SEO được viết tắt của cụm từng tiếng Anh “Search
Engine Optimization”. SEO là một quá trình để tối ưu hóa
trang web của bạn và để cải thiện thứ hạng của bạn trong
SERP.
2, SEO có thể được chia thành hai phần ‘On Page SEO ” và
“ Off Page SEO ”
12 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2105 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng hợp 101 thủ thuật SEO, SEO Tips - Phần 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổng hợp 101 thủ thuật
SEO, SEO Tips - Phần 1
1, SEO được viết tắt của cụm từng tiếng Anh “Search
Engine Optimization”. SEO là một quá trình để tối ưu hóa
trang web của bạn và để cải thiện thứ hạng của bạn trong
SERP.
2, SEO có thể được chia thành hai phần ‘On Page SEO ” và
“ Off Page SEO ”
3, SEO Onpage bao gồm những việc như đặt từ khóa đúng
nơi, đúng vị trí, hay điều hướng trang, chất lượng nội dung
trang, sơ đồ trang web, tốc độ load của web, rồi các chiến
lược liên kết nội bộ trang web của bạn. Ngoài ra, bạn cũng có
thể tìm hiểu và đọc thêm bài viết về kỹ thuật SEO
Onpage mà tôi đã chia sẻ trước đó.
4, Thẻ tiêu đề của trang rất quan trọng. Nó là yếu tốt cốt lõi
của SEO On Page. Do vậy, bạn hãy đặt tất cả các từ khóa
quan trọng mà bạn muốn SEO vào thẻ tiêu đề. Tuy nhiên bạn
hãy để 1 cách khéo léo để tránh sự nghi nghờ của Google. Từ
khóa thì bạn nên đặt theo hướng từ trái sang phải, nghĩa là từ
khóa nào là quan trọng nhất thì bạn đặt ở đầu Title, sau đó
đến các từ khóa tiếp theo.
Bạn có thể tham khảo thêm bài: Nghệ thuật viết Title thân
thiện và chuẩn SEO trước đó của tôi.
5, Chiều dài tiêu đề: Bạn cố gắng giữ chiều dài tiêu đề trong
khoảng 70 ký tự. Vì tất cả các công cụ tìm kiếm đều khuyến
cáo như vậy.
6, Nếu thẻ tiêu đề của bạn vượt quá 70 ký tự, thì các công cụ
tìm kiếm sẽ tự động re-write lại bài viết của bạn và cắt đi 1
phần. Điều đó sẽ khiến bạn mất đi lợi thế đối với các từ khóa
cần SEO.
7, Đường dẫn Url: Nó rất quan trọng đối với SEO Onpage.
Bạn nên đặt từ khóa chính cần SEO trong Url, tuy nhiên
không nên để đường Url dài quá.
8, Tránh dùng những từ như: e.g. a, an, the etc trong Url.
9, Nội dung bài viết là yếu tố then chốt đối với SEO Onpage
( Content is King ). Nếu nội dung bài viết của bạn có chất
lượng kém thì mọi cố gắng, nỗ lực khác của bạn đều vô
nghĩa.
10, Nên làm nổi bật các từ khóa, cụm từ khóa trong bài viết
của bạn bằng các hình thức như: Tô đậm, gạch chân, in
nghiêng..
11, Về mật độ từ khóa: Không nên đưa các từ khóa quá
nhiều và dày đặc trong các dòng của bài viết. Vì như vậy
Google sẽ cho rằng bạn đang cố gắng Spam và nhồi nhét từ
khóa. Và Google sẽ có những hình phạt tương thích đối với
web của bạn. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm bài viết về mật
độ từ khóa của tôi.
12, Sử dụng Interlinking để liên kết với các bài khác nhau,
các bài cũ của bạn. Nó rất tốt khi bạn sử dụng các sức mạnh
nội bộ trang và quan trọng đối với SEO Onpage.
13 – Khi Sử dụng Interlinking thì bạn không nên để quá 3
liên kết trong bài viết, vì nếu nhiều quá sẽ gây phản cảm và
khó chịu đối với người đọc.
14. Việc sử dụng Interlinking giữa các bài viết với nhau sẽ
tạo đường dẫn và giúp các con bọ có thể dễ dàng khám phá
trang web của bạn.
15, Đối với SEO hình ảnh: Bạn nên đặt các từ khóa quan
trọng cần SEO trong thuộc tính ” Atl ” ,như vậy, nó sẽ tối ưu
hóa hình ảnh được tốt hơn.
16, Ngoài ra, bạn nên đặt từ khóa vào tên của hình ảnh cũng
rất tốt. Hoặc bạn có thể xem thêm bài: Cách SEO hình
ảnh để hiển thị trên Google của tôi.
17, Khi đặt tên cho hình ảnh, tập tin thì bạn nên có dấu
gạch ngang, không nên để khoảng trống giữa các từ. Điều
này rất nhiều SEOer mắc phải. Bạn nên đặt theo ví dụ: thu-
thuat-SEO.jpg ( Không nên để tên hình ảnh theo kiểu: thu
thuat seo )
18, Số lượng hình ảnh trong bài viết: Bạn không nên đặt
quá nhiều hình ảnh trong một bài viết, vì nếu nhiều quá sẽ
ảnh hưởng đến tốc độ load trang của bạn. Nó sẽ gây tác động
xấu đến SEO Onpage.
19, Bạn nên đặt 1-2 dòng trong đó có chứa từ khóa cần SEO
lên trên hoặc bên dưới hình ảnh. Sử dụng những dòng này để
mô tả hình ảnh.
20, Việc điều hướng: Nên điều hướng khéo léo và nhẹ
nhàng đối với từ khóa và người dùng. Đây cũng là một phần
quan trọng đối với SEO Onpage.
21. Việc điều hướng khéo léo giúp các con Bọ có thể thông
qua các link đó để khám phá các nội dung trong site của bạn.
22, Không nên để bất kỳ các liên kết nào trong trang web
của bạn bị hỏng ( gãy link ).
23. Các liên kết bị hỏng, gãy sẽ làm ảnh hưởng đến SEO
Onpage, đặc biệt nó sẽ ảnh hưởng đến thứ hạng của bạn.
24. Để trang web của bạn được Index nhanh, thì bạn hãy
Summit sitemap trang web của bạn lên Webmaster Tool của
các công cụ tìm kiếm.
25, Không nên có bất kỳ hạn chế nào để truy cập vào tập tin
sitemap của bạn.
26, Thẻ Meta Keyword: Mặc dù Meta Keyword không được
Google sử dụng để quyết định thứ hạng trang web của bạn
trong SERP. Nhưng một số công cụ tìm kiếm khác vẫn sử
dụng nó. Do vậy bạn không nên bỏ qua nó, hay sử dụng từ
khóa thích hợp của bạn trong Meta Keyword.
27, Thẻ Meta Descreption: Nó cũng rất quan trọng đối với
SEO Onpage. Thẻ mô tả này sẽ giúp bạn cải thiện được CTR
28, Độ dài của Meta Descreption: Bạn không nên để quá
160 ký tự. Trong đoạn mô tả, bạn nên để một số từ khóa, vì
khi hiển thị trên Google, những từ khóa đó sẽ được tô đậm,
dễ nhận biết và gây sự chú ý với người tìm kiếm.
29, Nếu bạn muốn tái bản lại nội dung một bài viết nào đó
mà nó đã được tồn tại trước đó thì bạn cần thêm thẻ
“Canonical” để thông báo với các công cụ tìm kiếm về Url
gốc, điều đó giúp bạn tránh được hình phạt về trùng lặp nội
dung.
30, Từ khóa dài ( Từ khóa đuôi dài ): Nó là sự kết hợp từ 2
hay nhiều từ khóa với nhau, nếu bạn sử dụng từ khóa dài nó
sẽ dễ dàng và nhanh chóng để có được thứ hạng trong SERP.
Nó lợi thế hơn là việc bạn cố nhắm vào 1 từ khóa mục tiêu cụ
thể.
31, Giao diện của trang Web: Nó cũng đóng vai trò quan
trọng đối với SEO Onpage, nếu layout trang web của bạn
được xắp xếp, bố cục gọn gàng, sạch sẽ thì nó thuận lợi cho
người dùng. Đặc biệt nó cần tương thích với các thiết bị khác
như máy tính xách tay, Smartphone, máy tỉnh bảng ).
32, Trong thẻ H1 & H2 nên có chứa các từ khóa mục tiêu
của trang web.