Hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam đã đưa ra các tiêu chuẩn
định tính đối với việc áp dụng các phương pháp chọn mẫu kiểm toán, tuy
nhiên chưa đề cập hoặc hướng dẫn về việc lượng hóa mối quan hệ giữa rủi ro
kiểm toán, mức độ trọng yếu với phạm vi các thủ tục kiểm toán cũng như mối
quan hệ giữa rủi ro kiểm toán với các đánh giá, ước tính về sai phạm kiểm
toán. Vì vậy, các công ty kiểm toán Việt Nam gặp vô số khó khăn trong việc
giải quyết mối quan hệ giữa chất lượng và hiệu quả của cuộc kiểm toán.
Trong rất nhiều trường hợp, các công ty kiểm toán Việt Nam thường lựa chọn
phương pháp kiểm toán dựa nhiều vào kinh nghiệm nên không thể đảm bảo
chất lượng kiểm toán. Trong các trường hợp khác, các công ty kiểm toán Việt
Nam thường lựa chọn kiểm tra 100% các phần tử làm cho cuộc kiểm toán trở
nên không có hiệu quả về kinh tế. Nguyên nhân của vấn đề được xác định là
do giới hạn về trình độ và các nguồn lực khác đã cản trở các công ty kiểm
toán nhỏ phát triển các mô hình chọn mẫu kiểm toán phù hợp.
Việc lựa chọn và phát triển một mô hình chọn mẫu kiểm toán phù hợp
với trình độ phát triển của kiểm toán Việt Nam là một nhu cầu bức thiết đối
với các công ty kiểm toán nhỏ ở Việt Nam. Xuất phát từ thực tế trên, Tác giả
chọn Đề tài “Xây dựng mô hình chọn mẫu kiểm toán áp dụng cho các
công ty kiểm toán Việt Nam” làm Đề tài Luận văn thạc sĩ của mình.
18 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 467 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Xây dựng mô hình chọn mẫu kiểm toán áp dụng cho các công ty kiểm toán Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-----------------
NGUYỄN VĂN THẮNG
XÂY DỰNG MÔ HÌNH CHỌN MẪU KIỂM
TOÁN ÁP DỤNG CHO CÁC CÔNG TY
KIỂM TOÁN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kế toán, Kiểm toán và Phân tích
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Hà Nội – 2009
i
LỜI MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của Đề tài
Hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam đã đưa ra các tiêu chuẩn
định tính đối với việc áp dụng các phương pháp chọn mẫu kiểm toán, tuy
nhiên chưa đề cập hoặc hướng dẫn về việc lượng hóa mối quan hệ giữa rủi ro
kiểm toán, mức độ trọng yếu với phạm vi các thủ tục kiểm toán cũng như mối
quan hệ giữa rủi ro kiểm toán với các đánh giá, ước tính về sai phạm kiểm
toán. Vì vậy, các công ty kiểm toán Việt Nam gặp vô số khó khăn trong việc
giải quyết mối quan hệ giữa chất lượng và hiệu quả của cuộc kiểm toán.
Trong rất nhiều trường hợp, các công ty kiểm toán Việt Nam thường lựa chọn
phương pháp kiểm toán dựa nhiều vào kinh nghiệm nên không thể đảm bảo
chất lượng kiểm toán. Trong các trường hợp khác, các công ty kiểm toán Việt
Nam thường lựa chọn kiểm tra 100% các phần tử làm cho cuộc kiểm toán trở
nên không có hiệu quả về kinh tế. Nguyên nhân của vấn đề được xác định là
do giới hạn về trình độ và các nguồn lực khác đã cản trở các công ty kiểm
toán nhỏ phát triển các mô hình chọn mẫu kiểm toán phù hợp.
Việc lựa chọn và phát triển một mô hình chọn mẫu kiểm toán phù hợp
với trình độ phát triển của kiểm toán Việt Nam là một nhu cầu bức thiết đối
với các công ty kiểm toán nhỏ ở Việt Nam. Xuất phát từ thực tế trên, Tác giả
chọn Đề tài “Xây dựng mô hình chọn mẫu kiểm toán áp dụng cho các
công ty kiểm toán Việt Nam” làm Đề tài Luận văn thạc sĩ của mình.
II. Mục đích nghiên cứu
Luận văn hướng đến phát triển một mô hình chọn mẫu kiểm toán có
tính khả thi trong điều kiện của công ty kiểm toán nhỏ nhưng đồng thời vẫn
đảm bảo tuân thủ yêu cầu của Hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam.
ii
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là mô hình chọn mẫu kiểm toán có
tính hệ thống và tính thực tiễn.
Phạm vi của Luận văn được giới hạn trong các vấn đề kiểm toán báo
cáo tài chính do các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam thực hiện.
IV. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp suy luận toán học được sử dụng kết hợp với phương pháp
mô hình hóa. Ngoài ra trong thu thập tài liệu, Tác giả sử dụng phương pháp
phỏng vấn, điều tra để khảo sát thực tiễn áp dụng chọn mẫu kiểm toán ở 10
công ty kiểm toán độc lập.
V. Những đóng góp của Luận văn
Một là, Tổng kết các yêu cầu về mặt lý luận trong việc xây dựng mô
hình chọn mẫu kiểm toán;
Hai là, Đánh giá thực trạng và phân tích việc xây dựng và áp dụng mô
hình chọn mẫu kiểm toán tại các công ty kiểm toán Việt Nam được chọn mẫu
nghiên cứu;
Ba là, Xây dựng mô hình chọn mẫu kiểm toán để các công ty kiểm toán
độc lập Việt Nam tham khảo và vận dụng vào thực tiễn kiểm toán.
VI. Bố cục của Luận văn
Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, Luận văn gồm 3 chương
Chương 1. Lý luận chung về mô hình chọn mẫu kiểm toán trong kiểm
toán độc lập báo cáo tài chính;
Chương 2. Thực trạng xây dựng và áp dụng mô hình chọn mẫu kiểm
toán tại các công ty kiểm toán Việt Nam;
Chương 3. Phương hướng và giải pháp xây dựng mô hình chọn mẫu
kiểm toán cho các công ty kiểm toán Việt Nam.
iii
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ MÔ HÌNH CHỌN MẪU KIỂM
TOÁN TRONG KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1 Cơ sở lý luận của mô hình chọn mẫu kiểm toán trong kiểm toán độc
lập báo cáo tài chính
1.1.1 Hoạt động kiểm toán độc lập báo cáo tài chính với chọn mẫu kiểm
toán
Kiểm toán độc lập báo cáo tài chính là quá trình mà trong đó kiểm toán
viên thu thập và đánh giá các bằng chứng về tính trung thực, hợp lý của các
báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính được coi là trung thực, hợp lý khi không
chứa đựng các sai phạm trọng yếu. Trọng yếu là khái niệm chỉ rõ tầm cỡ và
tính hệ trọng thông tin trên báo cáo tài chính. Khái niệm trọng yếu bao hàm
hai mặt quy mô hay tầm cỡ (mặt lượng) và tính hệ trọng (mặt chất) của thông
tin.
Chọn mẫu kiểm toán là phương pháp kiểm toán trong đó áp dụng các
thủ tục kiểm toán trên số phần từ ít hơn 100% tổng số phần tử của đối tượng
kiểm toán.
1.1.2 Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 530- “Lấy mẫu kiểm toán và các
thủ tục lựa chọn khác” (VAS 530)
VAS 530 đưa ra các hướng dẫn có tính chất định tính đối với việc áp
dụng chọn mẫu kiểm toán, bao gồm các vấn đề (i) chọn mẫu kiểm toán có thể
áp dụng cho các thử nghiệm kiểm soát cũng như các thử nghiệm cơ bản; (ii)
rủi ro chọn mẫu và rủi ro ngoài chọn mẫu có thể ảnh hưởng tới rủi ro kiểm
toán; (iii) rủi ro chọn mẫu có thể giảm được bằng cách tăng quy mô mẫu; (iv)
kiểm toán viên phải đảm bảo tính phù hợp và đầy đủ của tổng thể; (v) kiểm
toán viên phải xác định quy mô mẫu trên cơ sở đánh giá về rủi ro và mức độ
iv
trọng yếu; và (vi) kiểm toán viên phải xem xét và đánh giá kết quả kiểm tra
mẫu.
1.1.3 Mô hình rủi ro kiểm toán cơ bản
Mô hình rủi ro kiểm toán cơ bản được minh họa bởi công thức:
DRCRIRAR ** (1.1)
Trong đó : AR là rủi ro kiểm toán; IR là rủi ro tiềm tàng; CR là rủi ro
kiểm soát; DR là rủi ro phát hiện.
Hạn chế quan trọng của mô hình rủi ro kiểm toán cơ bản là không định
lượng được mối quan hệ giữa trọng yếu, rủi ro và quy mô của các thử nghiệm.
1.2 Cơ sở toán học của mô hình chọn mẫu kiểm toán
1.2.1 Mô hình toán học về sai phạm kiểm toán
Một khoản mục báo cáo tài chính là một tổng thể các phần tử riêng biệt.
Tổng sai lệch của một khoản mục báo cáo tài chính theo công thức:
N
i
ii
N
i
ii
N
i
i btdabABD
111
)( (1.2)
B là giá trị sổ sách của khoản mục ai là giá trị kiểm toán của phần tử thứ i
A là giá trị kiểm toán của khoản mục di là số tiền sai lệch của phần từ thứ i
D là tổng số tiền sai phạm ti là tỷ lệ sai lệch của phần từ thứ i
bi là giá trị sổ sách của phần tử thứ i N là tổng số lượng các phần tử của tổng thể
Số tiền sai lệch d của một phần tử có thể được mô hình hóa như sau:
với xác suất p
0
bz
d với xác suất (1-p)
Với p là tần suất sai phạm, bằng (=) tỷ lệ giữa tổng số lượng các sai
phạm và tổng số lượng các phần tử của tổng thể; 0z là biến ngẫu
nhiên đại diện cho tỷ lệ sai lệch của sai phạm.
v
1.2.2 Một số quy luật phân phối xác suất của sai phạm kiểm toán
1.2.2.1 Quy luật phân phối nhị thức
Nếu gọi x là số lượng các sai phạm có trong n phép thử nghiệm kiểm
toán thì x là biến ngẫu nhiên rời rạc với các giá trị có thể có x=0,1,,n. Xác
suất để x không lớn hơn m được xác định bằng công thức Bernoulli:
xn
m
x
xx
n ppCmxob
)1()(Pr
0
(1.3)
Với
x
nC là tổ hợp lặp chập x từ n phần tử; p là tần suất sai phạm của
tổng thể.
Trong thực tiến kiểm toán, kiểm toán viên phải ước lượng tần suất sai
phạm p của tổng thể trên cơ sở biết được các thông tin về m. Tức tìm
)1;;(
_
nmp là giới hạn với độ tin cậy (1-) của p khi có m lỗi trong mẫu có
n phần tử thỏa mãn phương trình:
1)1;;(Pr
_
nmppob (1.4)
1.2.2.2 Quy luật phân phối Poisson
Khi quy mô mẫu n khá lớn mà tỷ lệ sai phạm p của tổng thể lại nhỏ thì số
lượng sai phạm trong mẫu x phân phối theo quy luật Poisson:
m
x
xR
x
Re
mxob
0 !
)(Pr (1.5)
Trong đó : x! là giai thừa của x; R= np
Trong thực tiễn kiểm toán, kiểm toán viên phải ước lượng tần suất sai
phạm p của tổng thể trên cơ sở biết được các thông tin về m tức là giải bài
toán Poisson ngược. Tìm )1;(max
_
mRR là giới hạn với độ tin cậy (1-)
vi
của R khi có m lỗi trong mẫu có n phần tử thỏa mãn công thức:
1)1;(Pr
_
mRRob (1.6). Từ đó suy ra
n
mR
mp
)1;(
)1;(
_
_
.
1.2.2.3 Quy luật phân phối chuẩn và phân phối chuẩn hóa
Nếu gọi x là biến ngẫu nhiên đại diện cho giá trị của sai lệch và là kỳ
vọng toán của biến x thì công việc của kiểm toán viên là ước lượng khoảng tin
cậy đối với trên cơ sở khảo sát một mẫu kiểm toán. Gọi
_
X là trung bình
mẫu, S là độ lệch chuẩn của mẫu và n là quy mô mẫu, với độ tin cậy (1-) cho
trước và 221 khoảng tin cậy đối xứng của là:
);( 2
_
2
_
U
n
S
XU
n
S
X (1.7)
1.2.3 Một số phương pháp ước lượng giá trị tiền tệ của sai phạm kiểm toán
1.2.3.1 Phương pháp dựa trên phân phối chuẩn
Khoảng tin cậy của tổng số tiền sai lệch D được xác định theo công
thức:
)();( 2
_
2
_
U
n
S
fBU
n
S
fB
(1.8)
B : Giá trị sổ sách của tổng thế U/2 : Giá trị tới hạn chuẩn
N : Quy mô mẫu f : Tỷ lệ sai lệch trung bình của mẫu
: Độ tin cậy mức 1- S : Độ lệch chuẩn của tỷ lệ sai lệch mẫu
Phương pháp này không đáng tin cậy trong các tình huống không phát
hiện sai phạm hoặc số lượng sai phạm của mẫu nhỏ so với quy mô mẫu (điều
thường xuyên sảy ra trong thực tiễn kiểm toán).
vii
1.2.3.2 Phương pháp ước lượng MUS
Phương pháp ước lượng MUS dựa trên phân phối Poisson và giả thiết
rằng tỷ lệ sai lệch của các sai phạm ở bên ngoài mẫu sẽ bằng với tỷ lệ sai lệch
trung bình của mẫu. Giới hạn của tổng số tiền sai lệch D được ước lượng theo
công thức: )(
)1;(
)1;(
_
_
zE
n
mR
BmDMUS
(1.9)
1-a : Mức độ tin cậy của ước lượng n : Quy mô mẫu
B : Giá trị sổ sách của tổng thế m : Số sai phạm phát hiện trong mẫu
E(z) : Tỷ lệ sai lệch trung bình mẫu
)1;(
_
mR
: Xác định theo Công thức (1.6)
Ước lượng MUS có xu hướng không thận trọng do dựa trên giả thiết tỷ
lệ sai lệch của các sai phạm ngoài mẫu sẽ bằng với tỷ lệ sai lệch trung bình
của mẫu.
1.2.3.3 Phương pháp ước lượng Stringer
Phương pháp ước lượng Stringer được cải tiến từ phương pháp ước
lượng MUS. Khi số lượng các sai phạm được phát hiện 1m chúng ta có các
tỷ lệ sai lệch
),...,1( mjz j trong mẫu. Phương pháp Stringer giả thiết rằng
tỷ lệ sai lệch tối đa của một sai phạm %100max z . Giới hạn với độ tin cậy
(1-) và m lỗi của D được xác định theo công thức:
m
i
ist z
n
iRiR
n
R
BD
1
___
_ )1;1()1;()1;0(
(1.10)
Phương pháp ước lượng Stringer đã đưa ra một ước lượng có tính thận
trọng hơn và dựa trên giả thiết hợp lý hơn. Đây là phương pháp ước lượng
được Tác giả lựa chọn để xây dựng mô hình chọn mẫu kiểm toán.
viii
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG MÔ HÌNH
CHỌN MẪU KIỂM TOÁN TẠI CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN
VIỆT NAM
2.1 Đặc điểm chung của các công ty kiểm toán Việt nam với mô hình
chọn mẫu kiểm toán
2.1.1 Khái quát về hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam
Các công ty kiểm toán tại Việt Nam có thể được chia thành 3 loại theo
mức độ tham gia của nhân tố nước ngoài, (i) các công ty nước ngoài; (ii) các
công ty thành viên hãng quốc tế; và (iii) các công ty Việt Nam. Các công ty
nước ngoài và các công ty thành viên hãng quốc tế chiếm thị phần nhiều hơn
mặc dù có tỷ trọng nhân viên và kiểm toán viên ít hơn các công ty Việt Nam.
2.1.2 Đánh giá của Hiệp hội Kiểm toán viên hành nghề (VACPA) về các
vấn đề liên quan tới mô hình chọn mẫu kiểm toán
Năm 2008, VACPA đã tiến hành kiểm tra tại 10 công ty kiểm toán Việt
Nam và 6 công ty thành viên hãng quốc tế. Báo cáo Kiểm tra cho thấy một số
vấn đề tồn tại tại các công ty kiểm toán Việt Nam; gồm (i) không đánh giá rủi
ro kiểm toán; (ii) không xem xét mối quan hệ giữa rủi ro và mức trọng yếu; và
(iii) chưa thiết lập mối quan hệ giữa mức trọng yếu, rủi ro kiểm toán và xác
định quy mô mẫu.
2.2 Thực tế xây dựng và áp dụng mô hình chọn mẫu kiểm toán tại các
công ty kiểm toán Việt Nam
2.2.1 Khảo sát của Tác giả qua Phiếu Điều tra
Tác giả đã gửi Phiếu Điều tra và phỏng vấn trực tiếp tại 9 công ty kiểm
toán Việt Nam và 1 công ty thành viên hãng quốc tế. Tổng kết cuộc khảo sát,
ix
Tác giả nhận thấy mô hình chọn mẫu kiểm toán của các công ty kiểm toán
Việt Nam có nhược điểm về tính đầy đủ, tính hệ thống và tính hợp lý.
Cuộc khảo sát tuy còn hạn chế về mặt quy mô nhưng Tác giả có cơ sở để
kết luận rằng các công ty kiểm toán Việt Nam có nhu cầu thực sự đối với việc
xây dựng mô hình chọn mẫu kiểm toán đầy đủ và phù hợp.
2.2.2 Nghiên cứu cụ thể của Tác giả về ứng dụng mô hình chọn mẫu kiểm
toán tại công ty kiểm toán Việt Nam
Mô hình đầy đủ nhất trong các công ty được khảo sát có các đặc điểm cơ
bản:
Một là, Mô hình phân loại độ tin cậy của hệ thống KSNB thành 4 loại cơ
bản gồm:“Cao”; “Trung bình”;”Thấp” và ”Rất thấp” để từ đó xác định rủi
ro phát hiện tương ứng thông qua “Hệ số rủi ro R”. “Hệ số rủi ro R” ngược
chiều với mức độ tin cậy, cụ thế nếu mức độ tin cậy là “Cao” thì “Hệ số rủi
ro R “ là 0,7; nếu mức độ tin cậy là “Rất thấp” thì “Hệ số rủi ro R “ là 3.
Hai là, Công ty sử dụng bảng tính về “Mức độ gia tăng hệ số R” để
quyết định về mở rộng mẫu, đánh giá lại rủi ro, ước lượng sai lệch của tổng
thể được đưa ra tùy theo kết quả kiểm tra mẫu. Rủi ro kiểm toán sẽ được xem
xét lại nếu ước lượng về số tiền sai phạm vượt quá 20% mức độ cho phép.
Nhược điểm của mô hình gồm có: (i) rủi ro kiểm soát chỉ được đánh giá
thông qua xem xét mặt thiết kế của hệ thống KSNB; (ii) chưa có các thủ tục
để xem xét lại các đánh giá về rủi ro kiểm soát; và (iii) việc thay đổi đánh giá
ban đầu về rủi ro kiểm toán dựa nhiều vào yếu tố kinh nghiệm và chưa có cơ
sở vững chắc.
x
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG MÔ
HÌNH CHỌN MẪU KIỂM TOÁN CHO CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN
VIỆT NAM
3.1 Tính tất yếu và phương hướng xây dựng mô hình chọn mẫu kiểm
toán
Có hai lý do cơ bản giải thích cho sự cần thiết khách quan của chọn mẫu
kiểm toán. Một là do yêu cầu về tính kinh tế đối với các cuộc kiểm toán, hai
là hạn chế trong việc kiểm soát rủi ro kiểm toán.
Mô hình chọn mẫu kiểm toán mục tiêu hướng tới tính đơn giản có thể áp
dụng cho phương pháp kiểm toán thủ công hoặc phương pháp kiểm toán có
sự trợ giúp của máy tính ở mức độ thấp.
3.2 Mô hình rủi ro kiểm toán cải tiến
Logarit và đổi dấu hai vế của Phương trình (1.1) ta được phương trình
mới:
DRCRIRAR lnlnlnln (3.1)
Trong đó:
RA là hệ số rủi ro kiểm toán
RI là hệ số rủi ro tiềm tàng
RC là hệ số rủi ro kiểm soát
RD là hệ số rủi ro phát hiện
Với giả thiết: (i) phải đảm bảo rủi ro kiểm toán ở mức 5%, tức AR=5%
hay RA=3 và (ii) rủi ro tiềm tàng ở mức 100%, tức IR=100% hay RI=0,
Phương trình (3.1) trở thành: CD RR 3 (3.2). Chia các mức rủi ro thành 5
mức : “Rất cao”, “Cao”, “Trung bình”, “Thấp” và “Rất thấp”, Phương
trình (1.1) và (3.2) được trình bày lại theo bảng sau:
xi
Bảng 3.1. Mô hình rủi ro kiểm toán cải tiến
Rủi ro kiểm toán Rủi ro kiểm soát Rủi ro phát hiện
Hệ số
RA AR
Hệ số
RC CR Mức
Hệ số
RD DR Mức
3 5% 0 100,0% Rất cao 3 5,0% Rất thấp
3 5% 0,7 50,0% Cao 2,3 10,0% Thấp
3 5% 1 36,6% Trung bình 2 13,6% Trung bình
3 5% 2 13,6% Thấp 1 36,8% Cao
3 5% 2,3 10,0% Rất thấp 0,7 50,0% Rất cao
Các hệ số rủi ro nói trên chính là )1;(
_
mR được xác định theo Công
thức (1.6) với không lỗi (m=0) và độ tin cậy 1-=1-CR hoặc 1-=1-DR . Cụ
thể:
RC=0,7 do CR=50% RC=0,7 có hàm ý 7,0%)501;0(
_
RRC
Kiểm toán viên bắt đầu từ việc kiểm tra với quy mô mẫu ban đầu theo
Công thức
TER
R
n
)1;0(
_
0
(3.3), nếu không phát hiện được bất kỳ sai phạm
nào thì đưa ra kết luận đối tượng kiểm tra là trung thực hợp lý, nếu phát hiện
được sai phạm thì mở rộng mẫu theo Công thức
TER
ErrRErrR
nn kkkk
)1;()1;( 1
__
1
(3.4).
(TER là tỷ lệ sai lệch có thể chấp nhận được; Errk là tổng số lỗi đã phát hiện
tại bước k; Errk-1 là tổng số lỗi đã phát hiện tại bước trước đó k-1; nk- nk-1 là
phạm vi mở rộng mẫu; là rủi ro kiểm soát hoặc rủi ro phát hiện).
xii
3.3 Mô hình xác định quy mô mẫu và mô hình đánh giá, ước lượng sai
phạm kiểm toán
3.3.1 Tình huống minh họa để phát triển các mô hình
Tác giả sử dụng một tình huống có thật đối với việc kiểm toán khoản
mục các khoản phải thu khách hàng. Kế hoạch kiểm toán đã được thiết lập
như sau:
Tham số Giá trị
Hệ số rủi ro kiểm soát RC 2
Rủi ro kiểm soát CR 14%
Rủi ro phát hiện DR 36,8%
Hệ số rủi ro phát hiện RD 1
Mức độ trọng yếu ML 300.000.000 đồng
Giá trị sổ sách của tổng thể B 6.000.000.000 đồng
Tỷ lệ sai lệch có thể chấp nhận được TER 5%
Số lượng tổng thể N 120
Giá trị tiền tệ trung bình AMV 50.000.000 đồng
Tỷ lệ sai lệch tối đa của sai phạm ngoài mẫu UER 100%
3.3.2 Mô hình xác định quy mô mẫu và đánh giá sai phạm đối với thử
nghiệm kiểm soát
3.3.2.1 Thiết kế thử nghiệm kiểm soát trong quan hệ với mô hình
Kiểm toán viên thiết kế các thử nghiệm kiểm soát trên cơ sở xác định
các thuộc tính cần kiểm tra của tổng thế và định nghĩa tình trạng sai phạm.
3.3.2.2 Mô hình xác định quy mô mẫu đối với thử nghiệm kiểm soát
Dung lượng mẫu ban đầu được xác định theo công thức:
ML
B
R
TER
R
n C
C (3.5)
xiii
3.3.2.3 Mô hình đánh giá sai phạm khi thử nghiệm kiểm soát không phát hiện
các sai phạm
Thứ nhất: Quyết định giữ nguyên đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm
soát
Sự kiện không có lỗi nào được phát hiện trong mẫu là sự bảo đảm hợp lý
cho đánh giá về rủi ro kiểm soát ban đầu của kiểm toán viên, mức độ tin cậy
cho sự bảo đảm nói trên là 1-RC=1-14%=86%;
Thứ hai: Xem xét khả năng giảm đánh giá về rủi ro kiểm soát
Xác định mẫu mở rộng theo công thức
TER
CRRCRR
nn
OLDNEW )1;0()1;0(
__
01
(3.6) với CRNEW là đánh giá mới về rủi ro
kiểm soát và CROLD là đánh giá cũ về rủi ro kiểm soát. Nếu không phát hiện
được sai phạm trong mẫu mở rộng thì hệ số rủi ro kiểm soát tăng lên là
NEW
CR và như vậy kế hoạch của các thử nghiệm cơ bản được thay đổi
với NEWC
NEW
D RR 3 .
3.3.2.4 Mô hình đánh giá sai phạm khi thử nghiệm kiểm soát phát hiện được
các sai phạm
Thứ nhất: Quyết định đánh giá tăng rủi ro kiểm soát
Việc xác định mức tăng cụ thể được trả lời bằng giải phương trình
tìm NEWCR sao cho TER
n
CRErrR NEW
)1;(
_
(3.7) với tham số đã biết là Err và n;
Thứ hai: Xem xét khả năng giữ nguyên đánh giá ban đầu trên cơ sở
mở rộng dung lượng mẫu
Mở rộng mẫu theo công thức
TER
CRRCRErrR
nn
OLDOLD )1;0()1;(
__
01
(3.8). Nếu kiểm tra mẫu mở rộng không phát hiện được lỗi, kiểm toán viên có
thể giữ nguyên đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát.
xiv
3.3.3 Mô hình xác định quy mô mẫu và mô hình ước lượng tổng số tiền sai
phạm của tổng thể đối với thử nghiệm cơ bản
3.3.3.1 Mô hình xác định quy mô mẫu đối với các thử nghiệm cơ bản
Quy mô mẫu của các thử nghiệm kiểm tra chi tiết số dư được xác định
theo công thức:
ML
Pop
Rn D (3.9)
Theo (3.9) 20
300
000.6
*1 n , tức là kiểm toán viên phải kiểm tra chi
tiết chi tiết số dư của 20 khách hàng. Kiểm toán viên còn phải đảm bảo có giá
trị tiền tệ của mẫu 000.000.000.1000.000.50*20 SMV đồng.
3.3.3.2 Mô hình ước lượng số tiền sai phạm trong trường hợp không phát
hiên được sai phạm
UER
n
R
BUVOV D
maxmax (3.10)
max OV: Giới hạn của tổng số tiền sai lệch lớn hơn thực tế
max UV: Giới hạn của tổng số tiền sai lệch nhỏ hơn thực tế
Trong trường hợp cụ thể của tình huống đang xét, thì:
000.000.300%100*
20
1
*000.000.000.6maxmax
UVOV đồng
Kiểm toán viên có thể đưa ra kết luận rằng khoản mục là trung thực
hợp lý với mức độ đảm bảo cho kết luận của mình là 95% (1-CR*DR=1-
14%*36,8%).
3.3.3.3 Mô hình ước lượng số tiền sai phạm trong trường hợp phát hiện được
sai phạm
Giả sử kiểm toán viên phát hiện 2 sai phạm sau lớn hơn thực tế khi
kiểm tra mẫu gồm 20 khách hàng như sau:
xv
Bảng 3.2. Các sai phạm được phát hiện lớn hơn thực tế
Stt Khách hàng Số sổ sách Số kiểm tra Sai lệch Tỷ lệ sai lệch
A B (1) (2) (3)=(1)-(2) (4)=(3)/(1)
1 Công ty A 40.000.000 35.000.000 5.000.000 12,50%
2 Công ty B 55.000.000 50.000.000 5.000.000 9,09%
Cộng 95.000.000 85.000.000 10.000.000 10,53%
Ước tính giới hạn của tổng số tiền sai lệc