Tiêu thụ là một mắt xích quan trọng trong chu trình sản xuất. Thông qua tiêu thụ, HÀNG chuyển đổi thành TIỀN và tạo ra LỢI NHUẬN cho người sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Do tính đặc thù của sản phẩm thủy sản và sản xuất thủy sản ở Việt Nam, đặc biệt là của khai thác thủy sản: sản phẩm mau ươn, chóng thối; sản phẩm khai thác ngoài biển xa; quy mô sản xuất – kinh doanh nhỏ kiểu hộ gia đình, nên ngành Thủy sản nói chung, lĩnh vực khai thác thủy sản nói riêng là một ngành kinh tế có thị trường tiêu thụ sản phẩm rất đa dạng, sôi động, qua nhiều mắt xích và mang thuộc tính của thị trường hoàn hảo tương đối cao.
Do tầm quan trọng của ngành Thủy sản trong việc cung ứng thực phẩm cho người dân và cân bằng cán cân thương mại xuất nhập khẩu, Chính phủ Việt Nam đã rất quan tâm đến việc duy trì sự phát triển bền vững của ngành thủy sản. Tuy nhiên thị trường thủy sản đến nay hoạt động vẫn chưa theo một hệ thống thống nhất, giá sản phẩm rất không ổn định, nhiều lúc mang tính chất “Ảo” gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh tế của cho các đơn vị sản xuất và người tiêu dùng. Việc nghiên cứu tiếp tục đổi mới chính sách thương mại và chính sách trong phát triển thủy sản là rất cần thiết để góp phần phát triển ngành thủy sản bền vững. Với sự hỗ trợ của tổ chức UNEP, một dự án nghiên cứu: “§æi míi chÝnh s¸ch th¬ng m¹i vµ thñy s¶n, t¸i cÊu tróc chuçi gi¸ trÞ vµ t¨ng cêng nhu cÇu ngêi tiªu dïng cho qu¶n lý thñy s¶n bÒn v÷ng” được thực hiện.
Báo cáo chuyên đề “Đánh giá chuỗi cung ứng thủy sản ở Việt Nam” thuộc khuôn khổ Dự án nghiên cứu này với phạm vi đánh giá chuỗi cung ứng cho sản phẩm khai thác hải sản (KTHS). Báo cáo chuyên đề được thực hiện nhằm đưa ra sơ đồ chuỗi cung ứng sản phẩm khai thác hải sản, trên cơ sở phân tích và đánh giá các bên liên quan trong chuỗi cung ứng sản phẩm KTHS, sự biến động giá sản phẩm qua các khâu sản xuất và lưu thông, lợi ích và xung đột lợi ích giữa các bên liên quan đề xuất các giải pháp cải tiến chuỗi cung ứng nhằm nâng cao sức cạnh tranh và phát triển bền vững cho lĩnh vực KTHS.
Trong phạm vi nghiên cứu của báo cáo chuyên đề này được giới hạn trong phân tích chuỗi cung ứng của sản phẩm khai thác hải sản và chỉ phân tích đánh giá chuỗi cung ứng sản phẩm KTHS đến người tiêu dùng cuối cùng cho các sản phẩm tiêu dùng trong nước và đến các nhà nhập khẩu cho các sản phẩm xuất khẩu.
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện chuyên đề, đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
- Phương pháp chuyên khảo
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp điều tra khảo sát điển hình
- Phương pháp phân tích các bên liên quan
- Phương pháp phân tích mô tả
39 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6560 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng quan chuỗi cung ứng thủy sản ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản
TỔNG QUAN CHUỖI CUNG ỨNG THỦY SẢN Ở VIỆT NAM
(Bản dự thảo)
Báo cáo chuyên đề của tiểu dự án:
“Cải cách các chính sách thương mại và thủy sản, cấu trúc lại chuỗi cung ứng, nâng cao nhu cầu của người tiêu dùng đối với quản lý bền vững ngành thủy sản: Trường hợp nghiên cứu tại Việt Nam”
Hợp phần: Trợ cấp và Thỏa thuận khai thác thủy sản
Báo cáo xây dựng bởi: Phạm Thị Hồng Vân và Cộng sự
Tháng 12, 2008
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3
LỜI MỞ ĐẦU 4
I. KHÁI NIỆM VỀ CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM 6
II. CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM KHAI THÁC HẢI SẢN 8
2.1 Sơ đồ chuỗi cung ứng sản phẩm khai thác thủy sản và vai trò của các bên liên quan 8
2.2 Lợi ích và xung đột giữa các bên liên quan 16
2.3 Phân tích một số trường hợp điển hình 22
2.4 Hiệu quả và tính cạnh tranh của chuỗi cung ứng sản phẩm KTHS 30
III. GIẢI PHÁP CẢI TIẾN CHUỖI CUNG ỨNG NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 33
3.1 Tăng tính hiệu quả và khả năng cạnh tranh của khâu KTHS 33
3.2 Tăng tính hiệu quả và khả năng cạnh tranh của khâu CBHS 34
3.3 Phát triển các mô hình dịch vụ mua bán đảm bảo tính minh bạch về giá cả và chất lượng sản phẩm. 34
3.4 Tăng cường các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 35
3.5 Tăng cường các hoạt động quản lý và điều tiết của Nhà nước đối với chuỗi giá trị sản phẩm KTHS 35
3.6 Tăng cường hoạt động tuyên truyền, 35
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KTHS
Khai thác hải sản
HTX
Hợp tác xã
NV
Nậu vựa
ATVSTP
An toàn vệ sinh thực phẩm
NNPTNT
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
KTBVNLTS
Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
WTO
Tổ chức Thương mại quốc tế
VINAFIS
Hiệp hội nghề cá
VASEP
Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản
TAGS
Thức ăn gia súc
LỜI MỞ ĐẦU
Tiêu thụ là một mắt xích quan trọng trong chu trình sản xuất. Thông qua tiêu thụ, HÀNG chuyển đổi thành TIỀN và tạo ra LỢI NHUẬN cho người sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Do tính đặc thù của sản phẩm thủy sản và sản xuất thủy sản ở Việt Nam, đặc biệt là của khai thác thủy sản: sản phẩm mau ươn, chóng thối; sản phẩm khai thác ngoài biển xa; quy mô sản xuất – kinh doanh nhỏ kiểu hộ gia đình, nên ngành Thủy sản nói chung, lĩnh vực khai thác thủy sản nói riêng là một ngành kinh tế có thị trường tiêu thụ sản phẩm rất đa dạng, sôi động, qua nhiều mắt xích và mang thuộc tính của thị trường hoàn hảo tương đối cao.
Do tầm quan trọng của ngành Thủy sản trong việc cung ứng thực phẩm cho người dân và cân bằng cán cân thương mại xuất nhập khẩu, Chính phủ Việt Nam đã rất quan tâm đến việc duy trì sự phát triển bền vững của ngành thủy sản. Tuy nhiên thị trường thủy sản đến nay hoạt động vẫn chưa theo một hệ thống thống nhất, giá sản phẩm rất không ổn định, nhiều lúc mang tính chất “Ảo” gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh tế của cho các đơn vị sản xuất và người tiêu dùng. Việc nghiên cứu tiếp tục đổi mới chính sách thương mại và chính sách trong phát triển thủy sản là rất cần thiết để góp phần phát triển ngành thủy sản bền vững. Với sự hỗ trợ của tổ chức UNEP, một dự án nghiên cứu: “§æi míi chÝnh s¸ch th¬ng m¹i vµ thñy s¶n, t¸i cÊu tróc chuçi gi¸ trÞ vµ t¨ng cêng nhu cÇu ngêi tiªu dïng cho qu¶n lý thñy s¶n bÒn v÷ng” được thực hiện.
Báo cáo chuyên đề “Đánh giá chuỗi cung ứng thủy sản ở Việt Nam” thuộc khuôn khổ Dự án nghiên cứu này với phạm vi đánh giá chuỗi cung ứng cho sản phẩm khai thác hải sản (KTHS). Báo cáo chuyên đề được thực hiện nhằm đưa ra sơ đồ chuỗi cung ứng sản phẩm khai thác hải sản, trên cơ sở phân tích và đánh giá các bên liên quan trong chuỗi cung ứng sản phẩm KTHS, sự biến động giá sản phẩm qua các khâu sản xuất và lưu thông, lợi ích và xung đột lợi ích giữa các bên liên quan đề xuất các giải pháp cải tiến chuỗi cung ứng nhằm nâng cao sức cạnh tranh và phát triển bền vững cho lĩnh vực KTHS.
Trong phạm vi nghiên cứu của báo cáo chuyên đề này được giới hạn trong phân tích chuỗi cung ứng của sản phẩm khai thác hải sản và chỉ phân tích đánh giá chuỗi cung ứng sản phẩm KTHS đến người tiêu dùng cuối cùng cho các sản phẩm tiêu dùng trong nước và đến các nhà nhập khẩu cho các sản phẩm xuất khẩu.
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện chuyên đề, đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
- Phương pháp chuyên khảo
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp điều tra khảo sát điển hình
- Phương pháp phân tích các bên liên quan
- Phương pháp phân tích mô tả
Báo cáo chuyên đề sẽ bao gồm các nội dung chính sau:
I. Khái niệm về chuỗi cung ứng
II. Chuỗi cung ứng sản phẩm khai thác hải sản
Sơ đồ chuỗi cung ứng sản phẩm khai thác hải sản và vai trò của các bên liên quan
Lợi ích và xung đột giữa các bên liên quan
Phân tích một số trường hợp:
Chuỗi cung ứng mực đông lạnh
Chuỗi cung ứng cá cơm
2.4 Hiệu quả và tính cạnh tranh của chuỗi cung ứng thủy sản
III. Giải pháp cải tiến chuỗi cung ứng nhằm nâng cao sức cạnh tranh và phát triển bền vững.
Kết luận và khuyến nghị
I. KHÁI NIỆM VỀ CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM
Chuỗi cung ứng sản phẩm là chuỗi của các hoạt động từ khâu sản xuất, qua lưu thông (có thể qua chế biến) và đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của chuỗi theo thứ tự và tại mỗi hoạt động sản phẩm luôn có sự thay đổi về giá cả và có thể có những thay đổi nhất định về giá trị vì luôn có các chi phí xảy ra trong suốt các hoạt động. Chính vì vậy, các bên liên quan trong chuỗi cung ứng luôn có được các lợi ích nhất định và sự xung đột lợi ích giữa các bên liên quan là tính chất tất yếu của chuỗi cung ứng sản phẩm trong cơ chế kinh tế thị trường.
Trong chuỗi cung ứng thì mỗi thành viên của chuỗi là người mua hàng của người trước và là nhà cung cấp cho người sau, các thành viên trong chuỗi có chung một mục đích và cùng nhau làm việc để đạt được mục đích đó. Mỗi thành viên của chuỗi có thể độc lập với nhau, nhưng lại phụ thuộc lẫn nhau. Mỗi thành viên góp thêm giá trị tại mắt xích cuối của chuỗi bằng cách đóng góp vào sự thỏa mãn của khách hàng.
Chuỗi cung ứng có sự hợp tác giữa tất cả các nhà sản xuất trong chuỗi cung cấp để đảm bảo giảm thiểu sự thất thoát giá trị của sản phẩm nếu như có một mắt xích nào đó hoạt động kém trong chuỗi này.
Chuỗi cung ứng là một liên minh giữa những bộ phận liên kết dọc để đạt những vị thế xứng đáng hơn trên thương trường. Sự hợp tác tạo ra những giá trị và giảm những chi phí. Khách hàng cần hướng đến chuỗi cung ứng, bởi vì mỗi khách hàng yêu cầu những tiêu chuẩn cụ thể. Những bên liên quan trong chuỗi cung ứng độc lập về mặt pháp lý, nhưng trở thành phụ thuộc lẫn nhau bởi vì họ có những mục tiêu chung và hoạt động để đạt được điều đó. Họ cùng làm việc với nhau trong thời gian dài, cùng thảo luận vấn đề và giải quyết những vấn đề cùng nhau. Điều này gắn kết các bên liên quan hơn cả những hợp đồng lâu dài.
Những thay đổi trong nông nghiệp vài thập niên vừa qua cho thấy sự liên kết dọc trong nông nghiệp là cần thiết cho sự thành công về mặt kinh tế của các sản phẩm nông nghiệp. Một lý do khác là ngày càng tăng lên về những yêu cầu truy cứu nguồn gốc sản phẩm một cách đầy đủ, đo đó xây dựng chuỗi cung ứng với sự gắn kết chặt chẽ giữa các bên liên quan là phương pháp để đạt được sự liên kết dọc kết hợp nhiều mắt xích riêng lẻ cùng làm việc với nhau với mục tiêu chung thông qua sự hợp tác và phụ thuộc lẫn nhau trong khi vẫn duy trì sự độc lập của mình. Mục tiêu chung đó là tối đa hóa giá trị và giá cả cho tất cả các bên liên quan trong chuỗi cung ứng.
Một chuỗi cung ứng mà hội nhập dọc hoàn toàn sẽ cải tiến chất lượng, làm tăng hiệu quả, cho phép tạo ra những sản phẩm khác biệt và làm tăng lợi nhuận. Những lợi ích chính của chuỗi cung ứng kiểu này bao gồm những cơ hội tiếp thị duy nhất, thị trường được đảm bảo, cơ hội tạo ra những giá trị lớn hơn từ một thị trường chung, chống lại việc cạnh tranh ở cấp độ toàn cầu và tăng khả năng quản lý rủi ro.
Để có thể thực hiện phân tích đánh giá chuỗi cung ứng sản phẩm KTHS, trong khuôn khổ nghiên cứu này, sẽ thực hiện đánh giá chuỗi cung ứng của sản phẩm KTHS và các bên liên quan thông qua việc phân tích đánh giá sự biến đổi của giá cả, giá trị sản phẩm và các bên liên quan.
II. CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM KHAI THÁC HẢI SẢN
2.1 Sơ đồ chuỗi cung ứng sản phẩm khai thác thủy sản và vai trò của các bên liên quan
Với đặc trưng của ngành Thủy sản Việt Nam vẫn là quy mô nhỏ đang được hiện đại hóa với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế nên thị trường các sản phẩm của ngành thủy sản nói chung, của lĩnh vực khai thác hải sản nói riêng, rất đa dạng và luôn sôi động.
Nếu chỉ xét theo luồng sản phẩm từ người khai thác đến người tiêu dùng cuối cùng, sản phẩm KTHS được tăng thêm giá cả hoặc giá trị qua rất nhiều khâu trung gian, sơ đồ chuỗi cung ứng sản phẩm khai thác hải sản có thể được hình dung như sau:
SƠ ĐỒ CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM KHAI THÁC HẢI SẢN
Do đặc điểm nghề cá Việt Nam là đa loài và có chu kỳ sinh trưởng ngắn nên đối tượng đánh bắt được của một mẻ lưới thường rất đa dạng, ngoại trừ một số nghề mang tính đặc thù cao (vây cá cơm, ...) nên thông thường phần lớn các tàu KTHS đều có các sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng có qua chế biến và không qua chế biến. Những người mua bán trung gian cũng đa chức năng và qua rất nhiều cấp. Chuỗi cung ứng của các sản phẩm khai thác không qua chế biến đã phức tạp, chuỗi cung ứng của các sản phẩm khai thác qua chế biến còn phức tạp hơn. Nhưng vì những người mua bán trung gian, trừ người bán lẻ, thường mua cả các sản phẩm khai thác không qua chế biến và sẽ qua chế biến, nên theo sơ đồ trên, để giảm bớt sự phức tạp và dễ theo dõi sự biến đổi của chuỗi cung ứng sản phẩm KTHS cũng như các bên liên quan, có thể phân chuỗi cung ứng sản phẩm KTHS thành ba giai đoạn:
Cung ứng sản phẩm từ khâu khai thác
Dòng sản phẩm trong khâu trung chuyển: dòng sản phẩm trung chuyển sẽ bao gồm cả sản phẩm khai thác có qua chế biến và sản phẩm khai thác không qua chế biến
Cung ứng sản phẩm đến tay người tiêu dùng
2.1.1 Cung ứng sản phẩm từ khâu khai thác và các bên liên quan
Để thấy rõ các bên liên quan trong việc quyết định giá cả sản phẩm trong khâu khai thác cần phải biết một số hình thức tổ chức sản xuất KTHS. Nghề khai thác hải sản có rất nhiều thành phần kinh tế tham gia: hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp. Trong mỗi thành phần kinh tế lại có nhiều loại hình tổ chức sản xuất khác nhau: có tổ chức chỉ thực hiện khai thác, tổ chức khác vừa khai thác vừa chế biến. Đối với các sản phẩm khai thác, giá cả của phẩm khai thác được quyết định bởi hai nhóm đối tượng: người bán và người mua.
Người bán ở đây có thể là:
Chủ tàu: gồm hai loại:
+ Chủ tàu cũng là ngư dân: Đối với KTHS quy mô hộ gia đình, chủ tàu thuê một số lao động cùng đi khai thác và chủ tàu quyết định việc bán sản phẩm.
+ Chủ tàu không là ngư dân: Đối với doanh nghiệp KTHS, chủ tàu có nhiều tàu và thuê thuyền trưởng cùng các ngư dân đi khai thác, sản phẩm khai thác mang về do chủ tàu quyết định bán.
Chủ tàu kiêm ngư dân: gồm 2 loại:
+ Đối với KTHS quy mô hộ gia đình, nhưng ở đây là các cổ đông góp vốn cùng mua sắm trang thiết bị, cùng đi khai thác và cùng quyết định việc bán sản phẩm.
+ Đối với các hợp tác xã (HTX) thực hiện khoán cho đội tàu: Tàu và trang thiết bị là của HTX, chi phí và bán sản phẩm cho chuyến biển do đội KTHS lo, đội KTHS có trách nhiệm nộp phần nhận giao nộp khoán sản phẩm cho HTX.
Ban Chủ nhiệm HTX: thường là đối với các HTX KTHS. Hợp tác xã có Ban Chủ nhiệm HTX được xã viên bầu ra và đại diện cho toàn thể xã viên quyết định các hoạt động của HTX. Toàn bộ trang bị tàu thuyền KTHS và chi phí chuyến biển do HTX chịu, đội tàu KTHS chỉ có trách nhiệm thực hiện hoạt động KTHS, việc bán sản phẩm mang về do Ban Quản lý HTX quyết định.
Chủ Nậu vựa (NV): Nậu vùa lµ mét ngêi hoÆc mét tæ chøc mua b¸n s¶n phÈm khai th¸c h¶i s¶n trung gian gi÷a ng d©n vµ c¸c bé phËn mua b¸n trung gian kh¸c, NËu Vùa cã thÓ ®Çu t cho chñ tµu hoÆc cã c¸c tµu khai th¸c h¶i s¶n vµ c¬ së chÕ biÕn. (Dự án ALMRV, nghiên cứu Nậu Vựa, 2005). Chủ NV với tư cách là người bán sản phẩm khai thác là những chủ NV có tàu KTHS, thường bán sản phẩm cho các chủ NV khác ở trong tỉnh hoặc ngoài tỉnh, các cơ sở chế biến thủy sản và sử dụng sản phẩm khai thác cho chính cơ sở chế biến của họ.
Người mua ở đây có thể là:
(1) Người tiêu dùng: việc bán trực tiếp sản phẩm khai thác đến tay người tiêu dùng cuối cùng không phổ biến, thường chỉ xảy ra đối với những sản phẩm khai thác ở những thuyền gắn máy nhỏ, cập bến cá địa phương, có một phần sản phẩm được bán cho bà con trong xóm.
(2) Người bán lẻ: việc bán trực tiếp sản phẩm khai thác đến tay người bán lẻ ở các chợ địa phương cũng không phổ biến, thường chỉ xảy ra đối với những sản phẩm khai thác ở những thuyền gắn máy nhỏ, cập bến cá địa phương, có một phần sản phẩm được bán cho người mua buôn để bán lẻ ở các chợ trong huyện, xã.
(3) Người bán buôn (bán sỉ): người bán buôn gồm nhiều loại có quy mô hoạt động khác nhau:
+ Người bán buôn quy mô nhỏ: Có một lực lượng người bán buôn cung cấp cho những người bán lẻ và hệ thống các nhà hàng đây là người mua bán trung gian có cơ sở kinh doanh tại các chợ nhưng quy mô không lớn, thường không có quan hệ tài chính với chủ tàu cũng như với đối tượng mua hàng của họ.
+ Người bán buôn là các chủ nậu vựa cấp 1: là các chủ NV quan hÖ mua hàng trùc tiÕp víi ng d©n sau đó sẽ chuyển tiếp cho các đối tượng mua hàng khác, chủ yếu là chuyển hàng cho các chủ NV cấp 2 (trong hoặc ngoài tỉnh), nhà máy chế biến.
(4) Cơ sở chế biến: thông thường các cơ sở chế biến cũng cử người về tận các cảng, bến cá để mua nguyên liệu trực tiếp của chủ tàu để hạ giá thành sản phẩm chế biến.
(5) Hợp tác xã dịch vụ khai thác hải sản: Một số tỉnh hình thành các HTX làm dịch vụ thu mua hải sản trên biển, có vai trò như các chủ NV cấp I nhưng vốn kinh doanh do một nhóm xã viên HTX đóng góp và hoạt động theo Luật HTX.
Giá cả sản phẩm - trong khâu KTHS (G1) được quyết định thông qua sự thỏa thuận giữa chủ tàu và người mua, kể cả đối với những chủ tàu có quan hệ tài chính với các chủ NV (vay tiền, được đầu tư trang thiết bị, ứng chi phí sản xuất cho chuyến biển …). Có các dạng thỏa thuận giá cả sản phẩm như sau:
a) Mua đứt bán đoạn: Chủ tàu bán toàn bộ sản phẩm khai thác cho người mua (có phân loại hoặc không phân loại) theo giá được thỏa thuận tại thời điểm giao hàng. Tiền bán sản phẩm được trả ngay đối với những đối tượng mua hàng nhỏ, lẻ và không thường xuyên. Tiền bán sản phẩm có thể được trả sau 7 – 10 ngày đối với người mua hàng là các chủ NV/HTX thường xuyên.
Trong trường hợp này, người mua hàng có thể bị rủi ro nếu không bán được hàng với giá cao hơn giá mua.
b) Bán sản phẩm thông qua chủ NV: Chủ NV là người môi giới trung gian giữa chủ tàu và người có nhu cầu mua hàng, chủ NV chịu trách nhiệm trong thỏa thuận giá cả giữa chủ tàu và người mua hàng, tín chấp để trả tiền cho chủ tàu. Sau khi thanh toán tiền, chủ NV hưởng một phần hoa hồng từ giá sản phẩm, từ 100 – 1.000 – 3.000 đồng/kg sản phẩm, tùy thuộc vào giá trị sản phẩm cao hay thấp. Bán sản phẩm thông qua chủ NV gồm hai loại:
b.1 Không có quan hệ tài chính: đối với những sản phẩm đang khan hiếm, chủ NV giảm mức hoa hồng thu lại của chủ tàu so với giá thị trường, đối với những sản phẩm dư thừa, chỉ mua khi các chủ tàu có quan hệ tài chính hết sản phẩm và tăng mức hoa hồng thu lại của chủ tàu so với giá thị trường.
b.2 Có quan hệ tài chính: Mức hoa hồng luôn theo thị trường. Nếu chủ tàu có quan hệ tài chính với chủ NV tìm được nơi bán sản phẩm cao hơn thì vẫn có thể bán cho đối tượng đó nhưng vẫn phải trả mức hoa hồng cho chủ NV có quan hệ tài chính bằng với thị trường.
Tuy nhiên sự thỏa thuận giá cả ở đây chỉ mang tính chất tương đối vì sản phẩm thủy sản thuộc loại mau ươn, chóng thối; bên cạnh đó lại mang nặng tính chất mùa vụ và thời điểm khai thác; trang thiết bị bảo quản trên tàu thô sơ – không lưu giữ sản phẩm được lâu khi cập bến nên chủ tàu thường là bên chịu thiệt trong việc thỏa thuận giá cả, nhất là những lúc chính vụ và tàu cập bến nhiều. Đây là khâu rất cần thiết có sự can thiệp mang tính chất vĩ mô của Nhà nước đối với lĩnh vực KTHS để giảm bớt rủi ro cho các chủ tàu và ngư dân trực tiếp đầu tư, tham gia KTHS.
Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cũng rất cần phải được đề cập đến trong giai đoạn này. Một mặt do thiết bị bảo quản thô sơ, chi phí đầu vào tăng cao, trong khi giá sản phẩm đầu ra tăng chậm, rất dễ không bù đắp nổi chi phí đầu vào, mặt khác do các nhà máy chế biến không khó tính khi mua nguyên liệu nên các chủ tàu chấp nhận sử dụng các loại thuộc bảo quản rẻ tiền để đảm bảo độ tươi của sản phẩm, bỏ qua các quy định, yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Bên cạnh đó vấn đề truy xuất nguồn gốc, cấp giấy chứng nhận sản phẩm bền vững cho các sản phẩm KTHS là rất khó khăn, ngoại trừ các đối tượng khai thác là nhuyễn thể sống tương đối tập trung và ít di chuyển như: nghêu, điệp …
2.1.2 Dòng sản phẩm trong khâu lưu thông trung gian và các bên liên quan
Giá cả và giá trị sản phẩm KTHS trong khâu lưu thông trung gian, bao gồm cả khâu chế biến, là biến động nhiều nhất và phức tạp nhất.
Trong khâu lưu thông trung gian này, đối tượng tham gia nào cũng đều thực hiện 2 chức năng mua và bán, hoạt động rất đa dạng. Theo sơ đồ chuỗi cung ứng sản phẩm KTHS, có thể phân thành các nhóm đối tượng như sau:
Người bán buôn: gồm
Người bán buôn quy mô nhỏ: là nguời mua bán trung gian các sản phẩm KTHS có quan hệ với rất nhiều đối tác: từ chủ tàu, người bán lẻ, chủ NV, cơ sở chế biến, người bán buôn này chỉ không quan hệ với người tiêu dùng. Người bán buôn quy mô nhỏ này mua hàng của chủ tàu, chủ NV mang bán cho người bán lẻ, các cơ sở chế biến
Chủ NV các cấp: Chủ NV cấp 1 – thường có cơ sở tại bến cảng cá - là NV mua hàng trực tiếp từ chủ tàu hoặc tự khai thác sản phẩm. Chủ NV cấp 1 có quan hệ rất chặt chẽ với chủ NV cấp 2 – thường có cơ sở tại các thành phố lớn. Các chủ NV cấp 2 có quan hệ chặt chẽ với chủ NV cấp 1 để mua hàng và quan hệ chặt chẽ với hệ thống những người bán buôn quy mô nhỏ tiêu thụ hàng thủy sản tươi sống và các cơ sở chế biến thủy sản để tiêu thụ sản phẩm KTHS tươi sống.
Nhà hàng, khách sạn: Hệ thống các nhà hàng, khách sạn là một khâu trung chuyển quan trọng sản phẩm KTHS tới tay người tiêu dùng, cả các sản phẩm qua chế biến và không qua chế biến. Các nhà hàng, khách sạn quan hệ chủ yếu với nhóm những người bán buôn quy mô nhỏ để mu sản phẩm KTHS đã qua chế biến hoặc chưa qua chế biến để phục vụ khách hàng tiêu dung của mình.
Cơ sở chế biến và hệ thống tiêu thụ sản phẩm chế biến (các công ty kinh doanh, các đại lý, các người bán buôn, bán lẻ, nhà hàng, khách sạn, …) là khâu trung gian rất quan trọng trong chuỗi cung ứng sản phẩm KTHS, tỷ lệ nguyên liệu sản phẩm KTHS đưa vào chế biến để nâng c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- full paper of Ms. Van on supply chain VN.doc
- Full paper of Ms. Van on Supply-Chain ENG.doc