Tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tư Tâm Mặt Trời

Cùng với sự phát triển của Thế giới, Đất nước Việt Nam đang chuyển mình để vươn ra biển lớn “WTO”. Cùng với sự phát triển chung của toàn cầu, có nhiều Doah nghiệp mới bắt đầu xuất hiện với nhiều hình thức kinh doanh khác nhau. Hòa mình vào nhịp đập chung của thời đại, sáng ngày 03/ 04/ 2009 ba Đài truyền hình Trung Ương : HTV7, VTV1, VTV9 đưa tin về buổi chính thức ra mắt của Công ty Cổ phần Đầu tư Tâm Mặt Trời ra đời trên nền tảng Công nghệ thông tin (CNTT) và tích lũy được những giải pháp tối ưu về sản xuất kinh doanh. Những ngày đầu thành lập Công ty mang tên Công ty Cổ phần Đầu tư Mặt Trời. Sau này, qua quá trình hoạt động và tính đặc thù của Công ty nên Đổi tên thành Công ty Cổ phần Đầu tư Tâm Mặt Trời cho đến ngày hôm nay. Bắt đầu từ năm 2010, Công ty không ngừng phát triển, cho tới thời điểm này Công ty đã có hơn 15.000 nhân viên và 18 Chi nhánh hoạt động trong cả nước từ Bắc xuống Nam: Bình Dương, Đà Nẵng, Cần Thơ, Đồng Tháp, Thừa Thiên Huế,….Lợi nhuận kinh doanh lên tới 150.000.000 đồng mõi năm. Công ty Cổ phần Đầu tư Tâm Mặt Trời hoạt độg trên nhiều lĩnh vực: dịch vụ và sản xuất hàng hóa,….nhằm đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy được thành lập chưa tròn 2 năm, nhưng Công ty đã trở thành một trong những Công ty hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ và sản xuất hàng hóa trong nước. Không dừng lại ở đó, Ban lãnh đạo Công ty và toàn thể Cán bộ nhân viên không ngừng hoàn thiện tác phong, nâng cao khả năng chuyên môn của mình để đưa Công ty ngày càng đi lên.

doc89 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2297 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tư Tâm Mặt Trời, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TÂM MẶT TRỜI I Tình hình chung của Công ty cổ phần đầu tư Tâm Mặt Trời 1.1 Quá trình hình thành và phát riển của Công ty Một số thông tin về Công ty: Tên đầy đủ: Công ty cổ phần đầu tư Tâm Mặt Trời Tên tiếng Anh: Tam Mat Troi Investment Corporation Tên Công ty viết tắt: Tam Mat Troi Investment Corp Trụ sở: Phòng 606, khu B tòa nhà Indochina, số 04 Nguyễn Đình Chiểu, phường Đakao, Quận 01, TP.Hồ Chí Minh. Văn phòng đại diện: 15B sông Đà, Phường 2, Quận Tân Bình , TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam Số đăng ký kinh doanh: 0309137602 Do Sở Kế hoạch Đầu tư TP.Hồ Chí Minh cấp ngày 12/ 08/ 2009 Mã số thuế: 0309137602 Điện thoại: 0838.809.907 Fax: 088.6289.0179 Email: lienhe@emt.vn Website: www.emt.vn & www.emt.com.vn Cùng với sự phát triển của Thế giới, Đất nước Việt Nam đang chuyển mình để vươn ra biển lớn “WTO”. Cùng với sự phát triển chung của toàn cầu, có nhiều Doah nghiệp mới bắt đầu xuất hiện với nhiều hình thức kinh doanh khác nhau. Hòa mình vào nhịp đập chung của thời đại, sáng ngày 03/ 04/ 2009 ba Đài truyền hình Trung Ương : HTV7, VTV1, VTV9 đưa tin về buổi chính thức ra mắt của Công ty Cổ phần Đầu tư Tâm Mặt Trời ra đời trên nền tảng Công nghệ thông tin (CNTT) và tích lũy được những giải pháp tối ưu về sản xuất kinh doanh. Những ngày đầu thành lập Công ty mang tên Công ty Cổ phần Đầu tư Mặt Trời. Sau này, qua quá trình hoạt động và tính đặc thù của Công ty nên Đổi tên thành Công ty Cổ phần Đầu tư Tâm Mặt Trời cho đến ngày hôm nay. Bắt đầu từ năm 2010, Công ty không ngừng phát triển, cho tới thời điểm này Công ty đã có hơn 15.000 nhân viên và 18 Chi nhánh hoạt động trong cả nước từ Bắc xuống Nam: Bình Dương, Đà Nẵng, Cần Thơ, Đồng Tháp, Thừa Thiên Huế,….Lợi nhuận kinh doanh lên tới 150.000.000 đồng mõi năm. Công ty Cổ phần Đầu tư Tâm Mặt Trời hoạt độg trên nhiều lĩnh vực: dịch vụ và sản xuất hàng hóa,….nhằm đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy được thành lập chưa tròn 2 năm, nhưng Công ty đã trở thành một trong những Công ty hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ và sản xuất hàng hóa trong nước. Không dừng lại ở đó, Ban lãnh đạo Công ty và toàn thể Cán bộ nhân viên không ngừng hoàn thiện tác phong, nâng cao khả năng chuyên môn của mình để đưa Công ty ngày càng đi lên. Được thành lập trong bối cảnh suy thoái nền kinh tế toàn cầu nhưng với đội ngũ lãnh đạo là các kỹ sư công nghệ, cử nhân kinh tế chính quy trong nước và ngoài nước cùng với Ban cố vấn là những chuyên gia hàng đầu đang công tác tại các viện nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực Công ty Cổ phần Đầu tư Tâm Mặt Trời đã và đang phát triển vượt bậc. Bên cạnh đó Công ty đã nhận được sự đầu tư mạnh mẽ về tài chính, công nghệ và con người của nhiều đối tác. Với tiềm lực vốn có của mình Công ty đang xây dựng và phát triển mạnh ở thị trường trong nước và phấn đấu trở thành một ngôi sao sáng để được sánh vai với các đối tác trong và ngoài nước. Song hành với hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty còn xây dựng các chương trình ý thức cộng đồng về hiểm họa của sự nóng lên toàn cầu, việc bảo vệ nguồn nước, triển khai các dự án trồng cây xanh, trồng rừng. Vì một thế giới trong sạch, vì một hành tinh xanh. 1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Đầu tư Tâm Mặt Trời - Công ty Cổ phần Đầu tư Tâm Mặt Trời là một Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, hoạt động sản xuất kinh doanh theo chức năng nhiệm vụ của mình và được pháp luật bảo vệ. Công ty có những chức năng nhiệm vụ sau: - Xây dựng tổ chức và xây dựng các mục tiêu kế hoạch theo mục tiêu và kế hoạch Nhà Nước đề ra, sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký, đúng mục đích thành lập của Doanh nghiệp. - Tuân thủ chính sách, chế độ pháp luật của Nhà nước về quản lý quá trình thực hiện sản xuất và tuân thủ những quy định trong các hợp đồng kinh doanh với các đối tác trong và ngoài nước. - Quản lý và sử dụng vốn theo đúng quy định và bảo đảm có lãi - Thực hiện việ nghiên cứu phát triển nhằm nâng cao nâng suất lao động cũng như thu nhập của người lao động, nâng cao sức cạnh tranh của Công ty trên thị trường trong nước và ngoài nước. - Chịu sự kiểm tra và thanh tra của các cơ quan Nhà nước, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật. - Thực hiện những quy định của Nhà nước về việc bảo vệ quyền lợi của người lao động, vệ sinh và an toàn lao động, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững, thực hiện đúng những tiêu chuẩn kỹ thuật mà Công ty áp dụng cũng như những quy định có liên quan tới hoạt động của Công ty. 1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Trong giai đoạn kinh tế hiện nay, Công ty Cổ phần Đầu tư Tâm Mặt Trời chỉ tập trung thực hiện kinh doanh một số ngành nghề theo phương thức cổ phần hóa như: - Ngành máy tính – linh kiện - Ngành điện tử - gia dụng, đồ gia dụng,… - Ngành thời trang, trang sức, mỹ phẩm, làm đẹp,….. - Ngành bất động sản - Ngành sản phẩm truyền thống, nội thất – ngoại thất, vật nuôi – cây cảnh,… - Ngành sản xuất sản phẩm may mặt các loại - Ngành đào tạo kỹ năng như dẫn chương trình, giao tiếp, thuyết trình, đàm phán, nói chuyện với công chúng,… - Ngành dịch vụ ô tô – vận tải 1.4 Sản phẩm chính đang kinh doanh - Thắt lưng da chân, da bụng đà điểu. - Ví da đà điểu nam, nữ. - Dây đồng hồ da đà điểu. - Áo sơ mi nam, nữ đủ màu sắc (hồng, xanh, trắng,…) - Giầy làm từ da đà điểu - Hạt Mê thi chữa trị bệnh đáy tháo đường,… - …… 1.5 Thị trường tiêu thụ Sản phẩm do Công ty Cổ phần Đầu tư Tâm Mặt Trời sản xuất chủ yếu phục vụ cho thị trường trong nước, để tìm hiểu nhu cầu thực tế. Tuy nhiên, Công ty vẫn có những mặt hàng xuất khẩu có giá trị làm từ da một loại động vật quý hiếm đó là loài Đà điểu. Hiện tại, Công ty có thị trường tiêu tương đối rộng khắp từ Bắc chí Nam với các Chi nhánh như: Thái Nguyên, Sóc Sơn, Bắc Ninh, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Định Hóa, Thái Bình, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Bình Dương, Đồng Tháp,….. Trong thời gian tới, Công ty sẽ tiếp tục mở thêm một Chi nhánh nữa ở tỉnh Cần Thơ vào đầu tháng 05/ 2011. Mặt khác, Công ty cũng có kế hoạch mở rộng thị trường tiêu thụ xuống các tỉnh như Sóc Trăng, Cà Mau, Trà Vinh,…. Bên cạnh đó, Công ty Cổ phần Đầu tư Tâm Mặt Trời không ngừng cải tiến công nghệ sản xuất để tạo ra thêm nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn hơn để khẳng định vị thế của mình trên thị trường thế giới, nâng tỷ lệ xuất khẩu từ 20% lên 40%. Đặc biệt, là các nước châu Á và châu Âu. 1.6 Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực là một yếu tố mang tính quyết định trong quá trình sản xuất đối với tất cả cá Doanh nghiệp. Đồng thời, nó cũng là một trong những động lực quan trọng đảm bảo cho các Doanh nghiệp nói chung và Công ty Cổ phần Đầu tư Tâm Mặt Trời nói riêng không ngừng phát triển và đứng vững trên thị trường. Hiện nay, Công ty Cổ phần Đầu tư Tâm Mặt Trời có một đội ngũ nhân lực mạnh và có chất lượng cao về chuyên môn, cũng như trình độ. Đây chính là một trong những nhân tố giúp Công ty ngày càng lớn mạnh. Do đặc thù của Công ty là kinh doanh trên nhiều lĩnh vực từ SXKD đến kinh doanh dịch vụ nên đòi hỏi nên đội ngũ lao động của Công ty rất đông. Tuy nhiên, nguồn lao động nữ bao giờ cũng chiếm số lượng lớn hơn nguồn lao động nam. Năm 2010, lao động nữ chiếm 79.1% lao động nam chiếm 20.9%. Trong đó, số lao động phổ thông chiếm số lượng lớn trong đội ngũ nhân lực của Công ty là 56.5%. Thu nhập bình quân của nhân viên trong Công ty từng bước được nâng cao từ 1.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng từ đầu năm 2010 đến nay. Chỉ tiêu  Năm 2009  Năm 2010   Thu nhập bình quân (người/tháng)  1.500.000  2.000.000   Công ty luôn quan tâm đến việc đào tạo Cán bộ, nâng cao tay nghề cho người lao động. Hiện nay, Công ty Cổ phần Đầu tư Tâm Mặt Trời đang có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho Cán bộ, Công nhân viên vừa học vừa làm để nâng cao trình độ, cũng như trình độ chuyên môn. Công ty luôn có chính sách ưu đãi, phúc lợi và đào tạo cho Công nhân viên, lao động. Thường xuyên tổ chức mở các buổi đào tạo về: đạo đức con người, đạo đức nghề nghiệp, các lớp đào tạo kỹ năng, du lich dã ngoại,…cho Cán bộ, công nhân viên với sự thuyết giảng của những chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu con người. II Công tác tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Đầu tư Tâm Mặt Trời 2.1 Công tác tổ chức quản lý của Công ty Công ty Cổ phần Đầu tư Tâm Mặt Trời đã xây dựng phương thức quản lý chuyển từ tính chất tập trung vào một vài các nhân lãnh đạo và chịu sự chi phối của cấp trên sang tính chất tự quyết, lãnh đạo và kiểm soát của một tập thể các cổ đông. - Chủ tịch HĐQT: Là người lập chương trình, kế hoạch hoạt động của HĐQT; giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT; Chủ tọa họp Đại hội đồng cổ đông;…..Hay nói cách khác, Chủ tịch HĐQT là người quyết định và điều hành toàn bộ hoạt động của - Tổng Giám Đốc: Là người điều hành mọi hoạt động SXKD, tổ chức thực hiện các quyết định của Công ty, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động liên doanh hằng ngày của Công ty. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. - Ban kiểm soát: Là những người có nhiệm vụ giám sát và đánh giá hoạt động kinh doanh của Công ty, báo cáo tài chính của Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình. Là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban kiểm tra độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc. - Phó Tổng Giám Đốc : Là người giúp việc cho Tổng Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về phần việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc đã được Tổng Giám đốc ủy quyền và phân công theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước và Điều lệ của Công ty. - Phòng tổ chức - Hành chính: quản lý lưu trữ công văn đi đến của Công ty, quản lý hồ sơ Cán bộ, công nhân viên. Tham mưu với Ban Tổng Giám đốc Công ty giải quyết các chế độ chính sách theo quy định của Nhà nước về lương, thưởng, kỷ luật, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, đào tạo, tuyển dụng lao động,… Phòng tổ chức – Tài chính còn có chức năng xây dựng phương án kiện toàn bộ máy tổ chức của Công ty, thực hiện công tác hành chính quản trị. - Phòng Tài vụ: có 2 chức năng + Chức năng thông tin: Phản ánh thực trạng về đối tượng được quản lý thông qua những thông tin được thể hiện dưới dạng là các chỉ tiêu kinh tế được lựa chọn có cơ sở khoa học, đặc trưng hoạt động của mỗi đối tượng được quản lý. + Chức năng kiểm tra: Bao gồm rất nhiều phần nhiệm vụ như kiểm tra thực hiện kế hoạch, kiểm tra tính mục đích của các nghiệp vụ hoạt động, căn cứ pháp lý của các nghiệp vụ kinh doanh, kiểm tra việc duy trì chế độ tiết kiệm và bảo vệ tài sản của công. - Phòng Kế hoạch – Kinh doanh: Có nhiệm vụ lập kế hoạch về SXKD, đầu tư mở rộng quy mô SXKD – thị trường tiêu thụ và thực hiện các dự án đầu tư ngắn hạn và dài hạn của Công ty. Ngoài ra, có chức năng xác định mục tiêu, phương hướng hoạt động SXKD để đạt hiệu quả cao nhất. Báo cáo tình hình hoạt động SXKD của Công ty cho Ban Giám đốc và các Sở, ban, ngành có liên quan theo định kỳ và theo yêu cầu. - Phòng Tài chính – Kết toán: Có chức năng lập kế hoạch sử dụng và quản lý nguồn tài chính của Công ty, phân tích các hoạt động kinh tế, tổ chức công tác hạch toán kế toán theo đúng chế độ kế toán thống kê và chế độ quản lý tài chính của Nhà nước. - Phòng kỹ thuật – Công nghệ: Có chức năng hoạch định chiến lược phát triển khoa học công nghệ, ứng dụng khoa học công nghệ mới, nâng cấp hoặc thay thế máy móc, thiết bị có tính chất kinh tế cao, tham gia giám sát các công trình đầu tư của Công ty. - Phòng kế hoạch vật tư: Lập kế hoạch sản xuất, theo dõi các mã hàng, làm các thủ tục xuất hàng, vận chuyển hàng hóa, quản lý các kho hàng của Công ty. - Phòng quản lý chất lượng và chống thất thoát: Lập kế hoạch và phương án kiểm soát công tác phòng và chống thất thoát trong sản phẩm; phân tích hiệu suất sản phẩm, ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất; Tham mưu với Tổng Giám đốc các vấn đề liên quan đến công tác phòng và chống thất thoát – quản lý chất lượng sản phẩm,…. - Phòng môi trường: Căn cứ vào tình hình hoạt động SXKD của Công ty, chức năng của Phòng là phối hợp với các phòng ban của Công ty để tham mưu giúp Ban Tổng Giám đốc trong việc quản lý và điều hành những công tác có liên quan đến lĩnh vực môi trường nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất chương trình mà Công ty đã đề ra từ ngày đầu mới thành lập. Hình: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Đầu tư Tâm Mặt Trời 2.2Tổ chức sản xuất của Công ty Tổ chức sản xuất của Công ty mang tính mở rộng, làm theo hình thức chuyên môn hóa. Quan hệ liên kết của Công ty được thực hiện tương đối rất tốt qua các khâu sản xuất sản phẩm. Trong khâu sản xuất, Công ty không ngừng cải thiện chu trình sản xuất, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm sản xuất với các đối tác theo hướng đôi bên cùng có lợi. Công ty có chính sách tiết kiệm trong việc sử dụng trang thiết bị và công cụ sản xuất, hạn chế lãng phí, giúp phát huy hơn nữa công suất hoạt động. Và Công ty cũng không ngừng tăng cường đào tạo nguồn lao động, để nâng cao năng suất lao động. Công ty rất chú trọng thị hiếu của người tiêu dùng nên Công ty luôn có đội ngũ đi sâu nghiêm cứu và phân tích nhu cầu của người tiêu dùng. Từ đó, Công ty không ngừng có nhiều sản phẩm với những mẫu mã hợp thời trang cũng như nguồn cung hiện tại, thu hút được lượng lớn người tiêu dùng. Trong khâu tiêu thụ, Công ty còn tổ chức hoạt động tiêu thụ từ nghiêm cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng, tổ chức kênh phân phối, xây dựng thương hiệu, quảng cáo,..theo hướng cạnh tranh lành mạnh. Có thể nói, mức độ liên kết Doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ rất chặt chẽ nhưng chưa nhiều. Vì đây là giai đoạn Công ty mở rộng thị trường tiêu thụ. Trong lĩnh vực sản xuất, Công ty tiến hành với trình độ chuyên môn cao, đảm bảo chất lượng cũng như số lượng sản phẩm. Cho nên cơ cấu sản phẩm của Công ty rất đa dạng, dần dần khẳng định vị trí của Công ty trên thị trường. 2.3 Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 2.3.1 Giới thiệu về các chuẩn mực kế toán và chính sách kế toán áp dụng tại Công ty Cổ phần Đầu tư Tâm Mặt Trời - Công ty bắt đầu kỳ kế toán từ ngày 01/ 01 và kết thúc là ngày 31/ 12 mỗi năm - Đơn vị tiền tệ Công ty sử dụng trong kế toán là Đồng Việt Nam (VND) - Chế độ kế toán Công ty áp dụng là Chế độ kế toán Doanh nghiệp Việt Nam - Kế toán áp dụng : Kế toán bằng tay - Hình thức sổ sách kế toán áp dụng: Nhật ký chung - Phương pháp khấu hao TSCD: Khấu hao TSCD đượ tính theo phương pháp đường thẳng. - Phương pháp áp dụng tính thuế: Phương pháp khấu trừ - Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền lương và tương đương tiền: Trong kỳ kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được chuyển sang VND thực tế tại ngày phát sinh theo tỷ giá thông báo của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. - Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Hàng tồn kho được tính theo giá gốc; Giá hàng xuất kho và hàng tồn kho được tính theo phương pháp tính giá bình quân gia quyền tháng; Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên - Nguyên tắc tính thuế: Thuế GTGT hàng xuất khẩu 0% + Thuế GTGT hànng nội địa 10% + Thuế suất thuế Thu hập Doanh nghiệp theo tỷ lệ quy định của Nhà nước tính trên thu nhập chịu thuế. + Dịch vụ đào tạo không thuộc đối tượng chịu thuế + Các loại thuế khác tính theo quy định hiện hành 2.3.2 Tổ chức Bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Đầu tư Tâm Mặt Trời Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình tập trung. Các NVKT phát sinh được tập trung ở Phòng kế toán của Công ty. Tại đây thực hiện việc tổ chức hướng dẫn và kiểm tra thực hiện toàn bộ phương pháp thu thập thông tin ban đầu, thực hiện đầy đủ chiến lược ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán và chế độ quản lý tài chính theo đúng quy định của Bộ tài chính, cung cấp một đầy đủ, chính xác, kịp thời những thông tin về tình hình tài chính của Công ty. Từ đó tham mưu với Ban Tổng Giám đốc để đề ra biện pháp và các quy định phù hợp với đường lối phát triển của Công ty. Tổ chức Bộ máy kế toán của Công ty bao gồm: - Trưởng phòng Kế toán: Là một (kế toán tổng hợp), là người đứng đầu Bộ máy kế toán của Công ty, kiểm tra đôn đốc các kế toán viên thành phần trong công việc, chỉ đạo các nhân viên trong phòng, lập kế hoạch SXKD hàng năm. Kiểm tra xét duyệt toàn bộ các công tác hạch toán, các báo cáo quyết toán quỹ, nắm soát tình hình biến động về vốn của Công ty, tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc quản lý và sử dụng vốn, ký duyệt các tài liệu kế toán, phổ biến chủ trương và chỉ đạo thực hiện chủ trương về chuyên môn. - Phó phóng kế toán: (kế toán TSCĐ) phụ trách công tác kế toán của Công ty, đồng thời kiêm kế toán tổng hợp, kiểm tra đôn đốc các kế toán viên trong công việc. Tập hợp các bảng kê chi tiết, phân bổ các khoản chi phí vào giấy đăng ký chứng từ ghi số, lập sơ đồ chữ T, xác định kết quả kinh doanh vào sổ cái tổng hợp, báo cáo quyết toán quý, năm. Đồng thời, chịu trách nhiệm theo dõi toàn bộ tình hình tăng, giảm của tài sản trong Công ty, tính và trích khấu hao cho TSCĐ. - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: tính toán và hạch toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, các khoản khấu trừ vào lươg, các khoản thu nhập, trợ cấp cho cán bộ, công nhân viên trong Công ty. Hàng tháng, căn cứ vào sản lượng sản phẩm sản xuất được và đơn giá lương của Công ty cùng với hệ số lương gián tiếp, ghi nhận bảng thanh toán lương do các nhân viên ở Phòng kế tóa gửi lên, tổng hợp số liệu lập bảng thanh toán lương của Công ty, lập bảng phân bổ. - Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, CPSX và tính giá thành: Có nhiệm vụ tổng hợp tài liệu từ các phần hành kế toán khác nhau để theo dõi trên các bảng kê, bảng phân bổ làm cơ sở cho việc tính chi phí và tính giá thành sản phẩm. Đồng thời, cũng theo dõi cả phần công cụ, dụng cụ, phụ liệu; nhận các báo cáo gửi lên, lập báo cáo nguyên vật liệu, căn cứ vào bảng phân bổ, bảng tổng hợp CPSX để cuối tháng ghi vào bảng kê. Tiến hành tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn (phương pháp trực tiếp) - Kế toán thanh toán: chịu trách nhiệm trong việc thanh toán và tình hình thanh toán và công nợ phải trả của Công ty. Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ gốc rồi viết phiếu thu, chi (đối với tiền mặt), ủy nhiệm chi, séc,…(đối với tiền gửi ngân hàng). Hàng tháng, lập bảng kê tổng hợp séc và các sổ chi tiết đối chiếu với sổ sách thủ quỹ, sổ phụ ngân hàng, lập kế hoạch tiền gửi cho ngân hàng có quan hệ giao dịch. Quản lý các TK 111, 112, các TK chi tiết của nó và phụ trách TK 131, 136, 141, 331, 333. - Kế toán vật tư, duyệt lương và theo dõi các đại lý (chi nhánh): Làm nhiệm vụ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Cuối tháng, tổng hợp số liệu, lập bảng kê theo dõi nhập – xuất – tồn và nộp báo cáo cho bộ phận kế toán tính giá thành. Phụ trách TK 152, 153. Khi có yêu cầu, kết hợp với các bộ phận chức năng khác tiến hành kiểm kê lại vật tư, đối chiếu với sổ kế toán. Nếu thiếu hụt sẽ tìm nguyên nhân và biện pháp xử lý ghi trong biên bảng kiểm kê; chịu trách nhiệm cuối cùng của quá trình tính lương vá các khoản trích theo lương, căn cứ vào đó để tập hợp lên bảng phân bổ lương và theo dõi tình hình tiêu thụ của Công ty. - Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt của Công ty, hằng ngày căn cứ vào phiếu thu chi tiền mặt để xuất hoặc nhập quỹ tiền mặt, ghi sỗ quỹ phần thu chi. Sau đó, tổng hợp, đối chiếu thu – chi với kế toán có liên quan. - Nhân viên thủ kho: Thực hiện việc nhập kho và xuất kho thông qua Phiếu nhập kho và Phiếu xuất kho. Theo định kỳ tổng hợp và báo cáo lên Phòng kế toán của Công ty về tinh hình tồn, nhập trong kỳ quy định. - Nhân viên thống kê: Có nhiệm vụ theo dõi từ khi nguyên liệu đưa vào sản xuất đến lúc giao thành phẩm cho Công ty. Cụ thể như: + Từng chủng loại nguyên vật liệu đưa vào sản xuất theo từng sản phẩm. + Số lượng bán thành phẩm cắt ra, tình hình nhập, xuất kho thành phẩm và các phần việc sản xuất đạt được để tính lương cho cán

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docphan_noi_dung_(2).doc
  • docphan_dau_(2).doc
Luận văn liên quan