Tóm tắt Luận văn Vận dụng eva để đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty cổ phần đường Quảng Ngãi

Cùng với sự biến động liên tục và khó đoán của nền kinh tế thị trường thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng là sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp, điều đó đồng nghĩa cho mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn. Thực tế là nhà đầu tư sẽ có nhiều lựa chọn hơn trong việc tìm kiếm cơ hội đầu tư để sinh lời. Do đó nhiệm vụ của các nhà quản trị doanh nghiệp đặt ra là phải không ngừng tăng cường hiệu quả hoạt động, hiệu quả tài chính, tạo ra giá trị thật cho cổ động của mình bằng cách phản ánh rõ ràng, nhanh chóng và chính xác giá trị lợi nhuận. Tuy nhiên hệ thống kế toán vẫn không đủ và không khống chế lại những thách thức từ thị trường vốn ngày càng hoạt động hiệu quả vì nó yêu cầu doanh nghiệp phải phân phối các nguồn vốn hiệu quả hơn. Để có một sự đánh giá chính xác về kết quả hoạt động kinh doanh của một tổ chức, một đơn vị sự nghiệp kinh doanh trong một thời kỳ đã, đang và sẽ là một công việc khó thực hiện đối với các nhà đầu tư. Và để có thể tồn tại, phát triển và đặc biệt là tạo lòng tin cho nhà đầu tư thì đòi hỏi các nhà quản trị doanh nghiệp cần phải có công cụ quản lý tài chính hiện đại và hiệu quả để phán ánh tốt hơn những cơ hội cũng như cậm bẫy trong điều kiện kinh tế. Trong thực tế, các doanh nghiệp đã sử dụng các thước đo truyền thống để đánh giá thành quả hoạt động như: tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA), vòng quay hàng tồn kho (Inventory Turnover), vòng quay tài sản, tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE), thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS), lợi nhuận

pdf26 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 826 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Vận dụng eva để đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty cổ phần đường Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ PHẠM THỊ HUỆ VẬN DỤNG EVA ĐỂ ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƢỜNG QUẢNG NGÃI TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN Mã số: 60.34.03.01 Đà Nẵng - 2019 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS.TS. HOÀNG TÙNG Phản biện 1: TS. Đoàn Thị Ngọc Trai Phản biện 2: GS.TS. Đặng Thị Loan Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kế toán họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 23 tháng 02 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự biến động liên tục và khó đoán của nền kinh tế thị trường thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng là sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp, điều đó đồng nghĩa cho mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn. Thực tế là nhà đầu tư sẽ có nhiều lựa chọn hơn trong việc tìm kiếm cơ hội đầu tư để sinh lời. Do đó nhiệm vụ của các nhà quản trị doanh nghiệp đặt ra là phải không ngừng tăng cường hiệu quả hoạt động, hiệu quả tài chính, tạo ra giá trị thật cho cổ động của mình bằng cách phản ánh rõ ràng, nhanh chóng và chính xác giá trị lợi nhuận. Tuy nhiên hệ thống kế toán vẫn không đủ và không khống chế lại những thách thức từ thị trường vốn ngày càng hoạt động hiệu quả vì nó yêu cầu doanh nghiệp phải phân phối các nguồn vốn hiệu quả hơn. Để có một sự đánh giá chính xác về kết quả hoạt động kinh doanh của một tổ chức, một đơn vị sự nghiệp kinh doanh trong một thời kỳ đã, đang và sẽ là một công việc khó thực hiện đối với các nhà đầu tư. Và để có thể tồn tại, phát triển và đặc biệt là tạo lòng tin cho nhà đầu tư thì đòi hỏi các nhà quản trị doanh nghiệp cần phải có công cụ quản lý tài chính hiện đại và hiệu quả để phán ánh tốt hơn những cơ hội cũng như cậm bẫy trong điều kiện kinh tế. Trong thực tế, các doanh nghiệp đã sử dụng các thước đo truyền thống để đánh giá thành quả hoạt động như: tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA), vòng quay hàng tồn kho (Inventory Turnover), vòng quay tài sản, tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE), thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS), lợi nhuận.Tuy nhiên, việc sử dụng các thước đo truyền thống trên để đánh giá thành quả hoạt động doanh nghiệp đã bộc lộ một số hạn chế: Thứ nhất, hầu hết các thước đo truyền thống không tính đến 2 chi phí sử dụng vốn, đặc biệt là chi phí sử dụng vốn chủ - là chi phí cơ hội khi nhà đầu tư bỏ vốn vào hoạt động kinh doanh. Vì vậy, chúng chưa chỉ ra được liệu rằng doanh nghiệp có tạo ra giá trị cho mình và cổ đông hay không. Thứ hai, cơ sở để xác định các thước đo truyền thống đều dựa trên số liệu kế toán. Nhưng số liệu kế toán được ghi nhận lại dựa trên một số giả định và tuân thủ các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận nên sẽ dẫn đến một số hạn chế như: hạn chế trong việc xác định lợi nhuận, hạn chế trong việc phản ánh vốn đầu tư. Một “thước đo vạn năng” phù hợp nhất cho việc sử dụng đánh giá thành quả hoạt động của doanh nghiệp và có thể thay thế được cho các thước đo khác: Đó chính là thước đo EVA (Economic Value Added- giá trị kinh tế tăng thêm), EVA cũng là một thước đo hữu ích đối với nhà đầu tư khi muốn định lượng giá trị mà doanh nghiệp có thể tạo ra cho nhà đầu tư. Nhà đầu tư cũng có thể dùng thước đo EVA để so sánh doanh nghiệp này với các doanh nghiệp khác cùng ngành một cách nhanh chóng.Bên cạnh đó, số liệu kế toán là số liệu ban đầu sử dụng cho việc tính giá trị kinh tế tăng thêm và sự thiết lập số liệu kế toán dựa trên một số giả định và tuân thủ theo các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận GAAP, dẫn đến sự khác biệt với giữa giá trị theo sổ sách kế toán và giá trị thị trường của các loại tài sản và nguồn vốn; lợi nhuận trên báo cáo kế toán khác biệt với số tiền tạo ra cho cổ đông và càng khó kiểm soát được nếu như các số liệu kế toán này đã được cố tình chỉnh sửa theo mục đích riêng. Vì vậy, một số điều chỉnh khi tính EVA đã được thực hiện để giảm sự khác biệt này. Tuy nhiên, việc ứng dụng rộng rãi thước đo EVA như là một công cụ hữu hiệu nhất để đánh giá thành quả hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp Việt Nam còn khá khiêm tốn. Nhận thức 3 được tầm quan trọng cũng như tính hữu hiệu của thước đo EVA, tác giả đã đi đến chọn đề tài: "Vận dụng EVA để đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi".Nội dung luận văn của tác giả nhằm hệ thống hóa lại các tiêu thức được áp dụng trong việc đo lường và đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp, tập trung đến việc phân tích với một loại thước đo mới sẽ khắc phục được những hạn chế vốn có của các thước đo truyền thống, giúp cho các nhà quản lý cũng như những nhà đầu tư biết được giá trị thật sự được tạo ra từ thành quả hoạt động của doanh nghiệp. Khi được xây dựng, tính toán một cách chính xác, khách quan thì EVA sẽ là "kim chỉ nam "cho các nhà quản lý và các nhà đầu tư đánh giá về sự thành công trong tương lai của một doanh nghiệp. Ngoài ra, EVA còn là thước đo tốt nhất để đánh giá và khen thưởng cho những nhà quản lý các bộ phận, giúp cho các nhà quản lý bộ phận hướng mục tiêu của bộ phận vào mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là vận dụng EVA để đánh giá thành quả hoạt động của Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi. Để đạt được mục tiêu trên, tác giả thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Hệ thống hoá cơ sở lý luận liên quan đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp và thước đo tài chính EVA. - Phân tích thực trạng đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi. - Vận dụng thước đo EVA trong việc đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: 4 Vận dụng EVA trong đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi. - Phạm vi nghiên cứu:  Phạm vi về thời gian: Số liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu được lấy từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán của doanh nghiệp năm 2017 nhằm đưa ra một kết quả cụ thể và chính xác hơn.  Phạm vi về không gian: Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu  Cách tiếp cận: Thông qua nghiên cứu tài liệu liên quan nội dung cơ sở lý luận về thước đo EVA và tác giả đã đi sâu nghiên cứu nội dung phân tích về việc vận dụng thước đo EVA để đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi.  Phương pháp được thực hiện trong quá trình nghiên cứu, gồm: + Phương pháp phân tích; + Phương pháp so sánh; + Phương pháp tham khảo tài liệu để vận dụng vào nghiên cứu; 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Về mặt lý luận: đề tài đã hệ thống hóa được những lý luận về đánh giá thành quả hoạt động, công cụ kế toán EVA dùng để đánh giá thành quả hoạt động cũng như sự ảnh hưởng của thước đo này đến thành quả hoạt động ở doanh nghiệp. Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu này sẽ giúp cho các doanh nghiệp, nhà quản lý và đặc biệt là nhà đầu tư hiểu hơn về tính tính hữu hiệu của thước đo EVA. Đồng thời, kết quả này cũng có thể 5 nhân rộng để áp dụng cho các doanh nghiệp khác tham khảo và vận dụng phù hợp trong hoàn cảnh, điều kiện của mình trong việc đánh giá thành quả hoạt động. 6. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Đánh giá thành quả hoạt động của doanh nghiệp và vận dụng EVA trong đánh giá thành quả. Chương 2: Thực trạng đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi. Chương 3: Vận dụng thước đo EVA trong đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi. 7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Hệ thống kế toán từ lâu đã khẳng định vai trò của mình trong việc hỗ trợ cho nhà quản lý trong quá trình vận hành doanh nghiệp, đồng thời phục vụ cho việc kiểm soát và đánh giá thành quả hoạt động tại doanh nghiệp đó. Việc áp dụng các công cụ kế toán quản trị trong việc đánh giá thành quả hoạt động ở các doanh nghiệp Việt Nam là không bắt buộc nên mức độ áp dụng và cách áp dụng các công cụ này ở mỗi doanh nghiệp là không giống nhau. Đã có những nguyên cứu về việc vận dụng công cụ kế toán trong việc đánh giá thành quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong đó có nghiên cứu về đánh giá thành quả hoạt động của: Kaplan và Norton (1992) với chủ đề “The Balanced Scorecard – Measures that drive performance” đã đưa ra một cái nhìn tổng thể về việc đánh giá thành quả hoạt động hướng đến 4 phương diện quan tâm đến lợi ích của nhà đầu tư, lợi ích của khách hàng cũng như có cái nhìn chuyên sâu về những ưu điểm của chính doanh nghiệp trong 6 quá trình hoạt động và cách cải thiện nâng cao hiệu quả công việc. Đây cũng là công cụ tích hợp được những yếu tố tài chính và phi tài chính (quan tâm đến khía cạnh khách hàng, hoạt động nội bộ và tiến bộ cùng học hỏi trong doanh nghiệp) dùng để đánh giá thành quả của doanh nghiệp. Nghiên cứu của Ahmad và Zabri (2013) với chủ đề: “The relationship between the use of management accounting practices and the performance of Malaysian medium-sized enterprises”, đề tài tìm hiểu về sự ảnh hưởng của việc áp dụng các công cụ kế toán quản trị đến thành quả hoạt động trong những công ty cỡ vừa ở Mã Lai, qua đó nghiên cứu này đã góp phần làm rõ mối quan hệ giữa các công cụ kế toán quản trị và thành quả hoạt động. Kết quả từ nghiên cứu đã cho thấy các công cụ kế toán quản trị góp phần ủng hộ quan điểm cho rằng việc sử dụng các công cụ kế toán quản trị sẽ làm tăng thành quả hoạt động ở 5 khía cạnh là: năng suất, lợi nhuận, hiệu quả hoạt động bình quân, tỷ lệ giao hàng đúng giờ và tốc độ tăng trưởng dòng tiền. Kết quả còn chỉ ra rằng những doanh nghiệp nào sử dụng kế toán quản trị chiến lược ở mức độ thường xuyên sẽ cho tác động tích cực đến thành quả chung của toàn doanh nghiệp. Đối với sự ảnh hưởng của các công cụ kế toán quản trị đến thành quả hoạt động có nghiên cứu của Ahmed và Magdy (2007) với chủ đề “Non-financial performance measurement and management practices in manufacturing firms: A comparative international analysis”, đề tài nghiên cứu về việc đánh giá thành quả hoạt động phi tài chính cùng với những công cụ kế toán quản trị được sử dụng trong những công ty sản xuất, đồng thời việc khảo sát được thực hiện đồng thời ở Anh, Ý, Nhật Bản và Canada cùng với việc so sánh mức độ sử dụng các công cụ kế toán quản trị hiện đại và mối liên hệ giữa 7 các công cụ này với các thước đo trong đánh giá thành quả phi tài chính. Kết quả cho thấy rằng, có sự khác biệt trong mức độ áp dụng các kỹ thuật kế toán quản trị hiện đại ở các nước khác nhau, việc sử dụng các kỹ thuật kế toán quản trị tiên tiến này không có sự khác biệt giữa các ngành công nghiệp khác nhau và tầm quan trọng của việc đánh giá thành quả phi tài chính ở mỗi nước cũng có phần khác nhau. Đối với mức độ sử dụng các thước đo đánh giá thành quả hoạt động phi tài chính ở cấp độ phân xưởng lại có sự khác nhau đáng kể trong việc sử dụng 5 bộ thước đo: chất lượng sản phẩm, sự hài lòng của khách hàng, giao hàng đúng giờ, tinh thần của nhân viên, sự hữu hiệu và hữu dụng trong việc sử dụng các kỹ thuật, công nghệ, công cụ kế toán quản trị hiện đại trong các doanh nghiệp sản xuất ở 4 nước điều tra. Sự khác nhau này được giải thích là do đặc điểm của mỗi quốc gia là khác nhau. Cuối cùng kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có mối liên hệ giữa mức độ quan trọng của từng thước đo trong đánh giá thành quả hoạt động phi tài chính ở cấp độ phân xưởng với việc ứng dụng những nhân tố ngẫu nhiên ảnh hưởng trong và ngoài doanh nghiệp. Nghiên cứu này đã góp phần vào thúc đẩy những nghiên cứu chuyên sâu hơn về vấn đề đánh giá thành quả hoạt động phi tài chính nói chung và việc ứng dụng những công cụ kế toán quản trị trong doanh nghiệp. Có nhiều chỉ tiêu đo lường kết quả về mặt kinh tế và hiệu quả gọi chung là thành quả của một doanh nghiệp kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Mỗi thước đo được sử dụng đều cung cấp những thông tin trên các khía cạnh khác nhau về mức độ đóng góp của các nguồn lực tài chính và phi tài chính vào kết quả đạt được. Đặc biệt là các thước đo phản ánh hiệu quả đầu tư thường xuyên được sử dụng cho việc lập dự án đầu tư, thẩm định và đánh giá hiệu quả sử dụng 8 vốn đầu tư trong các doanh nghiệp.Trong đó một “thước đo vạn năng” phù hợp nhất cho việc sử dụng đánh giá thành quả hoạt động của doanh nghiệp và có thể thay thế được cho các thước đo khác đó chính là thước đo EVA - giá trị kinh tế tăng thêm.Công ty Stern Stewart được coi là người sáng lập đầu tiên công thức EVA – cho đến nay đã tư vấn cho rất nhiều doanh nghiệp thực hiện, áp dụng thước đo EVA để đánh giá thành quả hoạt động và xây dựng chính sách khuyến khích khen thưởng (Stern Stewart & Co., 1997). EVA đã áp thành công tại các tập đoàn lớn ở Mỹ. Sau danh tiếng của bài báo viết về EVA như là một thước đo cải tiến hiệu quả hoạt động thì hàng loạt nghiên cứu liên quan đến thuật ngữ này ra đời và những ứng dụng rộng khắp của nó trong việc: đánh giá thành quả hoạt động của doanh nghiệp; lựa chọn dự án đầu tư; thiết kế chính sách khen thưởng; hay đánh giá thành công cả trong các lĩnh vực, ngành rộng lớn như nông nghiệp.Ý tưởng ban đầu là cố gắng tìm kiếm cách thức đo lường mức lợi nhuận kinh tế thật sự mà một doanh nghiệp nào đó có thể tạo ra, định lượng một cách cụ thể. Nhờ đó mà chúng ta có thể xác định được mức độ thành công cũng như thua lỗ của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nào đó một cách chính xác hơn và đơn giản hơn. Bên cạnh đó, EVA cũng là một thước đo hữu ích đối với nhà đầu tư khi muốn định lượng giá trị mà doanh nghiệp có thể tạo ra cho nhà đầu tư. Nhà đầu tư cũng có thể dùng thước đo EVA để so sánh doanh nghiệp này với các doanh nghiệp khác cùng ngành một cách nhanh chóng. Tại Việt Nam, EVA cũng được xem xét nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh khác nhau nhưng chỉ cũng chỉ mang tính chất giới thiệu EVA như một thước đo tài chính dùng để đánh giá thành quả hoạt động doanh nghiệp như một số luận văn thạc sỹ của: 9 Nguyễn Thị Hồng Bích nghiên cứu đề tài “Xây dựng mô hình EVA cho các doanh nghiệp Việt Nam” (2005). Luận văn đã đi sâu vào phân tính tích EVA là một trong những công cụ quản trị cần thiết và được các tổ chức tài chính công nhận như nguyên lý đánh giá vốn tự có. Đồng thời tác giả cũng đưa ra một số biện pháp hỗ trợ việc ứng dụng mô hình này như: tiếp cận mục tiêu quản trị tài chính mới, nâng cao vai trò chức năng của quản trị tài chính hoặc là ứng dụng công nghệ thông tin cho EVA. Nguyễn Ngọc Khánh Dung nghiên cứu đề tài “Vận dụng thước đo EVA trong việc đánh giá thành quả tại Công ty cổ phần dầu thực vật Tường An” (2010). Luận văn đã hệ thống hoá những vần đề lý luận liên quan đến thước đo EVA và đề xuất sử dụng thước đó EVA trong việc đánh giá thành hoạt động của Công ty cổ phần dầu thực vật Tường An. Bên cạnh đó, luận văn cũng phân tích sử dụng thước đo EVA kết hợp ABC sẽ là công cụ phản ánh chi phí sản phẩm chính xác và đầy đủ nhất cho các nhà quản lý. Lê Thị Mỹ Tú nghiên cứu đề tài: “Vận dụng thước đo giá trị kinh tế tăng thêm (EVA) trong đánh giá thành quả hoạt động tại công ty cổ phần dược phẩm BIDIPHAR1” (2013). Luận văn của tác giả nhằm hệ thống hóa lại các tiêu thức thường được áp dụng trong việc đo lường và đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh các chỉ tiêu phổ biến hiện có, tác giả tập trung đến việc phân tích với một loại thước đo mới sẽ khắc phục được những hạn chế vốn có của các thước đo truyền thống, giúp cho các nhà quản lý cũng như những nhà đầu tư biết được giá trị thật sự được tạo ra từ thành quả hoạt động của doanh nghiệp, đó là EVA. Với kết quả các nghiên cứu đã thực hiện, có thể nhận thấy rằng các nghiên cứu trên chỉ mới đề cập đến nội dung là việc vận 10 dụng các công cụ kế toán quản trị ảnh hưởng đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp và những nghiên cứu về tính hữu hiệu của EVA. Tuy nhiên, các nghiên cứu cần cung cấp thêm cơ sở dữ liệu để đánh giá thành quả hoạt động bằng thước đo EVA và cũng như đi sâu vào phân tích khả năng vận dụng thước đo EVA để đánh giá thành quả của doanh nghiệp. Hơn thế nữa, luận văn bày sẽ bàn về cách tính EVA và chỉ ra điểm khác biệt giữa thu nhập ròng trên báo cáo thu nhập và lợi nhuận kinh tế để thấy được tính ưu việt của thước đo này. Tiếp đến tác giả sẽ đề ra một số điều chỉnh cần thiết khi sử dụng số liệu kế toán được lập và ghi nhận theo chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam khi vận dụng. Đây cũng là khoảng trống nghiên cứu để tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu của mình. 11 CHƢƠNG 1 ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP VÀ VẬN DỤNG EVA TRONG ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ 1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm về thành quả hoạt động Có nhiều chỉ tiêu đo lường (thước đo) đánh giá cả kết quả về mặt kinh tế và cả hiệu quả gọi chung là thành quả (performance) của một doanh nghiệp kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Thành quả hoạt động của doanh nghiệp là kết quả hoạt động sau quá trình sử dụng các nhân tố đầu vào như nguồn nhân lực, nguyên vật liệu, vốn...để thực hiện những hoạt động nhằm cung cấp hàng hóa và dịch vụ. (Ahmed và Magdy, 2007). Chính vì vậy thành quả hoạt động cần phải thường xuyên được đánh giá để xem xét doanh nghiệp có thực sự hoạt động hiệu quả và đạt được theo như ý muốn của nhà điều hành hay không. Đánh giá thành quả hoạt động thường được định nghĩa là đo lường thường xuyên các yếu tố đầu ra và các kết quả thực hiện được nhằm tạo ra các dữ liệu đáng tin cậy về tính hiệu quả và hữu hiệu của hệ thống hoạt động của doanh nghiệp. Trong quá trình đưa các nhân tố đầu vào để biến đổi thành những kết quả đầu ra thì có nhiều hoạt động xảy ra, nhưng kết quả những hoạt động này phải thực hiện theo đúng mục tiêu mà doanh nghiệp đã đưa ra từ ban đầu. Những nhân tố đầu ra chính là hàng hóa và dịch vụ để phục vụ cho khách hàng. Tuy nhiên, những thông tin đầu ra này lại không nói lên được kết quả thực sự mà doanh nghiệp đã đạt được trong thời gian qua mà chỉ để nói về kết quả là hàng hóa hay dịch vụ đã được 12 đưa đến cho khách hàng hay chưa. Thông tin về đầu ra mang tính quan trọng để chỉ ra phạm vi hay kích thước của những gì yếu tố đầu vào và hoạt động sản xuất đã thể hiện chính vì thế việc đánh giá thành quả hoạt động đưa ra để cung cấp thông tin hỗ trợ cho việc xem xét những thành quả mà doanh nghiệp đạt được so với mục tiêu và chiến lược đã đề ra. 1.1.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp a. Các nhân tố bên ngoài b. Các nhân tố bên trong 1.1.3. Vai trò của đánh giá thành quả hoạt động doanh nghiệp a. Đánh giá thành quả hoạt động tài chính b. Đánh giá thành quả hoạt động phi tài chính 1.2. THƢỚC ĐO GIÁ TRỊ KINH TẾ TĂNG THÊM (EVA) 1.2.1. Khái niệm Theo định nghĩa của Công ty Stern Stewart (1990): “Giá trị kinh tế tăng thêm là thước đo phần thu nhập tăng thêm từ chênh lệch giữa lợi nhuận hoạt động trước lãi vay sau thuế và chi phí sử dụng vốn”. Giá trị kinh tế tăng thêm là một thước đo hiệu suất quản lý nội bộ so sánh lợi nhuận hoạt động ròng với tổng chi phí vốn. Doanh nghiệp là người sử dụng nguồn tài trợ thì lãi suất sử dụng vốn là tỷ lệ hoàn vốn đầu tư tối thiểu cần phải đạt được để đảm bảo duy trì tỷ suất lợi nhuận trên vốn và tạo ra giá trị tăng thêm cho cổ đông. Cơ sở để tính chi phí sử dụng vốn là lãi suất sử dụng vốn và số vốn sử dụng. Dưới góc độ tài chính thì chi phí sử dụng vốn được xác định từ thị trường vốn. Đối với nhà đầu tư là người cung cấp vốn cho 13 doanh nghiệp thì lã
Luận văn liên quan