Tóm tắt Ứng dụng quản trị nguồn lực DN của các DN bán lẻ trên TG: Bài học kinh nghiệm & giải pháp cho DN VN trong bối cảnh cạnh tranh & đổi mới mô hình tăng trưởng

Việt Nam đã mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ kể từ 11/1/2015 khiến thị trường bán lẻ trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài với lợi thế về nguồn vốn, công nghệ, và phương pháp quản trị hiện đại tạo ra thách thức lớn đối với doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. Bên cạnh đó, thị trường bán lẻ cũng đang có xu hướng phát triển các kênh bán lẻ hiện đại, bán lẻ trực tuyến, bán lẻ đa kênh tích hợp, cửa hàng tiện ích. tạo nên diện mạo mới của thị trường bán lẻ và gia tăng áp lực lên các kênh bán lẻ truyền thống. Nhiều nhà bán lẻ nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực bán lẻ hiện đại, điển hình như Aeon (Nhật Bản), Lotte (Hàn Quốc), Central Group (Thái Lan) đã và đang mở rộng hoạt động trên thị trường Việt Nam thông qua các thương vụ mua bán - sáp nhập. Nếu không có những sự thay đổi rõ rệt trong việc nâng cao hiệu quả quản lý các nguồn lực, nhiều doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam sẽ sớm bị thất bại ngay trên chính thị trường nội địa. Để vượt qua những thách thức này doanh nghiệp bán lẻ cần tăng cường áp dụng những công cụ quản lý hiện đại giúp nâng cao hiệu quả quản lý các nguồn lực, cung cấp các báo cáo kịp thời giúp nhà lãnh đạo ra quyết định kịp thời. Trong đó, Kế hoạch hóa nguồn lực doanh nghiệp (hay Quản trị nguồn lực doanh nghiệp – ERP) là giải pháp công nghệ thông tin và quản trị cho các doanh nghiệp trong tối ưu hóa hiệu quả sử dụng, khai thác các nguồn lực của doanh nghiệp. Trên thế giới, đặc biệt tại các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Anh, Đức, Nhật Bản. việc ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise resource planning – ERP) tại các doanh nghiệp bán lẻ đã trở nên phổ biến. Các doanh nghiệp hàng đầu thế giới trong lĩnh vực bán lẻ như Walmart, Amazon, Costco đều đã triển khai ERP và coi đây là hệ thống thông tin đóng vai trò quyết định đến thành công của việc vận hành và quản lý hoạt động bán lẻ.

pdf27 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 432 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Ứng dụng quản trị nguồn lực DN của các DN bán lẻ trên TG: Bài học kinh nghiệm & giải pháp cho DN VN trong bối cảnh cạnh tranh & đổi mới mô hình tăng trưởng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SỸ ỨNG DỤNG QUẢN TRỊ NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP (ENTERPRISE RESOURCE PLANNING – ERP) CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ TRÊN THẾ GIỚI: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CẠNH TRANH VÀ ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG Ngành: Kinh doanh NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN Hà Nội - 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SỸ ỨNG DỤNG QUẢN TRỊ NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP (ENTERPRISE RESOURCE PLANNING – ERP) CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ TRÊN THẾ GIỚI: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CẠNH TRANH VÀ ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG Ngành: Kinh doanh Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 9340101 NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Phạm Thị Hồng Yến PGS, TS Nguyễn Văn Thoan Hà Nội - 2019 LIST OF PUBLICATIONS 1. Nguyễn Văn Thoan và Nguyễn Thị Hồng Vân, 2015, Kinh nghiệm quản lý website thương mại điện tử của một số doanh nghiệp trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí Khoa học Thương mại số 77+78, tháng 1,2/2015 2. Nguyễn Văn Thoan và Nguyễn Thị Hồng Vân, 2015, Nghiên cứu trường hợp FresDirect và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến Việt Nam, Tạp chí Khoa học Thương mại số 82+83, tháng 6,7/2015 3. Nguyễn Văn Thoan và Nguyễn Thị Hồng Vân, 2017, Một số giải pháp ứng dụng các công cụ thương mại điện tử nhằm đẩy mạnh bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 95, tháng 6 năm 2017 4. Phạm Thị Hồng Yến và Nguyễn Thị Hồng Vân, 2017, Ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) tại các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam, Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, số 504, tháng 10 năm 2017 5. Nguyễn Thị Hồng Vân, 2018, Một số giải pháp nhằm ứng dụng các mô hình mới của thương mại điện tử trong lĩnh vực du lịch của Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 107, tháng 8 năm 2018 6. Nguyễn Thị Hồng Vân, 2018, Doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh và đổi mới mô hình tăng trưởng, Tạp chí Công thương, số 12, tháng 9 năm 2018 7. Nguyễn Văn Thoan và Nguyễn Thị Hồng Vân, 2018, Kinh nghiệm phát triển Nông nghiệp thông minh tại Nhật Bản và bài học cho Việt Nam trong bối cảnh cách mạng Công nghiệp 4.0, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 110, tháng 10 năm 2018 8. Nguyễn Thị Hồng Vân, 2019, Xu hướng và khả năng ứng dụng công nghệ Blockchain trong chuỗi cung ứng hàng nông sản trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 114, tháng 2 năm 2019 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đã mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ kể từ 11/1/2015 khiến thị trường bán lẻ trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài với lợi thế về nguồn vốn, công nghệ, và phương pháp quản trị hiện đại tạo ra thách thức lớn đối với doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. Bên cạnh đó, thị trường bán lẻ cũng đang có xu hướng phát triển các kênh bán lẻ hiện đại, bán lẻ trực tuyến, bán lẻ đa kênh tích hợp, cửa hàng tiện ích... tạo nên diện mạo mới của thị trường bán lẻ và gia tăng áp lực lên các kênh bán lẻ truyền thống. Nhiều nhà bán lẻ nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực bán lẻ hiện đại, điển hình như Aeon (Nhật Bản), Lotte (Hàn Quốc), Central Group (Thái Lan) đã và đang mở rộng hoạt động trên thị trường Việt Nam thông qua các thương vụ mua bán - sáp nhập. Nếu không có những sự thay đổi rõ rệt trong việc nâng cao hiệu quả quản lý các nguồn lực, nhiều doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam sẽ sớm bị thất bại ngay trên chính thị trường nội địa. Để vượt qua những thách thức này doanh nghiệp bán lẻ cần tăng cường áp dụng những công cụ quản lý hiện đại giúp nâng cao hiệu quả quản lý các nguồn lực, cung cấp các báo cáo kịp thời giúp nhà lãnh đạo ra quyết định kịp thời. Trong đó, Kế hoạch hóa nguồn lực doanh nghiệp (hay Quản trị nguồn lực doanh nghiệp – ERP) là giải pháp công nghệ thông tin và quản trị cho các doanh nghiệp trong tối ưu hóa hiệu quả sử dụng, khai thác các nguồn lực của doanh nghiệp. Trên thế giới, đặc biệt tại các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Anh, Đức, Nhật Bản... việc ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise resource planning – ERP) tại các doanh nghiệp bán lẻ đã trở nên phổ biến. Các doanh nghiệp hàng đầu thế giới trong lĩnh vực bán lẻ như Walmart, Amazon, Costco đều đã triển khai ERP và coi đây là hệ thống thông tin đóng vai trò quyết định đến thành công của việc vận hành và quản lý hoạt động bán lẻ. Tại Việt Nam, quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP đã được nhắc đến từ những năm 2000, tuy nhiên, việc triển khai ứng dụng ERP tại các 2 doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp bán lẻ còn rất hạn chế. Cụ thể, có khoảng 11% doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đã ứng dụng ERP. Chỉ có những doanh nghiệp có quy mô lớn, vốn lớn, số lượng hàng bán nhiều thì mới triển khai áp dụng hệ thống ERP như SaigonCoop, Nguyễn Kim, Trần Anh, Thế giới di động. Hơn nữa, những doanh nghiệp bán lẻ có vốn đầu tư nước ngoài có lợi thế triển khai ứng dụng ERP từ hỗ trợ của công ty mẹ ở nước ngoài, điều này cũng gây áp lực lớn cho các doanh nghiệp bán lẻ của Việt Nam. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường bán lẻ nội địa, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cần có những bước chuyển mình nhanh chóng để tồn tại trên chính thị trường nội địa trong bối cảnh cạnh tranh và đổi mới mô hình tăng trưởng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu kinh nghiệm ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP của các nhà bán lẻ trên thế giới từ đó rút ra bài học và đề xuất các giải pháp phù hợp cho các nhà bán lẻ Việt Nam là cần thiết và có giá trị thực tiễn. Chính vì vậy, Nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài “Ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise resource planning – ERP) của các doanh nghiệp bán lẻ trên thế giới: bài học kinh nghiệm và giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh và đổi mới mô hình tăng trưởng” làm đề tài tiến sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu 2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP), tổng quan nghiên cứu về ERP, quy trình triển khai dự án ERP trong doanh nghiệp, vai trò và tác động của ERP đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các yếu tố đảm bảo thành công (critical success factors - CSFs) của dự án ERP, những xu hướng phát triển ERP. Tiêu biểu trong đó có: Nghiên cứu tổng quan về ERP: Esteves và Pastor (2001), Al-Mashari (2002), Moon (2007), Schlichter (2010) là các nghiên cứu điển hình đưa ra những báo cáo thống kê về các nghiên cứu, bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành về ERP. Các nghiên cứu về tác động của việc triển khai 3 ERP tới hoạt động kinh doanh, tới phản ứng của thị trường đối với doanh nghiệp: Nghiên cứu của Hayes và cộng sự (2001) về phản ứng của thị trường khi các công ty công bố triển khai ERP. Các nghiên cứu về triển khai ứng dụng ERP (ERP implementation) và quy trình triển khai dự án ERP: nghiên cứu của Marnewick và cộng sự (2005) đã đưa ra một mô hình giải thích sự phức tạp của hệ thống ERP cho các nhà quản lý một cách phi kỹ thuật và dễ hiểu. Nghiên cứu của này chỉ ra hệ thống ERP không chỉ là phần mềm mà còn bao gồm cả quy trình kinh doanh và quản lý trong doanh nghiệp. Các nghiên cứu về các yếu tố quyết định thành công (CSFs) của dự án ERP: có rất nhiều nghiên cứu tập trung vào việc đánh giá tác động của các yếu tố tới thành công của dự án ERP, điển hình phải kể đến nghiên cứu của Rockart (1979) đã đưa ra phương pháp mới để đánh giá yếu tố quyết định công (CSFs) vào năm 1979, sau đó phương pháp đánh giá CSFs được sử dụng rộng rãi để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công và thất bại của việc triển khai ERP. Các nghiên cứu về tình huống ứng dụng ERP trong doanh nghiệp: nghiên cứu của Gartiker (2002) phân tích tình huống ứng dụng và tác động của hệ thống ERP trong một doanh nghiệp sản xuất dựa trên nghiên cứu định tính đánh giá các yếu tố liên quan tới triển khai và dự án ERP tác động lên hoạt động của tổ chức. Các nghiên cứu về ứng dụng ERP và hệ thống thông tin trong các doanh nghiệp bán lẻ: Nghiên cứu của Zhu và cộng sự (2010) - “What leads to post - implementation success of ERP? An empirical study of the Chinese retail industry” (Các yếu tố thành công của ERP - nghiên cứu thực nghiệm tại thị trường bán lẻ của Trung Quốc), là nghiên cứu liên quan trực tiếp tới đề tài luận án và có giá trị tham khảo đối với luận án. 2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam, các nghiên cứu về hệ thống ERP đã được một số tác giả đề cập đến trong những năm gần đây, điển hình như sau: 4 Nghiên cứu tổng quan về quản trị nguồn lực doanh nghiệp: các cuốn sách về hệ thống thông tin và thương mại điện tử tại Việt Nam đã đề cập đến các vấn đề về quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP), điển hình như Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý (Trần Thị Song Minh, 2012), Giáo trình Thương mại điện tử (Trần Văn Hòe, 2010) là tài liệu có giá trị tham khảo rất hữu ích cho luận án. Nghiên cứu về các doanh nghiệp có ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp: Nghiên cứu của Nguyễn Bích Liên (2012) đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng chất lượng thông tin kế toán trong môi trường ứng dụng hệ thống ERP tại các doanh nghiệp Việt Nam. Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp: Nghiên cứu của Nguyễn Việt và Vũ Quốc Thông (2016), Nguyễn Phước Bảo Ấn và cộng sự (2017), Dương Thị Hải Phương (2017a, b) là các nghiên cứu thực nghiệm, sử dụng phương pháp phân tích định lượng với các kỹ thuật EFA, PLS-SEM để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới sự hữu hiệu của doanh nghiệp trong môi trường ứng dụng ERP, nhân tố ảnh hưởng tới việc triển khai ERP tại các doanh nghiệp Việt Nam. Nghiên cứu của Mai Hải An và Lê Việt Hà (2018) với tiêu đề “Giải pháp triển khai hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP tại các doanh nghiệp Việt Nam”, đã đề xuất giải pháp triển khai ERP nhằm nâng cao hiệu quả quản trị kinh doanh. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính với số liệu thứ cấp của VCCI, tập trung vào các doanh nghiệp trong ngành xây dựng. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thoan và cộng sự (2013) với nội dung “Ứng dụng hệ thống phần mềm Quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) tại một số doanh nghiệp Việt Nam và bài học kinh nghiệm” đã phân tích một số tình huống ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp Việt Nam và rút ra bài học kinh nghiệm khi triển khai ERP. Đây là nghiên cứu khởi đầu của Nghiên cứu sinh được tham gia, là tiền đề của hướng nghiên cứu về ERP sau này. 5 2.3. Khoảng trống nghiên cứu Từ tổng quan tình hình nghiên cứu, có thể thấy phần lớn các nghiên cứu về ứng dụng ERP trong doanh nghiệp đến từ các nhà khoa học nước ngoài và về những vấn đề thực tiễn tại các quốc gia như Hoa Kỳ và Trung Quốc. Các nghiên cứu này chủ yếu phân tích các doanh nghiệp trong ngành sản xuất, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có rất ít nghiên cứu về doanh nghiệp bán lẻ. Về ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu được triển khai, và chưa có nghiên cứu nào phân tích cho các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu, nghiên cứu sinh nhận thấy khoảng trống cho nghiên cứu ứng dụng ERP trong các doanh nghiệp bán lẻ là rất lớn, chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách toàn diện và cụ thể về ứng dụng ERP trong các doanh nghiệp bán lẻ. Do đó, nghiên cứu sinh mong muốn đây là luận án đầu tiên nghiên cứu về kinh nghiệm ứng dụng ERP của các doanh nghiệp bán lẻ trên thế giới, nghiên cứu thực tiễn ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam, từ đó đề xuất được các giải pháp nhằm tăng cường ứng dụng ERP trong các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh và đổi mới mô hình tăng trưởng. 3. Mục đích và câu hỏi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là phân tích kinh nghiệm ứng dụng ERP của các doanh nghiệp bán lẻ trên thế giới để từ đó rút ra bài học và đề xuất được những giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp Việt Nam. Để đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra, luận án phải giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau đây: - Làm rõ những vấn đề lý luận về quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP), ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) trong các doanh nghiệp bán lẻ và sự cần thiết phải ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) trong các doanh nghiệp bán lẻ trong bối cảnh cạnh tranh và đổi mới mô hình tăng trưởng 6 - Nghiên cứu kinh nghiệm ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) trong các doanh nghiệp bán lẻ trên thế giới, với điển hình thành công và thất bại tại một số doanh nghiệp bán lẻ tại Hoa Kỳ, Trung Quốc, Thái Lan, và Canada. - Đánh giá thực trạng ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh và đổi mới mô hình tăng trưởng. - Đề xuất các giải pháp cho doanh nghiệp bán lẻ và kiến nghị cho cơ quan quản lý nhà nước để tăng cường ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh và đổi mới mô hình tăng trưởng. Nhằm thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu của luận án, Nghiên cứu sinh trả lời những câu hỏi nghiên cứu của luận án bao gồm: - Hệ thống ERP đem lại lợi ích gì cho doanh nghiệp bán lẻ? - Các doanh nghiệp bán lẻ trên thế giới triển khai ERP như thế nào? - Có những bài học kinh nghiệm nào mà doanh nghiệp Việt Nam có thể học tập? - Doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đã ứng dụng ERP như thế nào? - Doanh nghiệp Việt Nam cần phải làm gì để tăng cường ứng dụng ERP? - Các cơ quan quản lý Nhà nước cần có những biện pháp nào để thúc đẩy việc ứng dụng ERP trong các doanh nghiệp bán lẻ? Từ những câu hỏi nghiên cứu, sau khi tiến hành nghiên cứu tổng quan, Nghiên cứu sinh đưa ra các giả thuyết và mô hình nghiên cứu, nội dung cụ thể được trình bày trong chương 3 trong luận án. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là kinh nghiệm ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) của các doanh nghiệp bán lẻ trên thế giới, bài học và giải pháp cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh và đổi mới mô hình tăng trưởng. 7 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Trong khuôn khổ của luận án tiến sỹ, phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong các doanh nghiệp bán lẻ kinh doanh theo chuỗi. Cụ thể luận án phân tích kinh nghiệm ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) tại một số doanh nghiệp bán lẻ kinh doanh theo chuỗi điển hình trên thế giới bao gồm: Walmart, Amazon, Nordstrom, Wumart, MC Group, và Target. Trong phần phân tích về thực trạng ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) tại các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam, luận án cũng giới hạn việc nghiên cứu ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) từ năm 2000 đến 2018, tầm nhìn đến năm 2030. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng Phương pháp nghiên cứu định tính: Luận án sử dụng các phương pháp trong nghiên cứu định tính bao gồm: quan sát, phân tích nội dung dựa trên dữ liệu thứ cấp và phỏng vấn sâu nhằm lấy ý kiến chuyên gia về các vấn đề nghiên cứu (Berg, 2001; Salkind, 2009). Phương pháp nghiên cứu định lượng: Luận án sử dụng phương pháp điều tra doanh nghiệp nhằm kiểm định mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng ERP trong các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam. Phương pháp được Nghiên cứu sinh sử dụng trong nghiên cứu định lượng là kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích khám phá nhân tố EFA và phân tích tương quan hồi quy nhằm xác định xây dựng mô hình và kiểm định mô hình ứng dụng ERP trong các doanh nghiệp bán lẻ. 5.2. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu Số liệu được sử dụng trong luận án bao gồm số liệu sơ cấp và thứ cấp. Số liệu sơ cấp được thu thập từ kết quả phỏng vấn chuyên gia và điều tra doanh nghiệp. Số liệu thứ cấp được tổng hợp từ các nguồn bài báo được công bố trên các tạp chí chuyên ngành về thương mại điện tử, công nghệ, kinh doanh, quản lý; các sách giáo trình, chuyên khảo về thương mại điện tử, ERP, và cách mạng công nghiệp 4.0. 8 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu trong luận án được sử dụng bao gồm phương pháp phân tích nội dung trong nghiên cứu định tính (Krippendorf, 1980), và phương pháp phân tích khám phá nhân tố EFA và phân tích hồi quy đa biến trên phần mềm SPSS 20. 5.2.1. Phương pháp phân tích nội dung Phương pháp nghiên cứu nội dung (content analysis): kỹ thuật nhằm “xác định theo định hướng, khám phá, và dự đoán theo ý định của nghiên cứu” (Krippendorf, 1980). Nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp khảo sát, dự đoán hoặc suy diễn có chủ ý, đặt nội dung của dữ liệu phân tích trong bối cảnh và phân tích có mục đích, cụ thể Nghiên cứu sinh sử dụng kỹ thuật phân tích nội dung để phân tích các tình huống ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài. Phương pháp tổng hợp, phân tích, đối chiếu và so sánh: là phương pháp kết hợp với phương pháp phân tích nội dung để kết hợp cơ sở lý luận, tổng quan nghiên cứu, và các kết quả thực nghiệm (Krippendorf, 1980). Dữ liệu được sử dụng bao gồm cả dữ liệu sơ cấp (thông qua điều tra, phỏng vấn) và dữ liệu thứ cấp (báo cáo Thương mại điện tử, báo cáo CNTT, báo cáo của doanh nghiệp). 5.2.2. Kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và hồi quy đa biến Nghiên cứu sinh sử dụng phần mềm SPSS 20 trong phương pháp nghiên cứu định lượng, sử dụng các phương pháp kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và hồi quy đa biến để kiểm định mô hình nghiên cứu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). 5.2.2.1. Kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha Nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha (hay “loại biến rác”) để loại các biến không phù hợp trong mô hình nghiên cứu định lượng vì các biến này có thể tạo ra các nhân tố giả khi phân tích EFA (Salkind, 2009). Ý nghĩa của hệ số Cronback’s Alpha đó là phản ánh mức độ tương quan chặt chẽ giữa các 9 biến quan sát trong cùng một nhân tố, hệ số này có giá trị biến thiên trong đoạn [0;1]. 5.2.2.2. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) giúp đánh giá hai loại giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt (Salkind, 2009). Nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp EFA để rút gọn tập biến quan sát thành các nhân tố có ý nghĩa, 5.2.2.3. Phân tích hồi quy đa biến Nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp phân tích hồi quy đa biến trong SPSS để kiểm định mô hình nghiên cứu, nhằm xác định cụ thể trọng số của từng nhân tố độc lập tác động đến nhân tố phụ thuộc từ đó đưa ra được phương trình hồi quy (Nguyễn, 2015). Phương pháp này cho phép xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố độc lập lên nhân tố phụ thuộc. Dựa vào kết quả hồi quy đa biến Nghiên cứu sinh xác định được mức độ ảnh hưởng giữa các biến độc lập thông qua hệ số tác động đã chuẩn hóa (Standardized Coefficients), và xây dựng mô hình hồi quy dựa trên hệ số chưa chuẩn hóa (Unstandardized Coefficients) (Nguyễn, 2015). 5.3. Quy trình nghiên cứu của luận án 5.3.1. Bước 1: Nghiên cứu tổng quan lý thuyết 5.3.2. Bước 2: Nghiên cứu kinh nghiệm trên thế giới và rút ra bài học 5.3.3. Bước 3: Nghiên cứu thực trạng tại các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam 5.3.4. Bước 4: Tổng hợp kết quả và kết luận 6. Đóng góp mới của luận án - Về mặt lý luận: thứ nhất, luận án đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP), ứng dụng ER
Luận văn liên quan