Trách nhiệm dân sựdo tài sản gây thiệt hại vấn đề lý luận và thực tiễn

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại của trách nhiệm dân sự được áp dụng khi có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật hoặc tài sản của một chủthểnào đó đã gây ra trong thực tếmột thiệt hại. Qui định của pháp luật vềbồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhằm bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của chủthể có quyền lợi bịxâm phạm, đồng thời răn đe, phòng ngừa đối với những người có hành vi gây thiệt hại hoặc đểtài sản gây thiệt hại . BộLuật Dân sựnăm 2005 đã qui định khá chi tiết và hệthống đối với loại trách nhiệm này. Trong đó, có những qui định vềnhững thiệt hại do chính hành vi của con người gây nên và những qui định vềthiệt hại do tài sản gây thiệt hại. Tuy nhiên, một bộphận trong những qui định này, chưa chi tiết, chưa cụ thểvẫn còn những thiếu khuyết nhất định. Đặc biệt là một sốkhái niệm làm bình diện chung cho vấn đềnghiên cứu cũng nhưáp dụng thực tiễn; vấn đềxác định thiệt hại; vấn đềxác định chủthểchịu trách nhiệm bồi thường, chủthể được bồi thường; vấn đềxác định lỗi, mức độlỗi; vấn đềxác định điều kiện phát sinh.

pdf216 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5065 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Trách nhiệm dân sựdo tài sản gây thiệt hại vấn đề lý luận và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BỘ TƯ PHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ DO TÀI SẢN GÂY THIỆT HẠI VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN MÃ SỐ: LH-08-05/ĐHL CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: TS. TRẦN THỊ HUỆ KHOA LUẬT DÂN SỰ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI HÀ NỘI 2009 2 BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT BCA Bộ Công an BLDS Bộ luật dân sự BTC Bộ Tài chính BTP Bộ Tư pháp BTTH Bồi thường thiệt hại CP Chính phủ GTVT Giao thông vận tải HN & GĐ Hôn nhân và gia đình NĐ Nghị định NQ Nghị quyết QĐ Quyết định TANDTC Toà án nhân dân tối cao TT Thông tư TTLT Thông tư liên tịch TW Trung ương VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân tối cao 3 MỤC LỤC STT NỘI DUNG TRANG MỞ ĐẦU 4 PHẦN THỨ NHẤT: TỔNG THUẬT NỘI DUNG CÁC CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU 9 PHẦN THỨ HAI: CÁC BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ 63 1 Khái niệm chung về Trách nhiệm bồi thường thiệt hại và phân loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Ths. Nguyễn Minh Oanh. 63 2 Ý nghĩa, đặc điểm và xác định chủ thể của trách nhiệm dân sự do tài sản gây ra PGS.TS. Đinh Văn Thanh 75 3 Pháp luật dân sự Việt Nam và pháp luật của một số quốc gia trên thế giới qui định về trách nhiệm dân sự do tài sản gây thiệt hại gây ra. TS. Nguyễn Minh Tuấn 89 4 Lược sử qui định của pháp luật về trách nhiệm dân sự do tài sản gây thiệt hại TS. Phạm Kim Anh 102 5 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra TS. Vũ Thị Hải Yến 120 6 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây thiệt hại Ths. Nguyễn Hồng Hải 134 7 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác và cây cối gây ra. Ths. Vũ Thị Hồng Yến 142 8 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản của vợ, chồng gây thiệt hại. Ths. Bùi Thị Mừng 151 9 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồngcó yếu tố nước ngoài. TS. Nguyễn Hồng Bắc 163 10 Một số vướng mắc trong thực tiễn giải quyết tranh chấp về Trách nhiệm dân sự do tài sản gây thiệt hại. TS. Nguyễn Văn Cường & Ths. Bùi Dung Huyền 173 11 Một số vấn đề thủ tục giải quyết tranh chấp và vấn đề thi hành án về bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra TS. Trần Anh Tuấn 186 12 Những bất cập trong qui định của pháp luật về Trách nhiệm do tài sản gây thiệt hại và hướng hoàn thiện. TS. Trần Thị Huệ 204 4 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại của trách nhiệm dân sự được áp dụng khi có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật hoặc tài sản của một chủ thể nào đó đã gây ra trong thực tế một thiệt hại. Qui định của pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể có quyền lợi bị xâm phạm, đồng thời răn đe, phòng ngừa đối với những người có hành vi gây thiệt hại hoặc để tài sản gây thiệt hại . Bộ Luật Dân sự năm 2005 đã qui định khá chi tiết và hệ thống đối với loại trách nhiệm này. Trong đó, có những qui định về những thiệt hại do chính hành vi của con người gây nên và những qui định về thiệt hại do tài sản gây thiệt hại. Tuy nhiên, một bộ phận trong những qui định này, chưa chi tiết, chưa cụ thể vẫn còn những thiếu khuyết nhất định. Đặc biệt là một số khái niệm làm bình diện chung cho vấn đề nghiên cứu cũng như áp dụng thực tiễn; vấn đề xác định thiệt hại; vấn đề xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường, chủ thể được bồi thường; vấn đề xác định lỗi, mức độ lỗi; vấn đề xác định điều kiện phát sinh...… Bên cạnh đó do quá trình đô thị hoá, xây dựng mới các khu kinh tế, khu du lịch và các công trình hạ tầng cơ sở ngày càng nhiều. Các phương tiện giao thông cơ giới, các máy móc thiết bị ngày càng hiện đại hoạt động vói công suất lớn…mà đặc tính hoặc cấu tạo chứa đụng những nguy hiểm khách quan trong quá trình chiếm hữu, khai thác quản lý, vận chuyển dễ gây thiệt hại ngày càng lớn cho con người, làm phát sinh trách nhiệm bồi thường do tự thân các tài sản này gây thiệt hại, mà bản thân loại trách nhiệm này vốn đã phức tạp lại càng phức tạp hơn. Một yêu cầu khách quan là sự điều chỉnh của pháp luật phải phù hợp với thực tế cuộc sống và xã hội Việt Nam, đồng thời phải phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế và của nền kinh tế thị trưòng. Với những điểm còn thiếu vắng của chế định này làm cho cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khi áp dụng qui định của pháp luật để giải quyết đối với loại trách nhiệm này. Đây được xem là một "khoảng trống" cần được khắc phục kịp thời. Trong bối cảnh hội nhập, với thực trạng của nền kinh tế thị trường và xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay thì vấn đề tài sản thuộc quyền sở hữu, chiếm hữu, sử dụng, quản lý, vận chuyển ngày càng trở nên phức tạp và đa dạng. Vì 5 thế, "Trách nhiệm dân sự do tài sản gây thiệt hại - Vấn đề lý luận và thực tiễn" cũng đặt ra nhiều hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn cần giải quyết. Thông qua việc nghiên cứu đề tài sẽ có những phân tích, luận giải về vấn đề nghiên cứu, tìm ra những thiếu khuyết trong qui định đó, đưa ra hướng hoàn thiện pháp luật về chế định này nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật, đồng thời góp phần nâng cao tính trách nhiệm ứng xử của mỗi chủ thể. Trước tình hình đó,việc nghiên cứu, tìm hiểu các qui định của pháp luật về trách nhiệm dân sự do tài sản gây thiệt hại là việc làm có ý nghĩa quan trọng và cũng là một trong các nhu cầu cấp bách đối với khoa học pháp lý dân sự ở Việt Nam hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trách nhiệm BTTH nói chung và trách nhiệm BTTH do tài sản gây thiệt hại là một nội dung rất quan trọng trong pháp luật Dân sự Việt Nam cũng như đa số quốc gia trên thế giới. Bởi, các quy định của pháp luật trong chế định này đã bảo đảm khả năng bồi thường cho người bị thiệt hại một cách kịp thời và hợp lý. Vì vậy, đây là một chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học pháp lý cũng như các nhà thực tiễn áp dụng pháp luật. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về nội dung này hoặc liên quan đến trách nhiệm BTTH nói chung, được thể hiện ở các cấp độ khác nhau: 2.1. Các bài tạp chí - Phùng Trung Tập - Lỗi và trách nhiệm ngoài hợp đồng. Tác giả bàn về các hình thức lỗi ý nghĩa của việc xác định lỗi trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. - Nguyễn Thanh Bình – Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng vài nét về thực tiễn xét xử và hướng hoàn thiện - Tạp chí Kiểm sát, số 5/2003, trang 14,15,16. - Trần Thị Huệ- Cần sửa đổi, bổ sung chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng- Tạp chí Luật học- Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2005. - Trần Ngọc Thành- Một số nguyên tắc đầy đủ trong dân sự- Tạp chí Toà án nhân dân tối cao, năm 2006. - Đặng Văn Dũng - Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra - Đặc san Toà án nhân dân, năm 2006. - Lê Phước Ngưỡng - Tìm hiểu về trách nhiệm bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra- Tạp chí – VKSNDTC, năm 2005. 6 - Trịnh Đình Thế - Những bản án không thể thi hành được về trách nhiệm bồi thường thiệt hại. (Dân chủ và Pháp luật, số 06/1999 - Bộ Tư pháp, 1999. – Tr.27 + 38). - Nguyễn Thị Thuỷ - Một số vấn đề cơ bản về Luật Bồi thường thiệt hại của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Tạp chí Kiểm sát. số 05/2003, tr 53,54... 2.2. Luận án tiến sĩ, luận văn cao học  Lê Thị Mai Anh - Luận văn cao học - Những vấn đề cơ bản của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Luận văn nghiên cứu những vấn đề chung.  Lê Thị Bích Lan - Một số vấn đề về trách nhiệm bồi thường thiêt hại do xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm và uy tín.  Phạm Kim Anh - Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.  Trần Thu Hiền - Những nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.  Lê Thị Mai Anh - Luận án Tiến sỹ - Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra.  Phạm Kim Anh - Luận án Tiến sỹ - Trách nhiệm dân sự liên đới trong pháp luật dân sự Việt Nam. 2.3. Sách tham khảo, Chuyên đề và luận văn tốt nghiệp của sinh viên + Một trăm mười câu hỏi và trả lời về bồi thường thiệt hại - NXB Lao động - xã hội, năm 2006. + TS. Đinh Trung Tụng (chủ biên), Bình luận những nội dung mới của BLDS năm 2005, Nxb. Tư pháp 2005, Phần trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng. + Bùi Văn Thấm Tìm hiểu về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb Chính trị quốc gia, 2004.- 556t. + Ngô Quỳnh Hoa, Vũ Thu Hiền - Hỏi đáp pháp luật về bồi thường thiệt hại - Nxb Lao động - Xã hội.- 412 tr.; + Pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại: Tìm hiểu pháp luật Huyền Nga, Hương Lan, Châu Loan sưu tập và hệ thống hoá.- Tp. Hồ Chí Minh: Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, 1992. + Một số luận văn tốt nghiệp của sinh viên tại các cơ sở đào tạo luật, (Trách nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra - Phạm Hương Giang; Năng lực 7 chịu trách nhiệm BTTH trong BLDS - Nguyễn Thị Vinh, Các nguyên tắc BTTH - Nguyễn Thị Loan,…) Các công trình nghiên cứu trên đây hoặc mới chỉ dừng lại ở bình diện chung nhất những qui định của pháp luật về trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng hoặc nghiên cứu từng loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp cụ thể. Chưa có công trình nào nghiên cứu hệ thống qui định của pháp luật về trách nhiệm dân sự do tài sản gây thiệt hại. Đề tài “Trách nhiệm dân sự do tài sản gây thiệt hại – Vấn đề lý luận và thực tiễn” là một đề tài mang tính mới và không trùng lặp với các đề tài được thực hiện và hoàn toàn độc lập. 3. Phạm vi và mục đích nghiên cứu 3.1. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ xoay quanh vấn đề trách nhiệm bồi thường do tài sản gây thiệt hại. Cụ thể, nghiên cứu các quy định của BLDS tại các điều 623, 625, 626, 627 và các văn bản hướng dẫn thi hành các quy định của BLDS về loại trách nhiệm này. 3.2. Mục đích nghiên cứu đề tài: Mục đích nghiên cứu đề tài là: - Làm rõ một số vấn đề về lý luận và thực tiễn của những quy định của pháp luật về loại trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra. - Tìm hiểu quy định của BLDS và các văn bản pháp luật liên quan về trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra, qua đó, đối chiếu, so sánh giữa quy định của pháp luật với thực tiễn về loại trách nhiệm này. Từ đó, đưa ra các kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra, góp phần bảo đảm việc nhận thức và áp dụng quy định của pháp luật được thống nhất trong thực tiễn. - Kết quả nghiên cứu làm tài liệu tham khảo cho sinh viên tại các cơ sở đào tạo luật, các đồng nghiệp và những người làm công tác thực tiễn. 4. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên cơ sở lý luận của học thuyết Mác – Lênin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để nhằm tìm ra mối liên hệ giữa các hiện tượng để đánh giá các vấn đề nghiên cứu một cách khoa học. Các phương pháp phân tích, 8 so sánh, diễn giải, quy nạp, tổng hợp, chứng minh... cũng được sử dụng hợp lý trong quá trình thực hiện đề tài. 5 .Nội dung của đề tài Đề tài tập trung giải quyết các vấn đề sau: - Làm rõ một số cơ sở lý luận và thực tiễn của chế định bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra. - Tìm hiểu các quy định của pháp luật dân sự về trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra. - Đối chiếu các quy định của pháp luật với việc áp dụng trong thực tế để tìm ra những bất cập trong quy định của pháp luật về loại trách nhiệm này. - Đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về chế định này, đồng thời nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật, góp phần nâng cao tính trách nhiệm ứng xử của mỗi chủ thể trong "đời sống dân sự" tại Việt Nam. 9 PHẦN THỨ NHẤT TỔNG THUẬT NỘI DUNG CÁC CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU I. Những vấn đề lý luận cơ bản về Trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra 1. Khái niệm và đặc điểm Trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra. 1.1. Khái niệm trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra Theo quy định chung của pháp luật thì công dân và pháp nhân có quyền được bảo vệ tài sản, các lợi ích hợp pháp… Tại Điều 1, Sắc lệnh 97/SL ngày 22.5.1950 đã ghi nhận : "Những quyền dân sự đều được luật bảo vệ khi người ta hành xử nó đúng với quyền lợi của nhân dân". Trong Hiến Pháp 1992 (Đạo luật cơ bản của Nhà nước) đối với tài sản của công dân đã ghi nhận cụ thể: "Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân”. BLDS 2005 tại Điều 15 cũng ghi nhận cá nhân có quyền nhân thân gắn với tài sản và quyền nhân thân không gắn với tài sản, quyền sở hữu, quyền thừa kế và các quyền khác đối với tài sản. Như vậy, khi tài sản của pháp nhân, của Nhà nước, hoặc tài sản, tính mạng, sức khoẻ, danh dự nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm hại, Nhà nước sẽ áp dụng những biện pháp cưỡng chế nhất định đối với người có hành vi xâm hại trái pháp luật nhằm mục đích khắc phục những hậu quả xấu về tài sản và tinh thần, khôi phục lại tình trạng vốn có ban đầu cho người bị thiệt hại. Việc khắc phục những tổn hại được áp dụng đối với người có hành vi vi phạm nghĩa vụ gây ra chính là trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Là một loại trách nhiệm pháp lý nên ngoài những đặc điểm của trách nhiệm pháp lý nói chung như do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng, áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật, luôn mang đến hậu quả bất lợi cho người bị áp dụng, được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước…. thì trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng còn có những đặc điểm riêng sau đây: - Về cơ sở pháp lý: Trách nhiệm BTTH là một loại trách nhiệm Dân sự và chịu sự điều chỉnh của pháp luật Dân sự. Khi một người gây ra tổn thất cho người khác thì họ phải bồi thường thiệt hại và bồi thường thiệt hại chính là một quan hệ tài sản do Luật Dân sự điều chỉnh và được quy định trong BLDS ở Điều 307 và Chương XXI và các văn bản hướng dẫn thi hành BLDS. 10 - Về điều kiện phát sinh: trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng chỉ đặt ra khi thoả mãn các điều kiện nhất định đó là: Có thiệt hại xảy ra, có hành vi vi trái pháp luật, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại với thiệt hại xảy ra, có lỗi của người gây thiệt hại (không phải là điều kiện bắt buộc). Đây là những điều kiện chung nhất để xác định trách nhiệm của một người phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt trách nhiệm BTTH có thể phát sinh khi không có đủ các điều kiện trên. - Về hậu quả: trách nhiệm BTTH luôn mang đến một hậu quả bất lợi về tài sản cho người gây thiệt hại. Bởi lẽ, khi một người gây ra tổn thất cho người khác thì tổn thất đó phải tính toán được bằng tiền hoặc phải được pháp luật quy định là một đại lượng vật chất nhất định nếu không sẽ không thể thực hiện được việc bồi thường. Do đó, những thiệt hại về tinh thần mặc dù không thể tính toán được nhưng cũng sẽ được xác định theo quy định của pháp luật để bù đắp lại tổn thất cho người bị thiệt hại. Và cũng chính vì vậy, thực hiện trách nhiệm bồi thường sẽ giúp khôi phục lại thiệt hại cho người bị thiệt hại. - Về chủ thể bị áp dụng trách nhiệm: Ngoài người trực tiếp có hành vi gây thiệt hại thì trách nhiệm BTTH còn được áp dụng cả đối với những chủ thể khác đó là cha, mẹ của người chưa thành niên, người giám hộ của người được giám hộ, pháp nhân đối với người của pháp nhân gây ra thiệt hại, trường học, bệnh viện trong trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại hoặc tổ chức khác như cơ sở dạy nghề… Thông thường, thiệt hại xảy ra thường do con người gây ra. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, nhiều khi tài sản cũng có thể tự bản thân nó gây ra tổn hại cho người khác ví dụ như nhà, công trình xây dựng bị sụt; cây cối bị đổ, gẫy; súc vật cắn, húc người... Chính vì vậy, ngoài trách nhiệm BTTH do hành vi của con người gây ra thì pháp luật còn quy định về trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra. Trong BLDS 1995 cũng như 2005 không có quy định về khái niệm cũng như không có các quy định chung về trách nhiệm BTTH do tài sản gây mà chỉ quy định ở các trường hợp BTTH cụ thể. Qua khái niệm trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng nói chung có thể hiểu trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi tài sản là nguyên nhân gây ra thiệt hại như hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại, cây cối đổ gẫy gây ra thiệt hại, nhà công trình xây dựng bị sụt, đổ gây thiệt hại, gia súc gây thiệt hại... 1.2. Đặc điểm của Trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra 11 Là một loại trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng nên trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra cũng mang những đặc điểm của trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng nói chung. Tuy nhiên trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra nguyên nhân gây ra thiệt hại không phải là do hành vi của con người mà là do bản thân tài sản gây ra. Chính vì vậy, trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra còn có những nét đặc thù riêng: * Về điều kiện phát sinh trách nhiệm. Nếu như các điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng nói chung bao gồm có 4 điều kiện là: (1) Có thiệt hại xảy ra; (2) Có hành vi trái pháp luật; (3) Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra; (4) Có lỗi của người gây thiệt hại thì các điều kiện xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ cần ba điều kiện sau đây: - Có thiệt hại thực tế xảy ra; - Có sự kiện gây thiệt hại trái pháp luật; - Có mối quan hệ nhân quả giữa sự kiện gây thiệt hại trái pháp luật và thiệt hại thực tế đã xảy ra. Sẽ là không hợp lý khi một đồ vật gây thiệt hại lại xét đến yếu tố hành vi. Thuật ngữ hành vi gây thiệt hại trái pháp luật chỉ đúng khi thiệt hại do con người – thực thể của quan hệ xã hội và là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự – gây ra. Vì vậy, trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do đồ vật gây ra chỉ cần xác định đúng sự kiện gây thiệt hại là nguyên nhân trực tiếp làm tổn thất tài sản thực tế, giữa chúng có mối quan hệ nhân – quả, thì chủ sở hữu tài sản phải là người chịu trách nhiệm bồi thường. Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do đồ vật gây ra , yếu tố lỗi dường như không được xem xét đến. Theo quan niệm truyền thống yếu tố lỗi chỉ được xem xét khi gắn với một chủ thể xác định. Vì vậy, người ta cho rằng gắn lỗi cho đồ vật khi chúng gây thiệt hại là không thể xảy ra. Tuy nhiên, theo nguyên tắc chung, lỗi trong dân sự là lỗi suy đoán cho nên trong trường hợp tài sản gây ra thiệt hại, chủ sở hữu tài sản luôn bị coi là có lỗi. Nếu chủ sở hữu chứng minh được mình không có lỗi cũng sẽ không phải chịu trách nhiệm BTTH ví dụ như trong trường hợp bất khả kháng. Lỗi của chủ sở hữu trong trường hợp này được hiểu là chủ sở hữu quản lý không tốt hoặc không đúng quy trình … để đồ vật gây thiệt hại. Trong trường hợp đặc biệt nếu pháp luật quy định phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi thì chủ sở hữu hoặc chủ thể khác chứng minh được mình không có lỗi vẫn phải BTTH do 12 tài sản gây ra như trong trường hợp BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra (Điều 623), BTTH do làm ô nhiễm môi trường (Điều 624)... * Về chủ thể chịu trách nhiệm dân sự do tài sản gây ra. Trong thực tế, nhiều trường hợp sự kiện gây thiệt hại của đồ vật diễn ra trong một quá trình và có thể nói là không liên quan gì đến trạng thái tâm lý hay nhận thức của chủ sở hữu. Nói cách khác sự kiện gây thiệt hại của đồ vật nằm ngoài mong muốn cũng như sự kiểm soát của chủ sở hữu. Để nâng cao trách nhiệm của chủ sở hữu trong chiếm hữu, sử dụng tài sản và theo nguyên tắc công bằng thông thường thì chủ sở hữu của tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản thuộc sở hữu hoặc quyền quản lý của mình gây ra. Việc xác định chủ thể trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra cũng có những điểm khác biệt. Nếu xác định chính xác chủ sở hữu đối với tài sản, thì chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm bồi thường là công bằng và hợp lý. Nhưng sẽ rất phức tạp nếu “người đó’ chỉ có quyền quản lý mà không phải là chủ sở hữu. Chẳng hạn, việc quản lý cây cối của công ty côn
Luận văn liên quan