Tổng quan một số vấn đề kinh tế - Xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long

Vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bao gồm 13 tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng,Bạc Liêu và Cà Mau. ĐBSCL nằm giữa khu vực kinhtế năng động và phát triển, liền kề với TP. Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có diện tích gần 40 nghìn km 2 , dân số khoảng 18 triệu người, có hơn 340 km đường biên giới trên bộ giáp Campuchia, là khu vực duy nhất của cả nước tiếp giáp Biển Đông và Biển Tây với b ờ biển dài 750 km, chiếm 23% chiều dài bờ biển quốc gia; hơn 360 ngàn km 2 vùng biển và đặc quyền kinh tế, có gần 200 đảo và quần đảo, đặc biệt là đảo Phú Quốc lớn nhất Việt Nam; gần tuy ến hàng hải Đông –Tây,là lu ồng hài hải quốc tế sôi động nhất,hiệndiện nhiều nền kinh tế lớn của thế giới. ĐBSCL không chỉ là vùng trọng điểm sản xuất lương t hực, trái cây, nuôi trồng, đánh bắt th uỷ,hải sản của cả nước, mà còn được xác định là „vùngnông sản lớn trong mạng lưới sản xuất toàn cầu ”1 ; là “vùng có tiềmnăng, thế mạnh phát triển công nghiệp năng lượng, công nghiệp thực phẩm, phát triển du lịch và là vùng sản xuất lương thực trọng điểm quốc gia” 2 .

pdf9 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2380 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng quan một số vấn đề kinh tế - Xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG QUAN MỘT SỐ VẤN ĐỀ KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Trần Hữu Hiệp Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ I. “Định vị” đồng bằng sông Cửu Long trong “bản đồ” kinh tế - xã hội đất nước Vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bao gồm 13 tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. ĐBSCL nằm giữa khu vực kinh tế năng động và phát triển, liền kề với TP. Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có diện tích gần 40 nghìn km2, dân số khoảng 18 triệu người, có hơn 340 km đường biên giới trên bộ giáp Campuchia, là khu vực duy nhất của cả nước tiếp giáp Biển Đông và Biển Tây với bờ biển dài 750 km, chiếm 23% chiều dài bờ biển quốc gia; hơn 360 ngàn km2 vùng biển và đặc quyền kinh tế, có gần 200 đảo và quần đảo, đặc biệt là đảo Phú Quốc lớn nhất Việt Nam; gần tuyến hàng hải Đông – Tây, là luồng hài hải quốc tế sôi động nhất, hiện diện nhiều nền kinh tế lớn của thế giới. ĐBSCL không chỉ là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, trái cây, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ, hải sản của cả nước, mà còn được xác định là „vùng nông sản lớn trong mạng lưới sản xuất toàn cầu”1; là “vùng có tiềm năng, thế mạnh phát triển công nghiệp năng lượng, công nghiệp thực phẩm, phát triển du lịch và là vùng sản xuất lương thực trọng điểm quốc gia”2. II. Thành tựu và hạn chế của vùng ĐBSCL: A. Thành tựu: 1. Kinh tế các tỉnh, thành vùng ĐBSCL phát triển nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, hiệu quả sản xuất được nâng cao, môi trường đầu tư được cải thiện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân toàn vùng giai đoạn 2001-2010 đạt khoảng 11,5%/năm (năm 2012 đạt gần 10% so cả nước tăng hơn 5%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực. Năm 2000: tỉ trọng khu vực I (nông - lâm nghiệp và thủy sản) chiếm 53,5%, khu vực II (công nghiệp - xây dựng): 18,5% và khu vực III (dịch vụ): 28%. Nhưng đến năm 2012, khu vực I: 38,26% (giảm 15,24%), khu vực II: 25,85% (tăng 7,35%), khu vực III: 35,89% (tăng 7,89%). Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu toàn vùng năm 2012 đạt 14,27 tỉ USD (chiếm khoảng 9% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước). Trong đó, xuất khẩu đạt 10,07 tỉ USD, nhập khẩu: 4,2 tỉ USD, xuất siêu 5,87 tỉ USD. Năm 2012, thu nhập bình quân đầu người đạt 32,33 triệu đồng người/năm (tương đương 1.525 USD), gần bằng bình quân chung của cả nước, cao hơn vùng Tây Bắc, Tây Nguyên. Môi trường đầu tư vùng ĐBSCL ngày càng tốt hơn, chỉ số năng cạnh tranh (PCI) của các tỉnh, thành trong vùng các năm qua nhìn chung được cải thiện khá tốt, hầu hết đều 1 Quyết định số 1581/QĐ-TTg ngày 09-10-2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Qui hoạch xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2020, tầm nhìn đến 2050. 2 Kết luận số 28-KL/TW ngày 14-8-2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh – quốc phòng vùng ĐBSCL, thời kỳ 2011-2020. 2 nằm trong nhóm khá, tốt và rất tốt. Riêng năm PCI 2012, vùng ĐBSCL có 3 tỉnh trong nhóm 5 và 6 tỉnh trong nhóm 10 tỉnh, thành dẫn đầu; đặc biệt, có Đồng Tháp đứng đầu 63 tỉnh, thành cả nước. 2. Nông, lâm, ngư nghiệp phát triển toàn diện, từng bước hình thành vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, phát huy lợi thế sản phẩm chủ lực của vùng (lúa gạo, thủy sản, trái cây), thể hiện vai trò trung tâm lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản của cả nước. Giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp tăng từ 56.292 tỉ đồng năm 2001 lên 101.000 tỉ đồng năm 2010, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2010 đạt 6,9%/năm. Riêng năm 2012 đạt 122.506 tỷ đồng. Hiệu quả thu nhập trên mỗi ha đất sản xuất nông nghiệp trong vùng tăng từ 20,2 triệu đồng/ha vào năm 2000 lên gần 38 triệu đồng/ha năm 2010, khoảng 41 triệu đồng/ha năm 2012. Sản xuất lúa, trái cây, thủy sản phát triển nhanh về sản lượng, là các ngành hàng chủ lực của vùng. ĐBSCL đã hình thành các mô hình tập trung chuyên canh lúa, cây ăn trái và thủy sản, áp dụng công nghệ cao, tạo ra khối lượng hàng hóa lớn. Các Viện, Trường, Trung tâm nghiên cứu tại vùng ĐBSCL đã tham gia tích cực vào việc lai tạo, cung ứng cây, con giống, vật nuôi và sản xuất các chế phẩm sinh học, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ nông nghiệp. Năng suất lúa tăng từ 42,2 tạ/ha năm 2001 lên 54,3 tạ/ha năm 2010 và 60 tạ/ha năm 2012; nâng sản lượng lúa từ 16 triệu tấn năm 2001 lên 21,6 triệu tấn năm 2010 và 24,3 triệu tấn năm 2012 (chiếm 55,62% sản lượng lúa cả nước – 43, 6 triệu tấn). Năm 2012 xuất khẩu trên 7,2 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch trên 3,2 tỷ USD, chiếm 92% kim ngạch xuất khẩu gạo cả nước. Cây ăn trái phát triển nhanh, đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với nhu cầu thị trường, một số giống có thương hiệu như xoài cát Hòa Lộc, bưởi Năm Roi, bưởi Da Xanh, vú sữa Lò Rèn… Cuối năm 2012 toàn vùng có hơn 300.000 ha cây ăn trái, chiếm 40% diện tích cả nước, đạt 3,6 triệu tấn năm 2012, tăng hơn 1 triệu tấn so năm 2001, chiếm khoảng 70% sản lượng trái cây cả nước. ĐBSCL là vùng nuôi, đánh bắt thủy sản lớn nhất nước, chiếm 70% diện tích nuôi, 58% sản lượng thủy sản cả nước. Trong đó, cá tra, tôm trở thành sản phẩm chủ lực quốc gia. Năm 2012 diện tích nuôi cá tra đạt 5.500 ha, cho sản lượng 1,5 triệu tấn, xuất khẩu đạt 1,8 tỷ USD); sản lượng tôm chiếm 80%, đóng góp 60% kim ngạch xuất khẩu tôm cả nước. Khai thác thuỷ sản chuyển từ gần bờ sang chủ động nuôi trồng, kết hợp đánh bắt xa bờ. 3. Công nghiệp được chú trọng phát triển, đi dần vào khai thác các thế mạnh của vùng về công nghiệp chế biến nông sản, bước đầu tập trung đầu tư phát huy lợi thế về công nghiệp dầu khí, năng lượng, nhiệt điện và cơ khí. Giá trị sản xuất công nghiệp vùng ĐBSCL tăng bình quân giai đoạn 2001-2010 là 18,8%/năm, năm 2012 giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định 1994) đạt 157.665 tỷ đồng, tăng 15,13% so năm 2011. Các mặt hàng có sản lượng tăng khá và góp phần giữ vững mức tăng trưởng chung của ngành là chế biến thủy sản đông lạnh, công nghiệp giày, phân bón, xi măng. Sản phẩm chế biến thủy sản phát triển mạnh với hơn 60 chủng loại mặt hàng, cung cấp cho cả nước khoảng 60% sản lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu, góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 6 triệu lao động. Một số ngành công nghiệp như năng lượng, hóa chất, dược phẩm có bước phát triển khá. Đã hình thành các khu công 3 nghiệp tập trung cấp vùng và quốc gia như như Trung tâm khí – điện – đạm Cà Mau, Trung tâm nhiệt điện Ô Môn (Cần Thơ), nhà máy điện Duyên Hải 1 & 2 (Trà Vinh), Nhà máy nhiệt điện Long Phú (Sóc Trăng), đường ống dẫn khí Lô B – Ô Môn. Toàn vùng hiện có 78.931 cơ sở kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực công thương. Đến nay, đã hình thành hệ thống 51 khu công nghiệp và khu chế xuất, thu hút 366 doanh nghiệp, tỷ lệ lấp đầy hơn 50%, tạo việc làm khoảng 61.000 lao động. 4. Thương mại, dịch vụ, du lịch có bước phát triển khá, đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu thụ và đời sống nhân dân. Là một trong những ngành kinh tế phát triển khá nhanh. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng từ 43,5 ngàn tỷ đồng năm 2001 lên 279 ngàn tỷ đồng năm 2010, tăng bình quân 20,8%/năm. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ toàn vùng năm 2012 đạt 428.877 tỷ đồng, tăng 17,2% so năm 2011. Toàn vùng hiện có 1.857 chợ; trong đó, có 1.797 chợ hạng 3 (chiếm tỷ lệ 87,82%), 51 siêu thị, 09 trung tâm thương mại. Bước đầu hình thành trung tâm thương mại cấp vùng ở Cần Thơ và các trung tâm cấp tỉnh. Các địa phương có đường biên giới với Campuchia đã khai thác lợi thế để phát triển kinh tế biên mậu và các khu kinh tế cửa khẩu, các loại hình siêu thị miễn thuế, đã hình thành các khu kinh tế cửa khẩu ở Kiên Giang, An Giang và Đồng Tháp. Về du lịch, các địa phương đã chú ý phát huy tiềm năng, thế mạnh, liên kết chặt chẽ với thành phố Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong việc khai thác, phát huy lợi thế sông nước, biển đảo. Du lịch phát triển ngày càng đa dạng và phong phú các loại hình du lịch sinh thái, sông nước miệt vườn; đầu tư tạo ra nhiều điểm du lịch mới. Các điểm du lịch tại Đất mũi Cà Mau, du lịch biển ở Kiên Giang, Trà Vinh, Bạc Liêu, Tiền Giang, Bến Tre, du lịch sinh thái ở Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang; du lịch di tích văn hóa ở An Giang và du lịch biển đảo Phú Quốc đã góp phần làm thay đổi nhanh chóng cơ cấu du lịch, dịch vụ trong vùng. Ngoài ra, du lịch và dịch vụ du lịch ở các địa phương ven biển, biên giới còn gắn với công tác quốc phòng, an ninh trên biển, vùng biên giới. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch được chú trọng đầu tư, nâng cấp, đặc biệt tại các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL (Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau). Năm 2012, toàn vùng thu hút hơn 21,8 triệu lượt khách du lịch (trong đó có khoảng 2 triệu lượt khách quốc tế), tăng 6% so năm 2011, doanh thu đạt 4.456 tỷ đồng. 5. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng có nhiều cố gắng. Hạ tầng giao thông có nhiều chuyển biến, gắn kết với thủy lợi. Toàn vùng cơ bản hoàn thành mục tiêu xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ, các đô thị được đầu tư, nâng cấp. Hạ tầng giao thông, thủy lợi có bước phát triển, gắn kết giao thông liên vùng, góp phần làm thay đổi nhanh diện mạo đô thị, nông thôn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bước đầu đáp ứng nhu cầu đầu tư, phát triển và an sinh xã hội. Hệ thống giao thông huyết mạch, nhiều cầu vượt sông lớn giảm ách tắc giao thông liên tỉnh, liên vùng. Đến cuối năm 2012 đã hoàn thành việc nâng cấp, mở rộng tuyến Quốc lộ 1A từ Mỹ Thuận - Cần Thơ, tuyến tránh thành phố Bạc Liêu, dự án thành phần 2 đường 2 cầu Cổ Chiên; tổng vốn đã bố trí là 1.817 tỷ đồng. Triển khai đầu tư 34 dự án và tiểu dự án thuộc vốn trái phiếu Chính phủ với tổng vốn đã bố trí là 18.151 tỷ đồng. Đối ứng vốn cho các dự án ODA (dự án đường hành lang ven biển phía Nam đoạn Rạch Giá - Cà Mau, các hạng mục bổ sung của dự án cầu Cần Thơ…) với số tiền 2.341 tỷ đồng. Nâng cấp tuyến đường tỉnh 931, 937 trên địa phận tỉnh Hậu Giang và tỉnh lộ 42 trên địa phận tỉnh Sóc Trăng thành tuyến quốc lộ 61B nối từ Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang) đến đường Quản lộ Phụng Hiệp - địa phận Sóc Trăng. Khánh thành, đưa vào khai thác sân bay quốc tế Phú Quốc, cầu Đầm Cùng, hợp 4 phần A dự án WB5 đoạn qua thành phố Trà Vinh và đoạn Long Vĩnh - Đại An. Ngoài ra, đã khởi công xây dựng cầu Năm Căn và dự kiến hoàn thành trong năm 2014. Hệ thống thủy lợi và cụm, tuyến dân cư, nhà ở vùng ngập lũ được quan tâm đầu tư. Đã huy động tổng nguồn vốn trên 4.600 tỷ đồng xây dựng các công trình kiểm soát lũ, hoàn thành 35 công trình thủy lợi vừa và lớn, trong đó có 12 công trình phục vụ trên 2.000 ha đất nông nghiệp, 20 công trình kiểm soát lũ ở vùng Tứ giác Long xuyên và Đồng Tháp Mười, dự án chống ngập các thành phố và dự án Ô Môn-Xà No, Quản Lộ-Phụng Hiệp; hoàn thành 148 cống cấp 1,2; nạo vết hoàn thành 2.000 km kênh cấp 1,2; đã xây dựng hơn 754 km đê sông và đê biển và nhiều công trình thủy lợi đã phát huy tác dụng, mở rộng diện tích khai hoang, tăng vụ, hình thành những vùng sản xuất mới. Một số dự án thủy lợi lớn thuộc vùng bán đảo Cà Mau, Nam Măng Thít có tác dụng quan trọng, gắn ngọt hóa với việc nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ. Đã cơ bản hoàn thành giai đoạn I chương trình cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ, hoàn thành đắp bờ bao 798 dự án khu dân cư, đạt 100%; xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật thiết yếu đạt 96%. Đang tiếp tục triển khai giai đoạn 2, gồm 7 địa phương (thành phố Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang). Xây dựng, phát triển đô thị được quan tâm đầu tư, Chính phủ đã ban hành Qui hoạch chung xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050, các địa phương trong vùng tập trung triển khai có hiệu quả. Đã hoàn thành việc nâng cấp thành phố Cần Thơ thành đô thị loại I, thành phố trực thuộc Trung ương; thành lập mới 10 thành phố thuộc tỉnh, 4 thị xã. Đến nay, 100% tỉnh lỵ trong vùng là thành phố. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở các thành phố, thị xã, thị trấn được phát triển khá, các công trình kè sông như kè sông Xà No (Hậu Giang), Bến Tre, khu lấn biển Rạch giá làm đẹp đô thị. 6. Giáo dục - đào tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, chăm sóc y tế có nhiều tiến bộ. Giáo dục-đào tạo và dạy nghề là lĩnh vực được quan tâm đầu tư, góp phần phát triển dân trí, chất lượng nguồn nhân lực của vùng. Đã thành lập mới và mở rộng, nâng cấp nhiều trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các cơ sở đào tạo nghề, Đại học Cần Thơ trở thành trường trọng điểm cấp vùng và quốc gia. Mạng lưới trường, lớp mầm non, phổ thông phát triển rộng khắp các địa bàn dân cư, phân bố ngày càng hợp lý hơn. Toàn vùng có 12 trường cao đẳng nghề (tăng 01 trường so năm 2011), 37 trường trung cấp nghề (tăng 04 trường), 124 trung tâm dạy nghề và 170 cơ sở dạy nghề khác; tổng số giáo viên dạy nghề là 5.046 người, trong đó giáo viên có trình độ sau đại học chiếm 8,25%, trình độ đại học và cao đẳng chiếm 69,06%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của vùng năm 2012 đạt 28%. Trong năm 2012 đã giải quyết việc làm cho 394.178 người, giảm được 1,29% hộ nghèo so năm 2011, hiện còn 412.023 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 10%) và 286.780 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ khoảng 7,04%. Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân đạt được những thành tựu quan trọng. Mạng lưới y tế trong vùng được tăng cường, cơ sở vật chất bệnh viện tỉnh, huyện, trạm y tế xã được đầu tư nâng chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân. Xây dựng mới bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ 700 giường, xây dựng mới bệnh viện đa khoa Hậu Giang 500 giường, nâng cấp nhiều bệnh viện tỉnh như: Trà Vinh, Sóc Trăng, Bến Tre, Kiên Giang, ... cơ bản hoàn thành nâng cấp bệnh viên đa khoa tuyến huyện. Chủ trương xã hội hoá trong lĩnh vực y tế đã thu hút đông đảo sự tham gia của cộng đồng, hiện toàn vùng 5 có trên 10 bệnh viện đa khoa tư nhân hoạt động. Công tác y tế dự phòng được chú trọng, phòng ngừa, kiềm chế và dập tắt kịp thời các loại dịch bệnh xảy ra. 7. Thực hiện các chính sách dân tộc, tôn giáo, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, kiện toàn hệ thống chính trị Từ năm 2001 đến nay, việc triển khai thực hiện các chính sách dân tộc, các chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã mang lại những kết quả quan trọng. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo được cải thiện rõ nét. Ý thức tự lực, tự cường vượt qua đói nghèo trong đồng bào được nâng lên, nhiều hộ đã thoát nghèo vươn lên đủ ăn, có hộ trở thành giàu có, nhiều nơi xuất hiện mô hình tập thể, cá nhân dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi. Công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo được các cấp ủy, chính quyền quan tâm nhiều hơn. Các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng đều được tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi, chính sách, pháp luật về tôn giáo từng bước được hoàn thiện. Hầu hết các tôn giáo trong vùng hoạt động đúng luật pháp; nhiều cơ sở thờ tự, các chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tôn giáo tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện. B. Một số tồn tại, hạn chế 1. Kinh tế phát triển chưa bền vững, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh còn thấp, yếu tố rủi ro còn cao, chưa tương xứng tiềm năng của vùng. Nông nghiệp có lợi thế, nhưng công tác qui hoạch sử dụng đất trồng lúa, nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn trái … thực hiện còn chậm hoặc đã có qui hoạch nhưng nhất lượng chưa tốt, thực hiện qui hoạch chưa nghiêm; chưa khai thác tốt tiềm năng và đạt hiệu quả các mặt hàng nông sản chủ lực. Nền kinh tế nông nghiệp quy mô nhỏ, rủi ro cao, bị đe dọa ảnh hưởng biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Quy mô công nghiệp nhỏ, giá trị gia tăng thấp, chủ yếu công nghiệp địa phương; công nghiệp chế tác, cơ khí phục vụ nông nghiệp và công nghiệp công nghệ cao chưa phát triển. Các doanh nghiệp trong vùng hầu hết là doanh ngiệp vừa và nhỏ (chiếm hơn 90%). Tỷ trọng công nghiệp trong GDP của khu vực còn thấp. Thu hút đầu tư chưa nhiều, nhất là đầu tư nước ngoài. Kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi tuy được tập trung đầu tư trong các năm qua, nhưng cơ bản vẫn còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Một số công trình trọng điểm về giao thông được xác định trong Nghị quyết 21 như cầu Vàm Cống, tuyến đường cao tốc Trung Lương-Cần Thơ, tuyến đường sắt TP. Hồ Chí Minh đi Mỹ Tho, đường ô tô đến trung tâm xã (hiện còn khoảng 140 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã), các cảng nằm dọc trên tuyến sông Tiền, sông Hậu; cảng biển Đại Ngãi, Hòn Chông chưa được đầu tư xây dựng. Về thuỷ lợi, chương trình ngọt hóa bán đảo Cà Mau và dự án thủy lợi Ba Lai (Bến Tre) đầu tư chưa đồng bộ. Về thu ngân sách, cả vùng chỉ có thành phố Cần Thơ số thu có tỷ lệ điều tiết về ngân sách Trung ương, các tỉnh còn lại phải nhận bổ sung cân đối từ Trung ương. Tổng thu mới đáp ứng khoảng 70% tổng chi ngân sách địa phương. 2. Giáo dục-đào tạo, dạy nghề, văn hóa – xã hội còn nhiều hạn chế, yếu kém so với các vùng, miền khác. Chất lượng nguồn nhân lực chưa đạt yêu cầu, các chỉ số giáo dục-đào tạo và dạy nghề trong vùng còn thấp so với các vùng khác. Tỷ lệ đầu tư cho giáo dục đào tạo và dạy 6 nghề còn thấp, chiếm 18% cuối năm 2010 so chỉ tiêu 20%, có 135 sinh viên/1 vạn dân, mới đạt 90% chỉ tiêu Quyết định số 20 của Thủ tướng Chính phủ. Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia thấp, tỷ lệ huy động học sinh trung học phổ thông mới đạt 44,3%; học sinh phổ thông bỏ học trong năm học còn cao; bình quân mới có 85 sinh viên/1 vạn dân. Trang thiết bị giảng dạy thiếu, lạc hậu, giáo viên dạy nghề thiếu về số lượng, chất lượng chưa cao, chủ yếu là dạy nghề ngắn hạn. Xuất khẩu lao động chưa đạt kế hoạch cả về số lượng và thu nhập. Số xã có bác sĩ còn thấp, mới đạt 71% (chỉ tiêu Nghị quyết 21 là 100%). Thực hiện Quyết định 134, Quyết định 33, Quyết định 74 và Chương trình 135 của Thủ tướng Chính phủ ở một số tỉnh còn chậm. Phát hành các ấn phẩm văn hóa bằng tiếng Khmer còn hạn chế. Thời lượng phát thanh, phát hình bằng tiếng Khmer có tăng nhưng vẫn còn thấp so yêu cầu công tác tuyên truyền và nhu cầu hưởng thụ văn hóa của đồng bào; cơ sở vật chất, kinh phí, đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc còn thiếu. Tình trạng xây dựng, sửa chữa các cơ sở thờ tự của các tôn giáo không xin phép, hoặc thực hiện sai giấy phép còn xảy ra ở một số địa phương trong vùng. 3. Lĩnh vực quốc phòng – an ninh còn tiềm ẩn yếu tố gây mất ổn định cần tập trung giải quyết. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vẫn còn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định; các thế lực thù địch, tổ chức phản động tiếp tục tuyên truyền kích động, lôi kéo đồng bào và sư sãi Khmer, một bộ phận đồng bào Chăm bằng nhiều hình thức. Công tác quản lý địa bàn, quản lý hộ khẩu, quản lý đối tượng có nơi chưa chặt; một số trường hợp bị địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, chính sách mở cửa của ta cài cắm bọn phản động thâm nhập địa bàn, tuyên truyền, kích động gây chia rẽ, móc nối xây dựng tổ chức. Một số nơi, địch đã móc nối chọn số trẻ, trí thức đưa ra nước ngoài đào tạo xong đưa về mang danh nghĩa người chức sắc, tôn giáo để nắm dân, phục vụ ý đồ chống đối của chúng. Công tác vận động quần chúng và xây dựng nòng cốt trong các vị chức sắc tôn giáo và những người có uy tín trong đồng bào dân tộc chưa đáp ứng yêu cầu. Tình hình an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội tuyến biên giới, biển, đảo, vùng nước lịch sử có thời điểm còn diễn biến phức tạp. Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân ở một vài địa phương còn tồn đọng do qui định pháp luật có liên quan còn thiếu nhất quán. Một số trường hợp trong Thiên Chúa và Tin Lành tiếp tục khiếu kiện “đòi lại” nhà, đất, còn xảy ra điểm nóng trong đồng bào dân tộc Khmer. Việc đầu tư xây dựng phòng thủ tuyến biên giới và trang thiết bị cần thiết để giữ vững vùng biển, hải đảo, vùng biên giới T
Luận văn liên quan