Tổng quan chung tình hình y tế Việt Nam 2001-2010 và định hướng y tế Việt Nam 2011-2010 qua các số liệu thống kê và tổng quan tài liệu nghiên cứu

Tổng quan nhằm cung cấp một bức tranh về tình hình Y tế Việt Nam trong giai đoạn 2001-2010 để rút ra những cơ hội và thách thức đốI với sức khoẻ của người Việt Nam hiện nay; trên cơ sở đó thử nêu định hướng cho Y tế Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Tổng quan được chuẩn bị theo 3 tiếp cận là: 1. Tiếp cận hệ thống 2. Tiếp cận dịch tễ học 3. Tiếp cậnh kinh tế học. Dựa trên 3 tiếp cận này, tổng quan phân tích 4 vấn đề sau đây: 1. Giai đoạn 2001-2010 trong quá trình phát triển của Y tế Việt Nam (phân tích theo tiếp cận hệ thống) 2. Sức khoẻ và bệnh tật/Yếu tố ảnh hưởng sức khoẻ và bệnh tật giai đoạn 2001-2010 (phân tích theo tiếp cận dịch tễ học) 3. Nhu cầu và cung ứng CSSK/Yếu tố ảnh hưởng cung cầu CSSK giai đoạn 2001-2010 (phân tích theo tiếp cận kinh tế học) 4. Cơ hội và thách thức cho Y tế/Định hướng Y tế giai đoạn 2011-2020 (phân tích tổng hợp) Tiếp cận hệ thống giúp xác định hệ thống Y tế Việt Nam trong từng giai đoạn, từng phân kỳ phát triển thuộc mô hình nào trong các mô hình sau đây. Chính tiếp cận này cho phép phân tích xu thế phát triển, định hướng của một hệ thống Y tế. 1. Mô hình hệ thống Y tế công kiểu Beveridge (Anh quốc) là một hệ thống hoàn chỉnh không gắn với hệ thông hành chính, hoạt động bằng ngân sách lấy từ thuế thu nhập. 2. Mô hình hệ thống Y tế xã hội chủ nghĩa kiểu Semasko (Liên Xô) là một hệ thống do Nhà nước tài chính và cung ứng. 3. Hệ thống Y tế phúc lợi theo mô hình Bismark (Đức, Pháp) là hệ thống Y tế dựa trên bảo hiểm Y tế toàn dân; mỗi người dân phải đóng bảo hiểm Y tế theo mức thu nhập của mình; những người thu nhập thấp được Nhà nước đóng hộ bảo hiểm Y tế. 4. Hệ thống Y tế tư nhân theo mô hình Y tế Mỹ là một hệ thống dựa chủ yếu trên cung ứng dịch vụ Y tế tư và bảo hiểm tư; Nhà nước và cộng đồng hỗ trợ cho người nghèo và người già thông qua một số cơ sở Y tế cộng đồng và bảo hiểm Nhà nước (Quỹ KCB cho người nghèo, quỹ KCB cho người già) 5. Hệ thống Y tế công tư kết hợp là hệ thống dựa trên sự phân tách giữa cung ứng và tài chính. Công và tư. Cung ứng có phần công, có phần tư. Tài chính có phần công, có phần tư. Mỗi quốc gia có thể có tài chính công đến mức nào, tài chính tư đến mức nào và cung ứng tư đến mức nào, cung ứng công đến mức nào. Tiếp cận dịch tễ học giúp xác định tình hình sức khoẻ và bệnh tật, các yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ và bệnh tật và xu thế thay đổi của sức khoẻ và bệnh tật dựa trên các chỉ số sức khoẻ và bệnh tật. Chỉ tiêu phát triển thiên niên kỷ về con người trong đó có các chỉ số sức khoẻ và bệnh tật của người Việt Nam là một cơ sở để phân tích. Tiếp cận kinh tế học coi CSSK là một loại hàng hoá đặc biệt có nhu cầu, có cung ứng. Nhu cầu trong CSSK là nhu cầu (need) thay cho yêu cầu (demand) của kinh tế học nói chung.

doc68 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4022 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng quan chung tình hình y tế Việt Nam 2001-2010 và định hướng y tế Việt Nam 2011-2010 qua các số liệu thống kê và tổng quan tài liệu nghiên cứu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG QUAN CHUNG TÌNH HÌNH Y TẾ VIỆT NAM 2001-2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG Y TẾ VIỆT NAM 2011-2020 QUA CÁC SỐ LIỆU THỐNG KÊ & TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU Tổng quan nhằm cung cấp một bức tranh về tình hình Y tế Việt Nam trong giai đoạn 2001-2010 để rút ra những cơ hội và thách thức đốI với sức khoẻ của người Việt Nam hiện nay; trên cơ sở đó thử nêu định hướng cho Y tế Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Tổng quan được chuẩn bị theo 3 tiếp cận là: 1. Tiếp cận hệ thống 2. Tiếp cận dịch tễ học 3. Tiếp cậnh kinh tế học. Dựa trên 3 tiếp cận này, tổng quan phân tích 4 vấn đề sau đây: 1. Giai đoạn 2001-2010 trong quá trình phát triển của Y tế Việt Nam (phân tích theo tiếp cận hệ thống) 2. Sức khoẻ và bệnh tật/Yếu tố ảnh hưởng sức khoẻ và bệnh tật giai đoạn 2001-2010 (phân tích theo tiếp cận dịch tễ học) 3. Nhu cầu và cung ứng CSSK/Yếu tố ảnh hưởng cung cầu CSSK giai đoạn 2001-2010 (phân tích theo tiếp cận kinh tế học) 4. Cơ hội và thách thức cho Y tế/Định hướng Y tế giai đoạn 2011-2020 (phân tích tổng hợp) Tiếp cận hệ thống giúp xác định hệ thống Y tế Việt Nam trong từng giai đoạn, từng phân kỳ phát triển thuộc mô hình nào trong các mô hình sau đây. Chính tiếp cận này cho phép phân tích xu thế phát triển, định hướng của một hệ thống Y tế. 1. Mô hình hệ thống Y tế công kiểu Beveridge (Anh quốc) là một hệ thống hoàn chỉnh không gắn với hệ thông hành chính, hoạt động bằng ngân sách lấy từ thuế thu nhập. 2. Mô hình hệ thống Y tế xã hội chủ nghĩa kiểu Semasko (Liên Xô) là một hệ thống do Nhà nước tài chính và cung ứng. 3. Hệ thống Y tế phúc lợi theo mô hình Bismark (Đức, Pháp) là hệ thống Y tế dựa trên bảo hiểm Y tế toàn dân; mỗi người dân phải đóng bảo hiểm Y tế theo mức thu nhập của mình; những người thu nhập thấp được Nhà nước đóng hộ bảo hiểm Y tế. 4. Hệ thống Y tế tư nhân theo mô hình Y tế Mỹ là một hệ thống dựa chủ yếu trên cung ứng dịch vụ Y tế tư và bảo hiểm tư; Nhà nước và cộng đồng hỗ trợ cho người nghèo và người già thông qua một số cơ sở Y tế cộng đồng và bảo hiểm Nhà nước (Quỹ KCB cho người nghèo, quỹ KCB cho người già) 5. Hệ thống Y tế công tư kết hợp là hệ thống dựa trên sự phân tách giữa cung ứng và tài chính. Công và tư. Cung ứng có phần công, có phần tư. Tài chính có phần công, có phần tư. Mỗi quốc gia có thể có tài chính công đến mức nào, tài chính tư đến mức nào và cung ứng tư đến mức nào, cung ứng công đến mức nào. Tiếp cận dịch tễ học giúp xác định tình hình sức khoẻ và bệnh tật, các yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ và bệnh tật và xu thế thay đổi của sức khoẻ và bệnh tật dựa trên các chỉ số sức khoẻ và bệnh tật. Chỉ tiêu phát triển thiên niên kỷ về con người trong đó có các chỉ số sức khoẻ và bệnh tật của người Việt Nam là một cơ sở để phân tích. Tiếp cận kinh tế học coi CSSK là một loại hàng hoá đặc biệt có nhu cầu, có cung ứng. Nhu cầu trong CSSK là nhu cầu (need) thay cho yêu cầu (demand) của kinh tế học nói chung. 1. GIAI ĐOẠN 2001-2010 CỦA Y TẾ VIỆT NAM (Phân tích hệ thống) 1.1. Ba giai đoạn phát triển của Y tế Việt Nam Ngành Y tế Việt Nam đã trải qua 3 giai đoạn sau: Giai đoạn trước cải tạo xã hội chủ nghĩa (1946-1959), Giai đoạn Y tế xã hội chủ nghĩa theo mô hình Y tế Semasko (1959-1989), Giai đoạn đổi mới (từ sau 1989 đến nay). 1.1.1. Giai đoạn trước cải tạo xã hội chủ nghĩa Giai đoạn trước cải tạo xã hội chủ nghĩa có một phân kỳ chiến tranh và một phân kỳ hoà bình. Sau khi thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (1945), một hệ thống Y tế đã được thiết lập trên cơ sở nền Y tế thuộc địa trước đó. Phân kỳ chiến tranh trong kháng chiến chống Pháp (1946-1954) có một hệ thống Y tế công tư kết hợp thoát thai từ hệ thống Y tế thuộc địa kiểu Pháp. Tuy còn rất non trẻ, hệ thống Y tế này đã phải đương đầu với chiến tranh (kháng chiến chống Pháp) và với các bệnh lưu hành nặng nề như bệnh sốt rét và các bệnh dịch nguy hiểm như dịch đậu mùa, dịch bại liệt,… Nhà nước chưa thể huy động nhiều nguồn lực công cho Y tế nên phải động viên lòng yêu nước, huy động các nguồn lực công và tư, huy động Đông Y và Tây Y, huy động dân Y và quân Y. Ngay từ thời kỳ đầu, ngành Y tế Việt Nam non trẻ đã chủ trương coi vệ sinh phòng bệnh và nâng cao sức khoẻ là chiến lược dựa trên các biện pháp có thể lúc đó như tiêm chủng (chủng đậu) và giáo dục Y tế. Lúc này, nhân lực y tế yếu về chất lượng và thiếu về số lượng. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà đã phải giải quyết khó khăn nhân lực Y tế bằng cách đào tạo nhiều loại hình nhân lực Y tế, đã mở ra đào tạo loại hình Y sĩ, đã đưa sinh viên Y khoa ngay từ những năm đầu ra chiến trường và về địa phương thực hành. Song song với hệ thống Y tế chính thống kháng chiến, một hệ thống Y tế tạm chiếm theo kiểu trước năm 1945 (hệ thống Y tế thuộc địa kiểu Pháp) cũng đồng thời hoạt động tại một số thành phố và thị xã do người Pháp chiếm đóng. Sau hội nghị Geneve năm 1954, hệ thống Y tế kháng chiến và hệ thống Y tế tạm chiếm được nhập vào thành một hệ thống Y tế chung tại phía Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 17. Hệ thống Y tế này được tổ chức theo khuôn khổ của quản lý hành chính Nhà nước với 3 cấp: quản lý hành chính là trung ương (Bộ Y tế), tỉnh (sở Y tế tại các thành phố và ty y tế tại các tỉnh) và huyện (phòng Y tế). Một hệ thống phòng bệnh dần dần được thiết lập với các viện đầu ngành như Viện Vệ sinh Dịch tễ (Viện Pasteur), Viện Sốt rét Ký sinh trùng và Công trùng, Viện Lao và bệnh phổi, v.v..., các trạm Y tế tại tuyến huyện và các đội phòng bệnh tại tuyến huyện. Một hệ thống khám chữa bệnh cũng dần dần hình thành với các bệnh viện và các phòng khám bệnh bao gồm các bệnh viện trung ương, các bệnh viện tuyến tỉnh và các bệnh viện tuyến huyện (cho các huyện lớn). Hệ thống Y tế cơ sở cũng dần dần được hình thành với sự thiết lập các trạm y tế xã và các y tế thôn bản. Hệ thống Y tế thôn bản là một sáng kiến lớn của Việt Nam. Hệ thống Y tế này dựa vào tài chính của các hợp tác xã; nhân viên của trạm Y tế xã được hưởng công điểm như các xã viên và làm việc phục vụ nhân dân của xã; nhân dân trong xã đóng góp sức người sức của để xây dựng trạm Y tế xã, Nhà nước (các phòng Y tế và sở Y tế) giúp đào tạo nhân lực, hướng dẫn và quản lý chuyên môn. Việt Nam đã phát tiển nhân viên Y tế cộng đồng ngay từ thời gian này với phương thức đào tạo y tế 3 tháng, y tế 6 tháng, y tế 9 tháng lấy nguồn nhân lực cho đi đào tạo y tá và y sĩ. Nhiều phong trào vệ sinh yêu nước đã được phát động. Trong thời gian này, các cơ sở Y tế công và tập thể được phát triển mạnh. Song, nhiều cơ sở Y tế tư vẫn tồn tại bao gồm các bệnh viện tư như bệnh viện Saint Paul của Toà xứ Hà Nội, các phòng khám bệnh của tư, các nhà thuốc tư, v.v… 1.1.2. Giai đoạn Y tế xã hội chủ nghĩa Năm 1989, cùng với chủ trương cải tạo xã hội chủ nghĩa, hệ thống Y tế công tư đã chấm dứt và thay vào đó là hệ thống Y tế xã hội chủ nghĩa theo mô hình Semasko (Liên Xô). Các cơ sở Y tế tư bao gồm cả dược tư đều được cải tạo xã hội chủ nghĩa và đưa vào hoạt động tại các cơ sở Y tế công hay tập thể; chỉ còn một số nhỏ lang Y được hoạt động tư nhân tại cộng đồng theo truyền thống từ trước. Hệ thống Y tế Semasko với đặc điểm Nhà nước cung ứng và tài chính các dịch vụ Y tế kết hợp với mạng lưới trạm Y tế xã và Y tế thôn bản do nhân dân đóng góp sức người sức của để xây dựng, do các hợp tác xã nông nghiệp tài chính bằng công điểm như các xã viên, do Nhà nước đào tạo và quản lý về chuyên môn là đặc thù của hệ thống Y tế xã hội chủ nghĩa của Việt Nam từ 1959 đến 1989. Hệ thống Y tế xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã đóng góp quan trọng vào công cuộc bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong chiến tranh phá hoại và trong xây dựng hoà bình thống nhất đất nước. Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam nhờ vậy đã cao hơn so với nhiều quốc gia có mức thu nhập tương đương. Những kinh nghiệm của hệ thống Y tế xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được tổ chức Y tế thế giới (thuộc Liên hiệp quốc) đánh giá cao về tính công bằng và hiệu quả. Ý tưởng chăm sóc sức khoẻ ban đầu đã được thể hiện tại Việt Nam thông qua hệ thống trạm Y tế xã và Y tế thôn bản, thông qua việc phát triển nhân viên Y tế cộng đồng với việc đào tạo Y tế ba tháng, y tế 6 tháng và Y tế 9 ttháng cuối thập kỷ 1950 và đầu thập kỷ 1960. Từ 1959 đến 1975, hệ thống Y tế xã hội chủ nghĩa Việt Nam đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong xậy dựng xã hội chủ nghĩa và chống chiến tranh phá hoại. Trong thời gian này, hệ thống Y tế dự phòng đã phát triển tương đối hoàn chỉnh. Nhiều bệnh dịch đã được khống chế và tiêu diệt như đã sớm tiêu diệt bệnh đậu mùa, khống chế bệnh sốt rét, bệnh bại liệt, v.v… Cũng trong thời gian này, hệ thống khám chữa bệnh cũng đã được mở rộng, hầu hết các tỉnh đã có bệnh viện đa khoa tỉnh tương đối hoàn chỉnh (trên 300 giường bệnh); một số tỉnh có các bệnh viện chuyên khoa; hầu hết các huyện có bệnh viện đa khoa huyện (trên 50 giường bệnh); ngoài ra có nhiều phòng khám bệnh liên xã. Mạng lưới trạm Y tế xã bao phủ hầu hết các xã và Y tế thôn bản có mặt ở hầu hết các thôn. Các bệnh viện có chủ yếu là bác sĩ hoạt động và các trạm Y tế có chủ yếu là Y sĩ hoạt động. Hầu hết các trạm Y tế xã có quầy thuốc và Y tế xã có túi thuốc. Song song với hệ thống Y tế xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc (nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà), một hệ thống Y tế công tư kết hợp đồng thời hoạt động tại các tỉnh phía Nam. Sau ngày thống nhất đất nước, từ 1975 đến 1989, các tỉnh phía Nam cũng dần dần xây dựng hệ thống Y tế xã hội chủ nghĩa theo mô hình của miền Bắc. Tuy nhiên, các tỉnh phía Nam còn cho phép một số phòng khám bệnh tư và cửa hiệu thuốc tư hoạt động do những đặc điểm của xã hội các tỉnh phía Nam có yêu cầu. Hệ thống Y tế xã hội chủ nghĩa trên phạm vi cả nước đã góp phần quan trọng vào việc phục vụ sức khoẻ nhân dân, chống chiến tranh biên giới, khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước. Trong thời gian này, Việt Nam đã đáp ứng tuyên ngôn Alma Ata, thực hiện chăm sóc sức khoẻ ban đầu nhằm mục tiêu chiến lược “sức khoẻ cho mọi người năm 2000”. 1.1.3. Giai đoạn Y tế “đổi mới” Vào cuối thập kỷ 1980, nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Người ta ví tốc độ của lạm phát trong thời gian này ngang với tốc độ của tên lửa (the rocket speed inflation) trên nhiều báo chí quốc tế và trong nước. Cả hai miền Nam và Bắc của đất nước không còn những khoản viện trợ hồi sinh như trước đây. Ngành Y tế cũng không đứng ngoài khó khăn này. Một số cơ sở Y tế hầu như có thể phải dừng hoạt động do thiếu ngân sách. Dụng cụ Y tế của hầu hết các bệnh viện đã cũ và không được thay thế. Để tiếp tục hoạt động, ngành Y tế phải cho phép các bệnh viện công được thu một phần viện phí đáp ứng yêu cầu chi phí thường xuyên. Đồng thời, ngành Y tế cũng phải cho phép các cơ sở Y tế tư nhân và các cơ sở dược tư nhân hoạt động, đáp ứng nhu cầu CSSK mà hệ thống Y tế công không thể đáp ứng được vào lúc này. Như vậy, Nhà nước không còn là người cung ứng và tài chính duy nhất cho các dịch vụ Y tế. Và, như vậy, nguyên lý của hệ thống Y tế Semasko đã không còn được tôn trọng. Một hệ thống Y tế mới được hình thành và được gọi là hệ thống Y tế “Đổi mới” cùng với sự đổi mới kinh tế xã hội trong cả nước. Về cơ bản đây là một hệ thống Y tế tuân thủ những nguyên lý của kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa (hướng tới công bằng, hiệu quả và phát triển). Đổi mới kinh tế xã hội tuy làm cho nền kinh tế hồi sinh và tăng trưởng, song cũng đẩy mạnh xã hội phân tầng giàu nghèo, làm cho khoảng cách giữa nông thôn và thành thị ngày một lớn thêm, làm cho sự cách biệt thu nhập giữa người giàu và người nghèo ngày một xa thêm. Hệ thống Y tế công tư với nhiều yếu tố tư làm cho người nghèo không còn được tiếp cận dịch vụ Y tế như trước, làm cho nhiều người cần dịch vụ Y tế nhất (người nghèo) lại không được hưởng dịch vụ Y tế. Có ý kiến cho rằng kinh tế xã hội có thể phát triển theo xu thế thị trường, nhưng không nhất thiết Y tế phát triển theo xu thế thị trường. Câu hỏi được đặt ra vào lúc này là: “Vậy, hệ thống Y tế Việt Nam nên theo mô hình nào?” Trở về hệ thống Y tế Semasko là không thể vì Nhà nước không đủ tiền để cung ứng và tài chính cho dịch vụ Y tế cũng như các dịch vụ công khác. Đi theo hệ thống Beveridge cũng không được vì hệ thống này đòi hỏi người dân phải đóng thuế thu nhập đủ để trang trải cho Y tế và giáo dục bởi lẽ người Việt Nam vào lúc này không có thu nhập đủ để đóng thuế thu nhập. Đi theo hệ thống Bismark lại càng không được vì hệ thống này đòi hỏi người dân phải đóng bảo hiểm Y tế dựa trên thu nhập cá nhân của họ và người Việt Nam, nhất là nông dân Việt Nam, không quen đóng tiền kiểu này. Vậy, trước mắt lúc này chỉ còn hệ thống Y tế công tư kết hợp có thể tạm thời được chấp nhận. Tuy nhiên, hệ thống Y tế Việt Nam vẫn phải hướng tới một hệ thống Y tế dựa trên bảo hiểm Y tế toàn dân để bảo đảm công bằng trong CSSK, bảo đảm cho sự phát triển bền vững. Giai đoạn đổi mới 1990-2000 đã được GS Phạm Song nêu lên trong tài liệu “Những vấn đề cơ bản về Y tế, KHHGĐ, vệ sinh môi trường 1990-2000” (Nhà Xuất bản Y học, 2001). Giai đoạn 2001-2010 là giai đoạn Y tế Việt Nam sau đổi mới, tiếp sau giai đoạn 1990-2000. Nếu giai đoạn 1990-2000 là giai đoạn thực hiện đổi mới thì giai đoạn 2001-2010 là giai đoạn hoàn thiện đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa (hướng tới mục đích công bằng, hiệu quả và phát triển). Nếu giai đoạn 1990-2000 là giai đoạn còn tranh cãi về cái được và cái chưa được của “Đổi mới”, còn phân vân giữa nên tiếp tục đổi mới hay quay lại hệ thống Y tế trước đây thì giai đoạn 2001-2010 là giai đoạn khẳng định hướng đi của đổi mới. 1.2. Ba phân kỳ của giai đoạn 2001-2010 Sự khẳng định này có 3 phân kỳ là “Phân kỳ xã hội hoá” (Đỗ Nguyên Phương), “Phân kỳ quản lý Nhà nước” (Trần Thị Chung Chiến) và “Phân kỳ đáp ứng xã hội” (Nguyễn Quốc Triệu). Ba phân kỳ này cũng là ba giai đoạn phát triển của Y tế Việt Nam trong quá trình đổi mới, từ việc huy động nguồn lực xã hội đến việc quản lý các nguồn lực và đến việc huy động các nguồn lực có thể sử dụng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu xã hội về y tế.. Trong giai đoạn 2001-2010, ngành Y tế Việt Nam đã phải đương đầu với thử thách của một số bệnh lây truyền mới là bệnh SARS, bệnh cúm gà (H5N1) và bệnh cún lợn (H1N1). Việc giữ cho bệnh SARS không lây truyền ra cộng đồng là một kết quả đáng được kể tới của ngành Y tế Việt Nam. 1.2.1. Phân kỳ xã hội hoá Ý tưởng cơ bản của “Đổi mới” trong Y tế là ý tưởng xã hội hoá. Sự tranh cãi về từ ngữ xã hội hoá đã được nêu lên và thảo luận trong nhiều năm; có ý kiến cho rằng thực chất xã hội hoá ở đây là tư nhân hoá trong thực hiện. Một nghiên cứu cấp Nhà nước về xã hội hoá Y tế đã thống nhất về định nghĩa của từ ngữ này. Xã hội hoá được hiểu là “một việc xưa nay chỉ có Nhà nước làm, nay mọi người, mọi gia đình, mọi tổ chức cộng đồng và xã hội bao gồm cả Nhà nước cùng có trách nhiệm thực hiện” (Đỗ Nguyên Phương và Phạm Huy Dũng, Nhà Xuất bản Chính trị, 2003). Trong thực thi, chính sách “tự chủ bệnh viện” coi là một hoạt động xã hội hoá đã gây nhiều tranh cãi nhất. Một số bệnh viện ghi ngay tại giường bệnh thu tiền là giường bệnh xã hội hoá. Chính những sự việc tương tự đã làm cho ý nghĩa xã hội hoá bị hiểu không đầy đủ. Phát triển bảo hiểm Y tế cũng là một hoạt động xã hội hoá để mọi người đóng góp chia sẻ với nhau nguy cơ chi phí bệnh tật. Tuy nhiên, phân kỳ xã hội hoá này lại phải chấp nhận việc bảo hiểm Y tế tách ra khỏi ngành Y tế để nhập vào ngành bảo hiểm. Đổi mới kinh tế xã hội và đổi mới Y tế theo ý tưởng thị trường xã hội chủ nghĩa dẫu sao cũng đặt đồng tiền giữa thầy thuốc và bệnh nhân nên đã gây nên nhiều câu chuyện về vấn đề này. Vì vậy, ngành Y tế đã đưa ra 12 điều Y đức để cán bộ Y tế thảo luận và thực hiện tùy nơi tùy lúc. Tuy những điều Y đức này chưa giải quyết được cơ bản vấn đề, song cũng nhắc nhở cán bộ Y tế những điều nên làm và những điều phải làm. Với tinh thần xã hội hoá phục vụ sức khoẻ nhân dân tuyến cộng đồng, ngành Y tế đã củng cố tuyến Y tế cơ sở, đưa ra hướng dẫn về tổ chức trung tâm Y tế huyện, tập trung quản lý chủ yếu ở hai tuyến là tuyến trung ương và tuyến tỉnh. Tuyến huyện xã được coi là tuyến chuyên môn huy động sự tham gia của Y tế tư nhân, huy động sự tham gia của xã hội cho sức khoẻ. Trong ý tưởng này, ngành Y tế phát triển bác sĩ gia đình và có chủ trương đưa bác sĩ về xã để mỗi xã có ít nhất một bác sĩ. 1.2.2. Phân kỳ quản lý Phân kỳ quản lý có ý tưởng từ chủ trương quốc gia “cải cách hành chính”. Tại tuyến vĩ mô, Nhà nước tổ chức lại các uỷ ban quốc gia DS-KHHGĐ và uỷ ban quốc gia phòng chống HIV/AIDS, đưa một bộ phận quan trọng của các uỷ ban này về Bộ Y tế. Lúc đầu, chủ trương này gây một số tranh cãi, song đã được ổn định và thực hiện thành thường quy hiện nay. Với tổ chức mới này, việc quản lý hành chính và chuyên môn được thực hiện chặt chẽ hơn, song việc huy động xã hội ít nhiều có bị ảnh huởng. Tổ chức Y tế cũng có sự thay đổi quan trọng với việc lập lại các phòng Y tế huyện. Như vậy, hệ thống quản lý Y tế lại có ba cấp là cấp trung ương (Bộ Y tế), cấp tỉnh (các sở Y tế) và tuyến huyện (các phòng Y tế). Nếu ngành Y tế tập trung quản lý đối với các hoạt động chuyên môn DS-KHHGĐ và HIV/AIDS thì ngược lại đã phân quyền quản lý đối với các hoạt động quản lý ngành. Việc tổ chức lại quản lý ngành này cũng đã gây nhiều xáo trộn và tranh cãi lúc đầu. Song, tổ chức quản lý ba cấp hiện nay cũng đã đi vào hoạt động ổn định. Tổ chức quản lý này tuy phân rõ được trách nhiệm giữa các bộ phận Y tế tuyến huyện xã; phòng Y tế quản lý (bao gồm quản lý các trạm y tế xã), bệnh viện và phòng khám bệnh chữa bệnh, trung tâm Y tế dự phòng huyện thực hiện hoạt động phòng chống bệnh; song tổ chức mới này lại bị hạn chế trong việc huy động các tuyến, các ngành, các cấp tham gia vào Y tế tuyến huyện. 1.2.3. Phân kỳ đáp ứng nhu cầu xã hội Tình hình nhu cầu CSSK ngày một tăng vượt trên mức cung ứng dịch vụ CSSK, ngày càng trở thành một bức xúc xã hội vào cuối thập kỷ 2001-2010. Tại các bệnh viện tuyến tỉnh và trung ương, bệnh nhân có khi có chỗ phải nằm 2-3 người trên một giường bệnh (kê thêm giường vào phòng bệnh). Mặt khác, chủ trương tự chủ bệnh viện khiến cho bệnh nhân dễ dàng vượt tuyến. Trước tình hình này, ngành Y tê đã tập trung nâng cấp bệnh viện các tuyến, đẩy mạnh phát triển các bệnh viện tư nhân. Tình hình nhu cầu mua thẻ BHYT cũng trở nên bức xúc vì BHYT quy định các tuyến cộng đồng phải có một tỷ lệ nhất định người mua thẻ BHYT để tránh tình trạng chỉ những người có bệnh mới có nhu cầu mua thẻ BHYT. Như vậy, nhiều người muốn mua thẻ BHYT nhưng không được mua. Ngành Y tế đã có chủ trương ai cũng được mua thẻ BHYT và có một số quy định về việc tham gia và hưởng lợi BHYT. Việc đáp ứng tức thời nhu cầu xã hội đã làm giảm tình hình căng thẳng, sức ép của nhu cầu CSSK tăng quá mức so với khả năng đáp ứng. Song việc đáp ứng tức thời này không bỏ qua những nỗ lực nhằm phát triển Y tế bền vững. Luật BHYT với định hướng tiến tới BHYT toàn dân là một minh chứng cho nỗ lực này. 1.3. Tiếp cận của tổng quan Tổng quan chung tình hình Y tế Việt Nam 2001-2010 được thực hiện từ góc độ của nhà chuyên môn và người sử dụng dựa trên tiếp cận nhân học (anthropology) về yếu, ốm và bệnh tật (sickness, illness và disease). Với tiếp cận này, tình hình chung Y tế Việt Nam 2001-2010 được nhìn nhận theo cách nhìn của người sử dụng, người hưởng lợi (bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, người dân nhận dịch vụ phòng bệnh), theo cách nhìn của xã hội về người sử dụng, người hưởng lợi và theo cách nhìn chuyên môn. Tình hình Y tế Việt Nam bao gồm tình hình sức khoẻ và bệnh tật của người Việt Nam, tình hình những yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ và bệnh tật, tình hình sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, đáp ứng khám chữa bệnh, đáp ứng phòng bệnh, đáp ứng chăm sóc sức khoẻ ban đầu, đáp ứng cung cấp thuốc, đáp ứng dịch vụ kỹ thuật cao. Quanh vấn đề nhu cầu và dịch vụ như trên, tổng quan về tình hình Y tế còn bao gồm nhận xét về hệ thống bảo đảm chất lượng của thuốc và thực phẩm, nhận xét về trang thiết bị và nhân lực y tế (nói lên chất lượng dịch vụ y tế), nhận xét về hệ thống sản xuất và cung ứng thuốc. Việc phân tích tình hình Y tế với các nội dung nói trên cho phép rút ra những nhậ
Luận văn liên quan