Luận văn thạc sỹ kinh doanh và quản lý
Tên luận văn: “Xây dựng mô hình kế toán trách nhiệm quản lý tại công ty TNHH Vina
Korea”
Kế toán trách nhiệm quản lý (KTTN quản lý) là một trong những nội dung cơ bản của
kế toán quản trị (KTQT). KTTN quản lý là phương pháp thu thập và báo cáo các thông tin
dự toán và thực tế và đầu vào, đầu ra của các trung tâm trách nhiệm, là hạt nhân quan trọng
trong hệ thống kiểm soát quản trị của doanh nghiệp. KTTN quản lý có vai trò quan trọng
trong công tác quản lý của doanh nghiệp nhưng vẫn là một nội dung tương đối mới ở Việt
Nam, mặc dù KTQT và KTTN quản lý đã được các nước trên thế giới đề cập và phát triển
tương đối lâu.
Mục tiêu của các doanh nghiệp là cắt giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Nhu cầu thông
tin về kế toán quản trị, đặc biệt là vai trò của mô hình kế toán trách nhiệm quản lý rất
quan trọng. Mô hình kế toán trách nhiệm quản lý đánh giá vai trò của từng bộ phận vào
lợi nhuận của công ty, giúp nhà quản lý đánh giá chính xác về chi phí lợi nhuận của công
ty.
Do vậy, việc nghiên cứu đặc điểm và nội dung của mô hình kế toán trách nhiệm
quản lý trên cơ sở đó tổ chức được mô hình này trong công ty TNHH Vina Korea là việc
làm rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Qua khảo sát thực tế tại công ty, Tác giả nhận thấy công ty chưa thiết lập mô hình
kế toán trách nhiệm quản lý tại công ty. Tuy nhiên việc phân cấp, phân quyền tại công ty
là điều kiện thuận lợi để xây dựng mô hình kế toán trách nhiệm quản lý tại công ty.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi lựa chọn đề tài “Xây dựng mô hình kế toán
trách nhiệm quản lý tại công ty TNHH Vina Korea” làm đề tài luận án nghiên cứu thạc sỹ
của mình.
- Mục tiêu nghiên cứu: Tiến hành nghiên cứu làm rõ bản chất, vai trò, nhiệm vụ và
nội dung của KTTN quản lý trong các doanh nghiệp sản xuất. Làm rõ thực trạng hình kế
toán trách nhiệm quản lý đang áp dụng tại công ty TNHH Vina Korea. Từ thực trạng trên
đưa ra giải pháp xây dựng mô hình kế toán trách nhiệm quản lý tại công ty TNHH VinaKorea.
- Câu hỏi nghiên cứu:Kế toán trách nhiệm quản lý trong doanh nghiệp sản xuất gồm
những nội dung nào? Mô hình kế toán trách nhiệm quản lý gồm những gì? Kế toán trách
nhiệm quản lý tại công ty TNHH Vina Korea được thực hiện như thế nào?. Làm như thế
nào để xây dựng mô hình kế toán trách nhiệm quản lý tại công ty TNHH Vina Korea?
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu những nội dung cơ bản của kế toán trách
nhiệm quản lý, nghiên cứu thực trạng tổ chức kế toán trách nhiệm tại công ty TNHH
Vina Korea như việc phân cấp quản lý, công tác lập định mức, dự toán, báo cáo nội bộ
theo từng phân cấp quản lý phục vụ cho việc đánh giá trách nhiệm của công ty.
- Phạm vi nghiên cứu: Công ty TNHH Vina Korea.
- Phương pháp nghiên cứu định tính
- Về nguồn tài liệu cho nghiên cứu :
+ Dữ liệu thứ cấp: là các thông tin thu thập được từ các nguồn khác nhau như báo
chí, internet, dữ liệu của cơ quan thống kê.
+ Dữ liệu sơ cấp: Tổ chức khảo sát thực tế và thu thập thông tin ở Công ty TNHH
Vina Korea
7 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 541 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Xây dựng mô hình kế toán trách nhiệm quản lý tại công ty TNHH Vina Korea, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Luận văn thạc sỹ kinh doanh và quản lý
Tên luận văn: “Xây dựng mô hình kế toán trách nhiệm quản lý tại công ty TNHH Vina
Korea”
Kế toán trách nhiệm quản lý (KTTN quản lý) là một trong những nội dung cơ bản của
kế toán quản trị (KTQT). KTTN quản lý là phương pháp thu thập và báo cáo các thông tin
dự toán và thực tế và đầu vào, đầu ra của các trung tâm trách nhiệm, là hạt nhân quan trọng
trong hệ thống kiểm soát quản trị của doanh nghiệp. KTTN quản lý có vai trò quan trọng
trong công tác quản lý của doanh nghiệp nhưng vẫn là một nội dung tương đối mới ở Việt
Nam, mặc dù KTQT và KTTN quản lý đã được các nước trên thế giới đề cập và phát triển
tương đối lâu.
Mục tiêu của các doanh nghiệp là cắt giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Nhu cầu thông
tin về kế toán quản trị, đặc biệt là vai trò của mô hình kế toán trách nhiệm quản lý rất
quan trọng. Mô hình kế toán trách nhiệm quản lý đánh giá vai trò của từng bộ phận vào
lợi nhuận của công ty, giúp nhà quản lý đánh giá chính xác về chi phí lợi nhuận của công
ty.
Do vậy, việc nghiên cứu đặc điểm và nội dung của mô hình kế toán trách nhiệm
quản lý trên cơ sở đó tổ chức được mô hình này trong công ty TNHH Vina Korea là việc
làm rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Qua khảo sát thực tế tại công ty, Tác giả nhận thấy công ty chưa thiết lập mô hình
kế toán trách nhiệm quản lý tại công ty. Tuy nhiên việc phân cấp, phân quyền tại công ty
là điều kiện thuận lợi để xây dựng mô hình kế toán trách nhiệm quản lý tại công ty.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi lựa chọn đề tài “Xây dựng mô hình kế toán
trách nhiệm quản lý tại công ty TNHH Vina Korea” làm đề tài luận án nghiên cứu thạc sỹ
của mình.
- Mục tiêu nghiên cứu: Tiến hành nghiên cứu làm rõ bản chất, vai trò, nhiệm vụ và
nội dung của KTTN quản lý trong các doanh nghiệp sản xuất. Làm rõ thực trạng hình kế
toán trách nhiệm quản lý đang áp dụng tại công ty TNHH Vina Korea. Từ thực trạng trên
đưa ra giải pháp xây dựng mô hình kế toán trách nhiệm quản lý tại công ty TNHH Vina
Korea.
- Câu hỏi nghiên cứu:Kế toán trách nhiệm quản lý trong doanh nghiệp sản xuất gồm
những nội dung nào? Mô hình kế toán trách nhiệm quản lý gồm những gì? Kế toán trách
nhiệm quản lý tại công ty TNHH Vina Korea được thực hiện như thế nào?. Làm như thế
nào để xây dựng mô hình kế toán trách nhiệm quản lý tại công ty TNHH Vina Korea?
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu những nội dung cơ bản của kế toán trách
nhiệm quản lý, nghiên cứu thực trạng tổ chức kế toán trách nhiệm tại công ty TNHH
Vina Korea như việc phân cấp quản lý, công tác lập định mức, dự toán, báo cáo nội bộ
theo từng phân cấp quản lý phục vụ cho việc đánh giá trách nhiệm của công ty.
- Phạm vi nghiên cứu: Công ty TNHH Vina Korea.
- Phương pháp nghiên cứu định tính
- Về nguồn tài liệu cho nghiên cứu :
+ Dữ liệu thứ cấp: là các thông tin thu thập được từ các nguồn khác nhau như báo
chí, internet, dữ liệu của cơ quan thống kê.
+ Dữ liệu sơ cấp: Tổ chức khảo sát thực tế và thu thập thông tin ở Công ty TNHH
Vina Korea
- Ý nghĩa khoa học:
+ Về mặt lý luận: Hệ thống hoá cơ sở lý luận về mô hình KTTN quản lý trong các
doanh nghiệp. Làm tài liệu tham khảo cho giảng viên và sinh viên ngành kế toán, quản trị
kinh doanh.
+ Về thực tiễn: Phân tích, đánh giá thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây
dựng mô hình KTTN quản lý, đề xuất mô hình KTTN quản lý phù hợp cho công ty
TNHH Vina Korea. Từ đó công ty có thể áp dụng nhằm năng cao hiệu quả, chất lượng
KTTN quản lý tại đơn vị mình.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
Luận văn trình bày các nội dung cơ bản của kế toán trách nhiệm quản lý trong các
doanh nghiệp sản xuất. Luận văn đã nêu rõ bản chất của KTTN quản lý là một nội dung
cơ bản của KTQT và là quá trình thu thập, tập hợp và báo cáo các thông tin tài chính và
phi tài chính, được dùng để kiểm soát các quá trình hoạt động và đánh giá hiệu quả của
từng bộ phận trong một tổ chức. KTTN quản lý có vai trò rất quan trọng trong công tác
quản lý của các cấp quản lý, là công cụ để đo lường kết quả hoạt động của các nhà quản
lý. Theo Hansen và Mowen (2005), mô hình KTTN quản lý được xác định bởi bốn yếu tố
cần thiết là: 1) Phân công trách nhiệm, 2) Thiết lập các biện pháp thực hiện hoặc các tiêu
chuẩn, 3) Đánh giá hiệu suất, 4) Giao phần thưởng. Mức độ phân quyền trong tổ chức,
việc xác định cần tập trung hay phân tán quyền lực chịu ảnh hưởng của những nhân tố
chủ yếu sau: Chi phí của các quyết định; Sự thống nhất về chính trị, chính sách; Nền văn
hoá của công ty; Sự sẵn sàng của các nhà quản trị; Cơ chế kiểm soát; Ảnh hưởng của môi
trường.
Luận văn cũng trình bày các phương thức hình thành các bộ phận, các kiểu cơ cấu
tổ chức theo chuyên môn hoá và hợp nhóm các công việc, nhiệm vụ, chức năng để tạo
nên các bộ phận, hay theo mối quan hệ quyền hạn được sử dụng. Với những ưu, nhược
điểm của từng cơ cấu tổ chức từ đó làm cơ sở cho KTTN quản lý hình thành và phát triển.
Ngoài ra luận văn cũng trình bày mối quan hệ của mô hình kế toán trách nhiệm quản lý với
cơ cấu tổ chức quản lý kinh doanh.
Luận văn trình bày các phương pháp sử dụng trong kế toán trách nhiệm quản lý
như: Hệ thống phương pháp dự toán, Hệ thống phương pháp cung cấp các thông tin
thực hiện của các trung tâm trách nhiệm, Hệ thống phương pháp phân tích, đánh giá
trách nhiệm của các trung tâm trách nhiệm
Thông thường có 4 trung tâm trách nhiệm: Trung tâm chi phí, trung tâm doanh
thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư. Các trung tâm trách nhiệm được hình thành
dựa trên đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý và mục tiêu của nhà quản trị. Ở phần này luận
văn trình bày các nội dung về khái niệm, các chỉ tiêu, phương pháp đánh giá và hệ thống
báo cáo đánh giá của từng trung tâm
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY TNHH
VINA KOREA
Là một trong 2 DN đi đầu trong liñh vưc̣ may măc̣ có vốn đầu tư từ Hàn Quốc thành
công nhất tại Vĩnh Phúc, công ty chuyên may mặc xuất khẩu quần áo dệt kim chất lượng
cao sang các nước: Mỹ, Nhật, Canada, EU. Công ty có sự phân cấp quản lý rõ ràng. Do
vậy rất thuận lợi cho việc hình thành các trung tâm trách nhiệm. Ở chương này tác giả đi
phân tích thực trạng kế toán trách nhiệm của công ty theo các trung tâm trách nhiệm.
- Trung tâm chi phí gồm Trung tâm chi phí thuộc khối sản xuất, trung tâm chi phí
thuộc khối kinh doanh, trung tâm chi phí thuộc khối quản lý.
Công ty lập đầy đủ các định mức, dự toán như lập định mức CPSX và các dự toán
sản xuất dự toán CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC, Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp,
dự toán chi phí bán hàng. Sử dụng các TK 621, 622, 627, 154, 641, 642 theo quy định
của Bộ Tài chính và mở rộng cho phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty để hạch
toán thông tin thực hiện. Sử dụng chỉ tiêu đo lường chi phí như CPNVLTT, CPNCTT,
CPSXC, giá thành sản xuất, CP QLDN, CPBH thực tế phát sinh so với dự toán của công
ty. Công ty lập các Báo cáo CP NVLTT, Báo cáo CPNCTT, Báo cáo CPSXC, báo cáo
giá thành sản xuất, báo cáo CPQLDN, Báo cáo CPBH.
- Trung tâm doanh thu: bao gồm phòng kinh doanh- xuất nhập khẩu. Đứng đầu là
giám đốc kinh doanh chịu trách nhiệm về doanh thu tại khu vực do mình phụ trách.
Công ty đã lập Dự toán tiêu tiệu, Sử dụng TK 5112, 531,532 và chi tiết theo từng
sản phẩm để hạch toán thông tin thực hiện. Sử dụng chỉ tiêu doanh thu thuần và Báo cáo
doanh thu của từng khu vực được lập theo quý, chi tiết theo từng loại sản phẩm cho đến
tổng hợp chung cho tất cả các sản phẩm để có thể đối chiếu giữa thực tế và kế hoạch của
phòng kinh doanh- xuất nhập khẩu trong năm.
- Trung tâm lợi nhuận
Các sản phẩm của công ty được tiêu thụ trên nhiều thị trường khác nhau do GĐ
kinh doanh phụ trách. Các GĐ kinh doanh chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị được
giao thẩm quyền phê duyệt chi phí đồng thời chịu doanh số trong phạm vi mình quản lý.
Công ty lập Dự toán Kết quả kinh doanh, Sử dụng TK 421 để hạch toán thông tin
thực hiện. Sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh và lợi nhuận trước
thuế. Hệ thống báo cáo được sử dụng để đánh giá trung tâm lợi nhuận là Báo cáo kết quả
kinh doanh được lập cho toàn công ty. Báo cáo kết quả kinh doanh được lập phục vụ chủ
yếu cho KTTC và báo cáo nghĩa vụ thuế.
CHƯƠNG 4
THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ ĐỂ XUẤT MÔ HÌNH KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY TNHH VINA KOREA
Qua phân tích thực trạng kế toán trách nhiệm quản lý của công ty cho thấy:
Có sự phân cấp quản lý rõ ràng, các bộ phận, phòng ban được giao chức năng,
nhiệm vụ cụ thể, không chồng chéo. Đây là một trong những điều kiện đầu tiên để có
thể xây dựng mô hình kế toán trách nhiệm quản lý cũng như các trung tâm trách
nhiệm.Công tác lập định mức và dự toán được công ty thực hiện đều đặn hàng năm. Hệ
thống tài khoản rất chi tiết. Mỗi loại chi phí phát sinh đều có một số hiệu tài khoản riêng
biệt, thuận lợi cho việc trích lọc dữ liệu. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác
kế toán đã được quan tâm bằng việc sử dụng phần mềm hỗ trợ, thuận lợi cho việc trích
lọc dữ liệu. Phần mềm E-ANA 7.0 hỗ trợ rất tích cực trong công tác kế toán. Công ty đã
sử dụng phương pháp so sánh giữa thực tế và dự toán để đánh giá hiệu quả hoạt động của
các phòng ban, bộ phận hỗ trợ cho HĐTV đưa ra các quyết định.
Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm thì cũng có những hạn chế nhất định như: Mặc
dù công ty đã tổ chức phân cấp quản lý, phân chia trách nhiệm và quyền hạn cho các chi
nhánh, phòng ban song chưa vận dụng được những thông tin kế toán phục vụ đánh giá
trách nhiệm của các bộ phận. Công tác định mức chi phí và doanh số chỉ nhằm mục tiêu
là xác định kế hoạch sản xuất kinh doanh, không phải dùng để xác định trách nhiệm
quản lý. Các báo cáo trách nhiệm trong các công ty đã được quan tâm song còn đơn giản,
chỉ đánh giá giữa thực tế và kế hoạch, chưa phân tích các nhân tố và nguyên nhân gây
biến động giúp cho các nhà quản trị đưa ra các quyết định. Các nhà quản trị chỉ mới thực
hiện chức năng và nhiệm vụ của mình mà chưa đi theo mục tiêu chung của toàn công ty.
Từ những đánh giá trên tác giả đề xuất một mô hình kế toán trách nhiệm quản lý tại
công ty:
- Trung tâm chi phí với các nội dung về phân công trách nhiệm, lập định mức chi
phí sản xuất, hệ thống dự toán cần lập, Hạch toán thông tin thực hiện hệ thống chỉ tiêu và
phương pháp đánh giá, hệ thống báo cáo trách nhiệm
- Trung tâm doanh thu với các nội dung về phân công trách nhiệm, hệ thống dự
toán cần lập, Hạch toán thông tin thực hiện hệ thống chỉ tiêu và phương pháp đánh giá, hệ
thống báo cáo trách
- Trung tâm lợi nhuận: với các nội dung về phân công trách nhiệm, hệ thống dự
toán cần lập, Hạch toán thông tin thực hiện hệ thống chỉ tiêu và phương pháp đánh giá, hệ
thống báo cáo trách nhiệm
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu này chủ yếu là phương
pháp nghiên cứu định tính bởi mô hình KTTN quản lý tại công ty chưa thực sự được thiết
lập. Do đó sử dụng nghiên cứu định tính để phát hiện vấn đề là cơ sở để bước đầu xây
dựng mô hình KTTN quản lý. Trong nghiên cứu tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn
là chủ yếu kết hợp với việc sử dụng các thông tin dữ liệu được công ty cung cấp do đó
không thể tránh khỏi tính chủ quan.
Thứ hai, ngành sản xuất hàng may mặc ở Việt Nam khá lớn do đó số lượng các
doanh nghiệp may cũng nhiều nhưng phạm vi nghiên cứu của đề tài còn hẹp.
Hướng nghiên cứu mới: Với tiềm năng phát triển lớn mạnh của ngành sản xuất hàng
may mặc, nó không chỉ là sản xuất để tiêu thụ trong nước mà còn có xu thế xuất khẩu ra
các nước trên thế giới. Để có thể tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải
hoàn thiện hệ thống kế toán nói chung và kế toán trách nhiệm quản lý nói riêng, áp dụng
các phương thức quản lý hiện đại. Khi đó việc nghiên cứu sẽ đa dạng và hiệu quả hơn,
phạm vi nghiên cứu không chỉ là một doanh nghiệp mà còn có thể nghiên cứu cho cả
ngành sản xuất may mặc. Đồng thời có thể sử dụng phương pháp định lượng để kiểm
định sự hiệu quả khi sử dụng phương pháp BSC trong các doanh nghiệp sản xuất hàng
may mặc ở Việt Nam.
KẾT LUẬN
Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi và hội nhập nền kinh tế thế
giới, trước tình hình đó các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội và
thách thức. Việc nền kinh tế mở cửa và hội nhập tạo cho doanh nghiệp môi trường kinh
doanh rộng lớn với nhiều tiềm năng và cơ hội học hỏi. Và việc các doanh nghiệp đầu tư
nước ngoài đang du nhập vào càng nhiều với cách thức sản xuất và kinh doanh đa dạng,
phương thức quản lý hiện đại. Yêu cầu các doanh nghiệp phải luôn trang bị những công
cụ quản lý hiện đại và hiệu quả nhất.
Thông qua các mô hình KTTN quản lý trên thế giới luận văn đưa ra bài học kinh
nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời đã đi sâu vào nghiên cứu thực tế tại
công ty TNHH Vina Korea, một khái niệm với công ty còn mới mẻ. Bằng phương pháp
phỏng vấn và thu thập thông tin qua bộ máy quản lý công ty, tác giả nhận thấy mô hình
KTTN quản lý tại công ty chưa được xây dựng. Do vậy, các nhà quản trị các cấp trong
công ty gặp khó khăn trong công tác quản lý. Cho nên, công ty cần xây dựng mô hình
KTTN quản lý phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, cơ cấu tổ chức, yêu cầu và
trình độ quản lý hiện tại.
Qua thời gian nghiên cứu tác giả nhìn nhận thấy những hạn chế và ưu điểm nhất
định cho việc xây dựng mô hình KTTN quản lý tại công ty. Do đó, tác giả đã mạnh dạn
đề xuất một mô hình KTTN quản lý cho công ty nhằm hướng tới phương pháp mang tính
hiệu quả cao.
Mô hình KTTN quản lý trong các doanh nghiệp khá đa dạng và mới mẻ đối với các
doanh nghiệp. Vì thế, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính xin quý thầy
cô, các nhà nghiên cứu cùng bạn đọc quan tâm đóng góp ý kiến cho luận văn hoàn thiện
hơn.