức ................................................................. 16
1.3.1.1. Từ láy đôi ............................................................................. 17
1.3.1.2. Từ láy ba .............................................................................. 19
1.3.1.3. Từ láy tư .............................................................................. 20
1.3.2. Đặc điểm ngữ nghĩa ..................................................................... 21
1.3.2.1. Từ láy đôi................................................................................. 21
1.3.2.2. Từ láy ba, tư ............................................................................. 24
1.4. Láy và các biện pháp nghệ thuật trong văn chương ............................... 25
1.4.1. Tính nghệ thuật trong văn chương ............................................ 25
1.4.2. Vai trò của từ láy trong thể hiện tính nghệ thuật văn chương .... 28
7
1.5. Tiểu kết ................................................................................................. 31
Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA TỪ LÁY TRONG THƠ CA
2.1. Dẫn nhập ............................................................................................... 32
2.2. Mật độ từ láy trong thơ ca ..................................................................... 32
2.3. Nhận xét về đặc điểm của từ láy trong thơ ca ........................................ 34
2.3.1. Đặc điểm hình thức ..................................................................... 34
2.3.1.1. Độ dài từ láy ......................................................................... 34
2.3.1.2. Quy tắc Điệp – Đối trong từ láy ............................................. 34
2.3.1.3. Các kiểu đối ứng ngữ âm ..................................................... 36
2.3.2. Đặc điểm ngữ nghĩa ................................................................... 41
2.4. Tiểu kết ................................................................................................. 45
Chƣơng 3. NHẬN XÉT VỀ VAI TRÒ CỦA TỪ LÁY TRONG THƠ CA
3.1 Dẫn nhập ............................................................................................... 47
3.2. Các vai trò của từ láy trong thơ ca ......................................................... 47
3.2.1. Trong vai trò thông báo ............................................................... 47
3.2.2. Trong vai trò biểu cảm ................................................................ 53
3.2.3. Trong vai trò tạo vần ................................................................... 57
3.2.4. Trong vai trò tạo nhịp .................................................................. 64
3.2.5. Trong vai trò tạo hình tượng ........................................................ 70
3.2.6. Từ láy và đặc thù cú pháp thơ ...................................................... 82
3.3. Tiểu kết .................................................................................................. 84
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 86
DANH MỤC TÁC GIẢ, TÁC PHẨM ................................................................... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 89
PHỤ LỤC..................................................................................................................... 93
8
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Láy là một phương thức cấu tạo từ quan trọng của tiếng Việt, giúp
sản sinh ra khối lượng từ khá lớn bổ sung vào kho từ vựng tiếng Việt. Đây có
thể được coi là mảng từ vựng thể hiện rõ nhất đóng góp của hình thức ngữ âm
tiếng Việt trong việc biểu lộ tư tưởng tình cảm của người sử dụng ngôn ngữ.
Sự hoà phối âm thanh trong nội bộ cấu trúc từ đã tạo ra những hiệu quả ngữ
nghĩa bất ngờ cũng như tạo điểm nhấn cho sự diễn đạt mà chỉ khi đọc lên ta
mới cảm thụ hết được. Chính vì vậy, từ láy đã và đang là đề tài nghiên cứu
hấp dẫn với các học giả trong quá trình nghiên cứu về từ tiếng Việt. Bên cạnh
những kết quả đã đạt được, các nhà ngôn ngữ học cũng nhận thấy vẫn còn
nhiều vấn đề về từ láy chưa được giải quyết thoả đáng, cần có sự nghiên cứu
thêm.
1.2. Văn học là một ngành nghệ thuật đặc biệt, nghệ thuật ngôn từ.
Không một ngành nghệ thuật nào có thể tái hiện hoàn chỉnh bức tranh hiện
thực đời sống phong phú, đa dạng, nhiều màu vẻ như văn học. Điều đó có
được là nhờ chức năng thi ca của ngôn ngữ. Bản thân vỏ âm thanh của ngôn
ngữ khi được chọn lựa, đặt vào đúng chỗ sẽ góp phần khơi gợi xúc cảm nơi
người đọc người nghe. Đây chính là nơi để từ láy có cơ hội phát huy vai trò
của mình nhờ những đặc điểm hài âm, hài thanh khác biệt.
1.3. Mỗi tác phẩm nghệ thuật là một bức thông điệp thẩm mỹ mà nhà
văn , nhà thơ muốn chia sẻ, gửi gắm tới người đọc. Nội dung của tác phẩm
không hiển hiện rõ ràng mà nó được người đọc nhận thức thông qua quá trình
tiếp nhận tác phẩm. Một nguyên tắc cơ bản khi tiếp nhận tác phẩm văn học là
phải xuất phát từ chính ngôn từ mà người sáng tác đã dày công chọn lựa.
Trong đó, những từ mang sức nặng nội dung, đặc điểm nổi bật về hình thức
luôn được chú ý hơn. Từ láy là một điểm nhấn như vậy.
9
Từ những lí do này, chúng tôi lựa chọn đề tài : “ Vai trò của từ láy
trong một số tác phẩm văn chƣơng” với mong muốn tìm hiểu sâu thêm vốn
từ láy Việt cũng như sự vận dụng từ láy để chuyên tải thông điệp nghệ thuật
của các tác giả khi thai nghén đứa con tinh thần của mình.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
- Các công trình nghiên cứu về từ láy:
Có thể khẳng định, cho tới hiện nay, số lượng công trình nghiên cứu về
từ láy tiếng Việt của các học giả trong nước, ngoài nước là khá lớn. Hầu như
tất cả các đặc trưng của từ láy đều đã được đề cập đến ở các mức độ khác
nhau: cơ trình cấu tạo, đặc trưng ngữ nghĩa, giá trị biểu cảm,Rất nhiều phát
hiện đã trở thành tri thức mang tính chất nền móng để tiếp tục nghiên cứu sâu
hơn về vấn đề này. Trong phạm vi những tài liệu đã có, khái niệm “từ láy” đã
có nhiều ý kiến khác nhau do các nhà nghiên cứu xuất phát từ hai quan điểm :
Quan điểm coi từ láy là ghép( Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Thiện Giáp,)
Quan điểm coi từ láy là một loại của vốn từ vựng tiếng Việt( Đỗ Hữu
Châu, Hoàng Văn Hành, Hà Quang Năng,)
Hiện nay các tác giả đều thống nhất coi từ láy là một tiểu loại tương
đương với từ ghép, được sản sinh ra từ phương thức láy. Cuốn “Từ láy trong
tiếng Việt” của tác giả Hoàng Văn Hành nhận được nhiều sự đồng tình, trở
thành xuất phát điểm cho nhiều công trình nghiên cứu sau đó. Từ việc xem
xét các cách nhìn khác nhau đối với hiện tượng láy, tác giả đã khẳng định
quan điểm coi láy là sự hoà phối ngữ âm có giá trị biểu trưng hoá. Ông đã
khái quát thành qui tắc điệp và đối trong hình thức ngữ âm của từ láy, chỉ ra
các kiểu láy, cơ cấu nghĩa của từ láy, cung cấp một số cứ liệu về quá trình
hình thành và phát triển của từ láy Tiếng Việt, giá trị sử dụng của từ láy trong
thực tế. Ngoài ra cũng không thể không nhắc tới các tác giả Phi Tuyết Hinh,
10
Nguyễn Thị Hai, Phan Văn Hoàn, Hoàng Cao Cương, Hà Quang Năng, với
những công trình luận án, những bài nghiên cứu có giá trị về vốn từ láy tiếng Việt.
- Các công trình nghiên cứu về vai trò của từ láy trong văn chương:
Trong điều kiện những tư liệu có được, chúng tôi nhận thấy cũng đã có
nhiều tác giả chú ý tới vấn đề này. Nhìn chung họ đều chỉ ra giá trị gợi hình,
gợi cảm, tạo âm hưởng của từ láy song chủ yếu ở tầm khái quát. Ngay cả
trong cuốn “ Từ láy trong tiếng Việt” Hoàng Văn Hành, cuốn “Phong cách
học tiếng Việt” – Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hoà, cuốn “99 phương tiện
và biện pháp tu từ tiếng Việt” – Đinh Trọng Lạc, dung lượng dành cho giá trị
nghệ thuật của từ láy trong tác phẩm văn học cũng chưa tương xứng với biểu
hiện của thực tiễn. Hoặc các tác giả đi sâu nghiên cứu giá trị của từ láy trong
phạm vi sáng tác của một tác giả cụ thể ( Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị
Lan - Từ láy trong thơ Nguyễn Đình Chiểu, khoá luận tốt nghiệp của Trần Thị
Kim Loan – Tìm hiểu về từ láy trong một số truyện ngắn của Nguyễn Ngọc
Tư, ). Đáng kể nhất phải kể tới tác giả Nguyễn Thị Thanh Hà với luận án
tiến sĩ “ Giá trị nghệ thuật và phương thức sử dụng hiện tượng láy trong thơ
ca Việt Nam” . Tác giả đã đưa ra bảy tiêu chí để xác định từ láy trong tiếng
Việt, trên cơ sở đó nghiên cứu giá trị và cách thức từ láy được sử dụng để từ
láy phát huy tác dụng với thơ ca ở hai phương diện: tạo tính nhạc và tạo hình.
Luận án thực sự có nhiều đóng góp cho việc nghiên cứu ngôn ngữ thơ Việt Nam.
Như vậy có thể thấy vấn đề đóng góp của từ láy trong văn chương chưa
phải đã được lấp đầy. Vẫn còn những mảng có thể đi sâu. Vì vậy, lựa chọn đề
tài này, chúng tôi hi vọng sẽ đưa ra được những ý kiến thiết thực, đóng góp
vào công tác nghiên cứu và giảng dạy tác phẩm văn chương.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
11
Thực hiện đề tài “Vai trò của từ láy trong một số tác phẩm văn
chƣơng” chúng tôi hướng tới một sự nghiên cứu cụ thể hơn về vai trò của từ
láy với ngôn ngữ văn học qua việc khảo sát các tác phẩm thơ ca.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn thực hiện các nhiệm vụ:
- Tìm hiểu cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu từ láy .
- Miêu tả đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa, sự phân bố của từ láy trong các
tác phẩm thơ được nghiên cứu.
- Đưa ra những nhận xét bước đầu về vai trò của từ láy trong thơ ca.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của từ láy trong các tác phẩm thơ ca.
Phạm vi nghiên cứu: từ láy trong các tác phẩm: Thơ Tố Hữu( NXB
Giáo dục, 1998), Tuyển tập Nguyễn Bính( NXB Văn học, 2001), Huy Cận –
Tác phẩm chọn lọc ( NXB Giáo dục, 2009), Nguyễn Đình Thi – Tuyển tác
phẩm văn học – Thơ ( NXB Văn học, 2001)
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp miêu tả : các thủ pháp được áp dụng là các thủ pháp
luận giải bên trong và luận giải bên ngoài . Với các thủ pháp luận giải bên
trong chính là việc phân loại , hệ thống hóa các đơn vị ngôn ngữ thành các
nhóm, các loại , các tiểu hệ thống phân cấp , các hệ thống con ; thủ pháp phân
tích; thủ pháp đối lập ; thủ pháp phân tích trường nghĩa... Cùng với chúng là
các thủ pháp luận giải bên ngoài: văn hóa, tâm lí tộc người, thống kê...
- Các phương pháp nghiên cứu của các ngành khoa học khác: quy nạp,
diễn dịch, mô hình hóa...
6. Những đóng góp của luận văn