Báo cáo tài chính là một trong những nguồn cung cấp thông tin
quan trọng cho người có nhu cầu sử dụng các dữ liệu về tình hình tài
chính của doanh nghiệp, liên quan đến nhiều quyết định kinh tế quan
trọng . Chẳng hạn, nhà quản lý doanh nghiệp cần thông tin để ra các
quyết định về chính sách kinh doanh, định hướng phát triển của
doanh nghiệp, chủ sở hữu lại cần thông tin tài chính để xem xét trên
khía cạnh đồng vốn mình đầu tư sử dụng hiệu quả hay chưa hiệu quả,
tỷ suất sinh lời của nó ra sao, các tổ chức tín dụng thì dựa trên các
thông tin tài chính của doanh nghiệp để quyết đinh nên hay không
nên cấp hạn mức tín dụng và nếu cấp hạn mức thì cấp bao nhiêu Vì
vậy tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính là một yêu cầu
cấp thiết của mỗi doanh nghiệp khi lập và trình bày báo cáo tài chính.
Tại Việt Nam, định kỳ doanh nghiệp sẽ lập các báo cáo tài chính,
hiện nay các báo cáo tài chính được lập dựa trên các chuẩn mực, chế
độ kế toán và các thông tư hướng dẫn do Bộ tài chính ban hành, đây
là điểm thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc lựa chọn và vận dụng
các chính sách kế toán để phản ánh các thông tin tài chính theo ý kiến
chủ quan của một bộ phận nhỏ trong doanh nghiệp nhằm đạt các mục
tiêu nào đó trong ngắn hạn và dài hạn. Trong quá trình hạch toán,
mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán
khác nhau sao cho phù hợp với đặc trưng của doanh nghiệp cũng như
đem lại lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp. Trong khi đó, người sử
dụng thông tin kế toán chỉ quan tâm liệu thông tin trình bày trên báo
cáo tài chính đã trung hợp, hợp lý, đầy đủ và hữu ích hay không. Mỗi
phương pháp kế toán mà doanh nghiệp lựa chọn khác nhau có thể2
ảnh hưởng đến kết quả cung cấp thông tin tài chính trên báo cáo tài
chính khác nhau. Trên thực tế, vẫn có một số doanh nghiệp trình bày
các thông tin trên báo cáo tài chính rất ngắn gọn, chưa cụ thể nhằm
che dấu một số thông tin quan trọng của doanh nghiệp. Vì vậy, việc
áp dụng các chính sách kế toán hợp lý phù hợp với quy định của pháp
luật và chuẩn mực kế toán chính là cơ sở để kế toán có thể vận dụng
linh hoạt các chuẩn mực kế toán vào thực tiễn hoạt động sản xuất
kinh doanh , đồng thời đảm bảo được tính tin cậy của thông tin kế
toán cung cấp cho người sử dụng .
Công ty cổ phần phát triển thủy sản Huế là một trong những
doanh nghiệp chuyên sản xuất, chế biến và xuất khẩu hải sản lớn
trong cả nước. Là một công ty cổ phần nên chất lượng thông tin trên
báo cáo tài chính ảnh hưởng đến việc ra quyết định của nhiều đối
tượng sử dụng, đặc biệt là các cổ đông. Mặc dù hoạt động đã lâu,
nhưng việc vận dụng các chính sách kế toán tại công ty chủ yếu vẫn
theo thói quen của nhân viên kế toán và một số thông tin được công
bố liên quan đến các khoản mục như hàng tồn kho, khấu hao Tài
sản cố định, chi phí phải trả . vẫn chưa rõ ràng .Vì vậy tôi đã quyết
định chọn đề tài: “ Vận dụng chính sách kế toán tại Công ty Cổ
phần phát triển thủy sản Huế” để làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp
của mình.
26 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 451 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Vận dụng chính sách kế toán tại Công ty Cổ phần phát triển thủy sản Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGUYỄN THỊ SONG TOÀN
VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN
THỦY SẢN HUẾ
Chuyên ngành: KẾ TOÁN
Mã số: 60. 34. 03.01
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Đà Nẵng - Năm 2016
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học : TS Phạm Hoài Hương
Phản biện 1: TS. Đoàn Thị Ngọc Trai
Phản biện 2: TS. Hồ Văn Nhàn
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sỹ Kế toán họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 24
tháng 4 năm 2016
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin- Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Báo cáo tài chính là một trong những nguồn cung cấp thông tin
quan trọng cho người có nhu cầu sử dụng các dữ liệu về tình hình tài
chính của doanh nghiệp, liên quan đến nhiều quyết định kinh tế quan
trọng . Chẳng hạn, nhà quản lý doanh nghiệp cần thông tin để ra các
quyết định về chính sách kinh doanh, định hướng phát triển của
doanh nghiệp, chủ sở hữu lại cần thông tin tài chính để xem xét trên
khía cạnh đồng vốn mình đầu tư sử dụng hiệu quả hay chưa hiệu quả,
tỷ suất sinh lời của nó ra sao, các tổ chức tín dụng thì dựa trên các
thông tin tài chính của doanh nghiệp để quyết đinh nên hay không
nên cấp hạn mức tín dụng và nếu cấp hạn mức thì cấp bao nhiêuVì
vậy tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính là một yêu cầu
cấp thiết của mỗi doanh nghiệp khi lập và trình bày báo cáo tài chính.
Tại Việt Nam, định kỳ doanh nghiệp sẽ lập các báo cáo tài chính,
hiện nay các báo cáo tài chính được lập dựa trên các chuẩn mực, chế
độ kế toán và các thông tư hướng dẫn do Bộ tài chính ban hành, đây
là điểm thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc lựa chọn và vận dụng
các chính sách kế toán để phản ánh các thông tin tài chính theo ý kiến
chủ quan của một bộ phận nhỏ trong doanh nghiệp nhằm đạt các mục
tiêu nào đó trong ngắn hạn và dài hạn. Trong quá trình hạch toán,
mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán
khác nhau sao cho phù hợp với đặc trưng của doanh nghiệp cũng như
đem lại lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp. Trong khi đó, người sử
dụng thông tin kế toán chỉ quan tâm liệu thông tin trình bày trên báo
cáo tài chính đã trung hợp, hợp lý, đầy đủ và hữu ích hay không. Mỗi
phương pháp kế toán mà doanh nghiệp lựa chọn khác nhau có thể
2
ảnh hưởng đến kết quả cung cấp thông tin tài chính trên báo cáo tài
chính khác nhau. Trên thực tế, vẫn có một số doanh nghiệp trình bày
các thông tin trên báo cáo tài chính rất ngắn gọn, chưa cụ thể nhằm
che dấu một số thông tin quan trọng của doanh nghiệp. Vì vậy, việc
áp dụng các chính sách kế toán hợp lý phù hợp với quy định của pháp
luật và chuẩn mực kế toán chính là cơ sở để kế toán có thể vận dụng
linh hoạt các chuẩn mực kế toán vào thực tiễn hoạt động sản xuất
kinh doanh , đồng thời đảm bảo được tính tin cậy của thông tin kế
toán cung cấp cho người sử dụng .
Công ty cổ phần phát triển thủy sản Huế là một trong những
doanh nghiệp chuyên sản xuất, chế biến và xuất khẩu hải sản lớn
trong cả nước. Là một công ty cổ phần nên chất lượng thông tin trên
báo cáo tài chính ảnh hưởng đến việc ra quyết định của nhiều đối
tượng sử dụng, đặc biệt là các cổ đông. Mặc dù hoạt động đã lâu,
nhưng việc vận dụng các chính sách kế toán tại công ty chủ yếu vẫn
theo thói quen của nhân viên kế toán và một số thông tin được công
bố liên quan đến các khoản mục như hàng tồn kho, khấu hao Tài
sản cố định, chi phí phải trả.. vẫn chưa rõ ràng .Vì vậy tôi đã quyết
định chọn đề tài: “ Vận dụng chính sách kế toán tại Công ty Cổ
phần phát triển thủy sản Huế” để làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp
của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu và làm rõ các chính sách kế toán đang được vận dụng
tại Công ty Cổ phần Phát triển Thủy sản Huế
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách kế toán tại
công ty Cổ phần phát triển thủy sản Huế
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
3
Luận văn nghiên cứu những vấn đề về lý luận, thực trạng vận
dụng chính sách kế toán tại công ty cổ phần phát triển thủy sản Huế
và từ đó đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách kế toán tại
Công ty Cổ phần phát triển thủy sản Huế
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Các chính sách kế toán được áp dụng tại Công ty Cổ phần phát
triển thủy sản Huế trong 2 năm 2013 - 2014
4. Phương pháp nghiên cứu
Để tìm hiểu về thực tiễn vận dụng chính sách kế toán tại Công ty
Cổ phần phát triển thủy sản Huế nhằm đưa ra các giải pháp hoàn
thiện, luận văn đã sử dụng phương pháp thu thập thông tin qua bảng
câu hỏi, phỏng vấn trực tiếp kế toán tổng hợp và kế toán trưởng tiếp
cận với nghiên cứu các tình huống. Đối tượng phỏng vấn là Ban giám
đốc, kế toán trưởng, kế toán tổng hợp nhằm tìm hiểu các mục tiêu về
quản lý cũng như tìm hiểu về các chính sách kế toán cụ thể đang
được sử dụng, từ đó so sánh với các số liệu thu thập được trên sổ
sách của công ty. Sau đó, kết hợp với các phương pháp như phân tích,
tổng hợp để đối chiếu với lý luận nhằm đánh giá việc vận dụng chính sách
kế toán tại Công ty.
5. Ý nghĩa thực tiễn đề tài
Đề xuất một số giải pháp nhằm giúp Công ty cổ phần phát triển
thủy sản Huế xây dựng một chính sách kế toán hợp lý, đảm bảo tính
trung thực hợp lý của thông tin trình bày trên báo cáo tài chính.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm các nội dung chính
sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách kế toán trong doanh
nghiệp.
4
- Chương 2: Thực trạng vận dụng chính sách kế toán tại Công ty
Cổ phần Phát Triển thủy sản Huế.
- Chương 3: Các giải pháp nhằm hoàn thiện các chính sách kế
toán tại Công ty Cổ phần Phát Triển thủy sản Huế.
Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1.1. CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN
1.1.1. Khái niệm chính sách kế toán
Trong chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21- Trình bày báo cáo tài
chính và chuẩn mực kế toán Việt Nam số 29 – Thay đổi chính sách
kế toán, ước tính kế toán và các sai sót thì thuật ngữ “chính sách kế
toán” được hiểu là các nguyên tắc, cơ sở và phương pháp kế toán cụ
thể được doanh nghiệp áp dụng trong việc lập và trình bày báo cáo tài
chính.
Từ đó cho thấy chính sách kế toán gồm các nội dung sau đây:
Chính sách kế toán là những nguyên tắc chung mà tất cả các
doanh nghiệp phải áp dụng.
Chính sách kế toán là những lựa chọn trong phương pháp kế toán
Chính sách kế toán còn liên quan đến các ước tính kế toán.
1.1.2. Vai trò của chính sách kế toán
Chính sách kế toán có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp
cũng như các đối tượng sử dụng thông tin của doanh nghiệp, cụ thể:
- Đối với quản trị doanh nghiệp
+ Đối với nhà quản trị:
- Đối với các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp:
+ Đối với các cơ quan chức năng, tổ chức kiểm toán:
5
+ Đối với nhà đầu tư, ngân hàng, các tổ chức tín dụng:
1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN
CÁC CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP
1.2.1. Đặc thù của doanh nghiệp
Các doanh nghiệp có đặc thù khác nhau sẽ có xu hướng cung cấp
thông tin cho các đối tượng sử dụng khác nhau nên điều đó sẽ tác
động đến việc vận dụng các chính sách kế toán để điều chỉnh thông
tin trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
1.2.2. Nhu cầu về thông tin tài chính
Việc lựa chọn các chính sách kế toán để tác động lên các thông tin
tài chính cũng là một trong các phương pháp được các doanh nghiệp
cân nhắc sử dụng để đảm bảo thông tin cung cấp đến các đối tượng
sử dụng khác nhau như ngân hàng, nhà cung cấp, cơ quan chức
năng...một cách rõ ràng, đầy đủ cũng như đáp ứng được mục tiêu
quản trị của doanh nghiệp theo hướng có lợi nhất cho doanh nghiệp
1.2.3. Mục tiêu của doanh nghiệp
a. Mục tiêu về lợi nhuận doanh nghiệp
b. Mục tiêu về thuế thu nhập doanh nghiệp
1.2.4. Năng lực của kế toán trong doanh nghiệp
Trình độ năng lực của kế toán viên sẽ quyết định đến việc lựa
chọn, vận dụng và kết hợp các chính sách kế toán trong doanh
nghiệp. Nếu kế toán viên có thể kết hợp nhuần nhuyễn các chính sách
kế toán dựa trên trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc của
mình sẽ giúp nhà quản trị đạt được các mục tiêu cần thiết
1.3. CÁC CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN CỤ THỂ Ở DOANH
NGHIỆP
1.3.1. Chính sách kế toán liên quan đến hàng tồn kho
a. Xác định phương pháp tính giá gốc của hàng xuất kho
6
Doanh nghiệp có thể lựa chọn áp dụng 1 trong 4 phương pháp
xuất kho : nhập trước, xuất trước, thực tế đích danh, bình quân gia
quyền và phương pháp giá bán lẻ
Việc lựa chọn phương pháp tính giá hàng tồn kho sẽ có ảnh hưởng
đến tính trung thực và hợp lý trong việc trình bày giá trị hàng tồn kho
trên bảng cân đối kế toán và kết quả lãi lỗ trong báo cáo kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp trong kỳ.
b. Xác định phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
trong tính giá thành sản phẩm
Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các phương pháp đánh
giá sản phẩm dở dang cuối kỳ như sau:
+ Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp (vật liệu chính) tiêu hao:
+ Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp khối
lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
+ Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí định mức
Nếu doanh nghiệp xác định phương pháp đánh giá sản phẩm dở
dang không hợp lý sẽ ảnh hưởng đến chỉ tiêu về sản phẩm dở dang,
thành phẩm và giá vốn trên báo cáo tài chính. Từ đó sẽ ảnh hưởng
đến chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp.
c. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 ban hành và công bố
theo quyết định só 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ
trưởng Bộ tài chính, doanh nghiệp được trích lập dự phòng khi giá trị
thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc của
hàng tồn kho. Theo thông tư số 228/2009/TT_BTC, mức trích lập dự
phòng được tính như sau:
7
Mức dự
phòng
giảm giá
hàng tồn
kho
=
Lượng hàng
tồn kho bị giảm
giá tại thời
điểm lập báo
cáo tài chính
x
Giá gốc
hàng tồn
kho theo sổ
kế toán
-
Giá trị
thuần có thể
thực hiện
được của
hàng tồn
kho
1.3.2. Chính sách kế toán về tài sản cố định
a. Chính sách kế toán về xác định giá trị ban đầu của TSCĐ
Đối với TSCĐ hữu hình:
Đối với TSCĐ vô hình:
Việc xác định đúng nguyên giá của TSCĐ sẽ đảm bảo cho chi phí
khấu hao phát sinh ở từng kỳ kế toán chính xác, từ đó thông tin trình
bày trên báo cáo tài chính sẽ trung thực và hợp lý hơn.
b. Chính sách về khấu hao TSCĐ
Doanh nghiệp có thể lựa chọn áp dụng một trong các phương
pháp khấu hao TSCĐ sau tùy thuộc vào đặc điểm của TSCĐ, hoạt
động sản xuất kinh doanh và mục đích của doanh nghiệp
- Phương pháp khấu hao theo đường thẳng
- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần
- Phương pháp khấu hao theo sản lượng
Mỗi phương pháp khấu hao doanh nghiệp lựa chọn sẽ ảnh hưởng
đến lợi nhuận trong kỳ của doanh nghiệp và việc lựa chọn chính sách
kế toán về khấu hao TSCĐ của các doanh nghiệp có thể ảnh hưởng
đến số liệu kế toán trên báo cáo tài chính.
c. Chính sách kế toán liên quan đến chi phí phát sinh sau ghi
nhận ban đầu của TSCĐ
Để đảm bảo cho TSCĐ hoạt động được bình thường trong suốt
thời gian sử dụng, doanh nghiệp phải tiến hành sửa chữa, nâng cấp
8
những bộ phận hao mòn, hư hỏng. Các doanh nghiệp căn cứ vào quy
mô, tính chất của công việc sửa chữa để phân thành:
Sửa chữa thường xuyên TSCĐ
Sửa chữa lớn TSCĐ:
Nâng cấp TSCĐ
Việc vốn hóa, phân bổ một lần vào chi phí thời kỳ trong kỳ hay
trích trước, phân bổ chi phí sửa chữa sẽ dẫn đến sự thay đổi của chi
phí sản xuất kinh doanh, góp phần ảnh hưởng đến lợi nhuận trong kỳ
trên báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và khoản mục tài
sản trên bảng cân đối kế toán.
1.3.3. Chính sách kế toán liên quan đến giao dịch bằng ngoại tệ
Thông thường khi phát sinh giao dịch bằng ngoại tệ thì doanh
nghiệp sẽ quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế của ngân
hàng thương mại nơi doanh nghiêp thường xuyên giao dịch. Việc quy
đổi ra đồng Việt Nam sẽ phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái, ảnh
hưởng đến doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ và làm cho lợi
nhuận tăng lên hoặc bị giảm đi. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến
thông tin được trình bày trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh.
1.3.4. Chính sách kế toán liên quan đến chi phí ghi nhận trong kỳ
a. Chính sách kế toán về ghi nhận chi phí lãi vay
Chi phí đi vay bao gồm tiền lãi và các khoản chi phí khác phát
sinh liên quan trực tiếp đến khoản vay.
Doanh nghiệp cần phân biệt khoản chi phí nào vốn hóa , khoản
chi phí nào không được phép và chỉ được ghi nhận vào chi phí sản
xuất kinh doanh trong kỳ.
b. Chính sách về chi phí trả trước, chi phí phải trả
Chi phí trả trước và chi phí phải trả cũng được xem là những
9
khoản chi phí mang tính ước tính kế toán. Đây cũng là những khoản
mục ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ
- Chi phí trả trước
- Chi phí phải trả
1.3.5. Chính sách kế toán liên quan đến ghi nhận doanh thu
Trường hợp giao dịch về cung cấp dịch vụ thực hiện trong nhiều
kỳ kế toán thì việc xác định doanh thu của dịch vụ trong từng kỳ
thường được thực hiện theo phương pháp tỷ lệ hoàn thành.
- Đánh giá phần công việc đã hoàn thành;
- So sánh tỷ lệ (%) giữa khối lượng công việc đã hoàn thành với
tổng khối lượng công việc phải hoàn thành;
- Tỷ lệ (%) chi phí đã phát sinh so với tổng chi phí ước tính để
hoàn thành toàn bộ giao dịch cung cấp dịch vụ.
Phần công việc đã hoàn thành không phụ thuộc vào các khoản
thanh toán định kỳ hay các khoản ứng trước của khách hàng.
Việc xác định mức doanh thu ghi nhận trong kỳ sẽ tác động đến
lợi nhuận trong kỳ của doanh nghiệp, có thể làm lợi nhuận tăng lên
hoặc giảm đi. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến báo cáo tài chính
trong kỳ của doanh nghiệp
Thời điểm ghi nhận doanh thu cũng được xem là một trong những
yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trong kỳ của doanh nghiệp
1.3.6. Chính sách kế toán liên quan đến nợ phải thu
Để thúc đẩy quá trình bán hàng thì Doanh nghiệp phải áp dụng
các chính sách bán chịu. Phương thức này thúc đẩy quá trình tiêu thụ
sản phẩm hàng hóa nhanh hơn nhưng đồng thời cũng tạo ra rủi ro cho
doanh nghiệp trong trường hợp không thu hồi được nợ
Khi doanh nghiệp ghi nhận khoản trích lập dự phòng đồng nghĩa
doanh nghiệp đã ghi tăng một khoản chi phí, điều này ảnh hưởng đến
lợi nhuận trong kỳ của doanh nghiệp.
10
1.3.7. Chính sách kế toán liên quan đến nợ phải trả
Các khoản nợ phải trả ở đây chỉ xem xét các khoản nợ xảy ra
không theo dự tính ban đầu mà phải ước tính thường xuyên để xác
định sự giảm sút về kinh tế có thể xảy ra hay không Những khoản
này sẽ ảnh hưởng đến khoản mục nợ phải trả trên bảng cân đối kế
toán và lợi nhuận trong kỳ trên báo cáo kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
Chương II
THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN HUẾ
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN
THỦY SẢN HUẾ
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần
phát triển thủy sản Huế
2.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần phát
triển thủy sản Huế
2.1.3. Tổ chức công tác kế toán của công ty cổ phần phát triển
thủy sản Huế
2.2. THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN HUẾ
2.2.1. Chính sách kế toán hàng tồn kho
a. Phân loại hàng tồn kho của công ty
b. Chính sách liên quan đến hàng tồn kho
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên
- Hàng tồn kho được ghi nhận ban đầu theo giá gốc. Nguyên
vật liệu công ty thu mua chủ yếu là thủy hải sản ở các huyện trong
tỉnh và ngoài tỉnh, khi thu mua có phát sinh thêm một số khoản chi
11
phí như chi phí vận chuyển, chi phí bảo quản, hao hụt. Qua trao
đổi với kế toán công ty thì công ty quy định mức hao hụt là 2%.
- Phương pháp tính giá xuất kho: Khi xuất kho thủy sản cho chế
biến công ty xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền
- Đối với công cụ dụng cụ thì theo như trao đổi với người phụ
trách kế toán của công ty thì căn cứ vào thời gian sử dụng, công ty sẽ
tiến hành phân bổ vào chi phí hợp lý. Đối với các loại công cụ dụng
cụ như: bàn ghế, tủ đựng tài liệu, máy in, máy điều hòa, máy vi tính...
thì sẽ phân bổ thời gian sử dụng khoảng 3- 5 năm. Đối với các loại
như: khay, dụng cụ bằng inox..., áo quần bảo hộ lao động công ty
tiến hành phân bổ vào chi phí hợp lý với thời gian từ 1-3 năm, đối với
các loại như rổ rá nhựa, dao, thau nhựa... thì thời gian phân bổ dưới 1
năm.
- Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ: Công ty đánh giá sản phẩm
dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu chính. Bảng 2.1 thể hiện
số liệu về chi phí sản xuất được phân loại theo yếu tố chi phí, trong
đó tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu chính được thể hiện như sau:
Bảng 2.1: Bảng phân loại chi phí sản xuất
theo yếu tố chi phí năm 2014
Chi phí sản xuất theo yếu tố chi
phí
Năm 2014 Tỷ trọng (%)
1.Chi phí Nguyên vật liệu,
trong đó
173,932,534,574
Nguyên vật liệu chính 154,316,502,120 72.00
Nguyên vật liệu phụ 19,616,032,454 9.15
2.Chi phí nhân công 32,427,395,303 15.13
3.Chi phí khấu hao TSCĐ 2,142,097,326 0.99
4.Chi phí dịch vụ mua ngoài 3,507,768,014 1.63
5.Chi phí bằng tiền khác 2,297,761,645 1.07
Cộng 214,307,556,862 100
- Tính giá thành các mặt hàng thủy sản: tập hợp riêng cho từng
loại sản phẩm mà sẽ tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất sau đó
12
tính giá thành từng loại sản phẩm theo phương pháp hệ số (dựa vào
hệ số quy đổi sản phầm).
- Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Mức trích lập hiện nay tại
công ty là 10.000đ/kg hải sản. Cụ thể số liệu về trich lập dự phòng
qua các năm như sau:
Bảng 2.2: Bảng số liệu về mức trích lập dự phòng giảm giá hàng
tồn kho qua các năm
TÀI SẢN
Cuối năm
2014
Cuối năm
2013
Cuối năm
2012
Cuối năm 2011
Hàng tồn
kho
1.Hàng tồn
kho 28,252,375,867 11,184,334,126 37,851,355,039 33,603,984,200
2.Dự phòng
giảm giá
hàng tồn
kho (*)
51,943,000 455,938,000 - -
2.2.2. Chính sách kế toán tài sản cố định
a. Đặc điểm TSCĐ tại công ty
TSCĐ tại công ty hiện nay chủ yếu là TSCĐ hữu hình chia thành
các nhóm tài sản chính như sau:
- Nhà cửa, vật kiến trúc: loại nhà xưởng, sân nền, đường nội bộ,
đường thoát nước, xưởng chế biến hàng khô, nhà văn phòng, hệ
thống xử lý nước thải,..
- Cụm máy móc thiết bị lạnh: dàn lạnh cho tủ đông, máy đá vẩy.
- Cụm máy nén: với nhiều công suất khác nhau.
- Hệ thống bơm nước, dẫn nhiệt.
- Máy móc thiết bị khác : container, máy dò kim loại, máy xử lý nước...
- Phương tiện vận tải: xe ô tô 4 chỗ, xe ô tô 7 chỗ...
b. Chính sách kế toán về xác định nguyên giá của TSCĐ
13
- Nguyên giá TSCĐ bao gồm giá mua và các chi phí liên quan
trực tiếp đến việc đưa TSCĐ vào hoạt động.
- Các chi phí mua sắm, nâng cấp và đổi mới TSCĐ được vốn hóa,
ghi tăng nguyên giá TSCĐ
c. Chính sách khấu hao TSCĐ
- Hiên tại, công ty đang áp dụng phương pháp khấu hao theo
đường thẳng, áp dụng cho tất cả tài sản theo tỷ lệ được tính toán để
phân bổ nguyên giá trong suốt thời gian ước tính sử dụng
Bảng 2.3 : Bảng khung thời gian trích khấu hao TSCĐ
tại Công ty Cổ Phần phát triển thủy sản Huế
Tài sản cố định Số năm sử dụng
1. Nhà cửa, vật kiên trúc
2. Máy móc thiết bị
3. Phương tiện vận tải, truyền dẫn
4. Thiết bị, dụng cụ quản lý
02- 35 năm
03 – 12 năm
10- 12 năm
8-10 năm
( Nguồn: Từ thuyết minh BCTC của công ty)
Bảng khung thời gian sử dụng ước tính trên được xây dựng dựa
trên thông tư hướng dẫn số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ
tài chính. Qua trao đổi với kế toán phụ trách TSCĐ thì tại công ty căn
cứ trên thực tế sử dụng tài sản và dựa trên quy định về thời gian sử
dụng của TSCĐ do Bộ tài chính ban hành,