Tổng quan công nghệ sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

Nước ta là nước nông nghiệp, nông dân chiếm trên 70% dân số cả nước. Do vậy,nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Khi nền nông nghiệp càng phát triển, đi vào thâm canh, sản xuất hàng hoá thì vai trò của công tác bảo vệ thực vật, đặc biệt là việc sử dụng thuốc BVTV ngày càng quan trọng đối với sản xuất. Thuốc BVTV đã góp phần hạn chế sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh, ngăn chặn và dập tắt các đợt dịch bệnh trên phạm vi lớn, bảo đảm được năng suất cây trồng, giảm thiểu thiệt hại cho nông dân. Tuy nhiên, những năm gần đây việc sử dụng thuốc BVTV trong thâm canh sản xuất, đặc biệt trong thâm canh hoa, cây cảnh có xu hướng gia tăng cả về chất lượng lẫn chủng loại. Một thực tế hiện nay là việc sử dụng thuốc BVTV tràn lan, không thể kiểm soát đã và đang gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đất, nước, không khí, sức khoẻ con người và môi trường sinh thái. Tiềm năng tăng trưởng ngành thuốc bảo vệ thực vật. Ngành sản xuất thuốc bảo vệ thực vật trong nước có tốc độ tăng trưởng khoảng 5%/năm về sản lượng trong giai đoạn 2001-2008. Tuy nhiên trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng sản lượng có xu hướng chậm lại, trung bình trong giai đoạn 2004 - 2008, tốc độ tăng trưởng về sản lượng của ngành thuốc bảo vệ thực vật chỉ đạt khoảng 0,87%/năm. Nguyên nhân giải thích cho việc sản lượng thuốc bảo vệ thực vật tăng trưởng chậm trong những năm gần đây là do việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phụ thuộc rất nhiều vào diện tích đất nông nghiệp, vốn không tăng lên trong những năm gần đây. Thuốc bảo vệ thực vật vẫn là mặt hàng không thể thiếu được trong ngành trồng trọt của Việt Nam, mức chi tiêu cho thuốc bảo vệ thực vật của Việt Nam hiện đã ngang bằng với các nước trong khu vực.

docx28 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 7085 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng quan công nghệ sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài thuyết trình: Chương 7. TỔNG QUAN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT Thành viên Nhóm: Trương Nguyễn Thuận An Nguyễn Công Nam Lưu Hoàng Long Đỗ Thị Mỹ Châu Vũ Kim Oanh Lê Văn Tùng Vũ Thanh Bình Mục Lục 1. Giới thiệu thuốc bảo vệ thực vật 4 1.1 Vai trò thuốc BVTV 4 1.2 Phân loại thuốc BVTV 5 1.3 Những yêu cầu đối với một hóa chất dùng trong BVTV 5 2. Tổng quan công nghệ sản xuất thuốc bảo vệ thực vật 6 2.1. Haloge hóa các hợp chất chứa Oxy và Nitơ 7 2.1.1 Halogen hóa các rượu 7 2.1.2. Clo hóa rượu - Andehyt, Xeton 8 2.1.3. Tổng hợp các dẫn xuất Axit 8 2.1.4. Clo hóa theo nguyên tử Nitơ 10 2.2. Tổng hợp thuốc trừ sâu họ Cacbamat 11 2.2.1. Tổng hợp chất trung gian Metyl IsoCyanat ( MIC ) 11 2.2.2. Tổng hợp thuốc trừ sâu Butyl Phenol Metylcyanat ( BPMC ) 11 2.2.3 Tổng hợp thuốc trừ sâu Cacbofuran 11 3. Phân loại và ứng dụng thuốc trừ sâu 12 3.1 Thuốc trừ sâu có chứa Clo 12 3.2 Thuốc lân hữu cơ 14 3.3 Thuốc Cacbamat 17 3.4 Thuốc Pyrethroit 18 3.5 Thuốc Dimethyl Amino Propan Dithiol ( DAPA ) 21 3.6 Chất ức chế sinh trưởng và phát triển côn trùng IGR 23 3.7 Các nhóm thuốc trừ sâu hóa học khác 24 4. Thuốc trừ cỏ 25 4.1 Định nghĩa 25 4.2 Phân loại 25 4.2.1 Dựa trên cách tác động 25 4.2.2 Dựa trên thành phần hóa học 25 Tài liệu tham khảo 27 Giới thiệu thuốc bảo vệ thực vật 1.1.Vai trò thuốc bảo vệ thực vật Nước ta là nước nông nghiệp, nông dân chiếm trên 70% dân số cả nước. Do vậy,nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Khi nền nông nghiệp càng phát triển, đi vào thâm canh, sản xuất hàng hoá thì vai trò của công tác bảo vệ thực vật, đặc biệt là việc sử dụng thuốc BVTV ngày càng quan trọng đối với sản xuất. Thuốc BVTV đã góp phần hạn chế sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh, ngăn chặn và dập tắt các đợt dịch bệnh trên phạm vi lớn, bảo đảm được năng suất cây trồng, giảm thiểu thiệt hại cho nông dân. Tuy nhiên, những năm gần đây việc sử dụng thuốc BVTV trong thâm canh sản xuất, đặc biệt trong thâm canh hoa, cây cảnh có xu hướng gia tăng cả về chất lượng lẫn chủng loại. Một thực tế hiện nay là việc sử dụng thuốc BVTV tràn lan, không thể kiểm soát đã và đang gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đất, nước, không khí, sức khoẻ con người và môi trường sinh thái. Tiềm năng tăng trưởng ngành thuốc bảo vệ thực vật. Ngành sản xuất thuốc bảo vệ thực vật trong nước có tốc độ tăng trưởng khoảng 5%/năm về sản lượng trong giai đoạn 2001-2008. Tuy nhiên trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng sản lượng có xu hướng chậm lại, trung bình trong giai đoạn 2004 - 2008, tốc độ tăng trưởng về sản lượng của ngành thuốc bảo vệ thực vật chỉ đạt khoảng 0,87%/năm. Nguyên nhân giải thích cho việc sản lượng thuốc bảo vệ thực vật tăng trưởng chậm trong những năm gần đây là do việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phụ thuộc rất nhiều vào diện tích đất nông nghiệp, vốn không tăng lên trong những năm gần đây. Thuốc bảo vệ thực vật vẫn là mặt hàng không thể thiếu được trong ngành trồng trọt của Việt Nam, mức chi tiêu cho thuốc bảo vệ thực vật của Việt Nam hiện đã ngang bằng với các nước trong khu vực. Quy mô thị trường thuốc bảo vệ thực vật hiện đạt khoảng 50.000 tấn. Nhu cầu về thuốc bảo vệ thực vật của cả nước hiện khoảng 50.000 tấn/năm, tương đương với giá trị khoảng 500 triệu USD, trong đó bao gồm 3 loại chính là thuốc trừ sâu và côn trùng; thuốc diệt nấm; thuốc diệt cỏ. Nguồn cung chính cho thị trường thuốc bảo vệ thực vật trong nước hiện nay chủ yếu là từ nhập khẩu. Do ngành sản xuất các loại hóa chất tổng hợp dùng cho bảo vệ thực vật trong nước chưa phát triển nên các doanh nghiệp trong ngành sản xuất thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam vẫn phải nhập khẩu khá nhiều nguyên liệu. Thực tế sản xuất ngành thuốc bảo vệ thực vật trong nước hiện nay cho thấy phần lớn các doanh nghiệp sản xuất thuốc bảo vệ thực vật trong nước thường không sản xuất mà nhập khẩu trực tiếp nguyên liệu về, sau đó chế biến gia công đóng gói hoặc đóng chai rồi bán ra thị trường. 1.2 Phân loại thuốc BVTV Thuốc BVTV được chia thành từng nhóm tuỳ theo công dụng của chúng: Thuốc trừ sâu                                      Thuốc trừ động vật hoang dã hại mùa màng Thuốc trừ bệnh                                    Thuốc trừ cá hại mùa màng Thuốc trừ cỏ dại                                  Thuốc xông hơi diệt trừ sâu bệnh hại nông sản trong kho Thuốc trừ  nhện hại cây                        Thuốc trừ thân cây mộc Thuốc trừ tuyến trùng                           Thuốc làm rụng lá cây Thuốc trừ ốc sên                                  Thuốc làm khô cây Thuốc trừ chuột                                    Thuốc điều hoà sinh trưởng cây Thuốc trừ chim hại mùa màng Trong các nhóm thuốc BVTV trên đây được sử dụng phổ biến hơn cả là thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh và thuốc trừ cỏ dại. 1.3 Những yêu cầu đối với một hóa chất dùng trong BVTV Phải có tính độc cao đối với sinh vật gây hại An toàn đối với người sử dụng thuốc cây trồng, hạt giống Hợp chất phải có tính chọn lọc cao Không gây ô nhiễm môi trường sinh sống Không quá đắt tiền, dễ sử dụng Tổng quan công nghệ sản xuất thuốc bảo vệ thực vật Sơ đồ tổng quan công nghệ sản xuất thuốc BVTV: Các quá trình sản xuất thuốc bảo vệ thực vật Thuyết minh sơ đồ: Nhìn chung quá trình sản xuất thuốc BVTV được chia làm 2 nhánh (hai quá trình): Quá trình Halogen hóa các hợp chất chứa Oxi và Nitơ nhằm sản xuất các loại thuốc trừ sâu từ việc Halogen hóa các Rượu và Clo hóa các Rượu – Andehyd và Xeton, sản xuất ra các loại thuốc trừ cỏ từ muối của axit Cacboxylic được tổng hợp từ quá trình Clo hóa dẫn xuất Axit Cacboxylic. Sau cùng là quá trình Clo hoá nguyên tử Nitơ -> quá trình này tiến hành Clo hoá các Axitamic, Cacbamat và Melamin tạo các sản phẩm là thành phần sử dụng làm các loại thuốc sát trùng mạnh và chất tẩy trắng. Thứ hai, quá trình tổng hợp thuốc trừ sâu Cacbamat (muối của Axit Cacbamic) nhằm sản xuất các loại thuốc trừ sâu nhóm Cacbamat. Trước hết phải điều chế ra chất trung gian Metyl Iso-Cyanat ( MIC ), sau đó từ MIC và Orto-Sec-Butyl Phenol (OSBP) ta tổng hợp được thuốc trừ sâu Butyl Phenol MetylCyanat ( BPMC ), với 7-OH (2,3-Dihydro-2,2-Dimetyl-7-Hydroxy Benzofuran) ta tổng hợp được thuốc trừ sâu Cacbofuran. Haloge hóa các hợp chất chứa Oxy và Nitơ Halogen hóa các rượu Là quá trình thế nhóm _OH bằng các nguyên tử Clo hay Brom, phản ứng thuận nghịch tỏa nhiệt theo phương trình: Trường hợp đối với các rượu bậc 3, bậc 2 và bậc 1 cao phân tử, có thể tiến hành phản ứng trong pha lỏng không cần xúc tác. Cơ chế phản ứng bao gồm các quá trình proton hóa rượu và quá trình thế các nhóm +OH2 kế tiếp: Ở các trường hợp khác, đặc biệt đối với các rượu thấp phân tử bậc 1, thì cần phải có xúc tác giữ vai trò là chất mang nước để dịch chuyển cân bằng sang phải. Ví dụ: điều chế Bromua etyl người ta sử dụng axit sunfuric đặc (có tác dụng tái sinh đồng thời HBr từ Bromua natri: Điều kiện phản ứng: các quá trình pha lỏng thường sử dụng dung dịch ZnCl2 bão hòa trong axit HCl, còn đối với pha khí người ta dùng ZnCl2 trên các chất mang xốp. Phương pháp clo hóa các rượu tạo sản phẩm Clometan CH3Cl (thu nhiều nhất). Điều kiện phản ứng: dùng HCl khan và Metanol trong pha khí với xúc tác dị thể (ZnCl2 trên silicagen hay đá bọt). Nhiệt độ phản ứng 200 - 3500C, để dịch chuyển cân bằng sang phải người ta dùng một lượng dư khoảng 20 – 50% HCl. Phản ứng tiến hành trong thiết bị ống đoạn nhiệt với lớp xúc tác cố định. Các sản phẩm trong phản ứng bao gồm: các tác nhân chưa chuyển hóa, CH3Cl, H2O và sản phẩm phụ Dimetyl ete sẽ được làm nguội, khi đó từ chúng axit Clohyđric và Metanol sẽ ngưng tụ. Metanol được chưng cất và hoàn lưu trở về phản ứng. Hỗn hợp khí tạo thành sẽ tinh chế ra khỏi Dimetyl ete bằng axit đậm đặc, kế tiếp là trung hòa, sấy và ngưng tụ. Đối với quá trình tổng hợp Clometan, phương pháp này hiệu quả kinh tế hơn là clo hóa Metan. Clo hóa các rượu - andehyt và xeton Quá trình Clo hóa rượu bằng Clo tự do: đầu tiên xảy ra sự Oxy hóa Rượu thành Anđehit hay Xeton, sau đó thì xảy ra quá trình thế liên tiếp các nguyên tử Hydro trong nhóm ankyl bằng Clo: Nếu Anđehit hay Xeton là tác nhân ban đầu, thì phản ứng chỉ xảy ra quá trình thế các nguyên tử Hyđro gắn trên nguyên tử Cacbon, nằm cạnh nhóm Cacbonyl. Tốc độ clo hóa hợp chất Carbonyl tỷ lệ thuận với nồng độ của chúng, không phụ thuộc vào nồng độ Clo và sẽ được tăng cường bởi các Axit trong đó một phần có Axit HCl tạo thành. Trong số các sản phẩm của quá trình clo hóa Rượu, Anđehit, Xeton thì 1,1,3-Triclo Axeton và Hexaclo Axeton là những chất có giá trị thấp, còn sản phẩm quan trọng nhất là Cloral CCl3CHO. Nó được sử dụng để sản xuất hàng loạt thuốc trừ sâu quý hiếm, đặc biệt là Tricloaxetat Natri và Clorofoc. Trong công nghiệp, Cloral được điều chế nhờ quá trình Clo hóa Etanol. 2.1.3 Tổng hợp các dẫn xuất axit Các Axit Clocacboxylic mạch thẳng, thường được điều chế nhờ quá trình Clo hóa các Axit Cacboxylic, phản ứng này được xúc tác bởi các chất PCl3, Clorua lưu huỳnh, tạo khả năng chuyển Axit Cacboxylic thành Anhyđrit và Cloanhhyđrit, các sản phẩm này cũng là các chất xúc tác. Sự ảnh hưởng của chúng với clo và các Axit Clocacboxylic, sẽ xảy ra khi phân hủy các Anhhyđrit: Phản ứng cũng dẫn đến quá trình tạo thành các sản phẩm thay thế liên tiếp nguyên tử Hyđro, trên nguyên tử cacbon nằm cạnh nhóm Cacboxylic. Thành phần các sản phẩm: thường lệ sẽ được điều chỉnh khi thay đổi tỉ lệ của Clo và Axit Carboxylic. Điều kiện phản ứng: Phản ứng xảy ra khi sục khí clo vào hỗn hợp Axit lỏng và xúc tác ở nhiệt độ tăng từ từ đến 150 ÷1700C Sản phẩm quá trình: + Axit Monocloaxetic ClCH2COOH (tinh thể): nhận được nhờ quá trình clo hóa Axit Axetic với Anhyđrit Axetic là chất xúc tác. Ứng dụng: nó được sản xuất dưới dạng axit tự do thay muối natri, và dùng để sản xuất các chất diệt cỏ dạng Clophenoxyaxetat. ArOCH2COONa cũng như Cacboxy Metyl Xenluloxen CH3COONa + Axit Tricloaxetat CCl3COOH ở dưới dạng muối natri nó là thuốc diệt cỏ. Việc thay thế ba nguyên tử clo vào trong phân tử Axit Axetic là một điều rất khó. Vì vậy, Axit Tricloaxetic được điều chế trong công nghiệp nhờ quá trình Oxy hóa cloral bằng Axit Nitric: + Axit Diclopropionic CH3CCl2COOH được điều chế bằng quá trình Clo hóa Axit Propionic với xúc tác PCl3 và Phenol. Ở dưới dạng muối Natri nó là thuốc diệt cỏ được sử dụng rộng rãi. + Cloxian ClCN (chất khí có mùi gắt, nhiệt độ ngưng tụ 12,60C) là Cloanhyđrit của Axit Xianit (HOCN), trong môi trường kiềm sẽ thủy phân thành dạng muối của nó. Trong môi trường nước trung tính nó bền, còn khi có mặt của axit sẽ bị polyme hóa. Trong công nghiệp, nó được điều chế nhờ quá trình Clo hóa bằng Axit mạnh trong môi trường nước: Cloxian là cấu tử dễ bay hơi nhất trong hỗn hợp và nó được chưng cất liên tục ra khỏi hỗn hợp phản ứng, sau đó là ngưng tụ và sấy khô, do tạp chất nước sẽ gây ra quá trình polyme hóa nó khi bảo quản. Cloxian sử dụng để sản xuất xianua clorua bằng phương pháp vòng hóa trime với xúc tác là các Axit. + Xianua Clorua (chất tinh chế, t0nc = 1460C) được điều chế theo phản ứng này trong pha khí hay lỏng. Nếu là pha khí thì quá trình xảy ra ở 4000C trong thiết bị phản ứng dạng ống với chất xúc tác là than hoạt tính, còn đối với pha lỏng người ta sử dụng xúc tác là Axit Clohydric hay clorua sắt ở 3000C và 4MPa. Xianua Clorua sử dụng chủ yếu để tổng hợp các thuốc diệt cỏ dạng Triazin (Ximazin, Propazin). Clo hóa theo nguyên tử Nitơ Tương tự như các phản ứng clo hóa theo nguyên tử cacbon, điểm khác biệt là dẫn đến quá trình tạo thành liên kết N – Cl (Clo hóa theo nguyên tử Nitơ). + Các Axit Amic khi Clo hoá nhận được các Cloamit (chứa nguyên tử Clo hoạt động) được ứng dụng phổ biến làm chất tẩy trắng và sát trùng mạnh. Các Cloamit của Axit Acrysunfonic có giá trị lớn nhất. + Carbamic CO(NH2)2 và Melamin cũng cho khả năng Clo hóa theo nguyên tử Nitơ. Khi Clo hóa, từ Melamin sẽ nhận được Hexaclomelamin là chất có hàm lượng Clo hoạt động cao, nó cũng được sử dụng hiệu quả để làm thuốc sát trùng. 2.2 Tổng hợp thuốc trừ sâu họ Cacbamat (muối của Axit Cacbamic) 2.2.1 Tổng hợp chất trung gian Metyl Iso-Cyanat (MIC) Metyl Iso-Cyanat là một chất trung gian để điều chế một số thuốc trừ sâu nhóm Cacbamat. Tính chất: MIC là một chất độc hại, dễ bay hơi, dễ cháy và có tác động như một loại hơi cay dù với một lượng nồng độ thật nhỏ. Hoá học quá trình: MIC là một iso-cyanat hữu cơ được tạo thành bởi phản ứng giữa một cyanat kim loại và một tác nhân metyl hóa và metyl iso-cyanat được tạo thành bởi phản ứng của sodium cyanat (SDC) và dimetyl sunfat (DMS). Qua phản ứng, nhóm metyl của dimetyl sunfat được chuyển hóa thành iso-cyanat: 2.2.2 Tổng hợp thuốc trừ sâu butyl phenol metylcyanat (BPMC) BPMC là một loại thuốc trừ sâu gốc cacbamat, được sử dụng để ngăn chặn sâu đục thân và sâu đục lá. BPMC được tổng hợp từ phản ứng giữa MIC với orto-sec-butyl phenol (OSBP). Tốc độ phản ứng rất nhạy với nhiệt độ. Phản ứng được mô tả theo phương trình: 2.2.3 Tổng hợp thuốc trừ sâu Cacbofuran Cacbofuran là loại thuốc phổ biến sử dụng trừ sâu, mạc, diệt tuyến trùng trong cây cỏ, trong đất. Nó cũng có thể áp dụng cho đất trồng trọt và họ cây có lá. Cacbofuran cho thấy rõ hoạt tính, phần còn thừa lại vẫn tốt và phân tán nhanh chóng trong đất. Nó rất thích hợp để sử dụng cho những vụ mùa như lúa, ngô, củ cải, lạc, thuốc lá, bông vải và các loại rau… Cacbofuran được tổng hợp bằng phản ứng giữa MIC và 7-OH (2,3-Dihydro-2,2-Dimetyl-7-Hydroxy Benzofuran) theo phương trình phản ứng: Phân loại và ứng dụng thuốc trừ sâu Thuốc trừ sâu chứa Clo Đa số hầu hết hợp chất trừ sâu clo hữu cơ bền vững trong môi trường sống nên đã bị cấm sử dụng nhiều nơi trên thế giới. Các loại cơ bản gồm: Camphechlor DDT (gesarol,neocid) Methoxychlor (metox, DMDT) Hợp chất nhóm Cloxiclodien Camphechlor Công thức hóa học: C10H8Cl8 Tên gọi: toxaphen, clotecpen,.. Cấu trúc hóa học: Tính độc: độ độc thuốc đối với động vật máu nóng đều từ trung bình đến cao, trong đó các hợp chất nhóm DDT, BHC, nhóm cyclodien có khả năng tích luyxtrong cơ thể người và động vật. Các thuốc clo hữu cơ thường có tác dụng vị độc và tiếp xúc lên côn trùng. Các thuốc này thường tác động lên hệ thần kinh và tác động lên một số cơ quan khác làm rối loạn hoạt động của cơ thể côn trùng dẫn đến chết. Công dụng: Các thuốc này diệt được nhiều loại sâu hại có kiểu miệng nhai gặm và một số ít côn trùng chích hút. Tuy nhiên thuốc không có đặc tính chọn lọc nên dễ gây hại cho các loài thiên dịch và các sinh vật có ích. DDT (Dichlodiphenyl tricloetan Công thức hóa học: C14H9Cl5 Công thức cấu tạo: Tính chất: sản phẩm ở thể rắn, màu trắng ngà, có mùi hôi. Tính độc: Thuốc có khả năng tích lúy trong cơ thể người và động vật,đến khi đủ lượng gây độc thì thuốc sẽ gây ra các bệnh hiểm nghèo như: ung thư, sinh quái thai. DDT an toàn đối với cây trồng, trù những cây thuộc họ bầu bí, độc mạnh với cá và ong mật. Thuốc bị cấm sử dụng. Công dụng: Thuốc trị được rất nhiều loài sâu hại sống không ẩn náu, nhất là các loài nhai gặm trên nhiều loại cây trồng khác nhau. Methoxychlor (metox, DMDT) Tên gọi hóa học: 1,1,1-triclo-2,2-bis (4-methoxiphenyl) etan Tính độc: tác dụng tiếp xúc, vị độc Công dụng: Trừ được nhiều loại sâu hại thực vật và côn trùng y tế, thú y. Hợp chất nhóm Cloxiclodien Clodan: thuốc tác động qua đường ruột, tiếp xúc và xông hơi, rất bền vững trong môi trường sống, dùng chủ yếu trừ mối. Heptaclo: thuốc có tác động vị độc, tiếp xúc và xông hơi, dùng trừ kiến mối mọt. Ngày nay ít được dùng cho cây trồng. Thuốc lân hữu cơ Thuộc nhóm thuốc trừ sâu lân hữu cơ có nhiều hợp chất, trong đó có hợp chất rất độc. Xét trong thực tế nước ta ít có khả năng áp dụng vì những hợp chất lân hữu cơ có độ độc cấp tính quá cao (thuộc nhóm I) nên bị cấm sử dụng ở nước ta. Thuốc lân hữu cơ gồm các loại cơ bản sau: Chlorpyrifos Chlorpyrifos – methy Diazinon Dimethoate Ethoprophos Fanamifos Chlorpyrifos Công thức hóa học: C9H11Cl3NO3PS Tên gọi khác: iorsban, dursban Tên hóa học: 0,0-dietyl– O – 3,5,6 – triclo – 2 – pyridyphotphorothioat. Tính chất: dạng tinh thể không màu, tan rất ít trong nước,tan tốt trong benzen, axeton,.. Cấu trúc hóa học: Tính độc: thuốc có tác dụng tiếp xúc, vị độc và xông hơi, độc với cá và ong mật. Công dụng:Thuốc trừ được nhiều loại sâu miệng nhai và chích hút, trừ côn trùng y tế và thú y. Chlorpyrifos – methyl Tên hóa học: 0,0–Dimetyl–O -3,5,6 – triclo – 2- pyridylphotphoro thioat Tên gọi khác: reldan, pyriban Công thức hóa học: C7H7Cl3NO3PS Tính chất: thuộc dạng tinh thể, tan ít trong nước, tan tốt trong axeton. Độc tính: Thuốc này tác dụng vị độc, tiếp xúc và xông hơi. Thuốc rất độc với cá và ong mật. Công dụng: Thuốc được dùng trù nhiều loại sâu hại lúa, rau màu, côn trùng y tế, thú y,… Diazinon Tên hóa học: 0,0-dietyl-0,2–iso-propyl-6-metyl-pyrimidin-4-yl- photphorothioat. Tên gọi khác: Busudin, Dianon Công thức hóa học: C12H21N2O3PS Tính chất: Diazinon tinh khiết ở dạng dầu không màu, ít tan trong nước, phân hủy trong môi trường axit lẫn kiềm. Công dụng: Dùng trừ sâu đục thân, sâu năng hại lúa, bọ phấn truyền bệnh xoắn cà chua,… Dimethoate Tên gọi hóa học: 0,0-Dimetyl-S-metyl-cacbomoyl-metylphotphorodithioat. Tên gọi khác: rogor, roxion Công thức hóa học: C5H12NO3PS2 Tính chất: dạng tinh thể màu trắng ngà ít tan trong nước. Tính độc: Là thuốc trừ sâu nội hấp có tác dụng tiếp xúc, vị độc, độc đối cá và ong mật. Cộng dụng: dùng diệt những loài chích hút nhựa cây, sâu nhai gặm, nhện đỏ và tuyến trùng. Ethoprophos Tên hóa học: O-etyl-S,S-dipropylphotphoro-dithioat. Tên thường gọi: ethoprop, mocap,… Công thức hóa học: C8H19O2PS2 Tính chất: dạng lỏng, vàng nhạt, tan ít trong nước và tan hầu hết trong dung môi hữu cơ. Tính độc: Có tác dụng tếp xúc nhanh, mạnh. Công dụng: Dùng để trừ sâu và trừ tuyến trùng hại rễ cây trồng. Fenamifos Tên hóa học: Etyl-4-metylthio-m-polylisop-ropyl-photphoamidat. Tên gọi khác: Nemacur Công thức hóa học: C13H22NO3PS Tính chất: ở dạng tinh thể không màu, bền trong môi trường trung tính, tan hầu hết trong dung môi hữu cơ. Tính độc: thuốc độc đối với cá. Công dụng: có hiệu lực cao đối với tuyến trùng, sâu hại rễ và sâu sinh sống dưới đất. 3.3 Thuốc Cacbamat Bendiocard Cacbanyl Methomyl Bendiocard Tên hóa học: 2,2–dimetyl-1,3–benzodioxol–4–metyl cacbamat. Tên gọi khác: seedox, darvox,.. Công thức hóa học: C11H13NO4 Tính chất: dạng tinh thể, tan ít trong nước, tan trong axeton,.. Tính độc: có tác dụng tiếp xúc,vị độc nội hấp yếu hơn. Công dụng: dùng trừ côn trùng y tế, sâu mọt hại kho, côn trùng sinh sống dưới đất. Cacbanyl Tên hóa học: 1 – naphtylmetylcacbamat. Tên gọi khác: sevin, cacbamec,…. Công thức hóa học: C12H11NO2 Tính chất: dạng bột, ít tan trong nước, không ăn mòn kim loại Tính độc: tác dụng tiếp xúc, vị độc và thấm sâu vào mô tế bào. Công dụng: trừ côn trùng và nhện hại rau màu, cây công nghiệp. Methomyl Tên hóa học: S – metyl N –[(metyl cacbamoy) oxi] thioaxetimidat Tên gọi khác: lannate, sathomyl,… Công thức hóa học: C5H10N2O2S Tính chất: ở dạng tinh thể,màu trăng tan trong nước, tan trong etanol. Tính độc: tác dụng tiếp xúc và vị độc. Công dụng: trừ nhện đỏ, trừ nhiều loại sâu hại rau, cây ăn quả. 3.4: Thuốc pyrethroit - Hoạt chất là Pyrethrin được ly trích từ cây hoa cúc Pyrethrum Cinerariaetrifolium vào những năm 1960. Công thức hóa học có nhiều dạng đồng phân nên rất phức tạp. - Công thức cấu trúc hóa học: C22H19Cl2NO3 - Phổ tác dụng rộng, chuyên biệt với côn trùng chích hút và côn trùng miệng nhai, đặc biệt là ấu trùng bộ cánh vảy. - Tác động nhanh: tiếp xúc, vị độc, xông hơi yếu và không có tính nội hấp. - Không tồn tại lâu trong môi trường, dễ phân hủy bởi ánh sáng và nhiệt độ. - Sử dụng liều rất thấp so với thuốc gốc clo, lân và các ba mát. - Gây độc cấp tính yếu. Tác động hệ thần kinh, gây thiếu oxy; ngoài ra còn tác động lên hệ thần kinh ngực làm côn trùng mất thăng bằng khi bay. - Chất độc thải ra ngoài qua đường nước tiểu, giải độc giống như nhóm thuốc gốc lân và các ba mát. - Ít độc